Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Hơn 600 người phục vụ 13 km đường sắt, chuyện thật như đùa!


23/02/2017, Nếu như mức trung bình làm 1km tàu điện của thế giới chỉ là 20-30 triệu USD, thì tuyến Cát Linh – Hà Đông này là 70 triệu USD, chưa kể nói đến sử dụng công nghệ lạc hậu, vận hành “thủ công”. Chưa biết loại hình vận tải này vận hành ra sao, có an toàn không ? Chỉ tính riêng hiệu quả kinh tế của tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông đã là một điểm trừ to tướng. 600 người cho 13km đường? Con số không thể tin nổi. Ai sẽ đứng ra trả lời cho người dân về vấn đề này?

1 km đường sắt trên cao cần hơn 50 nhân viên, thật quá lãng phí.
Vậy là sau nhiều năm “lỡ hẹn”, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chuẩn bị bước vào vận hành trong sự háo hức, mong chờ của người dân. Thế nhưng, theo thông tin vừa được Ban Quản lý dự án này tiết lộ, sẽ cần đến 600 người để vận hành 13km đường này và toàn bộ kinh phí đào tạo cho 600 người này đều nằm trong kinh phí dự án.

Tôi đọc thông tin này mà ngỡ như đang đọc một câu chuyện đùa. 600 người cho một tuyến đường dài 13 cây số, như vậy là khoảng 50 người cho 1km đường sắt tuyến Cát Linh- Hà Đông. Họ sẽ làm gì ở đó?

Thử hình dung với quãng đường dài như thế, từng ấy con người đứng dàn hàng thôi, chưa cần phải làm gì thì có lẽ chiều dài của dòng người cũng đã phủ suốt quãng đường rồi.

Ông Vũ Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết: “Khối nhân sự này gồm lái tàu, nhân viên trung tâm điều độ, nhân viên trung tâm ga, sửa chữa tàu, ga, đường ray… Các lái tàu, nhân viên kỹ thuật… được đưa sang Trung Quốc để đào tạo từ năm 2015”. Theo đó, trong số 200 người được cử sang Trung Quốc đào tạo, chỉ có 37 lái tàu.

Như vậy, ngoài 37 lái tàu, hơn 160 người còn lại được đưa sang Trung Quốc sẽ học gì? Tất cả đều là nhân viên kỹ thuật ư? Cần hơn 12 nhân viên kỹ thuật cho 1 km đường sắt trên cao vận hành? Một tuyến đường sắt 13 km đã cần bấy nhiêu nhân lực, nếu vận hành tất cả 8 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội với tổng chiều dài gần 300km, con số này sẽ khủng khiếp thế nào? Vài ngàn ư? Quá ít, hơn 10 nghìn nhân viên vận hành là ít. Quả thật chỉ có ở Việt Nam.

Nhìn sang các dịch vụ giao thông công cộng ở nước bạn như Singapore, Thái Lan, Malaysia… để làm cơ sở so sánh. Những tuyến đường sắt trên không, tàu điện ngầm ở nước ngoài hầu như đã được tự động hóa hoàn toàn, vắng tanh không có bóng người soát vé, hoặc chỉ có 2-3 nhân viên kiểm soát là cao. Công nghệ tự động hóa này không mới được các nước áp dụng ngày một ngày hai mà đã rất nhiều năm.

Vậy tại sao chúng ta đi sau các nước lâu như thế mà lại chọn một công nghệ tiêu tốn nhiều nhân lực đến vậy? Tại sao để vận hành 13km đường sắt mà cần tới 600 người? Họ sẽ làm gì? Bán vé? Soát vé bằng tay? Điều khiển bảng tín hiệu bằng tay? Thổi còi toe toe đuổi bắt hàng rong ở sân ga? Hay là nói cho vui, chắc ngành đường sắt lo xa, các bác đang đề phòng trường hợp tàu Trung Quốc, công nghệ Trung Quốc thì vận hành thế nào cũng có lúc tàu chết máy, phải chuẩn bị sẵn đội quân cứu hộ hùng hậu để mà đẩy tàu về bến, chả nhẽ cứ để tàu nằm lù lù giữa đường?

Người dân đã mong chờ biết bao nhiêu ngày tháng để có một tuyến đường sắt trên không hiện đại đầu tiên tại Thủ đô, giải quyết nhu cầu đi lại của người dân. Ấy thế mà, đổi lấy sự chờ mong từ năm này sang năm nọ, người dân đã biết bao nhiêu lần thót tim khi nghe Ban quản lý thông báo cái tuyến đường sắt ấy chỉ “điều chỉnh một tý thôi” đã mất hơn 300 triệu đô, tức là tương đương hơn 7.000 tỷ đồng; bao nhiêu lần rơi vào sợ hãi khi chưa thấy hiện đại đâu, chỉ thấy sắt thép công trình rơi xuống đầu dân, tai nạn thi công xảy ra như cơm bữa, đường sắt thì quanh co “uốn lượn” như rồng; nay lại thêm thông tin chỉ có 13km đường sắt mà phải tới 600 người mới vận hành nổi. Vậy thì khi nó đi vào hoạt động, chỉ tính riêng tiền lương trả cho ngần ấy người đã tốn kém biết là bao nhiêu?


Sử dụng thầu Trung Quốc, nhân công và vật liệu đến từ Trung Quốc, công nghệ lạc hậu nên việc thi công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông thường xuyên gặp sự cố sập sàn, chết người là không thể tránh khỏi

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đến giờ vẫn chưa đi vào khai thác do chậm tiến độ 2-3 năm trời, mức đội giá thành được xếp vào “hàng khủng” và đã được các chuyên gia bình luận là “quá đắt đỏ”. Nếu như mức trung bình làm 1km tàu điện của thế giới chỉ là 20-30 triệu USD, thì tuyến Cát Linh – Hà Đông này là 70 triệu USD, chưa kể nói đến sử dụng công nghệ lạc hậu, vận hành “thủ công”.

Chưa biết loại hình vận tải này vận hành ra sao, có an toàn không khi toàn bộ công nghệ, trang thiết bị, nhân sự đều đến từ Trung Quốc? Chỉ tính riêng hiệu quả kinh tế của tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông đã là một điểm trừ to tướng. 600 người cho 13km đường? Con số không thể tin nổi. Ai sẽ đứng ra trả lời cho người dân về vấn đề này?

http://trandaiquang.org/hon-600-nguoi-phuc-vu-13-km-duong-sat-chuyen-that-nhu-dua.html

Bạn đọc Minh Anh

600 người vận hành 13km đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Trong số nhân lực đào tạo ở Trung Quốc có 37 lái tàu. Các lái tàu này đều đảm bảo các tiêu chuẩn điều kiện lái tàu theo quy định của Việt Nam và phía Trung Quốc… Ngày 22-2, ông Vũ Hồng Phương,...


Vì sao Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông “đội” vốn, “lụt” tiến độ?
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) bị “lụt” tiến độ vận hành và vừa phải vay thêm vốn của Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường...



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: