Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

NHiều năm trước đã có tin về Huy Đức:

Blogger Huy Đức bị buộc thôi việc

Filed under: Tự do ngôn luận — hoangquang @ 2:57 chiều 
Tags: 
RFA 27.08.2009
&Ngừng hợp đồng’ vì bài “Bức tường Berlin”- BBC
RFAÔng Huy Đức, một phóng viên của tờ Sài Gòn Tiếp Thị, đồng thời là người thực hiện blog mang tên Osin vừa bị buộc thôi việc.
Giao diện trang Blog Osin.
Giao diện trang Blog Osin.
Hãng tin AP cho biết Huy Đức là một trong những blogger nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Ông bị buộc thôi việc vì lãnh đạo Đảng không hài lòng với những điều mà Huy Đức đã viết trên blog của ông.
Trả lời AP, một Thư ký toà soạn của tờ Sài Gòn Tiếp Thị là ông Trần Công Khanh cho biết, sau khi Huy Đức đưa lên blog Osin bài viết về Bức tường Berlin, chỉ trích chính sách của lãnh đạo Liên Xô đã tạo ra sự bất hạnh cho dân chúng Đông Âu trong một thời gian dài, đồng thời gọi công trình phân chia Đông Đức với Tây Đức là “bức tường ô nhục”, tờ Sài Gòn Tiếp Thị thấy rẳng, không thể sử dụng Huy Đức lâu hơn.
Ông Trần Công Khanh tiết lộ là Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã lập một danh sách, hệ thống cả trăm bài thuộc loại “có vấn đề” mà ông Huy Đức đã từng viết trên blog, cũng như trên báo.
AP dẫn tự sự của Huy Đức trên blog Osin cho biết, Huy Đức làm báo 21 năm và đã nhiều lần bị buộc thôi việc.
Tự sự của Huy Đức
Trong một Entry trên trang blog của mình hôm 26-8, Huy Đức xác nhận anh đã bị mất việc, không còn là ký giả. Tuy nhiên Huy Đức vẫn huy vọng sẽ có cơ hội trở lại với nghề báo. Dưới đây là nguyên văn bài viết của Huy Đức:
Làm Osin
Ô Sin // August 26 2009 //
Từ 25-8, tôi không còn là phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị. Trong 21 năm làm báo, tôi đã từng bị mất việc nhiều lần.
Thất nghiệp không phải là một trạng thái nhẹ nhàng, nhất là mất việc ở nơi mà mình yêu thích. Nhưng, đôi khi người làm báo vẫn phải có những quyết định không phải do mình lựa chọn.
Tôi thừa nhận, đây là một thời kỳ khó khăn. Trên trang web BBC, GS Carlyle Thayer nói: “Từ khi ông Tô Huy Rứa vào Bộ Chính trị hồi đầu năm ngoái, người ta thấy có một sự mài giũa trông thấy đối với báo chí chính thống”.
GS Thayer có lẽ gần đây chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với ông Rứa và tình hình Việt Nam. Tác giả bức tranh báo chí hiện nay không phải hoàn toàn là Ban Tuyên giáo.
Tôi không có ý định chia tay với nghề báo. Nhưng, đây là thời gian thích hợp để tôi viết lại một vài chương sách, làm một vài việc mà tôi cảm thấy như là món nợ với một người đã khuất.
Tôi tin là mình sẽ có cơ hội trở lại với báo chí chính thống sau khi hoàn thành những công việc này.
Báo chí, cho dù của nhà nước thì vẫn là một tài sản của xã hội.
Báo chí phải là nơi chuyển tải những bài viết trung thực, những phân tích, phản biện; những bài viết mà người làm báo tin rằng nó phụng sự xã hội.
NGỪNG HỢP ĐỒNG VÌ BÀI “BỨC TƯỜNG BERLIN
BBC
Nhà báo Huy Đức được biết đến qua trang blog thu hút độc giả
Nhà báo Huy Đức được biết đến qua trang blog thu hút độc giả
Báo Sài Gòn Tiếp Thị xác nhận với BBC đã “ngừng hợp đồng” với nhà báo Huy Đức, vì cho rằng “tòa soạn không cùng quan điểm” với bài báo của ông.
Ông Trần Công Khanh, Tổng thư ký tòa soạn, giải thích quyết định của tòa soạn được đưa ra sau khi nhà báo Huy Đức đăng bài Bấm “Bức tường Berlin” trên blog Osin của mình ngày 23/08.
Bài viết kể về câu chuyện 20 năm ngày sụp đổ bức tường chia đôi nước Đức, bày tỏ một số nhận định bị cho là trái với quan điểm chính thống ở Việt Nam.
‘Đi ngược hệ thống’
Nói chuyện với BBC hôm thứ Năm 27/08, ông Trần Công Khanh giải thích quan điểm của ông Huy Đức trong bài “không đồng nhất với tờ báo, nhất là sau khi anh công bố trên blog bài Bức tường Berlin”.
“Hai bên thỏa thuận anh ấy không còn ký hợp đồng với tờ báo nữa.”
Trên blog cá nhân, ông Huy Đức cho hay ông không còn là nhà báo của SGTT từ ngày 25/08.
Khi BBC liên lạc, ông Huy Đức đã từ chối bình luận và nói rằng “nếu muốn nói gì sẽ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước” về trường hợp của ông.
Ông Trần Công Khanh từ SGTT nói thêm: “Cơ quan báo chí ở Việt Nam là công cụ, vậy thì làm sao người lao động lại có quan điểm khác với chủ lao động?”
“Blog là quyền tự do, chúng tôi không can thiệp. Những bài anh viết trước đây, bên này không quan tâm.”
“Nhưng khi anh bày tỏ thái độ khác, tờ báo lại là công cụ của nhà nước, hai bên phải thỏa thuận không thể làm việc với nhau nữa.”
Ông Khanh khẳng định đây là quyết định riêng của tòa soạn, chứ không có sự can thiệp từ cấp trên.
Ông cũng cho hay cho dù đã thôi hợp đồng với tòa soạn, ông Huy Đức vẫn giữ thẻ nhà báo và có thể cộng tác sau này với SGTT.
Ông nói: “Tổng Biên tập chúng tôi đã nói anh ấy không bị cấm viết, nên vẫn có thể tổ chức để anh ấy viết cho SGTT.”
Trong một bản tin phát đi ngày hôm nay, hãng tin AP trích lời ông Trần Công Khanh nói thêm chi tiết là Ban Tuyên giáo Trung ương đã “than phiền” về 100 bài blog và bài báo của ông Huy Đức.
AP nhận xét ông Huy Đức, với blog có tên Osin, đã “thử thách giới hạn của tự do ngôn luận ở Việt Nam, thường xuyên đưa các bài chỉ trích lãnh đạo và chính sách của chính phủ”.
‘Xúc động’
Một người bạn của ông Huy Đức, nhà thơ Đỗ Trung Quân, cũng đang công tác ở SGTT, nói “nếu là vấn đề của báo chí đáng ra phải là vấn đề của Ban Tuyên giáo nhiều hơn”.
“Tôi hơi băn khoăn, thậm chí tôi hơi thực sự lo ngại vấn đề không còn thuộc về Ban Tuyên giáo như cách của anh Huy Đức nói trên blog về bài nghỉ việc, chúng ta phải hiểu theo nghĩa khác, và cái điều nay thì tôi hơi lo đấy.”
Đánh giá về bài Bức tường Berlin nhà báo Huy Đức viết trên blog, ông Quân nói ông “xúc động” với tư cách là nhà thơ.
Ông nói với BBC: “Lần đầu tiên tôi biết có danh sách những người lính Đông Đức đã không bắn vào đồng bào của mình mà tự sát. Tôi rất xúc động. Tôi cho là người đọc cần được thông tin.”
“Đó là thông tin, không phải là chống đối,” ông Quân nói.
Trong bài trên blog, nhà báo Huy Đức kể:
“Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do.”
Ông kết thúc bài viết bằng câu: “Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do.”
Trên blog của nhà báo Huy Đức, cho đến cuối ngày hôm nay, đã có hàng trăm bình luận của độc giả sau khi nghe tin ông không còn làm ở báo SGGT.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090827_huyduc_work_termination.shtml

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: