Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Hồi ký Trần Trọng Kim : xung quanh xuất bản cũ, và mới gần đây


(Tư liệu trang Giao Blog)


Hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim đã được trang talawas của nhóm Phạm Thị Hoài chế bản điện tử (từ sách in trước 1975 ở miền Nam), rồi đưa lên, từ đó được đọc rộng rãi nhiều năm về trước.

Bây giờ, hồi kí của Trần Trọng Kim đã được xuất bản lại ở trong nước. Nhưng sau đó thì đã bị tuýt còi.

Sưu tầm một ít tư liệu xung quanh chuyện này.

Đầu tiên là một ít của Huy Đức - người mà gần đây cất công sưu khảo về Trần Trọng Kim, lần trước là ở đây (tháng 5/2017).




---

.

2. BBC Việt ngữ




Hồi ký 'Một Cơn Gió Bụi' của Trần Trọng Kim bị thu hồi

  • 27 tháng 6 2017
sàchBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionBản in lại Một Cơn Gió Bụi được phát hành đầu năm 2017
Tin cho hay bản in lại cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục) của học giả Trần Trọng Kim (1883-1953) vừa bị Cục Xuất bản, in và phát hành thu hồi vì "có nhiều chi tiết không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng" trong khi có ý kiến nói cuốn hồi ký có "giá trị lịch sử".
Cuốn hồi ký của học giả, thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim xuất bản năm 1949, tóm lược quãng đời làm chính trị của ông trong giai đoạn 1942 - 1948. Ông cũng là đồng tác giả bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư nổi tiếng đối với bao thế hệ học sinh Việt Nam.
Một Cơn Gió Bụi nói lên suy nghĩ của ông về các sự kiện xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam, Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất do Việt Minh phát động, theo bản in của Vĩnh Sơn tại Sài Gòn năm 1969.
Đầu năm 2017, Một Cơn Gió Bụi được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books in lại, và được cho là "có nhiều đoạn rất nhạy cảm đã bị nhà xuất bản biên tập".
Trang 75 bản Vĩnh Sơn 1969 có đoạn "Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người sau này có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Vể sau người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản". đoạn này đã bị cắt ở bản của Phương Nam in 2017 (trang 80), nhà báo Huy Đức dẫn lại trên mạng xã hội.
Cục Xuất bản, In và Phát hành cho rằng cuốn sách này bị thu hồi vì "có nhiều chi tiết, đánh giá không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng," theo báo Tuổi Trẻ hôm 26/6.
Hôm 27/6, BBC liên hệ ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nhưng không nghe điện thoại.
Trần Trọng Kim 'là một sử gia uyên bác'
Cùng ngày, nhà văn Lê Thiếu Nhơn trả lời BBC từ TP. Hồ Chí Minh: "Nếu cuốn Một Cơn Gió Bụi có vấn đề buộc phải thu hồi, tôi cho rằng chủ yếu nằm ở chương 7, nếu sách in nguyên văn bản gốc từng xuất bản ở Sài Gòn năm 1969."
"Đó là chương 'Tôn chỉ và hành động của đảng Cộng sản."
"Thực ra, để đánh giá một cuốn sách thì phải xét thể loại của nó."
"Cuốn này của học giả Trần Trọng Kim là sách văn học, chứ không phải lịch sử."
"Nhất là khi tác giả đã gọi là 'hồi ký' thì nó được viết theo độ lùi của ký ức, phải chấp nhận những khoảng mờ quên - nhớ của tác giả."
sáchBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionMột bản in Một Cơn Gió Bụi trước 1975
'Nhạy cảm'
Ông Nhơn nói thêm: "Tôi cho rằng, tùy hoàn cảnh xã hội, nhà xuất bản có thể bỏ những đoạn mà họ cho là 'nhạy cảm', nhưng phải sòng phẳng và chú thích rõ ràng khi sách ra."
"Ví dụ, bỏ một chương hay một số trang thì phải nói rõ trong 'Lời nói đầu', chứ không thể im lặng khiến độc giả nghĩ là mình đang đọc đúng như bản gốc."
"Đó là sự minh bạch về mặt văn bản."
"Theo tôi, để tránh tình trạng sách phát hành rồi thu hồi, cần có cách quản lý cụ thể hơn."
"Chẳng hạn, với những sách trước 1975, Cục Xuất bản có thể yêu cầu các nhà xuất bản thành lập hội đồng thẩm định gồm những chuyên gia uy tín, trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép."
"Ứng xử mạch lạc như thế thì tránh tình trạng làm phiền lẫn nhau khi nhà xuất bản đã phát hành sách, mà Cục lại thu hồi bằng cách giải thích riêng."
"Chính hội đồng thẩm định sẽ đảm bảo cho giá trị cuốn sách trước người đọc và trước cơ quan quản lý."
Bởi lẽ, không phải biên tập viên nào của nhà xuất bản cũng đủ trình độ để thẩm định một cuốn sách đã có độ lùi lịch sử, hoặc tác giả có vướng mắc quá khứ."
Cũng trong hôm 27/6, Giáo sư Vũ Dương Ninh nói với BBC từ Hà Nội: "Từ góc độ nhà nghiên cứu, tôi cho rằng cuốn cuốn Một Cơn Gió Bụi có giá trị lịch sử vì nó nói người thực, việc thực để chúng tôi có nhìn nhận, đánh giá về giai đoạn đó."
"Còn về góc độ văn học cho công chúng, tôi nghĩ ở thời điểm này thì xuất bản cuốn sách đó ở Việt Nam có lẽ không phù hợp."
Trong khi kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng "cuốn Một Cơn Gió Bụi cho thấy cái 'nhân huân chính trị' của Trần Trọng Kim, cựu Trung tá Việt Nam Cộng hòa Bùi Quyền, cháu của cố Thủ tướng Trần Trọng Kim lại khẳng định "Ông bác tôi là một nhà giáo dục, một nhà văn hóa nhưng nếu nói bác tôi là một chính trị gia thì tôi không tin," và cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa Bùi Diễm, người cũng gọi ông Trần Trọng Kim bằng bác thì dè dặt "nếu nói ông là một chính trị gia thì chỉ có một từ để gọi cho đúng, đó là một chính trị gia bất đắc dĩ," theo báo Người Việt.
Báo này dẫn lời ông Bùi Diễm:
"Dù trong cuốn sách bác tôi có viết chế độ Cộng Sản là như thế nào, nhưng thực tế là ông cũng không biết rõ sự mưu mô xảo quyệt của người Cộng Sản. Cho nên sau khi đã thôi không làm thủ tướng, ông về ở Vĩ Dạ, tôi ở với ông vài ngày, thì nghe ông nói một câu thế này 'Người ta nghe nói Việt Minh được Mỹ ủng hộ thì không biết có đúng hay không. Nhưng mà nếu được Mỹ ủng hộ thì tôi xin nhường hết cả chứ việc chi mà họ phải cướp chính quyền! Cướp làm gì? Tôi nhường mà, có gì mà phải cướp.'"
Đế quốc Việt Nam là tên chính thức của một chính phủ tồn tại 5 tháng trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945).
Đế quốc Việt Nam được Đế quốc Nhật Bản hậu thuẫn sau khi triều đình Nhà Nguyễn tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước Patenôtre.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40414255



1. Huy Đức viết vào tháng 6/2017, từ Fb

"

Truong Huy Sanさんが写真3件を追加しました。

Lý do chính để Cục xuất bản ra lệnh thu hồi Một Cơn Gió Bụi của học giả Trần Trọng Kim là vì "cuốn sách có nhiều chi tiết, đánh giá không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng". Một cơn gió bụi (Kiến văn lục) là cuốn hồi ký của học giả Trần Trọng Kim (1882-1953), từng được NXB Vĩnh Sơn phát hành năm 1969. Đầu năm 2017 sách được NXB Hội nhà văn và Phương Nam Books phát hành.
Sự thật lịch sử là một khối đa diện, không ai có thể tiếp cận hết mọi tiết diện. Nếu sách có những chi tiết "không phù hợp, không khách quan hoặc chưa được kiểm chứng" thì hãy để các nhà sử học khác kiểm chứng, chỉ ra cái sai. Điều quan trọng là những gì cụ Trần Trọng Kim viết trong Một Cơn Gió Bụi đã phải là sự thật hay chưa. Nếu đã là sự thật thì nó luôn phù hợp ở mọi thời đại, chế độ nào thấy một sự thật không phù hợp với mình thì chế độ đó... không phù hợp với thời đại nào của loài người cả.
PS: Tôi cực lực phê phán việc biên tập sách nhưng tôi cũng khuyến cáo Cục Xuất bản rằng, lệnh cấm này sẽ khiến người đọc trẻ tìm tới bản in không bị kiểm duyệt của NXB Vĩnh Sơn, bản in mà trong đó có nhiều đoạn rất nhạy cảm đã bị NXB Hội Nhà Văn biên tập. Ví dụ: Trang 75 bản Vĩnh Sơn 1969 có đoạn "Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên Đỗ Thị Lạc là người sau này có đứa con gái với Hồ Chí Minh. Vể sau người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản". đoạn này đã bị cắt ở bản Phương Nam in 2017 (trang 80).


Trang 75, Bản in của NXB Vĩnh Sơn. Chuyện bà Lạc thì có thể nên được đánh giá lại tính xác thực vì nó là chuyện "thâm cung" của Việt Minh, cụ Kim khó có khả năng kiểm chứng.

Trang 80, bản in của NXB Hội Nhà Văn.



"

https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1329028600465651

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: