Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Thư để lại” của một kẻ bị tử hình ở Trung Quốc


Dương Danh Dy (Giới thiệu) - Văn Cường nguyên Giám đốc Sở Tư pháp, nguyên Phó Giám đốc Sở Công an thành phố Trùng Khánh do phạm tội tham ô (nhận hối lộ hơn 12 triệu NDT, không thuyết minh được số tài sản trị giá hơn 10 triệu NDT..) hủ hóa, bao che cho bọn mafia.. đã bị toà án thành phố này tuyên án tử hình ngày 7/7/2010. Trước khi chết hắn đã để lại bức thư, xin lược dịch giới thiệu.

“Ta sống không nổi mấy ngày nữa đâu. Ta không ngờ lại bị phán tử hình, nhưng đã đến bước đó thì kháng cáo lên trên cũng chẳng có kết quả gì. Ta đây, cả cuộc đời làm công an, đã xử rất nhiều vụ án lớn, đã giết rất nhiều người, trước đây đã từng lo rằng sẽ có một ngày sẽ chết trong tay người nhà một số kẻ bị mình xử tử hình, không ngờ cuối cùng lại bị chết trong tay người của mình…

Thế nhưng, ta đã nghĩ ra, những sự việc mà ta tham dự và biết được quá nhiều, nếu ta không chết sẽ có rất nhiều kẻ ăn không ngon ngủ không yên. Không giết ta, hậu hoạn lớn vô cùng, ta chết sẽ có lợi cho bọn chúng… Vì vậy có mấy câu muốn nói rõ trước khi đi xa.

Nói ta tham ô bao nhiêu tiền, chơi bao nhiêu con gái. Ta không phủ nhận điều đó. Nhưng điều ta muốn nói là, điều đó đáng trách ta nhưng cũng không đáng trách ta, tất nhiên trách nhiệm của ta là lớn hơn. Bất kể là ai nếu đặt vào vị trí của ta đều sẽ tham ô nhiều như vậy, chơi gái nhiều như vậy, thậm chí còn nhiều hơn. Có một số nữ học sinh, ta không chơi thì người khác cũng sẽ chơi. 

Nói Văn Cường ta đây cưỡng hiếp, ta mà lại phải cưỡng hiếp à?...Ai chẳng biết cán bộ hiện nay nếu không tham ô, không háo sắc thì ai dám tin, dám trọng dụng anh? Dù anh làm việc có tốt đi nữa cũng chẳng có ích gì! Loại cán bộ giống như ta, trong cả nước nếu không nói là mấy triệu thì chí ít cũng phải tới mấy chục vạn người. Chỉ bêu xấu rồi giết một mình Văn Cường, thì giải quyết được cái gì?

Điều ta muốn nói nữa là, con đường ta đi từ một anh cảnh sát nhỏ bé tại huyện Ba rồi lên tới chức Phó Giám đốc Sở Công an một thành phố trực thuộc trung ương, không phải là chỉ bằng con đường tham ô… Đối với ta trước tiên là công việc sau mới đến tham ô.. Ai cho ta cái quyền muốn làm gì thì làm ở Trùng Khánh? Nhiều người biết rõ một số việc ta đã làm nhưng lại giả bộ là không biết? Đã không muốn để ta sống thì ta sẽ nói hết mọi điều ra: ta tham không chỉ có số tiền đến thế! Vậy số còn lại đi đâu? Tất nhiên là đến nhà người ta, có việc ta nhờ người làm, có một số việc tự ta làm. Nhờ người khác làm không có tiền có được không?. Những người lấy tiền của ta cũng như những người đưa tiền cho ta hiện nay đang hướng dẫn quần chúng tham quan những trưng bầy chứng tích tham ô của ta. Ta không phủ nhận tính chân thực của các chứng tích đó, nhưng nếu các người tới nhà những kẻ đó xem xét sẽ thấy chút quà bẩn thỉu mà ta nhận thật đáng thương.

Văn Cường ta cũng là người có học… Trước đây ở Trung Quốc, đã có rất nhiều người vỗ tay khen ngợi việc chặt đầu bọn tham nhũng. Thế nhưng sau những cái vỗ tay khoái chí đó mọi việc vẫn như cũ. Mấy trăm năm qua Trung Quốc có thay đổi không? Ta thấy chẳng thay đổi gì cả. Giết ta chẳng qua là bịt được mồm một mình ta, nhưng liệu có bịt được nguồn gốc hủ bại không? Hôm qua trên đường phố Trùng Khánh có rất nhiều người đốt pháo. Ta không biết ba năm sau liệu bọn họ lại có phải đốt pháo nữa hay không? Sợ rằng đến lúc đó những người đã bán đứng ta sẽ lại ca ngợi ta và dân chúng không rõ chân tướng lúc này sẽ thấy Văn Cường cũng có chỗ tốt đấy chứ. Khi ta làm Phó Giám đốc công an Trùng Khánh tỷ lệ phạm tội có cao nhưng so với mấy thành phố lớn khác, Trùng Khánh tốt hơn nhiều…

… Biến ta thành người như thế này là do chính xã hội, chính chế độ này. Ta nói như vậy không phải là muốn đẩy hết trách nhiệm cho người khác. Nếu như năm đó ta không rời huyện Ba, yên tâm làm một anh cảnh sát bình thường ở đó thì hôm nay ta không phải như thế này.

Tham công danh lợi lộc là sai lầm lớn nhất đời ta. Sau khi ta chết con cháu không lấy họ Văn nữa mà đổi thành họ khác, và con cháu các đời từ nay trở đi đừng theo nghiệp chính quyền, đừng làm quan, hãy xa lánh công danh lợi lộc.

Bình thường, bình yên mới là phúc.”

Dương Danh Dy(gt)

(Văn Hóa Nghệ An)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

7 TRUYỆN CỰC NGẮN [chuyên đề TRUYỆN CỰC NGẮN]


Nhà thơ

Dẫn các chữ cái vào sâu trong giấc mơ. Hoang vu. Thăm thẳm. Tối tăm.
Các chữ cái nói: “Chúng cháu sợ lắm, sợ lắm...” Và chúng bắt đầu khóc.
Nhà thơ mếu máo: “Các bé sợ à? Ta còn sợ hơn các bé nữa cơ, vì lát nữa ta quay về chỉ còn có một mình.”


Ở trại viết

Cứ 6 giờ tối lại có một cánh tay vẫy vẫy ở cửa sổ phòng của nhà thơ. Nhà thơ thấy vậy liền đi ra đó.
Một cơn gió.
Ngày hôm sau nhà thơ mất tích.
Ngày hôm sau nữa có hai cái tay vẫy vẫy ở cửa sổ.
Ngày hôm sau nữa có ba cái tay vẫy vẫy ở cửa sổ.
Ngày hôm sau nữa…
Từ đó không có ai dám vào phòng đó để làm thơ nữa.
Sau này người ta biết rằng các nhà thơ xứ ấy rất sợ ma. Mà ma quỷ và quỷ ma thì xứ ấy nhiều vô cùng. Ma đói, ma tham, ma hèn, ma bẩn, ma đạo đức giả, ma công an.
Và cả những ma già không còn làm ma được vẫn cố làm ma…


Nhà thơ có những giấc mơ kỳ lạ

“Ông có chắc rằng đó chỉ là một giấc mơ?”
Giấc mơ ấy như thế này:
Cứ vào nửa đêm, nhà thơ thấy một người giống hệt ông, đang bám vào trần nhà như con thằn lằn. Người ấy ngoái xuống nhìn ông và nói: “Có vẻ ông đã sống trên đời này quá lâu rồi phải không? Ông muốn đổi chỗ với tôi chứ?”
Nhà thơ biết mình thừa sức đu bám còn hơn thằn lằn, nhưng ông không đổi chỗ. Vì ông không bao giờ chịu già. Ông nghe người ta nói nhà thơ không có tuổi, nên ông đã ngồi lì trên ghế nhà thơ quá mấy nhiệm kỳ. Tuy vậy, ông cũng đi mua bảo hiểm y tế khám bệnh để được giảm giá.
Khi bác sĩ hỏi “Ông có chắc rằng đó chỉ là một giấc mơ?”, thì con thằn lằn của ông đã biến mất. Ông vén râu tóc của mình lên và ngạc nhiên như trẻ thơ: “Giấc mơ nào cơ?”
Và ông vẫn là nhà thơ, đu bám còn hơn cả thằn lằn, mãi mãi…


Ðường mòn của giấc mơ...

Trong giấc mơ của con mèo, những bộ xương cá nằm há hốc vì khát và nóng. Rồi những bộ xương cá nhanh chóng xoè vây ra, nhảy xuống sông bơi cho mát. Khi bơi đến giữa dòng sông, những bộ xương cá mệt mỏi và kiệt sức, trôi dạt vào một ngân hàng dưới âm phủ. Ngân hàng phải mất 9000 tỷ cái xương để tạo hình hài, giúp chúng sống lại.
Những tia nắng lấp lánh lên những viên đá cuội dưới đáy sông, làm mí mắt con mèo khép lại. Nó ngủ. Nó co giật trong giấc ngủ của mình vì ánh sáng phản chiếu quá gay gắt làm nó không chịu nổi.
Từng phút, từng phút một, những bộ xương cá bị mục nát đi.
Và 9000 tỷ cái xương cũng mất theo giấc mơ thích bóng tối của một con mèo nói mà không làm, y như tuyên huấn.


Ông luật sư...

Nhà thơ đến gặp ông luật sư và đưa cho ông ta những chứng cứ đã in ra giấy. Ông luật sư nhanh chóng xé bỏ tất cả và ngồi viết lại. Sau đó ông ta đặt những chứng cứ mới lên bàn. Vì dáng người to cao của ông ta che khuất mọi thứ nên nhà thơ không thể nhìn thấy các chứng cứ mới.
Ông luật sư nói:
“Nó quá tốt, y như thật.”
Nhà thơ trả lời:
“Chắc chắn rồi.”
Vừa lúc đó ông luật sư bật đèn. Và trong ánh sáng, nhà thơ phát hiện ra ông ta chính là gã nhà thơ rách nát gần nhà, không phải là luật sư...


Con ngựa

Nó chớp mắt và lúc lắc cái đầu liên tục, nhưng không thể thoát khỏi đám ruồi bâu vào mắt nó để nhâm nhi nước mắt của nó. Nó không còn cách nào ngoài việc để chảy nước mắt chảy ra với hy vọng cuốn trôi đám ruồi.
Ban đêm, dây cương được gỡ bỏ, và những con ruồi cũng biến mất vào bóng tối. Chẳng còn những con ruồi bâu vào để ăn nước mắt, không biết vì sao con ngựa vẫn khóc. Khóc như một nhà thơ.


Người đi bán arsenic...

Trong ngôi chợ Nước Mắm, có một người đi bán arsenic. Người ấy reo vang như tiếng chuông, để rao hàng. Người lớn im nhìn, còn trẻ con chạy theo, reo hò và lén ném những viên sỏi nhỏ vào anh ta. Khi anh ta quay lại nhìn thì chúng ù té chạy, cười nắc nẻ.
“Tôi không bán arsenic, vì cũng chẳng ai biết mà mua. Tôi bán thông tin...”
“Thế là bán báo à?”
“Không phải. Tôi bán chữ. O tròn như quả trứng gà...”
“Mua nhiều thì có giảm giá không?”
“Bán chữ à? Mà chúng tôi đang tìm mua nước mắm.”
Một người cầm tờ báo từ đâu chạy lại, nói với anh ta:
“Như quả trứng à? Thế thì cầm lấy và gói lại cẩn thận nhé.”
Thế là anh ta đổ cả chai nước mắm vào tờ báo và gói lại, cẩn thận như lời khuyên.

LVT 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Trump thúc công ty Apple rút khỏi Việt Nam


Tổng thống đắc cử của Mỹ không muốn tập đoàn Apple tiếp tục sản xuất sản phẩm ở Việt Nam, mà thay vào đó, chuyển về Hoa Kỳ, đã gây nhiều phản ứng trái chiều ở trong nước. Ông Donald Trump mới đây đã nói với ông Tim Cook, Tổng giám đốc điều hành của Apple, rằng ông muốn tập đoàn sản xuất iPhone lập nhà máy ngay tại Hoa Kỳ.

Điện thoại iPhone được trưng bày tại trụ sở 
của Apple ở Cupertino, California, 21/3/2016.
Tổng thống tân cử tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với tờ the New York Times hôm 23/11 rằng ông sẽ đưa ra các chính sách về thuế có lợi để Apple “xây một hoặc nhiều nhà máy lớn ở Mỹ” thay vì sản xuất sản phẩm ở các nước như Trung Quốc hay Việt Nam.

Tiến sĩ Ngô Trí Long, cựu viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng quan điểm của ông Trump “có tính chất chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ”, và điều đó sẽ khiến thế giới và Việt Nam “chịu thiệt thòi”.

Về tuyên bố muốn rút việc sản xuất linh kiện sản phẩm của Apple khỏi Việt Nam, chuyên gia kinh tế độc lập này nói thêm:

“Ít nhất bản thân ông ấy cũng sẽ bị ảnh hưởng vì khi đưa về, tiền lương, tiền công ở bên đấy rất là cao, mà khi tiền lương, tiền công cao thì chi phí giá thành đội lên rất là lớn. Mỹ liệu có khả năng chịu đựng được hay không. Nếu lao động, nhân công rẻ thì chắc chắn nó sẽ tốt hơn, chi phí thấp hơn mà chi phí thấp hơn thì Mỹ được hưởng lợi”.

Nhiều tờ báo ở trong nước cũng đồng loạt đưa ra nhiều bình luận về tuyên bố của ông Trump. Tờ Người Đưa Tin viết rằng “ông Trump tung chiêu dụ Apple bỏ Trung Quốc, Việt Nam để về Mỹ”.

Tờ này viết tiếp: “Bất kỳ chính sách ưu đãi như thế nào đi chăng nữa thì để sản xuất một sản phẩm tại một quốc gia có chi phí nhân công cao như Mỹ, giá iPhone sản xuất tại Mỹ có thể tăng gấp đôi so với giá hiện tại, điều mà Apple chắc chắn không muốn”.

Báo chí trong nước trích dữ liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết rằng công ty Apple đã lập chi nhánh tại Việt Nam cuối năm ngoái với vốn điều lệ 15 tỷ đồng.

Trước những phát ngôn ít ỏi liên quan tới Việt Nam, ông Long cho VOA Việt Ngữ biết thêm rằng các kinh tế gia ở trong nước vẫn đang theo dõi mọi động thái của ông Trump để đoán định xem chính sách đối với Việt Nam của ông Trump trong tương lai ra sao.

Tiến sỹ kinh tế này nói thêm:

“So với ông Obama thì ông này tính cách hoàn toàn khác. Người ta cũng có suy nghĩ rằng với tính cách thất thường thì đường lối của ông ấy như thế nào cũng chưa rõ. Người ta cũng đang chờ đợi. Chính kiến Việt Nam thực sự mà đánh giá cụ thể ông như thế nào thì cũng chưa có ai có quan điểm, nhưng tất nhiên là cũng sẽ khó khăn hơn thời ông Obama”.

Dù theo đánh giá của các nhà quan sát, hiện vẫn chưa rõ chính sách của ông Trump đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, phát biểu tại một cơ quan nghiên cứu về chính sách công ở thủ đô Washington DC mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh bày tỏ lạc quan rằng mối quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

Quan chức ngoại giao hàng đầu của Việt Nam ở thủ đô Washington nói thêm rằng Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với tân chính quyền Mỹ để củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện một cách thực tiễn, lâu dài và bền vững.

Việt Nam sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, APEC, vào năm sau và theo ông Vinh, Hà Nội hy vọng rằng Tổng thống đắc cử Trump sẽ tới thăm Việt Nam và tham dự sự kiện này.

(VOA)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng hỏi khó nhau đồng chí Ku Búa nha:

Dân ngu tại ai?
Sau sự kiện ông kia chết tôi mới biết rằng dân mình còn rất ngu. Dân Việt Nam rất ngu, khỏi nói. Vì ngu nên nhiều bạn nói rằng không xứng đáng để được quyền lựa chọn lãnh đạo, không xứng đáng để được tự do, không xứng đáng để tự chủ. Vì dân ngu mà có tự do thì là một đám đông ngu đần độn. Tôi đồng ý là dân rất ngu. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi vì sao dân ngu không? Chứ nói ngu thôi thì làm sao được. Sau đây là những câu hỏi tôi muốn các bạn đọc rồi tự trả lời.
- Trong nước không có tự do ngôn luận. Dân ngu tại ai?
- Chính phủ nắm hết quyền xuất bản báo chí. Dân ngu tại ai?
- Muốn xuất bản sách phải bị kiểm duyệt. Dân ngu tại ai?
- In sách chính thức có thể bị phạt tù theo luật hình sự. Dân ngu tại ai?
- Cơ quan chức năng có thể cấm xuất bản hoặc cấm tái in ấn vì bất cứ lý do nào. Dân ngu tại ai?

- Học sinh nghèo nhập cư từ vùng quê vô thành phố, muốn đi học nhưng không có tiền làm tạm trú. Dân ngu tại ai?

- Học trong trường không đi học thêm sẽ bị thầy cô dìm. Dân ngu tại ai?

- Học sinh không được phát biểu tự do, phải làm theo chương trình, không được phản biện. Dân ngu tại ai?

- Sinh viên phải học chính trị Marx-Lenin mà chẳng hiểu vì sao phải học. Dân ngu tại ai?

- Ai mà mở miệng nói chuyện chính trị sẽ bị cáo buộc là phản động. Dân ngu tại ai?

- Dân muốn lên mạng đọc tin trái chiều, nhưng BBC/RFA/VOA bị chặn. Dân ngu tại ai?

- Mấy trang blog về chính trị trái chiều cũng bị chặn. Dân ngu tại ai?

- Sử dụng quyền tự do để nói xấu chính phủ có thể bị bỏ tù. Dân ngu tại ai?

- Dân nghèo không được đi học, muốn đi học nhưng quá nghèo. Dân ngu tại ai?

- Muốn mở hớp học tự túc phải xin giấy phép và lót tiền. Dân ngu tại ai?

- Báo chí thì đầy mấy tin gái gú, mông vú, ngoại tình đâm chém. Dân ngu tại ai?

- Báo chính thống đăng bài trên Facebook nhưng không cho độc giả phản biện. Dân ngu tại ai?

- Dân muốn khôn nhưng chính sách luôn muốn dân ngu. Vậy dân ngu tại ai?

Giờ tôi hỏi lại. “Dân ngu tại ai?”

Ku Búa
(@ Café Ku Búa)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao quan chức đương nhiệm thì khỏe, bị sờ gáy thì đổ bệnh?


Lê Đình Dũng 

MTG - Cử tri hỏi Thường trực Ban Bí thư và đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng rằng ông Vũ Đình Duy đi chữa bệnh về chưa? Tại sao các quan chức đương nhiệm thì khỏe mạnh, khi bị sờ gáy lại đều đổ bệnh.

Sáng 30.11, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cùng các đại biểu quốc hội đã có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Hải Châu 2 (quận Hải Châu, Đà Nẵng). Đoàn đại biểu đã nhận được nhiều câu hỏi về tham nhũng, tổ chức cán bộ.

Cử tri Nguyễn Quang Thanh (phường Thuận Phước, Q.Hải Châu) bức xúc vì liên tiếp nhiều vụ gây thất thoát tài sản nhà nước bị phanh phui nhưng các cán bộ sai phạm lại biến mất.

“Ông Trịnh Xuân Thanh trước khi xảy ra sự việc thì vẫn ở nhà, khi khởi tố thì đã biến mất. Theo luật những người liên quan vụ việc đang điều tra không được đi khỏi nơi cư trú, nhưng vẫn trốn được. Vụ này chắc chắn có sự tiếp tay”.

“Ông Vũ Đình Duy đi chữa bệnh về chưa?”, ông Thanh hỏi và bày tỏ băn khoăn khi nhiều cán bộ bỗng nhiên đổ bệnh khi bị Ủy ban Kiểm tra "sờ gáy", trong khi lúc đương chức hoàn toàn khỏe mạnh.

“Việc này khiến nhân dân mất niềm tin. Tôi đề nghị Quốc hội xem xét kỹ vì những việc này gây trở ngại cho cơ quan điều tra. Cán bộ nào ở Hà Nội có vấn đề sức khỏe cần đưa vào Hà Nội, Huế… giám định sức khỏe”, ông Nguyễn Quang Thanh đề nghị.

Còn cử tri Phạm Xuân Thạnh (Q.Hải Châu) đề nghị xem xét, kiểm điểm kỹ trách nhiệm các bộ ngành có lùm xùm về công tác tổ chức cán bộ. Các vụ việc điển hình ở Bộ Công Thương, Sở LĐ-TB-XH Hải Dương, ông Vũ Huy Hoàng…

Cử tri Đà Nẵng cũng băn khoăn trước thông tin ngành điện mỗi ngày trả nợ ngân hàng 1,5 triệu đô thì lấy tiền ở đâu, có phải tiền dân không. Ngoài ra, cử tri cũng yêu cầu công bố kết quả kiểm tra trách nhiệm ông Võ Kim Cự liên quan sự cố Formosa.

Trả lời những chất vấn của cử tri, ông Đinh Thế Huynh cho rằng Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất kiên quyết, kiên trì công tác chống tham nhũng, trước hết là xây dựng hệ thống pháp luật.

“Cần đẩy mạnh việc phát hiện, xử lý nghiêm minh nạn tham nhũng. Thời gian qua chúng ta đã chỉ đạo xử lý những vụ lớn, nay đang tiếp tục chỉ đạo”, ông Huynh cho biết.

Ông Huynh khẳng định lực lượng thanh tra, kiểm tra đang từng bước làm rõ những vụ việc ở Bộ Công Thương, Sở LĐ-TB-XH Hải Dương hay vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy.

“Chính phủ đã từng nêu kiên quyết không dùng ngân sách trả nợ cho doanh nghiệp, cho dù đó là doanh nghiệp nhà nước. Nếu thua lỗ thì có thể giải thể, bán và làm rõ trách nhiệm”, ông Huynh khẳng định với cử tri trước lo ngại dân phải cõng nợ thay cho EVN.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc


Tác giả:  Vân Hồng (theo Health/TT)
——————-
 
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc

Theo chuyên gia Đông y, vỗ tay là bài tập vô cùng đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Duy trì hàng ngày theo hướng dẫn này có thể hỗ trợ chữa rất nhiều loại bệnh.

Đông y quan niệm rằng, bàn tay là hình ảnh thu nhỏ của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nhiều loại bệnh tật phát sinh trong nội tạng có thể được loại bỏ và tự biến mất nếu chúng ta tác động đến các huyệt vị trên bàn tay một cách có chủ ý.

Đặc biệt các bệnh liên quan đến nội tạng, tê phù, đau tim, viêm phổi, các bệnh về mắt sẽ được cải thiện rất nhiều chỉ bằng cách vỗ tay 36 cái mỗi ngày theo hướng dẫn sau đây.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 1.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 1.
Các huyệt vị trên bàn tay kết nối với nội tạng một cách mật thiết (Ảnh minh họa)
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 2.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 3.
Các khóa học và luyện tập phương pháp “Sức khỏe xanh” ngày càng phổ biến (Ảnh minh họa)
Cách thực hiện:
Vỗ 36 lần/động tác như mô tả trên hình ảnh vào thời gian bất kỳ trong ngày. Tiện nhất là làm vào buổi trước khi ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy.
1. Chữa các bệnh trên khuôn mặt như mờ mắt, viêm mũi, đau răng, phòng chống cảm lạnh.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 4.
Nắm tay lại và vỗ 2 ngón cái chạm nhau
2. Ngăn chặn sự thoái hóa xương như nhức đầu, đau cổ, phòng chống yếu xương; thoái hóa xương.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 5.
Ngửa bàn tay, vỗ 2 ngón út chạm nhau
3. Phòng và chữa bệnh liên quan đến tim phổi như bệnh tim, đau ngực, đau thắt vùng phổi và lồng ngực.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 6.
Vỗ cổ tay, đường chỉ cổ tay chạm nhau
4. Chữa các vấn đề về tay chân như tê mỏi, đau nhức, các vấn đề về tuần hoàn, thần kinh ngoại biên.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 7.
Vỗ đan chéo các ngón tay giao nhau
5. Điều trị các bệnh về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 8.
Vỗ đan chéo ngón trỏ và ngón cái
6. Chữa các triệu chứng mệt mỏi, loại bỏ căng thẳng, giúp minh mẫn, tỉnh táo, vui vẻ trở lại, giảm lo lắng
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 9.
Vỗ lòng bàn tay bọc nắm đấm tay còn lại, đổi bên
7. Chữa trị các vấn đề liên quan đến nội tạng như bệnh tiểu đường, điều chỉnh chức năng cơ quan nội tạng.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 10.
Vỗ cho 2 sống lưng tay chạm nhau
8. Mát xa tai thúc đẩy tuần hoàn máu, điều chỉnh và cải thiện việc lưu thông máu trên khuôn mặt, giúp ngăn ngừa các cục máu đông.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 11.
Mát xa tai từ trên xuống dưới
9. Dùng bàn tay xoa nóng, che mắt để chữa mỏi mắt, phòng chống cận thị, giảm tác hại cho người thường xuyên dùng điện thoại di động, máy tính, nhân viên văn phòng làm việc lâu khiến thị giác mệt mỏi.
Vỗ tay 36 cái: Cách chữa bệnh nổi tiếng Trung Quốc vì chữa nhiều bệnh không dùng thuốc - Ảnh 12.
Xoa nóng bàn tay, che ốp lên mắt
Bài tập vỗ tay 36 cái đang nổi tiếng khắp Trung Quốc và cộng đồng Hoa kiều, những người thích theo phong trào “sức khỏe xanh” chữa bệnh không dùng đến thuốc.
————- 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quan “liêu” lâu sẽ thành quan “tài”


>> Chính trường VN sắp tiến vào ‘giai đoạn quyết định’ mới?
>> Thí điểm phá sản ngân hàng’ và di căn ung thư không tránh thoát


Phương Lê
VNN - Phải thoát khỏi nỗi ám ảnh “Việt Nam là một nước nhỏ”, thì mới có tầm nhìn và phương pháp quản trị quốc gia từ chỉ huy bị động sang kiến tạo chủ động.

Chuyện cổ tích của Andersen kể về “Nàng công chúa và hạt đậu”. Bằng một vài chi tiết tài tình: “ngày xửa ngày xưa có một vương quốc nọ, mỗi khi khách đến thăm thì đích thân nhà vua cầm đèn cho hoàng hậu ra mở cổng”, nhà văn đã cho chúng ta hình dung độ “lớn” của một quốc gia Châu Âu trung cổ.

Thời nay, có một cổ tích khác ở Đông Nam Á - câu chuyện Singapore. Ở đây, du khách đến (trên đường về trung tâm từ sân bay Changi) cũng được người dân kể về lịch sử lập quốc kèm theo xuất xứ của những cây Mưa đã được Lý Quang Diệu gây dựng, vun trồng với một tình cảm trân trọng.

Một xã hội quy củ, sạch sẽ, tất cả đều được quy hoạch, quản lý, không một mét đất nào còn vô chủ, nhà nước chăm lo đến từng công dân, vuông cỏ, loài cây. Thế giới không có nhiều quốc gia như Singapore.

Nhưng giả sử, bỗng nhiên chính phủ Mỹ muốn học theo Singapore, quan tâm và trực tiếp duyệt quy hoạch, cấp phép các công trình, dự án trong khoảng 19.500 đô thị, thì cần bao nhiêu nhiệm kỳ? Có lẽ là đời đời, kiếp kiếp vì cái cũ chưa hết, cái mới đã sinh ra.

Phi tập trung chính là cơ sở cho các sáng tạo, sự khác biệt đây là đặc trưng ưu việt trong quản trị đô thị tại Mỹ (Nội các Mỹ không có Bộ Xây dựng hay Kế hoạch và Đầu tư).

Theo đó, lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc và công trình xây dựng hoàn toàn do chính quyền đô thị tự quyết định chọn tác giả và phương án. Tự chịu trách nhiệm, không bao cấp trong tư duy về mô hình, không độc quyền tư vấn quy hoạch, thiết kế đô thị đàng hoàng, không sao chép quy chuẩn, tiêu chuẩn nên hệ thống đô thị không bị lây bệnh “ngập lụt, tắc đường, ô nhiễm” tràn lan và “copy” phong cách giống nhau như ở ta.

Thành ngữ “nhanh như Thâm Quyến” có được là do Trung Quốc học cách quản trị đô thị của Mỹ và áp dụng thí điểm tại thành phố này.

Quốc gia cũng như con người, việc xác định tư cách là “lớn” (tức trưởng thành) hay “nhỏ” (vị thành niên – chưa trưởng thành) sẽ ảnh hưởng tới tư duy và hành xử; Ở bình diện khác, trên thực tế, việc quản trị một quốc gia có quy mô “bé và ít” khác nhiều, khác rất nhiều so với một quốc gia “to và đông” (diện tích và dân số); Và cũng vậy, có quốc gia “lớn - trưởng thành” dù qui mô “bé và ít”, ngược lại có quốc gia “to và đông” nhưng lại trong nhóm “nhỏ - chưa trưởng thành”.

Việt Nam đang ở đâu là câu hỏi lớn, ai cũng biết nhưng ngại trả lời.

Tôi không rõ từ bao giờ nỗi ám ảnh “Việt Nam là một nước nhỏ” đã trở nên thường trực trong tiềm thức chúng ta. Tác hại của việc quản trị nhầm quy mô sẽ dẫn tới “một quốc gia không chịu phát triển”.

Việc lựa chọn phương thức quản trị không tương thích tất sẽ dẫn đến bao cấp, bao biện, bao quan (liêu), nghĩ thay, làm thay, quản thay khiến cho địa phương (cấp dưới) một mặt thì trông chờ (xin - cho) trung ương (cấp trên), một mặt thì đổ lỗi cho chỉ đạo điều hành cũng do trung ương (cấp trên);

Khi một vị quan (chức) hay bộ, ngành không đủ thời gian, không gian để quan sát, giám sát hết những gì mình phụ trách, quản lý thì sẽ phải phó thác cho cấp dưới, cho giấy tờ, cho các báo cáo mà đúng sai không thể kiểm chứng. Tham nhiều quyền mà lại vô quyền.

Đó là thực trạng trên bảo dưới không nghe hay có muốn nghe theo cũng không thực hiện được vì các mệnh lệnh duy ý chí và xa rời thực tiễn, luật pháp sẽ bị vô hiệu hóa. Tập trung (xin cho), quan liêu (mất kiểm soát), bao cấp (trông chờ, ỷ lại, lãn công) là chỗ trú ngụ “vững chắc” cho tham nhũng lãng phí.

Truyền nhân thường gọi hiện tượng quan “chức” mà không quan “sát” được sẽ thành quan “liêu”, quan “liêu” lâu sẽ thành quan “tài”. Cấp trên sẽ bị cấp dưới bắt làm con tin. Và lịch sử cũng cho thấy, sức nặng của hệ thống quan liêu chính là nguy cơ đe dọa khiến quốc gia đó khó phát triển, khó bền vững.

Giải pháp thường dùng (hạ sách) là tăng cường sức lực bằng vốn vay; Trung sách là phải tìm ra các giải pháp để trút bỏ gánh nặng tự thân là những lực cản, ì trệ của hệ thống, chuyển hóa thành lực lượng lao động mới (có trình độ); Qua đó, giảm được thâm hụt ngân sách để tập trung đầu tư cho phát triển mà không làm tăng tỷ lệ nợ công.

Và cần nhất (thượng sách) là thoát khỏi nỗi ám ảnh “Việt Nam là một nước nhỏ”, để có mô hình, hệ thống quản trị và tầm nhìn đúng đắn, chuyển từ chỉ huy bị động sang kiến tạo chủ động.

Tôi thử điểm ra một số gánh nặng cần loại bỏ, nút thắt cần tháo gỡ và đề xuất giải pháp tương ứng:

Thứ nhất: Chúng ta đã duy trì mô hình (nội các xô viết cũ) chính phủ từ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung quá lâu, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực chồng chéo, cản trở nhau, cản trở xã hội phát triển.

Giải pháp: Cải tổ cho phù hợp với mô hình nội các hiện đại theo hướng chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển.

Thứ hai: Các cơ quan nghiên cứu, tham mưu chiến lược, mô hình viện hàn lâm (có từ thời Xô Viết, trên thế giới hầu như không còn) đã quá cũ, trì trệ không phát huy được tác dụng.

Giải pháp: Cải tổ hệ thống này từ trung ương tới địa phương, xóa bỏ bao cấp, đặt vào môi trường cạnh tranh. Các viện sỹ phải được bầu lại theo nhiệm kỳ. Các đề tài chiến lược quốc gia cần thực hiện theo phương thức đặt hàng, đấu thầu ý tưởng.

Thứ ba: Hiện tượng “não bộ ở sân sau” hay “não (của) bộ ở sân sau”.

Giải pháp: Xóa bỏ các cơ quan sự nghiệp có thu (cũng như doanh nghiệp) ở sân sau các bộ ngành, để chuyển đổi trở thành các cơ quan tư vấn có tiếng nói độc lập, tránh việc thông lưng khép kín, vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa làm chính sách vừa duyệt quy hoạch, dự án như hiện nay. 

Thứ tư: Cách làm luật và chính sách kiểu một người nghĩ thay cho muôn người.

Giải pháp: Quy trình làm luật và thiết kế chính sách phải theo hướng minh bạch, hàm lượng trí tuệ cao hơn, theo cách đặt hàng các tổ chức, nhóm chuyên gia có uy tín, có tư cách. Đồng thời dành quyền giải thích luật cho cơ quan lập pháp. Xóa bỏ cơ chế vừa đá bóng vừa thổi còi.

Thứ năm: Hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn lạc hậu, độc quyền, cát cứ theo bộ ngành, không giống ai.

Giải pháp: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn trên thế giới đều có xuất xứ từ các quốc gia phát triển, vì vậy, việc kế thừa là đương nhiên.

Có thể tham khảo mô hình tổ chức ANSI là “tổ chức quốc gia đại diện cho Hoa Kỳ về tiêu chuẩn” và là điều phối viên của hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện tại Hoa Kỳ, trông đó liên kết quốc tế, các hiệp hội chuyên ngành và các hãng sáng tạo tư nhân (luôn có giám sát xã hội).

Thứ sáu: Chuyện "13 tỉnh làm, nuôi 50 tỉnh"; hiện tượng không chịu phát triển, trông chờ, ỷ lại trung ương và các địa phương khác.

Giải pháp: Xóa bỏ bao cấp cho các địa phương theo lộ trình; Tập trung hỗ trợ các nguồn lực đầu tư vào kết cấu hạ tầng; Tập trung có trọng điểm cho các địa phương có năng lực phát triển tốt để tạo ra các hiệu ứng lan tỏa.

Thứ bảy: Sự trì trệ của bộ máy hành chính.

Giải pháp: Phân cấp, phân quyền rõ ràng cùng với quy trách nhiệm đến cùng từ trung ương đến địa phương, các ngành, các lĩnh vực. Minh bạch cho người dân cần phải biết những gì không được phép làm và hậu kiểm.

Thứ tám: Thay đổi chất lượng tham mưu chính sách

Giải pháp: Không bao cấp các nhóm có ưu thế (trí thức, thương gia, cán bộ, công chức); Liên tục “thay máu”, “thay người nghĩ” tại cơ quan tham mưu chính sách.

Tạo điều kiện để nhanh chóng mở cửa thị trường giáo dục, khoa học công nghệ; mở cửa từng phần thị trường tài chính (gián tiếp thông qua các đặc khu kinh tế hoặc trực tiếp), phát triển thị trường tư vấn luật và chính sách công để nhà nước có thể đặt hàng, chống lại sự lũng đoạn chính sách của các nhóm lợi ích. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Bí thư Hoàng Trung Hải: Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức


TPO - “Cả Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức. Nếu chúng ta không lên hồ sơ, không có giải pháp giải quyết từng tổ chức tội phạm này, nó sẽ trở thành vấn đề đe dọa an ninh trật tự, an toàn của cả thành phố chúng ta”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Bí thư Hoàng Trung Hải: Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải
Chiều 29/11, phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri huyện Ứng Hòa, trước ý kiến cử tri nêu có hiện tượng đầu gấu, cướp giật tại địa phương, ông Hoàng Trung Hải yêu cầu lãnh đạo huyện tiếp thu nghiêm túc, giao công an huyện, đề nghị lãnh đạo UBND thành phố giao công an thành phố phối hợp xử lý.
“Tất cả trường hợp tội phạm, cướp giật, đầu gấu phải tập trung giải quyết càng sớm càng tốt. Nếu cứ để thì sẽ nảy sinh thành vấn đề lớn. Cả Hà Nội có 33 nhóm tội phạm có tổ chức. Chúng ta không lên hồ sơ, không có giải pháp giải quyết từng tổ chức tội phạm này nó sẽ trở thành vấn đề đe dọa an ninh trật tự, an toàn của cả thành phố chúng ta”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, giải quyết tội phạm, mang lại cuộc sống yên bình cho người dân là mục tiêu phải đạt được. “Sống ở một thành phố kể cả nghèo đi nữa nhưng an toàn, an ninh phải đảm bảo, môi trường phải đảm bảo trong sạch. Đó là cái chúng ta đấu tranh, phải đạt kết quả”, ông Hải nói.
Chia sẻ thêm, ông Hải cho biết, dù có ý kiến cho rằng, tội phạm từ nội thành dạt về các vùng quê, nhưng dù đối tượng nào dạt về cũng phải xử lý.
“Tôi về Hà Nội lo nhất chính là an ninh nông thôn. Lực lượng 141 của chúng ta ở nông thôn phải thường xuyên quan tâm. Nhưng không ai bảo vệ an ninh bằng chính người dân của chúng ta, nếu chúng ta không xây dựng, duy trì nếp văn hóa là đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau. Càng phát triển thì tệ nạn xã hội càng nảy sinh, tội phạm cũng nảy sinh. Nhưng những cộng đồng dân cư mà có nếp văn hóa tốt, bền vững là bảo vệ được an ninh của mình. Tệ nạn không thể nảy sinh được”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, rất nhiều nơi văn hóa tốt đã duy trì được truyền thống, tệ nạn không thể nảy sinh, đầu gấu không thể sống được. “Đó là điểm quan trọng nhất. Trong quá trình phát triển nếu để mất các giá trị đạo đức, các giá trị văn hóa đi là chúng ta mất tất cả. Rất nhiều xã của chúng ta nghiện ngập đầy ra, không ai nói được ai hết. Người già ra đường sợ trẻ con, không ai dám làm gì. Thế là hỏng. Tôi rất mong các xã của chúng ta quan tâm cùng đóng góp với các cấp ủy đảng và tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể để duy trì nếp văn hóa, xây dựng hệ thống an ninh trật tự an toàn xã hội của mình”, ông Hải nói.
Trường Phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN






















Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.

Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.

Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắngCứu quốcKháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịchTà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.

Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).(Theo Wikipedia/Chế Lan Viên). 

Về cuối đời, Chế Lan Viên có một số bài thơ được nhiều người truyền tụng:

Ai? Tôi!
Chế Lan Viên
 

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi! 

 

Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
 
 

Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
 
 

Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười 


(Rút trong sổ tay thơ tập 5 của tác giả)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỮNG BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI





















NGUYỄN ĐÌNH THI sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.

Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1 (khi 21 tuổi). Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.

Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội.(Theo từ điển mở Wikipedia/Nguyễn Đình Thi)
_____________

Nhà thơ Hoàng Hưng vừa công bố những bài thơ cuối đời của Nguyễn Đình Thi:

Hoàng Hưng: Tâm sự của nhà thơ Nguyễn Đình Thi bộc lộ trong những bài thơ cuối đời mà có lẽ ít người biết khi hoang mang nhìn lại con đường cách mạng mà mình đã theo suốt đời: 

Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ  
Và đã có không cả một mùa hè  
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải  
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa   
(Mùa thu vàng)  
 
Cuối cùng tự đấm ngực sám hối bi thương:  
 
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ  
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ  
Nhiều dây nhợ tự buộc mình 
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm  
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác  
Và ngu dại còn nhiều lần hơn   
(Gió bay)
 

*****
FB Cuong PhamHè năm 1992 mình cũng có may mắn được dự Hội thảo nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Hôm đó có cả các bậc trưởng thưởng như Văn Cao; Nguyễn Đình Thi; Nguyên Ngọc; Kim Lân; Hà Ân... Trong cuộc trò chuyện ở hành lang giữa Nguyễn Đình Thi; Văn Cao; Kim Lân và Nguyễn Huy Thắng (con trai cố Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Tôi là khách của chị Huy Hiền, trưởng nữ của NV NHT nên cũng có mặt), thì chứng kiến cảnh Nguyễn Đình Thi rất ân hận về việc đã đứng về phe "Thắng cuộc" để phang anh em nhóm NVGP....

******
Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi từng viết chung cuốn sách:


 Và đây là chữ ký của cả hai ông trên trang lót của cuốn sách trên.
Cuốn sách quý này thuộc ở hữu của ông Bùi Xuân Bách.

Phần nhận xét hiển thị trên trang