Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Thuyết trình: PHAN KHÔI VÀ VẤN ĐỀ DI SẢN KHỔNG GIÁO Ở VN


 
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân.

THƯ MỜI CÀ PHÊ THỨ BẢY

Các bạn thân mến!
Vào 14h30 chiều thứ bảy, 01/07/2017
tại SALON VĂN HÓA quán CÀ PHÊ THỨ BẢY, số 3A Ngô Quyền, Hà Nội

Nhân 130 năm sinh nhà văn hóa PHAN KHÔI (1887-1959):
sẽ diễn ra buổi cà phê với chủ đề: 

Học giả Phan Khôi và vấn đề Di sản 
Khổng giáo ở Việt Nam

Diễn giả: Nhà Nghiên cứu LẠI NGUYÊN ÂN
Chủ trì: Nhà Nghiên cứu NGUYỄN QUANG DY

Rất mong các bạn đến tham dự. Hân hạnh được đón tiếp!

---------------------------------

CHƯƠNG TRÌNH
+ 14h30-15h00: Cà phê, gặp gỡ, làm quen.
+ 15h00-16h00: Phần trình bày của diễn giả.
+ 16h0-17h00: Trao đổi giữa diễn giả và khách mời. 

LỜI DẪN

Phan Khôi sống ở thời kỳ mà toàn vùng Đông Á đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi cuộc “toàn cầu hóa” lần thứ nhất, do sự bành trướng của tư bản thương mại và công nghiệp từ phương Tây. Nguồn “tân thư” từ Trung Hoa và Nhật Bản đã giúp thế hệ nho sinh trẻ tuổi như Phan Khôi nhận chân những ưu việt của văn minh Âu Mỹ, nhận ra rằng con đường thay đổi xã hội Á Đông cổ truyền, trong đó có xã hội Việt Nam của mình, chỉ có thể là canh tân theo văn minh phương Tây.

Một trong những trở ngại lớn lao trên con đường canh tân xứ sở, Phan Khôi nhận ra, chính là di sản Khổng giáo (Nho giáo) mà người xứ mình đã tiếp nhận và áp dụng ngót ngàn năm nay, đã ăn sâu vào cả cơ cấu chính trị lẫn cấu trúc xã hội, dân cư xứ mình. Vấn đề khắc phục di sản này, theo Phan Khôi, không phải là tìm cách xóa bỏ nó – sự xóa bỏ này, một cách nghịch lý, đã được thực hiện từng phần bởi chính nền cai trị thực dân của người Pháp – mà chính là nhận ra bản lai diện mục của Khổng giáo, đánh dấu để loại bỏ những nguyên lý và yếu tố đã lỗi thời, giữ lại một số ít yếu tố khả thủ, nhất là những yếu tố có vai trò trong bồi dưỡng giáo dục nhân cách.

Nhân kỷ niệm 130 năm sinh học giả Phan Khôi, thông qua hàng loạt bài viết đăng báo của ông, những năm 1917-1955,  nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sẽ trình bày và cùng cử tọa thảo luận về cách tiếp cận của nhà nho, nhà báo, học giả Phan Khôi đối với di sản Nho giáo.
VÀI NÉT VỀ  DIỄN GIẢ :  

LẠI NGUYÊN ÂN sinh 1945, quê Hà Nam.
Tháng 6/1968, tốt nghiệp ngành ngữ văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội.
Từ 1/1969 đến 12/1969 là cán bộ tư liệu Tạp chí Học Tập.
Từ 10/1970 đến 8/1977 là giáo viên văn hóa trường trung học Thương nghiệp (Bộ Nội thương).
Từ 1977 cho đến khi về hưu là biên tập viên sách văn học tại Nhà xuất bản Hội nhà văn.
2007 về hưu.
Là hội viên Hội nhà văn VN từ 1987.
Hiện hoạt động như nhà nghiên cứu độc lập.

Đã xuất bản trên 30 cuốn sách, gồm các loại:

A/ SÁCH PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC:
  • Văn học và phê bình (Nxb. Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1984)
  • Một thời đại mới trong văn học (sách viết chung của 5 tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử, Ngô Thảo, Vương Trí Nhàn; Nxb. Văn học, 1987, 1995)
  • Sống với văn học cùng thời (Nxb. Văn học, 1997; Nxb.Thanh niên, 2002)
  • Đọc lại người trước, đọc lại người xưa (Nxb. Hội nhà văn, 1998)
  • Mênh mông chật chội… (Nxb. Tri Thức, H.: 2009).

  • Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết ‘Giông tố’ (H.: Nxb. Tri Thức, 2007)
  • Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX (soạn chung, Nxb. Giáo dục: 1995, 1997, 1999 ; Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội: 2001; 2005)
  • Phê bình-Tiểu luận (Nxb. Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2010)
  • Là soạn giả phần văn học VN trong sách Tri thức bách khoa (Nxb. Văn hoá, 2000, 2001, 2002, 2003)
B/ CÁC SÁCH TƯ LIỆU SƯU TẦM VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM:
  • Nguyễn Minh Châu – con người và tác phẩm (soạn chung; Nxb. Tác phẩm mới, 1990)
  • Văn học 1975-1985 : tác phẩm và dư luận (soạn chung; Nxb. Hội nhà văn, 1997).
  • Vũ Trọng Phụng – tài năng và sự thật (Nxb. Hội nhà văn, 1992, 1997)
  • Thi sĩ Hồ Dzếnh (soạn chung; Nxb. Hội Nhà Văn, 1993)
  • Hồ Dzếnh, một hồn thơ đẹp (soạn chung; Nxb. Văn hoá thông tin, 2001)
  • Vũ Trọng Phụng – con người và tác phẩm (soạn chung, Nxb. Hội nhà văn, 1994)
  • Nhà văn Việt Nam : Chân dung tự hoạ (soạn chung; Nxb. Văn học, 1995)
  • Sưu tập trọn bộ “ Tiên phong” 1945-46 (soạn chung; 2 tập; Nxb. Hội nhà văn, 1996)
  • Sưu tập ‘Văn nghệ’ 1948-1954 (soạn chung, 7 tập; Nxb. Hội nhà văn, 1996-2006)
  • Lê Thanh (1913-44):Nghiên cứu và phê bình văn học (Nxb. Hội nhà văn, 2001)
  • Vũ Trọng Phụng (1912-39): Chống nạng lên đường (Nxb. Hội nhà văn, 2001, 2004)
  • Thơ mới 1932-1945 : tác giả & tác phẩm. (Nxb. Hội nhà văn, 1992, 1995, 1998, 2000, 2002, 2004
  • Trần Đình Hượu (1926-95): Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (Nxb. Đai học quốc gia Hà Nội, 2001, 2002)
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1928 (Nxb. Đà Nẵng, 2003).
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1929 (Nxb. Đà Nẵng, 2005).
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1930 (Nxb. Hội Nhà Văn, 2005).
  • Phan Khôi (1887-1959): Tác phẩm đăng báo 1931 (Nxb. Hội Nhà Văn, 2007).
  • Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn (Nxb. Hội Nhà Văn 2007).
  • Tác phẩm Hoàng Cầm, 3 quyển: Q 1: Thơ ; Q 2: Truyện thơ. Kịch; Q 3: Văn xuôi.(Nxb. Hội nhà văn và Trung tâm VH&NN Đông Tây, 2002-2003)
  • Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ “Việt Bắc” (Nxb. Văn hoá thông tin, 2005)
  • Vũ Bằng (1913-1984): Các tác phẩm mới tìm thấy (Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2010)
  • Phan Khôi (1887-1959):Tác phẩm đăng báo 1932 (Nxb. Tri Thức, Hà Nội, 2010)
C/ CÁC SÁCH DỊCH VÀ BIÊN DỊCH: 
  • Số phận của tiểu thuyết (dịch chung; Nxb. Tác phẩm mới, 1983)
  • Boris Sutchkof (1917-74): Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (dịch chung; 2 tập; Nxb. Tác phẩm mới, 1980,1981)
  • Mikhail M. Khrapchenko (1904-86): Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người (dịch chung; 2 tập; Nxb. Khoa học xã hội, 1984, 1985)
  • G.N. Pospelof (1899 -) chủ biên: Cơ sở lý luận văn học (dịch chung; 2 tập; Nxb. Giáo dục, 1985; 2000).
  • 150 thuật ngữ văn học (Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 1999, 2003, 2004)
  • Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX (dịch chung; Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2003)
  • Văn học hậu hiện đại thế giới. Những vấn đề lý thuyếtbiên dịch chung; Nxb. Hội nhà văn & Trung tâm VHNN Đông Tây, 2003)
  • Là soạn giả khoảng 100 mục từ lý luận văn học trong Từ điển văn họcbộ mới (Nxb. Thế giới, 2004                                                                

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: