Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Việt Nam 'không bao giờ để mất' Hoàng Sa





Việt Nam có thể chờ một vài trăm năm hoặc hơn, nhưng không bao giờ để mất các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về mặt chủ quyền ở trên Biển Đông, theo một nhà nghiên cứu chiến lược ngoại giao từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC hôm 24/7/2016, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ quốc tế (CSSD), nói:
"Chúng ta (Việt Nam) có thể đợi nhiều hơn 42 năm, gấp đôi 42 năm, thậm chí như nói là 420 năm, bốn trăm hai mươi năm đối với sự vận động của một vấn đề như vậy (chủ quyền biển, đảo) nó cũng là quá ngắn.
"Theo tôi, người Việt Nam có đủ sự khôn ngoan và sự nhạy cảm đánh giá được vị trí địa chiến lược của mình, đánh giá tầm quan trọng của vấn đề Trường Sa trong toàn bộ chiến lược đối ngoại của Việt Nam. Các nhà ngoại giao Việt Nam cũng sẽ tính toán để có những bước đi thích hợp mà tối đa hóa lợi ích quốc gia của mình."

'Để lâu... hóa bùn'

Liên quan quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, khi được hỏi liệu về mặt nguyên tắc 'thụ đắc lãnh thổ' liên tục của một quốc gia chiếm hữu biển đảo, mà quốc gia có biển, đảo bị chiếm mà lại không có động thái pháp lý quốc tế có ý nghĩa, thì hậu quả có thể ra sao, chuyên gia đáp:
"Cái này các cụ nhà mình ở Việt Nam hay nói là 'để lâu cứt trâu hóa bùn', nhưng theo tôi Hoàng Sa này không thể hóa bùn được, không có quốc gia nào có thể cướp được Hoàng Sa của Việt Nam, không cướp được Trường Sa và mà cũng không cướp được Hoàng Sa của Việt Nam."
Khi được hỏi điều gì bảo đảm sự chắc chắn như vậy, nhà nghiên cứu nêu quan điểm:
"Đó là sự kiên trì của con người trong lịch sử, lịch sử luôn luôn vận động biến đổi, luôn luôn có biến thiên, có những lúc thăng và có những lúc trầm, chúng ta phải kiên trì và người Việt Nam chúng ta có đầy đủ sự kiên trì như vậy," chuyên gia chiến lược ngoại giao nói với BBC.
Mời quý vị bấm vào đây để theo dõi phần đầu của cuộc trao đổi hôm 24/7 của BBC với Đại sứ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: