Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Thà im lặng còn hơn là viết 1 STT như vậy?


FB Nguyen Vu

Tấm hình này là Status của nhà báo Nguyễn Công Khế (NCK) cựu tổng biên tập báo Thanh Niên viết hồi tháng rồi . Status được rất nhiều người quan tâm, like, chia sẻ nhưng với tui khi xem qua Status này thì chỉ biết…. phì cười. Nếu đây là Status của một người sinh ra lớn lên tại miền Bắc XHCN ,nơi mà thế hệ sinh sau 1954 ai ai cũng bị bưng bít, nhồi sọ mà ko thoát ra được thì ko có gì đáng nói nhưng NCK lại là người sinh ra lớn lên tại miền Nam. Không những thế trong thời thanh niên được sống trong 1 đất nước tự do, NCK còn là nhân vật tích cực trong phong trào Sinh Viên Học Sinh miền Nam chống Mỹ, chống chính quyền Sài Gòn, đòi thống nhất đất nước với miền Bắc XHCN.

30/04/1975 ước mơ của NCK đã trở thành sự thật . Phe của anh đã chiến thắng, họ đã áp đặt một mô hình kinh tế - chính trị - xã hội – pháp luật lên khắp đất nước Việt Nam. Với thành tích chống Mỹ từng bị bỏ tù ,NCK đã leo lên chức cao chót vót tổng biên tập của một tờ báo hàng đầu nhưng thế mà hôm nay sau 42 năm anh lại viết 1 Status ca thán đất nước anh đang sống vẫn là 1 đất nước VÔ PHÁP LUẬT . “ Tôi và tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Hoàng bị thuyên chuyển mà ko có những buổi kiểm điểm đúng quy trình nào cả “ , “ Họ bất chấp ý kiến của tập thể báo và cả cơ quan chủ quản . Bất chấp cả ý kiến của chi bộ và đảng uy cơ quan mà họ vẫn đề cao về mặt tổ chức . Tôi khẳng định lúc đó chỉ có 2 đến 3 người nhân danh cấp cao nhất là Bộ Chính Trị để xử lý vội vã chuyện này “


“ Họ” ở đây là ai mà có quyền ngồi xổm lên pháp luật ? Phải chăng “họ” là những đồng đội , những đồng chí của anh năm xưa ? Vậy thử hỏi thời sinh viên học sinh anh và các đồng đội các đồng chí của anh đấu tranh để được cái gì ? phải chăng các anh đi tranh đấu để xây dựng ra một xã hội một đất nước tốt đẹp hơn để rồi hôm nay anh NCK “mới thấy” cái xã hội đất nước này vẫn là 1 đất nước vô pháp luật và thậm chí đến mức còn tồi tệ hơn cả ngày xưa . (Chưa kể hơn 20 năm làm quan chức quyền lực anh có thấy cái đất nước anh đang sống đầy rãy sự vô pháp luật hay ko ?anh đã làm gì để thay đổi nó ?)

Trước 1975 khi chính quyền Sài Gòn tìm cách ra lệnh đóng cửa một số tờ báo viết bài có lợi cho cộng sản miền Bắc, hàng loạt các ký giả đã xuống đường ngày 10-10-1974 biều tình phản đối chính sách trên còn gọi là “ Ngày ký giả đi ăn mày” thì ngày nay liệu anh NCK và các đồng nghiệp của anh dám xuống đường đòi quyền Tự Do Báo Chí như ngày xưa không ? Chắc chắn là không . Nếu có anh đã làm từ lâu rồi .

Khi bước chân vào một cuộc chơi ta phải chấp nhận luật chơi trong cuộc chơi đó ,nếu cảm thấy ko phù hợp tốt nhất đừng tham gia. Cũng như khi bước chân vào chốn giang hồ, bước vào thế giới xã hội đen thì một ngày nào đó có thể bạn cũng sẽ bị các thế lực trong giới này thanh toán, ám sát… theo đúng bản chất của nó. Lâm Chín Ngón từng là 1 đại ca trong giới giang hồ trước 1975 chỉ sau Đại Cathay , vào năm 1999 khi bị đàn em của Năm Cam tạt axit gây mù 2 mắt cũng ko dám lên tiếng tố cáo mà chỉ biết ngậm ngùi thốt lên “ Cuộc đời có vay có trả, bước vào một cuộc chơi thì phải chấp nhận” . Thì đối với NCK anh đã đi theo đảng, được đảng cho chức tước bổng lộc vinh hoa phú quý giàu sang tài sản rải rác khắp trong nước và nước ngoài suốt cả chục năm qua, 1 ngày những người cấp cao ở trên bỗng thấy sự tự do của anh có thể an nguy đến chế độ tức vị trí đang lãnh đạo của họ thì họ loại anh ra khỏi vị trí đó là rất bình thường theo đúng bản chất vậy anh cũng nên chấp nhận cuộc chơi. Đừng viết 1 STT ca thán trên FB làm gì (nhưng ngầm ý vẫn để chứng tỏ mình là anh hùng). Thà im lặng còn hơn là viết 1 STT như vậy.

Sorry các bạn bè nào đã like “thích” Stt đó . Quan điểm ,suy nghĩ của mỗi người là khác nhau. Nhưng với 1 Stt như trên tui đếch thể nào like nổi , thà like Stt của mấy em show hàng trên FB tự sướng an ủi cho mấy ẻm còn hơn là đi like 1 stt đầy chất ngụy quân tử.

* Xem thêm

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1387249951286661&set=a.667404443271219.1073741829.100000050076223&type=3&theater
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: