Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Nhiều nhà báo tự cho phép mình đứng trên cuộc sống để phán xét


>> Ông Nguyễn Tấn Dũng đi chùa sau khi về hưu
>> Tiếp tục thâm hụt ngân sách vì oan, sai
>> Quốc hội, Chính phủ vào cuộc vụ quán phở ở Bình Chánh
>> Công ty đổ đất chặn cửa doanh nghiệp Nhật khởi kiện ra Trọng tài quốc tế
>> Dân chết vì “chim mồi" 30.000 tỷ


TÁ LÂM 
(PLO)- Có nhiều nhà báo dường như không chỉ đứng ngoài cuộc sống mà đôi khi còn tự cho phép mình đứng trên cuộc sống để phán xét, phê bình trong khi không dành thời gian để tự xem xét lại bản thân để nâng cao trình độ, đạo đức lối sống.

Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh như trên tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Hội Nhà báo Việt Nam sáng 22-4 được tổ chức tại TP.HCM.

Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Văn Thưởng đánh giá kết quả công tác của Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2015 đã đạt được những thành tựu quan trọng, đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và thể hiện được trách nhiệm, niềm tin của nhân dân.

Tuy nhiên, ông Thưởng cũng nhìn nhận Hội Nhà báo Việt Nam cần quan tâm bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ cho các hội viên bởi bối cảnh đời sống truyền thông và xã hội hiện nay phong phú và đa dạng, phức tạp. Cùng với đó là những mưu toan lợi dụng sự tự do dân chủ để tổ chức các hoạt động đi ngược lại giá trị, mục tiêu của nền báo chí cách mạng chân chính.

“Có nguyên nhân đến từ sự non kém về nghề nghiệp, suy thoái tư tưởng chính trị của người cầm bút. Có nhiều nhà báo dường như không chỉ đứng ngoài cuộc sống mà đôi khi còn tự cho phép mình đứng trên cuộc sống để phán xét, phê bình trong khi không dành thời gian tự xem xét lại bản thân để nâng cao trình độ, đạo đức lối sống” - ông Thưởng nói.

Ông Thưởng cũng cho rằng nếu Hội Nhà báo, các chi hội thẳng thắn nhìn nhận, trao đổi, tìm kiếm sự suy thoái về chính trị tư tưởng đạo đức của người cầm bút trong từng chuyên đề, trong từng bài viết thì sẽ tìm được những điều rất cụ thể, chấn chỉnh và phòng chống được sự suy thoái. “Hội Nhà báo Việt Nam không chỉ là ngôi nhà chung ấm áp mà còn phải là môi trường nung nấu ý chí đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những điều tốt đẹp trên tinh thần phụng sự Tổ quốc, nhân dân” - ông Thưởng nhấn mạnh.

Ông Thưởng cũng đề nghị mục tiêu của báo chí là phải định hướng được dư luận xã hội theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân. “Lâu nay, trong các cuộc giao ban báo chí, các cuộc trao đổi hay vin vào nhu cầu của người đọc, nhu cầu hưởng thụ của một bộ phận người đọc nào đó để thiết kế trang báo. Đây là điều phải suy nghĩ” - ông  Thưởng nói.

Ngoài ra, ông Thưởng cho rằng các nhà báo phải thực sự là những người có bản lĩnh, ý thức sâu sắc mình là người phụng sự sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đặc biệt, các nhà báo phải nhận thức được công việc của mình là phụng sự cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phục vụ nhân dân.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: