Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Người nuôi cá tầm thăm lại bác Nguyễn Văn Tý- Nhạc sĩ của “Dư âm”

FB Nguyễn Trọng Cử

.
Nói thăm lại là năm 1982 khi còn là sinh viên học luật ở Đức về hè mình và anh Đức (con rể của Nhạc sĩ) – lúc đó là trợ lý của Bộ trưởng Đại học Tạ Quang Bửu – vào thăm Sài Gòn và ở nhà bác chừng một tuần gì đó. Tính mình hay nghĩ đâu đâu, đi đâu chả nhớ gì nên cũng chẳng nhớ gì về Nhạc sĩ, nhưng đọng lại vài ý ức của chuyến thăm lần ấy. Sáng dậy nghe tiếng đàn của chị Linh , con gái thứ hai của Nhạc sĩ – dạo đó vừa tốt nghiệp piano ở Nhạc Viên Tschaikowsky về thì phải – thật đẹp trong ngôi nhà khang trang của Nhạc sĩ.
Khi bận chị Linh nhờ mấy cô em gái (xã hội) đưa mình đi chơi, có em nói “Sài Gòn bây giờ không vui bằng một góc xưa kia (trước 75) anh ơi”, lúc chia tay có em nói lần sau về anh không gặp lại tụi em nữa đâu, tui em đi di tản hết rồi. Sau này khi quyết định ở lại Đức, làm ở Đặc trách ngoại kiều chuyên về Luật tỵ nạn thỉnh thoảng mình lại u ám nhớ đến câu nói đó và không biết con thuyền số phận chở các em trôi dạt về đâu.
Nhớ nhất là buổi thăm và trò chuyện ngắn với anh trai của Nhạc Sỹ: Một ông chủ cơ khí, sau khi cải tạo tư sản trở thành một người thợ trân trọng lôi từ trong vách ra một chiếc noong (quê mình dùng để phơi lúa) có câu khẩu hiệu viết bằng vôi “Tinh thần Xô Viết Nghệ Tĩnh muôn năm”, khi mình chưa kịp hiểu bác đã giải thích thời Pháp thuộc mới có 31 thứ thuế dân Nghệ Tĩnh đã vùng lên, bây giờ hàng trăm thứ thuế con a. 
Tổ quốc và nỗi đau ẩn dấu dạo đó nhoà đi trong hoài bão của chàng trai trẻ hướng về phương xa. Rồi hôm nay lần bước qua các làng quê, núi rừng thân thuộc để đi nuôi cá tầm, đọc FB thấy nói nhiều về Nhạc sĩ, nghĩ bụng sao lại không dành chút thời gian ngó vào số phận của một người nhạc sĩ tuy mình không thân nhưng đã gặp và có sự quý mến, thông cảm sâu sắc với chị Mỹ – con gái đầu của Nhạc sĩ – từ năm 1982, nay đang âm thầm nhận hậu quả của một bài báo vớ vẫn nào đó.
Nói “thăm lại” là vậy. 
Mình đến khi chị giúp việc đang bón cháo gà cho bác, nhìn cách ăn của bác thật nhanh và ngon mình lấy làm lạ, chỉ người nông dân sau khi cày ruộng mới ăn ngon như vậy, nhưng bác này nằm liệt gường vẫn ăn ngon. Con người này có bản năng sống lớn đây! Chị giúp việc hỏi ăn tiếp hay nghỉ để tiếp khách. Lựa chọn nhanh không dần dứ là tiếp khách bác hỏi mình ở đoàn thể nào đến, mình trả lời mình đơn côi đi nuôi cá và mang theo “Khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” đến thăm bác.
Cái này thông tin FB dạy cho mình, nếu mình nói từng ở nhà bác năm 82 và thân chị Mỹ, quen Linh thì bác sẽ phát kênh “Gia đình” đẫm nước mắt từ đầu đến cuối, mình chọn kênh “Quốc hội”, khen bác tự do về già có cuộc sống riêng giống như người già ở châu Âu không cần nhờ vả gì con cháu. Khi mình khen bác hạnh phúc: có nhiều tác phẩm để đời, nhiều người mến mộ, không gian tuổi già thế này là được. Bác mếu chuẩn bị khóc để chuyển sang kênh “gia đình”, mình liền lái: ông Đạt chủ tich Hà Tĩnh cũ bác có nhớ không, cháu ở gần nhà ông đấy ấy. Bác à một tiếng hỏi ông Đạt còn sống không. Mình nhớ giai thoại ông Đạt chở bác đi một vòng Hà Tĩnh để ông lấy cảm hứng sáng tác “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”, khi ở đường quốc lộ bác hỏi có con đường nào vào Nam nữa không, ông Đạt trả lời tiếng Hà Tĩnh “thiếu ẻ chi” (thiếu cứt gì), rồi bác chuyển thành trong bài hát “cùng bao nhiêu con đường ra mặt trận”.
Đang nói chuyện thì bác yêu cầu bằng được thay áo để chụp ảnh cho đẹp. Nói chuyện chụp ảnh chị giúp việc vừa dịu dàng thay áo vừ ấm ức về báo chí nói về chị, mình thẳng cánh: chị chấp gì loại nhà báo vô học, chị cứ chăm ông cho tốt là được. Chuyện về Hà Tĩnh bác hỏi mình ở đâu mình bảo Đức Thọ, bác sáng mắt lên chặc lưỡi con gái Đức tho đẹp lắm nhỉ, nình bảo ừ đẹp, ngày càng đẹp.
Khách Hà Tĩnh đang ngồi thì một anh khách tự giới thiệu từ Bến tre đến “ông có nhớ con nữa không”, mình lấy cớ nhường chổ cho khách Bến Tre. Đứng lên nhìn bên phải lối ra có bảng to in chữ đỏ: Hà Tĩnh tài trợ cho ông 5tr. đồng/tháng cho đến hết đời.
Ra về ngoảnh lại lối vào nhà ông đập ngay vào mắt mình con số 96, nhớ ở phố Huế nhà ông ở Hà Nội cũng số 96. Hai con số đẹp giống nhau nhưng lại quay lưng với nhau chợt nhớ câu thơ
“Ai có biết thịt da là sông núi
Chia biệt người thành những khối cô đơn”
Rồi thương chị Mỹ, chị Linh. Tình thương bố đâu phải nhốt bố vào căn nhà đẹp ngày cho ăn ba bữa ngon. Các chị đã chọn cách yêu bố thật âm thâm sâu sắc: để cho bố tự do mọi kiểu như bố muốn “Anh đã âu sầu vì đường tơ vấn” hay để bố không phải “Thương con thuyền cắm con sào đứng đợi” ,rồi để bố có lúc nhỏ những giọt nước mắt chân thành vì con.
Còn nhà báo, “thiếu ẻ chi” cách viết về Nhạc sĩ “Dư âm”, mà chọn cách viết để cho người giúp việc muốn bỏ ông đi ở tuổi 95. “Dư âm” của Nhạc sĩ tài ba đang tắt dần vì loại nhà báo này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: