Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Lắm thầy thối ma, đa đảng và một đảng thối nát cũng chả nói lên điều gì. Vấn đề là có coi trọng quyền lợi của đất nước và người dân hay không thôi. bác dẫn chứng vụ súng đạn ở Mỹ, nhưng thẻ hỏi ở VN ta súng đạn cũng tự do như thế, tình hình sẽ ra sao? Không viết thì thôi, bác viết như này chưa thể thuyết phục. Vấn đề nêu ra chưa ráo rốt. Chỉ khơi khơi như vậy, người ta càng phân vân. Đã không nói thì thôi. Nói phải có đầu có đuôi, cặn kẽ, loại quần chúng ngu như em mới hiểu!

DÂN CHỦ CHỈ ĐI ĐÔI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHỨ KHÔNG PHẢI ĐI ĐÔI VỚI ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG


TƯỞNG
Các nước tư bản những năm thế kỷ XX luôn duy trì mô hình kinh tế người bóc lột người, bóc lột thuộc địa để nuôi chiến tranh xâm chiếm thuộc địa. Các nước tư bản thế kỉ XXI ngày nay đã thay đổi từ hình thức bóc lột sang dân chủ tự do, quan tâm nhiều hơn tới đời sống của người dân. Từ đó tạo ra các giá trị dân chủ, nhân quyền làm nên thương hiệu của các nước theo thể chế đa nguyên, đa đảng đối lập.
Thế nhưng ngày nay những tiêu cực của mô hình đa nguyên, đa đảng đối lập vẫn còn, ví dụ như: Tình trạng tự do súng đạn tại Mỹ, hàng năm vẫn có hàng ngàn người trở thành nạn nhân của súng đạn; hay là tình trạng phân biệt chủng tộc của người da trắng đối với người da đen…. Từ khi nước Mỹ được khai sinh thì phải mất nửa thế kỉ người phụ nữ mới được quyền tham gia bầu cử, phải mất hàng trăm năm thì người da đen đầu tiên mới được quyền làm Tổng thống của nước Mỹ và ngày nay vẫn xảy ra tiếng súng giữa người da đen và cảnh sát da trắng; điều đó chứng tỏ điều gì? Rằng trong lòng của nước Mỹ sự phát triển của dân chủ, nhân quyền phát triển hết sức chậm chạp, cho dù bề ngoài của nó được tô vẽ một cách hết sức đẹp đẽ bởi những nhà lãnh đạo các đảng.
Để biện hộ cho những giá trị dân chủ ảo tưởng đó, nhiều đứa con F2 của đám cờ vàng vẫn lải nhải, tự sướng với nhau về “dân chủ, nhân quyền đi đôi với đa nguyên, đa đảng”. Ở nước Mỹ những nhà lãnh đạo các đảng trên bàn nghị sự thì chửi nhau, bới móc, bêu xấu nhau để lấy lòng cử tri; thế nhưng đằng sau nghị trường họ lại ôn hòa với nhau thống nhất với nhau, chi phối với nhau. Tuy rằng họ đại diện cho các đảng khác nhau nhưng lợi ích của họ đều thống nhất với nhau là tôn trọng quyền lợi của những nhà tài phiệt, người đã bơm tiền cho họ để họ tranh cử. Do vậy họ bề ngoài họ tô vẽ dân chủ, nhưng mặt sau họ hành động theo quyền lợi của những nhà tài phiệt.
Khẳng định "Dân chủ phải gắn liền với đa nguyên, đa đảng" là hoàn toàn sai lầm, ảnh: internet
Nhìn xem, đã bao đời Tổng thống Mỹ nhưng họ có thay đổi được hòa bình thế giới không? Hay họ vẫn hàng ngày phát động chiến tranh dưới cái danh nghĩa chống khủng bố? Thể chế đa nguyên, đa đảng thực chất không tạo nên được sự thống nhất trong đại bộ phận đông đảo nhân dân trong nước, nó tạo ra lối sống chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn là tạo ra sự thống nhất tư tưởng trong xã hội.
Việc tuyên truyền những giá trị dân chủ của phương Tây là một trong những cách để đánh vào tư tưởng của những nước không theo thể chế dân chủ đa nguyên, đa đảng. Đó là một cách can thiệp chính trị vào các quốc gia có chủ quyền, gây nên các cuộc đảo chính, tranh giành quyền lợi chính trị trong lòng những quốc gia một đảng. Đừng bao giờ tuyên truyền giá trị dân chủ của phương Tây vì nó chưa đóng góp gì cho hòa bình thế giới mà tác hại của nó làm cho nhiều nước trở nên lầm than, loạn lạc. Dân chủ chỉ thực sự đi đôi với phát triển kinh tế chứ không phải đi đôi với đa nguyên đa đảng.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: