Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Hòa bình hay bạo lực?


Nguyễn Lân Thắng 

- Đang có lời kêu gọi trên mạng xã hội về một cuộc tổng biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng diễn ra trong dịp quốc khánh 2/9 tới đây. Không ai biết lời kêu gọi này xuất phát từ đâu. Không ai biết sẽ có bao nhiêu người tham gia. Và không ai biết rồi sẽ có bao nhiêu người bị bắt bớ, bị đánh đập, bị đổ máu trong mấy ngày tới đây. Chỉ biết rằng tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang và các nơi có những khu công nghiệp tập trung lớn, một lực lượng khổng lồ gồm an ninh, cảnh sát, dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ dân phố, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… đang được triển khai huy động toàn bộ vào việc chống biểu tình.

Hình minh họa
Những người quan sát các biến động chính trị xã hội tại Việt Nam hẳn không thể quên hình ảnh cuộc xuống đường khổng lồ ngày 10/6/2018 tại Sài Gòn, những vụ bắt bớ đánh đập tàn bạo người biểu tình tại công viên Tao Đàn, những cuộc dàn quân chống bạo động rồi đốt xe tại Phan Rí… và vô cùng nhiều hình ảnh khác nữa về sự xung đột giữa người dân và cảnh sát trong năm vừa qua. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đàn áp rất dài những tiếng nói bất đồng trong xã hội Việt Nam.

Trong hơn 10 năm trở lại đây, tổng số người bị bắt bớ, bị hành hung, bị tù đày do có những phát biểu trái với quan điểm của đảng cộng sản lên tới con số hàng ngàn. Nổi bật nhất là những người như Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Ba Sàm, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Nga, Mẹ Nấm… là những người hoàn toàn phi bạo lực trong suốt quá trình hoạt động của mình. Những người này lên tiếng không vì quyền lợi của họ. Chính vì thế họ được sự ủng hộ trực tiếp cũng như gián tiếp vô cùng lớn của một khối quần chúng khổng lồ, vượt thời gian, xuyên biên giới.

Bắt rồi bỏ tù, bịt miệng người đấu tranh ôn hoà bằng mọi biện pháp “nghiệp vụ”, nhà cầm quyền tưởng chừng nắm thế thượng phong trong việc kiểm soát xã hội, nhưng không phải. Cuộc biểu tình ngày 10/6 là một minh chứng rõ nét gần đây nhất cho sự bất lực của chế độ trong việc dập tắt các phản kháng của người dân. Không có bất cứ một gương mặt nổi bật nào cả miền Bắc hay miền Nam tham gia cuộc biểu tình đó. Bịt mồm được những người tiên phong, nhưng họ không thể bịt mồm hàng triệu người dân khác đang dần tỉnh ngủ và nắm lấy ngọn cờ của cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền.

Tuy nhiên, khi thiếu đi những gương mặt, những tiếng nói ôn hoà mang tính đại diện quần chúng, cuộc đấu tranh này đang ở khúc quanh nguy hiểm, có thể dẫn tới bạo động ở quy mô lớn, có đổ máu, có bạo lực vô cùng tàn tệ. Đó là điều bất cứ ai mong muốn cho một Việt Nam yên hoà trong tương lai không thể chấp nhận, kể cả những người từng bị đảng cộng sản đàn áp một cách dã man nhất.

Sự kiện gần đây nhất là đang có lời kêu gọi trên mạng xã hội về một cuộc tổng biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng diễn ra trong dịp quốc khánh 2/9 tới đây. Không ai biết lời kêu gọi này xuất phát từ đâu. Không ai biết sẽ có bao nhiêu người tham gia. Và không ai biết rồi sẽ có bao nhiêu người bị bắt bớ, bị đánh đập, bị đổ máu trong mấy ngày tới đây. Chỉ biết rằng tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang và các nơi có những khu công nghiệp tập trung lớn, một lực lượng khổng lồ gồm an ninh, cảnh sát, dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ dân phố, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… đang được triển khai huy động toàn bộ vào việc chống biểu tình. Điều không khó đoán là các gương mặt phản biện xã hội nổi trội sẽ bị theo dõi, canh me, khống chế, thậm chí còn bị các trò “nghiệp vụ” bẩn thỉu tấn công trong mấy ngày sắp tới, để vô hiệu hoá họ, không cho họ có mặt trong bất cứ đám đông nào nếu xảy ra biểu tình.

Quay trở lại một sự kiện trong lịch sử, năm 1999, hội nghị thường niên của Tổ chức thương mại thế giới WTO tại Seattle đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của phong trào chống Toàn cầu hoá. Các vụ biểu tình lớn, đập phá, rồi bắt bớ gây thiệt hại về vật chất lên đến 3 triệu đô la, gây thiệt hại về kinh tế nói chung lên đến 10 triệu đô la. Đến tháng 11 năm 2003, Mexico lại tiếp tục chuẩn bị hội nghị thường niên này tại Cancun. Những người chống đối tuyên bố quy mô phá hoại sẽ còn lớn hơn sự kiện tại Seattle mấy năm trước rất nhiều lần.

Thay vì thiết quân luật và đàn áp, chính phủ và quân đội Mexico đã có một bước đi rất khôn ngoan. Họ lập ra một bản kế hoạch rất chi tiết, phân tích những thất bại tại Seattle, vẽ nên bản đồ những nơi có khả năng xảy ra xung đột và các biện pháp giữ gìn trật tự. Sau đó, họ làm một việc rất kỳ lạ, đó là chủ động liên hệ rồi chia sẻ tất cả những tài liệu này với nhóm đối lập, từ đó phá bỏ rào cản giữa “chúng tôi” và “các anh”. Rồi tiếp đến, để không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân Cancun, họ sắp xếp một nơi để những người phản đối có không gian biểu tình trong ôn hoà, sắp xếp truyền thông chính thống đi phỏng vấn các gương mặt đối lập để những người đại diện này có thể bày tỏ quan điểm. Kết quả diễn ra tiếp theo thế nào ở Mexico năm đó chắc các bạn hình dung ra. Hội nghị quốc tế ở Cancun thành công tốt đẹp, không có bất cứ một sự kiện bạo lực nào xảy ra giữa hai bên.

Những người có trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh xã hội ở Việt Nam có thấy bài học gì trong ví dụ tôi vừa nêu ra không? Tôi không chắc là quý vị có đủ sự tôn trọng tôi, để hiểu giữa hai hàng chữ những ẩn ý có trong ví dụ trên. 


Nhưng tôi chắc chắn một điều, nếu quý vị tiếp tục suy nghĩ như cũ, hành động như cũ, thì kết quả sẽ vẫn như cũ, thậm chí còn tệ hại hơn nhiều. Bịt miệng người dân không làm mâu thuẫn nội tại trong họ với chế độ mất đi, mà nó là hành động ngu xuẩn, dồn nén mọi căm tức, mọi phẫn uất vào trong lòng quần chúng, và sẽ có ngày nó nổ tung một cách vô cùng bạo liệt, vô cùng đẫm máu, không thể kiểm soát. Đấy là điều cá nhân tôi không mong muốn, nhiều người hoạt động xã hội không mong muốn, nhưng sự lựa chọn là ở chính quý vị.

Chúc tất cả có một ngày nghỉ bình an.

Yêu thương tất cả!

Nguyễn Lân Thắng
(FB Nguyễn Lân Thắng)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

VN lo ngại "USD thứ hai" và phụ thuộc kinh tế TQ?


Việt Nam đã cho phép thanh toán bằng Nhân Dân Tệ tại biên giới Việt- Trung. Người dân và các chuyên gia đang lo ngại về việc này. Việt Nam vốn đã phụ thuộc vào Trung Quốc này càng lún sâu hơn? Trao đổi với Dân Việt, PGS. TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, lo ngại việc cho phép thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc được thanh toán trực tiếp bằng đồng NDT, về lâu dài sẽ khiến kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế Trung Quốc. Đồng thời, còn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện “đồng USD thứ hai” là Nhân dân tệ (CNY).

PGS. TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Thanh toán bằng Nhân dân tệ tại biên giới Việt Trung và nỗi lo NDT hóa NDT mất giá 8%, Việt Nam có nên chủ động phá giá VND? Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Theo đó, thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới giữa 2 nước có thể dùng VND hoặc Nhân Dân Tệ (CNY) trong mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ.

Từ 1.10.2016, CNY đã trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế, được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra rỏ tiền tệ dự trữ quốc tế. Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian gần đây phát triển nhanh và mạnh. Chính vì thế, khi cho phép thương nhân, cư dân biên giới sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán, trao đổi là nhằm cụ thể hóa hơn và nâng cao tính phát luật của việt thanh toán bằng CNY và VND trong quan hệ giao dịch mua bán giữa cư dân, thương nhân Việt Nam và Trung Quốc, cũng như tại các chợ vùng biên. Việc ban hành Thông tư 19 góp phần hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt - Trung ngày càng phát triển.

Xung quanh vấn đề này, Góc nhìn chuyên gia của Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với PGS. TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài Chính, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Quá trình nhập siêu hàng Trung Quốc sẽ diễn ra nhanh hơn

Thưa ông, việc NHNN cho phép thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới giữa 2 nước có thể dùng VND hoặc CNY trong mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ sẽ tác động thế nào tới hoạt động quản lý ngoại hối?

Việc cho phép thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam-Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới giữa 2 nước có thể dùng VND hoặc CNY trong mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ sẽ làm phức tạp thêm việc quản lý ngoại hối.

Trước đây, Pháp lệnh Ngoại hối đã đạt được ý nghĩa quan trọng nhất. Đó là làm cho tiền VND trở thành đồng tiền duy nhất được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. VND là đơn vị thanh toán, đơn vị tiền tệ duy nhất có giá trị hợp pháp trong giao dịch.

Có thời chúng ta từng xem trọng đồng USD. Tỷ giá USD/VND vô cùng quan trọng vì đồng USD được coi là thước đo lạm phát, giá trị tiền tệ theo thời gian, thể hiện tính ổn định của kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy tỷ giá USD/VND luôn là vấn đề nhạy cảm, NHNN cũng hết sức vất vả, tốn kém nhiều chi phí liên quan trong hoạt động điều hành tỷ giá.

Do vậy, nếu Nhân dân tệ được giao dịch một cách rộng rãi, càng ngày càng có tính thanh khoản cao như USD, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng. Lúc đó, chính sách tiền tệ sẽ suy yếu do vai trò của đồng tiền quốc gia không được đẩy lên cao, không được tuyệt đối hóa. Do vậy, việc điều hành chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá sẽ ngày càng phức tạp.

Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là điều hành chính sách tiền tệ. Trong đó, ổn định mức giá của nền kinh tế là mục tiêu tiên quyết. Song do vấn đề tỷ giá ở Việt Nam rất nhạy cảm nên đôi khi vấn đề ổn định giá cả phải nhường vai trò cho ổn định tỷ giá.

Dù trong các quy định của Thông tư 19/2018/TT-NHNN chỉ cho phép dùng đồng VND, CNY để thanh toán đối với hoạt động thương mại biên giới ở những khu vực biên giới tại các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc gồm Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên. Nhưng làm sao chúng ta có thể kiểm soát được lượng Nhân dân tệ sau giao dịch, sẽ đi sâu vào nội địa Việt Nam qua những người đi buôn bán, du lịch?

Chúng ta hiện chưa có phương pháp nào để kiểm soát lượng Nhân dân tệ đó có được giao dịch bên ngoài vùng biên hay không. Chúng ta cũng không thể đặt những trạm kiểm soát như thời bao cấp để soát xét từng người đi qua.

Đó là chưa kể hiện nay người Trung Quốc sang Việt Nam làm ăn, sinh sống rất đông. Nhiều người trong số họ đã mở những đại lý thu mua nông sản ở miền Tây, rồi các doanh nghiệp do người Trung Quốc làm chủ hình thành những chuỗi kinh doanh ở Việt Nam.

Trước đây, có những doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc chọn một đầu mối, chủ hàng người Việt Nam để gom sầu riêng, nhãn ở miền Tây, rồi vận chuyển lên khu vực cửa khẩu, xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhưng hiện nay, có những doanh nghiệp Trung Quốc trực tiếp cử đại diện xuống miền Tây, mở ra các doanh nghiệp làm nhiệm vụ thu mua, tổ chức vận chuyển, tạo thành quy trình khép kín từ đầu tới cuối.

Rõ ràng tỷ trọng, giá trị của các doanh nghiệp Trung Quốc trong nền kinh tế Việt Nam đang tăng lên, điều đó phần nào nói lên sức nặng của đồng CNY trong nền kinh tế Việt Nam. Nên không thể không lo ngại việc Nhân dân tệ được tự do giao dịch vùng biên giới sẽ tác động tới quản lý ngoại hối của Việt Nam. Làm như vậy người dân, các cơ quan quản lý, nền kinh tế Việt Nam hưởng lợi ích gì? Cho phép giao dịch CNY, theo tôi chỉ làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và Trung Quốc. 

Trong nhiều năm, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Việc cho phép chuyển đổi dễ dàng CNY như vậy có khuyến khích việc xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước?

Quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc rất lớn. Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 93,8 tỷ USD năm 2017 và 47,7 tỷ USD trong nửa đầu năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 16,63 tỷ USD, tăng 28%; kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt 31,08 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Với dung lượng thị trường lớn, nhu cầu cao, Trung Quốc đang nhập khẩu hầu hết các loại hoa quả của Việt Nam như vải, nhãn, dưa hấu, thanh long, xoài… Trung Quốc là thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam, chiếm tỷ trọng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước, đạt 1,47 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, số liệu chính thức về giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn tới 26,2 tỷ USD năm 2017 và 18,3 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018 so với số liệu của Trung Quốc.

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2012-2018 (Ảnh: ndh.vn)

Trong bối cảnh Việt Nam là một quốc gia thâm hụt thương mại với Trung Quốc, cộng thêm việc giao thương dễ dàng sẽ làm thâm hụt thương mại tăng lên. Trong trường hợp ngược lại, nếu Việt Nam xuất siêu sang Trung Quốc, việc cho phép thanh toán trực tiếp bằng đồng tiền của 2 quốc gia khi đó sẽ có lợi cho Việt Nam vì chúng ta bán được nhiều hàng hóa hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Còn khi chúng ta đang nhập siêu từ Trung Quốc, việc cho thanh toán trực tiếp bằng Nhân dân tệ, Trung Quốc sẽ hưởng lợi hơn Việt Nam rất nhiều. Sức ép của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên hàng hóa nội địa sẽ lớn hơn so với chiều ngược lại.

Liệu Việt Nam có thể trở thành thị trường nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang?

Đây là rủi ro hữu hình với kinh tế Việt Nam. Khi hàng hóa Trung Quốc không thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ, họ sẽ tìm tới các thị trường khác, trong đó có Việt Nam.

Giá bán của hàng hóa Trung Quốc vốn đã rẻ do giá nhân công, giá nguyên vật liệu đều rẻ, còn có một yếu tố hết sức quan trọng là chính sách tỷ giá. Chính phủ Trung Quốc đang duy trì chính sách tỷ giá làm suy yếu đồng CNY khiến USD nói riêng và các đồng tiền khác nói chung mua được nhiều hàng hóa Trung Quốc hơn trạng thái cân bằng.

Chữ “rẻ” khi nhắc tới hàng hóa Trung Quốc một phần xuất phát từ các yếu tố thực như nhân công, nguyên vật liệu, một phần khác do chính sách tỷ giá tạo nên. Với một quốc gia xuất siêu như Trung Quốc, khi họ làm suy yếu đồng nội tệ, họ được hưởng lợi nhiều hơn chịu thiệt hại.


Tỷ trọng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc (Ảnh: ndh.vn)

Vậy nên, sức ép với Việt Nam là hàng hóa Trung Quốc vốn đã rẻ, nay còn rẻ hơn. Việt Nam trước đây đã nhập siêu từ Trung Quốc, bây giờ khi hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn, Việt Nam sẽ nhập siêu nhiều hơn vì sức mua của VND đối với hàng hóa Trung Quốc lớn hơn.

Trên thực tế, hàng hóa Trung Quốc được bày bán tràn ngập từ chợ dân sinh, siêu thị tới trung tâm thương mại. Nếu hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn, nhu cầu của người mua hàng sẽ lên. Thậm chí, các doanh nghiệp trước đây dùng nguyên vật liệu nhập khẩu từ các quốc gia khác, giờ đây thấy nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn, họ sẽ chuyển sang dùng nguyên liệu Trung Quốc để giảm giá thành sản xuất. Từ đó, sẽ khiến giá bán sản phẩm giảm xuống, kéo mặt bằng giá giảm theo. Kết quả, càng làm tăng nhập siêu của Việt Nam đối với hàng hóa Trung Quốc. Như vậy, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ tác động lên giá sản xuất và giá tiêu dùng tại Việt Nam.

Việc cho phép thanh toán trực tiếp bằng đồng NDT sẽ khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Lo ngại hình thành thói quen tiết kiệm NDT giống như với vàng, USD

Vậy điều này sẽ tác động thế nào tới thị trường nông sản Việt Nam và hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc?

Tôi đang tìm một câu trả lời rõ ràng dưới góc độ khoa học cho câu hỏi: “Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc là bao nhiêu?”.

Nhiều năm chúng ta chứng kiến những hàng xe tải chở chuối, dưa hấu dài nhiều cây số xếp dọc cửa khẩu biên giới Việt-Trung. Nhiều lần các cơ quan chức năng phải đứng lên kêu gọi giải cứu dưa hấu, giải cứu lợn. Vì sao lại có những cuộc giải cứu như vậy?

Là bởi chúng ta bị động đối với thị trường Trung Quốc. Chúng ta sản xuất nhưng lại lệ thuộc vào Trung Quốc.

"Nhiều năm chúng ta chứng kiến những hàng xe tải chở chuối, dưa hấu dài nhiều cây số xếp dọc cửa khẩu biên giới Việt-Trung. Nhiều lần các cơ quan chức năng phải đứng lên kêu gọi giải cứu dưa hấu, giải cứu lợn. Vì sao lại có những cuộc giải cứu như vậy? Là bởi chúng ta bị động đối với thị trường Trung Quốc. Chúng ta sản xuất nhưng lại lệ thuộc vào Trung Quốc", TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo.

Ở đây, các cơ quan tham vấn thương mại, cơ quan quản lý Nhà nước thiếu hẳn vai trò tư vấn, định hướng, quy hoạch sản xuất. Họ không nói rõ với nông dân nên sản xuất cái gì, làm như thế nào, đầu ra ở đâu, nên bán cho ai... nhằm đa dạng hóa rủi ro.

Trước đây, còn có các công ty thu mua Việt Nam giữ vai trò trung gian điều phối. Nông dân bán nông sản cho họ, họ không bán được cho Trung Quốc thì sẽ tìm thị trường khác.

Tuy nhiên, hiện có những doanh nghiệp Trung Quốc trực tiếp cử đại diện xuống miền Tây, mở ra các doanh nghiệp làm nhiệm vụ thu mua, tổ chức vận chuyển, tạo thành quy trình khép kín từ đầu tới cuối khiến người nông dân phụ thuộc vào doanh nghiệp Trung Quốc. Điều này làm tăng tính phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào kinh tế Trung Quốc.

Câu chuyện này mang tính bao quát hơn câu chuyện xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.

Ông có lo ngại sẽ xuất hiện tình trạng Nhân Dân Tệ hoá ở Việt Nam như tình trạng đô-la hoá không?

Tôi lo lắng mọi việc sẽ diễn biến giống như vết dầu loang. Đầu tiên, CNY sẽ được thanh toán trực tiếp ở các vùng biên. Sau đó, tới các chi nhánh ngân hàng ở các tỉnh vùng biên.

Về mặt quản lý Nhà nước, chúng ta có chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm, hành vi bị cấm. Nhưng việc thực thi pháp luật, kiểm tra tính nghiêm minh, liệu chúng ta có làm được không?

Ở đây, chúng ta chủ yếu thực hiện hậu kiểm. Tức là khi sai phạm xảy ra, chúng ta mới áp dụng chế tài xử phạt.

Điều tôi lo ngại là CNY sẽ trở nên phổ biến và dần sẽ đi sâu vào suy nghĩ, thói quen của mọi người như từng diễn ra với USD. Khi lượng CNY trong nền kinh tế lớn lên, sẽ tạo tác động lan tỏa tới toàn nền kinh tế. Thậm chí, có thể hình thành thói quen tiết kiệm CNY giống như với vàng, USD.

"Tôi lo lắng mọi việc sẽ diễn biến giống như vết dầu loang. Đầu tiên, NDT sẽ được thanh toán trực tiếp ở các vùng biên. Sau đó, tới các chi nhánh ngân hàng ở các tỉnh vùng biên", PGS. TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo nói.

Điều này làm tăng tỷ lệ lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào kinh tế Trung Quốc khi chúng ta chấp nhận sử dụng đồng tiền của họ. Tôi xin nhấn mạnh lại làm như vậy người dân, doanh nghiệp Việt Nam đều không được lợi. Còn cơ quan quản lý phải giải quyết vấn đề phức tạp hơn.

Phương trình chính sách có thêm một biến CNY sẽ khó giải hơn. Trước đây, phương trình chính sách tiền tệ có biến USD, giá vàng đã rất khó giải. NHNN đã tốn nhiều công sức để loại vàng ra khỏi phương trình đó, để câu chuyện điều hành tỷ giá chỉ có VND và USD. Nhưng hai biến số này cũng đã gây sức ép rất lớn lên chính sách tỷ giá khi chiến tranh thương mại xảy ra.

Nay xuất hiện thêm đồng CNY và để người dân quen thuộc với người dân, mọi chuyện sẽ phức tạp hơn. Tôi cho rằng Thông tư 19/2018/TT-NHNN giúp giao thương vùng biên trở nên dễ dàng, người dân buôn bán thuận lợi hạn chế rủi ro tỷ giá. Song cái lợi này quá nhỏ so với rủi ro đất nước phải gánh chịu về lâu dài.

Theo ông, doanh nghiệp sẽ phản ứng thế nào về việc mở cửa một phần cho CNY, siết USD?


Các doanh nghiệp sẽ phản ứng khi chính sách tạo ảnh hưởng tiêu cực tới bài toán kinh doanh, bài toán chi phí-giá thành của họ. Các doanh nghiệp hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu liên quan tới CNY sẽ chịu tác động trực tiếp.

Trong số này, sẽ có doanh nghiệp hưởng lợi, nhưng cũng có doanh nghiệp chịu thiệt hại. Đây là câu chuyện bình thường trong nền kinh tế bởi đơn giản đó là bài toán giá cả.

Nhưng tôi nhấn mạnh số lượng hưởng lợi rất nhỏ. Còn rủi ro về lâu dài, là viễn cảnh kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, và sự xuất hiện của “đồng USD thứ hai” là CNY. Doanh nghiệp cũng lo ngại điều này.

Xin cảm ơn ông!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào: Sống giữa đô thị lộn xộn con người dễ lộn xộn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHẨN CẤP KÍNH GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ QUỐC HỘI VIỆT NAM



KHẨN CẤP KÍNH GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VÀ QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Lê Quý Hiền

Tôi, nhà báo, nhà viết kịch Lê Quý Hiền với tư cách công dân khẩn thiết đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội nước CHXHCNVN xem xét ngay việc xuất hiện việc dạy thí điểm cải cách chữ viết và phát âm Tiếng Việt. Vấn đề không chỉ là chuyện nên hay không, đúng hay sai mà nghiêm trọng hơn là cách thay đổi này làm xáo trộn xã hội, xâm phạm đến Quốc hồn Quốc túy, bản sắc của Dân tộc là Tiếng Việt vì những lý do sau: 


1-Ngôn ngữ Tiếng Việt hình thành là do nhân dân tiếp thu, và được hoàn thiện từ thế hệ này qua thế hệ khác một cách tự nhiên chứ không phải là những quy định, phát kiến của cá nhân hay cơ quan tổ chức nào.

2- Đặc điểm của ngôn ngữ là từ chữ tìm âm thích hợp để thể hiện chữ và phân biệt nghĩa chứ không áp đặt âm vào chữ. Khi trong ngôn ngữ Việt có chữ C, K, Q đã có âm cờ, ca, quờ để phân biệt, nay lại định gộp làm một thành âm cờ sẽ rất phức tạp và dẫn đến sự lộn xộn của ngữ nghĩa, trước hết việc viết sai chính tả sẽ trầm trọng hơn, tiếng Việt sẽ mất đi sự phong phú và vẻ đẹp tinh tế.

Ví dụ từ “Tổ quốc” là thiêng liêng nếu cải tiến , “Tổ quốc” sẽ thành “Tổ cuốc” sẽ ra sao ? Người ta chỉ gọi Tổ quốc thành tổ cuốc với ý định mỉa mai sao nỡ định biến sự mỉa mai thành chính thức?

3- Đất nước nào cũng cần ổn định và phát triển, ngôn ngữ một Dân tộc càng phải thế. Trẻ Việt sinh ra biết nói tiếng Việt (phát âm) là từ gia đình, cha mẹ, quê hương chứ không biết nói tiếng Việt từ những người khoác áo khoa học ngồi trong phòng nghĩ ra phát kiến, cải tiến.

4- Khoa học nào cũng phải bắt đầu từ thực tế, căn cứ vào thực tế để cải tiến và phát triển chứ không thể xóa bỏ thực tế để phát kiến cái gọi là mới rồi áp đặt theo biện pháp hành chính ( dạy cho trẻ trong trường học , trong sách giáo khoa theo “phát kiến mới” cũng là một cách áp dặt hành chính).

5- Thừa nhận ngôn ngữ Việt ( hay bất cứ ngôn ngữ nước nào) cũng có một số bất cập và cộng đồng hiểu theo thói quen. Ví dụ : “Quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược” hay “Quyết tâm đánh bại giặc xâm lược” thì từ “bại” “thắng” dù trái nghĩa nhưng đều là quyết tâm để ta thắng giặc bại. Ngôn ngữ từng dân tộc cũng phụ thuộc vào thói quen của mỗi dân tộc khác nhau. Nước ngoài lấy đối tượng so sánh nên nói “máy bay bay dưới trời, con kiến bò trên đất” , còn dân ta lấy vị trí mắt người thấy nên thành “ máy bay bay trên trời” và “con kiến bò dưới đất”. Ví dụ vậy là để thấy cần tôn trọng thói quen thành nếp của cả một dân tộc, không thể quy định cả dân tộc phải nói “máy bay bay dưới trời “ hay gọi "Tổ quốc" là "Tổ cuốc" hoặc đánh vần "quê hương" là "cuê hương" được!

6 – Ngôn ngữ dân tộc quan trọng hơn bất kỳ một dự án lớn nào, quan trọng cũng như Quốc ca, Quốc kỳ khi có thay đổi phải được Chính phủ và Quốc hội thông qua chứ bộ GD-ĐT hay ai đó nhân danh nhà khoa học không thể tùy tiện thay đổi được. Kể cả cái gọi là "thí điểm" cũng phải được QH thông qua và Chính phủ cho phép ! Không thể coi thầy cô giáo và học sinh là chuột bạch. Càng không thể coi TIẾNG VIỆT thiêng liêng thành như đất sét để tùy tiện nhào nặn theo ý chủ quan.

7- Tiếng Việt mất ổn định thì đất nước mất ổn định. Đằng sau "phát kiến cải tiến " này liệu có phục vụ cho âm mưu nào để hủy hoại Văn hóa Việt, gây bất ổn xã hội? 

Vì tính cấp thiết trước một vấn đề tưởng nhỏ song rất quan trọng tới Văn hóa của cả một Dân tộc , tôi viết những đề nghị này một cách ngắn gọn, mong Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội nhanh chóng xem xét.. 

Kính
Lê Quý Hiền

(Hy vọng ý kiến này đến được với các vị đang có trọng trách với đất nước. Mong ai gần cận các vị đọc được làm ơn chuyển hộ vì tôi chả quen biết, tiếp cận được) .

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thành cô hồn hết rồi sao???

Người Tàu rải tiền bố thí, người Việt trở thành trò mua vui cho họ trên chính quê hương của mình.

VdaiLy Poster | 

Cả trăm người tranh nhau gi.ật tiền gia chủ ném ra trong buổi lễ cúng cô hồn. Nhiều nhóm suýt lao vào đán.h nhau nhưng may mắn lực lượng công an có mặt kịp thời giải tán đám đông.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 1.
Trưa 26/8 (16/7 Âm lịch) tại một nhà hàng người Hoa trên đường Nguyễn Biểu (phường 2, quận 5, TP. HCM) làm mâm cỗ cúng cô hồn với đầy đủ thịt gà, heo, bánh, hoa quả,..
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 2.
Theo gia chủ, năm nào tại đây cũng cúng cô hồn nhưng năm nay chọn cúng ngày 16 âm lịch thay vì ngày 15 âm lịch như các năm trước.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 3.
Việc lùi ngày cúng cô hồn nên mâm cỗ cũng linh đình hơn, số tiền gia chủ rải xuống đường cũng nhiều hơn. Mặc dù theo lịch 13h30 mới chính thức rải tiền sau lễ cúng cô hồn nhưng từ 11h cả trăm người đã tập trung chờ sẵn.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 4.
Đến 11h30 số lượng thanh niên đi giật tiền cúng cô hồn càng tăng lên và 30 phút tiếp theo thì chật kín cả con đường, giao thông ùn ứ.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 5.
Để đảm bảo an ninh, công an phường và dân phòng đã có mặt từ sớm kiểm soát tình hình, điều tiết giao thông. 12h15 ngày 26/8, trời nắng khá gắt nhưng rất đông người chỉ yếu là thanh niên vẫn rất kiên nhẫn.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 6.
Lần này người dân không dùng các dụng cụ tự chế như vợt, bao bì như trước để hứng tiền. Đám đông bắt đầu xô đẩy khi gia chủ cầm bịch tiền khá to (khoảng chục triệu đồng) đi ra hướng ban công của lầu 1 để chuẩn bị rải xuống đất, nơi có hàng trăm người đang hỗn loạn.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 7.
Một nắm tiền trên tay của gia chủ rải xuống, rồi đến nắm thứ 2 thì tất cả mọi người bên dưới đã quỳ hoặc khom xuống đất để nhặt tiền. Nếu ai nhanh tay hoặc tinh mắt ở thì nhảy lên hoặc lấy nón hứng tiền.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 8.
Thậm chí có người bất chấp nguy hiểm trèo lên mái nhà để nhặt tiền bị mắc kẹt.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 9.
Thành quả của 1 người đàn ông khi lao vào đám đông giành giật tiền cúng cô hồn.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 10.
Tất cả tạo nên khung cảnh khá hỗn loạn cho đến khi những thanh niên bắt đầu tranh giành rồi suýt dùng nắm đấm để “nói chuyện”.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 11.
Cả trăm người lao vào tranh cướp, suýt ẩu đả vì giật tiền cúng cô hồn ở Sài Gòn - Ảnh 12.
Rất may, lúc này cảnh sát nhanh chóng có mặt để ngăn chặn kịp thời màn ẩu đả để giật tiền cúng cô hồn. Màn rải tiền sau lễ cúng diễn ra khoảng 15 phút nhưng cũng khiến nhiều người cảm thấy thoả mãn vì nhặt được nắm tiền trên tay. Theo các thanh niên này, giật tiền cúng cô hồn là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong năm.
http://soha.vn/ca-tram-nguoi-lao-vao-tranh-cuop-suyt-au-da-vi-giat-tien-cung-co-hon-o-sai-gon-20180826165355833.htm


Phần nhận xét hiển thị trên trang