Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Tư liệu tham khảo LSTQ

Mao Trạch Đông

Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản.
Quyển sách bao gồm các chương sau đây:
  • Tên cướp đỏ: 1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
  • Con người chuyên quyền kia: Tưởng Giới Thạch
  • Cuộc chạy trốn qua núi: 1934 – 1935: “Vạn lý Trường chinh”
  • Địa ngục Nam Kinh: Cuộc thảm sát tại Nam Kinh
  • Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc: 1946 – 1949: nội chiến
  • Khởi hành vào một kỷ nguyên mới: 1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
  • Cuộc chiến chống Mỹ: 1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
  • Sự điên khùng của một bạo chúa: 1958 – 1961: “Đại nhảy vọt”
  • Cuộc chiến của những đứa trẻ con: 1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa
  • Chuyến viếng thăm của kẻ thù giai cấp: Chuyến đi thăm Trung Quốc của Nixon
  • Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ: 1976 Mao qua đời
  • Kế hoạch cho lần trỗi dậy: Trung Quốc mở cửa
  • Cơn bão trên Thiên An Môn: Thảm sát Thiên An Môn

Tên cướp đỏ

1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
Tiến sỹ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Vào ngày 31 tháng 7 năm 1921, 13 người đàn ông trẻ tuổi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ở gần Thượng Hải, trong số đó là một người thầy giáo rụt rè từ tỉnh lẻ, người cả một thời gian dài không có mục đích.  Nhưng bây giờ con người 27 tuổi đấy đã tìm thấy một nhiệm vụ mà ông ấy muốn đấu tranh cho nó với tất cả sức lực: cuộc cách mạng. Mao Trạch Đông biến nó trở thành nghề nghiệp của mình – và chẳng bao lâu sau đó cũng dựa trên cả giết người, cướp của và tống tiền để thực hiện điều đấy.
Trời mưa như trút nước khi chiếc du thuyền rời bến trên “Hồ Uyên ương”, tròn 90 kilômét về phía Tây Nam của Thượng Hải. 13 người đàn ông trên thuyền không hề chú ý đến cơn mưa đang lan rộng ra vào ngày 31 tháng 7 năm 1921 đấy. Họ ngồi chen chúc quanh một cái bàn có những món cá, thức uống và cờ mạt chược. Và thảo luận.
Một bức tường bằng gỗ bảo vệ gian phòng hở ở mặt sau trước những cái nhìn tò mò. Ngay khi có thuyền khác đến gần, tất cả các câu chuyện đều câm lặng đi sau một tiếng gõ làm hiệu. Thế rồi những người đàn ông đó giả vờ trầm tư suy nghĩ chơi mạt chược, đẩy những con cờ qua lại trên cái bàn đã được đánh bóng. Họ biết: chỉ điểm của cảnh sát có thể cố nghe lén họ.
Những người đi trên du thuyền là sinh viên, giáo viên và nhà báo Mácxít. Họ đã mướn chiếc thuyền để ngụy trang cho cuộc gặp gỡ bí mật của họ như một chuyến vui chơi. Thật sự là họ muốn thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. 13 người đàn ông đó đại diện cho chưa tới 60 người Cộng sản – trong một đất nước có hơn 450 triệu dân.
Họ liên kết lại với nhau thành những chi bộ bé nhỏ chỉ trong năm thành phố Trung Quốc, họ thiếu tiền và kinh  nghiệm. Mặc dù vậy, họ vẫn quyết định thành lập chế độ chuyên chính vô sản ở Trung Quốc.
Một trong số những người đàn ông đó là một người trẻ tuổi, dáng cao với đôi mắt buồn. Ông ấy chải mái tóc đen khỏi trán. Trong những cuộc thảo luận, hiếm khi nào ông ấy cất tiếng nói, rõ ràng là sự xuất hiện thanh lịch của những người đồng chí nào đấy đã khiến cho ông e ngại, những người mặc quần áo comlê Phương Tây thay vì trang phục Trung Quốc và thêm vào đó hiểu biết lý thuyết Marx tốt hơn là ông ấy.
Con người 27 tuổi đấy là một nhà giáo dạy Sử ở tỉnh. Tên của ông ấy: Mao Trạch Đông.
Thế nhưng chính con người kín đáo đấy sẽ tạo cho ĐCS Trung Quốc trở thành một công cụ của quyền lực và khủng bố. Và nhờ vào nó mà thống trị một phần tư nhân loại.
Trong ngày đó, những người đàn ông thống nhất một chương trình hành động mang nét không tưởng: cần phải chiến thắng Chủ nghĩa Tư bản ở Trung Quốc và thành lập một xã hội không có giai cấp.
Khi chiếc thuyền trở về bờ hồ có sậy mọc bao quanh vào lúc trời chạng vạng, những người âm mưu đó không còn sợ chỉ điểm nữa. “Đảng Cộng sản muôn năm, Chủ nghĩa Cộng sản giải phóng nhân loại muôn năm”, họ gọi to trên hồ.
Vào ngày đấy, với chuyến đi chơi của một nhóm nhỏ những người cùng ý tưởng, lịch sử ĐCS bắt đầu – và cả lần thăng tiến khó tin trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc của một người con trai nhà nông.
MAO TRẠCH ĐÔNG, người sau này trở thành nhà cách mạng, sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893 trong ngôi làng Thiều Sơn hẻo lánh ở tỉnh Hồ Nam giữa Trung Quốc. Đó là một thế giới còn nguyên thủy, giữa những ngọn đồi thoai thoải và những khu rừng rộng lớn trên núi, một thế giới mà trong đó có một vài trăm gia đình nông dân trồng lúa, trà và tre, đặt con trâu đi trước cái cày như trước đấy hàng trăm năm.
Bức ảnh gia đình này được chụp ngay sau khi người mẹ qua đời: Mao, bác, cha và em (từ phải sang trái). Ảnh: GEO EPOCHE
Bức ảnh gia đình này được chụp ngay sau khi người mẹ qua đời: Mao, bác, cha và em (từ phải sang trái). Ảnh: GEO EPOCHE
Không có đường bộ, không có đường sông dẫn vào trong thung lũng, nơi có lợn rừng, báo và thỉnh thoảng cũng cả hổ đi ngang qua. Làng Thiều Sơn hẻo lánh tới mức tin về cái chết của hoàng đế Quang Tự chỉ đến với người dân làng sau nhiều năm.
Cha của Mao, một cựu quân nhân của quân đội tỉnh, đã khá giả lên nhờ trồng lúa và ngũ cốc. Trong khi phần lớn các gia đình trong Thiều Sơn sống trong những ngôi nhà bằng đất sét và mái rơm thì gia đình Mao sống trong một ngôi nhà sáu phòng với mái ngói. Người con trai Trạch Đông của họ còn có cả một phòng riêng, một sự xa hoa khác thường cho con của một nhà nông.
Tuy vậy, cả trong gia đình này cũng không có nước máy – cho tới cuối đời, Mao vẫn thích kỳ cọ thân thể với một cái khăn được làm ướt bằng hơi nước, hơn là tắm rửa với xà phòng, và súc miệng bằng trà thay vì dùng một cái bàn chải đánh răng.
Bên cạnh nhà, những cánh đồng ruộng bậc thang của gia đình cao dần lên. Mao, cũng như tất cả những đứa bé khác trong làngg, phải phụ giúp làm việc ngay từ lúc còn nhỏ: thường ông phải chăn trâu bò hay chăn vịt.
Lúc tám tuổi, ông đi học trường làng; tiền học mà cha của ông ấy phải đóng nhiều bằng nửa năm lương của một người công nhân. Nhưng ông ấy vẫn trả – hẳn vì ông ấy hy vọng rằng người con trai sau này sẽ lo ghi chép sổ sách cho ông ấy.
Người thầy chỉ dạy cho Mao biết đọc và biết viết. Học trò, cũng như thần dân phái nam dưới triều nhà Thanh, luôn luôn phải thắt tóc bím, trích dẫn các tác phẩm kinh điển của Khổng Tử: những tác phẩm đã có từ nhiều thế kỷ, của chính triết gia đấy hay của các học trò ông ấy. Chúng nói về sự siêng năng, trung thực và về sự cải tiến liên tục tính chất cá nhân, cũng như về sự kính trọng cha mẹ.
Với 13 tuổi, Mao rời trường; theo ý của cha, ông cần phải làm việc trong trang trại và sau này trở thành người buôn gạo.
Thế nhưng người con đã khám ra một thế giới riêng cho mình từ lâu, thế giới của sách vở. Hàng đêm, bên ánh đèn dầu, ông ấy đọc biên niên sử, những quyển tiểu thuyết kể về những băng cướp, những cuộc nổi dậy và những chuyến đi hành hương. Ông lúc nào cũng che cửa sổ lại, để cho người cha không biết đến những lần đọc sách bí mật đấy.
Mao căm ghét con người gia trưởng nóng tính đấy, người cho rằng đọc những quyển sách đó chỉ là phí thời gian mà thôi và thường xuyên đánh đập ông. Qua những lần va chạm, người con đang lớn lên nhanh chóng có được một trải nghiệm đặt dấu ấn lên ông: nếu đối xử khúm núm, người cha chỉ đánh đập ông càng nhiều hơn. Ngược lại, nếu như bướng bỉnh thì ông lại có thể nhận được nhượng bộ bởi sự ương ngạnh của mình.  Khi người cha già mắng nhiếc ông là lười biếng và vô dụng trước mặt khách đến thăm, người thiếu niên đấy đã chạy đến một cái hồ và dọa sẽ tự tử. Người cha nhượng bộ và hứa sẽ không quát mắng ông nữa.
Thế nhưng người trưởng gia đình đấy ép buộc chàng trai 14 tuổi phải bước vào một cuộc hôn nhân đã được hứa hẹn trước với một người chị họ xa, lớn hơn ông bốn tuổi, [La] Nhất Tú. Nhưng Mao chưa từng bao giờ nhìn người chị họ này, người đã dọn vào ở trong gia đình (nhưng qua đời ba năm sau đó), như là người vợ của mình – và có lẽ cuộc hôn nhân cũng không bao giờ được tiến hành trọn vẹn.
Ông ấy thích học hơn. Có một quyển sách thu hút ông một cách đặc biệt: “Những lời cảnh báo về một kỷ nguyên của sự thừa thãi”. Trong quyển sách đó, nhà cải cách người Trung Quốc Trịnh Quan Ứng thúc giục người dân của mình hãy thích ứng với thế giới hiện đại với đường sắt, điện tín, thư viện và quốc hội của nó, trước khi các chính phủ ngoại quốc bóc lột toàn Trung Quốc. Những quyển sách mỏng như quyển sách này đã gợi lên nhận thức chính trị của Mao và khơi dậy trong ông lòng tự hào dân tộc.
Với 16 tuổi, ông rời ngôi làng quê hương năm 1910 và tự đăng ký đi học tại một trong những trường cải cách mới ở làng cạnh bên, loại trường mà thời gian vừa qua đã có hơn 100 trong tỉnh: một cố gắng tuyệt vọng của triều đình để thu ngắn khoảng cách tụt hậu của Trung Quốc so với Phương Tây.
Ở đấy, một thế giới mới mở ra cho Mao, ngay cả khi ông ấy bị nhiều ngươi đồng học – phần lớn là con trai của địa chủ – cười chê như người nhà quê vì trang phục nông dân của ông. Ông chỉ có một bộ quần áo duy nhất: một cái áo khoác bằng bông vải và một cái quần đã cũ.
Khác với những trường còn lại trong Trung Quốc, có trong thời khóa biểu  là những môn học như khoa học tự nhiên, lịch sử thế giới, tiếng Anh và âm nhạc. Lần đầu tiên, Mao được nghe về những nhân vật như George Washington, Abraham Lincoln, Napoleon Bonaparte: những con người đã thành lập, thống nhất hay dẫn dắt quốc gia đến một tầm vóc to lớn.
Người cha chỉ miễn cưỡng trả tiền học cho người con trai sắp trưởng thành. Và hẳn đã không nghĩ rằng ông ấy sẽ vĩnh viễn xa rời cái chật hẹp của một cuộc đời nhà nông.
Vì Mao không trở về ngôi làng quê hương nữa. Ông muốn được đi xa, vào tỉnh lỵ Trường Sa cách đó 50 kilômét, một thành phố lớn với 300.000 dân. Vì nghe rằng ở đấy có trường học còn tốt hơn nữa, ông lên đường đi đến đấy năm 17 tuổi.
Một bức tường thành bằng những khối đá màu xám lâu đời hàng thế kỷ bao bọc lấy Trường Sa. Dân quân đầu quấn khăn xanh canh gác những cánh cổng khổng lồ. Ngõ hẻm giống như đường hầm dẫn qua mê cung của thành phố, đến hai ngôi đền thờ Khổng Tử khổng lồ, biệt thự của quan lại, những người sống sau các bức tường cao, và khu phố mua bán với các cửa hàng,
Trên đường đi không nhìn thấy ô tô, không nhìn thấy xe đạp, xe lôi, thay vào đấy người ta bắt gặp những người gánh nước, ăn xin và các chiếc kiệu của người giàu.
Đấy là năm 1911, đêm trước của cuộc cách mạng Trung Quốc. Lực lượng đối kháng chống lại triều nhà Thanh đang nổi dậy trong hầu hết các tỉnh của đất nước này, phe đối lập yêu cầu triệu tập một quốc hội cho quốc gia.
Mao chăm chú theo dõi các sự kiện qua nhiều tờ nhật báo chính trị, những cái mới đây đã được in ra. Qua đó, ông biết về nhà đối lập cực đoan Tôn Dật Tiên, “Liên minh Cách mạng” của ông ấy – và về một cuộc nổi dậy trong thành phố cảng Quảng Châu mà có 72 người nổi dậy đã chết trong lúc đó.
Một đầy tớ thắt bím cho chủ. Theo lệnh của triểu nhà Thanh, tất cả đàn ông Trung Quốc đều phải để bím tóc. Ảnh: GEO EPOCHE
Một đầy tớ thắt bím cho chủ. Theo lệnh của triểu nhà Thanh, tất cả đàn ông Trung Quốc đều phải để bím tóc. Ảnh: GEO EPOCHE
Mao, cho đến thời điểm đấy là một người trung thành với triều đình, người cho rằng nhà vua và các quan lại của vua là những người thông thái và chính trực, lúc đầu còn hy vọng rằng triều đình sẽ tiếp tục tồn tại trong một chế độ quân chủ lập hiến.
Thế nhưng chỉ sau một vài tuần ở Trường Sa, ông ấy đã suy nghĩ cực đoan hơn: ông thảo một tuyên ngôn mà trong đó ông yêu cầu hoàng đế thoái vị và Tôn Dật Tiên trở thành tổng thống Trung Quốc – và dán nó lên tường của ngôi trường ông đang theo học.
Như một dấu hiệu của sự phản đối, Mao cắt bím tóc của mình đi. Một hành động mà theo truyền thống trong vương quốc của nhà Thanh sẽ phải chịu hình phạt tử hình. Khi một vài học sinh ngần ngừ không chịu làm theo. Mao đã cầm lấy kéo và dùng bạo lực giải phóng họ khỏi cái bím tóc.
Những người Trung Quốc trẻ tuổi ở các trường khác cũng dám làm điều ghê gớm đó – rõ ràng là hiện giờ các cơ quan của hoàng đế đã thiếu uy quyền để truy xét việc làm phạm tội đấy.
Trong tháng 10 năm 1911, khi binh lính nổi dậy chống triểu đình trong thành phố Vũ Xương cách đó gần 300 kilômét về phía Bắc, Mao cùng một vài người bạn quyết định đi đến đấy để trợ giúp cho những người làm cách mạng. Nhưng ông ấy không đi ngay. Vì nghe nói rằng trời hay mưa ở Vũ Xương nên đầu tiên ông lên đường đi tìm giày không thấm nước – và vì vậy mà đã bỏ lỡ lần lật đổ.
Không có ông, cuộc cách mạng vẫn tiếp tục lan ra ngày càng rộng khắp và cuối cùng về đến Trường Sa. Mao tham gia lực lượng cách mạng, phục vụ vài tháng như một quân nhân, nhưng không bắn đến một phát súng duy nhất.
Năm 1920, Mao (thứ ba từ trái sang) cùng với một phái đoàn từ Hồ Nam về Bắc Kinh để phản đối một tư lệnh quân đội chuyên quyền ở địa phương. Ảnh: GEO EPOCHE
Năm 1920, Mao (thứ ba từ trái sang) cùng với một phái đoàn từ Hồ Nam về Bắc Kinh để phản đối một tư lệnh quân đội chuyên quyền ở địa phương. Ảnh: GEO EPOCHE
Sau lời tuyên bố thành lập nền cộng hòa và tuyên bố thoái vị của hoàng đế trẻ con Phổ Nghi trong tháng 2 năm 1912, con người 18 tuổi đấy tin rằng cuộc cách mạng đã thành công và bây giờ là thời gian để quay trở về với sách vở; thế nào đi nữa thì nhiều quân nhân cũng bị nhà nước sa thải để tiết kiệm tiền.
Bây giờ, vào mỗi buổi sáng, ông ấy đi đến thư viện thành phố của Trường Sa và nghiên cứu các tác phẩm của những nhà tư tưởng châu Âu, trong đó là các tác phẩm của Adam Smith, lý thuyết gia đầu tiên của Chủ nghĩa Tư bản, của Jean-Jacques Rousseau, người khai sáng, và của Montesquieu, người đấu tranh cho tam quyền phân lập. Ở đây, lần đầu tiên Mao cũng nhìn thấy một tấm bản đồ thế giới.
Đó là một thời gian đọc sách vô phương thỏa mãn cũng như chẳng theo kế hoạch nào: người đàn ông trẻ tuổi đọc sách “như một con trâu lẻn vào vườn rau và ngốn ngấu ăn tất cả những gì mọc ở đấy”, như ông ấy sau này nhớ lại. Ông chỉ cho phép mình nghỉ vào giờ trưa, để ăn hai chiếc bánh làm từ gạo.
Với gần 20 tuổi, ông ấy vẫn còn chưa được đào tạo, không có nghề nghiệp, không có mục đích cho cuộc sống. Vì cha ông đe dọa không gửi tiền nữa nên Mao ghi danh học sư phạm năm 1913. Thêm năm năm học nữa bắt đầu.
Đó là một thời kỳ hỗn loạn, say sưa. Vì trong khi nước Cộng hòa tan rã, ảnh hưởng của chính phủ trung ương ở Bắc Kinh tan biến dần và các warlords chiếm lĩnh quyền lực – các tư lệnh độc lập, những người phần lớn đã từng là chỉ huy quân đội trước đây – thì những tư tưởng mới bắt đầu đến với đất nước này.
Cùng với bạn đồng học, Mao đã thảo luận nhiều về Chủ nghĩa Vô chính phủ, Chủ nghĩa Dân tộc, cách mạng.
Và về con đường tương lai của Trung Quốc. Lần đầu tiên, ông nghe được từ “Chủ nghĩa Cộng sản”, thế nhưng nó không để lại một ấn tượng gì đặc biệt. Còn phải qua nhiều năm nữa, cho tới khi ông quan tâm thật sự đến nó.
Nhiều điều là mới đối với ông, nhiều điều hỗn độn. Ông có, ông sẽ nói như thế sau này về thời gian đấy, “một hỗn hợp kỳ lạ” trong đầu: ông tuy tin rằng Trung Quốc phải học tập ở Phương Tây, nhưng cũng muốn rằng nó đừng khước từ truyền thống của nó trong lúc đó. Ông là một người có tư tưởng tự do cởi mở với cả thế giới – nhưng đồng thời ông lại hâm mộ những nhà cai trị đặc biệt tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc.
Bốn vòng tường thành đồ sộ bao bọc lấy trái tim của thủ đô Bắc Kinh. Ở phía Nam là cổng thành mang tên "Vĩnh Định Môn". Ảnh: GEO EPOCHE
Bốn vòng tường thành đồ sộ bao bọc lấy trái tim của thủ đô Bắc Kinh. Ở phía Nam là cổng thành mang tên “Vĩnh Định Môn”. Ảnh: GEO EPOCHE
Cuối cùng, một trong những người thầy đã để ý đến người con trai nhà nông đấy, người phác thảo những lời bình luận về tác phẩm của một triết gia đạo đức người Đức cũng như những bài thơ đa cảm. Ông ấy cho rằng con người ham học từ tỉnh lẻ đấy là một người có tài: “Gia đình nông dân thường là nơi xuất phát của những tài năng khác thường nên tôi khuyến khích anh ấy”, ông ấy viết. Và: “Tìm được một người thông minh và chân thật như anh ấy không phải dễ”.
Mao tiếp nhận từ người nâng đỡ mình thói quen huấn luyện không chỉ tinh thần mà cả thể xác nữa, thích nhất là trần truồng hay chỉ mặc ít quần áo trong lúc đó – một niềm say mê cho tới cuối đời.
Mỗi buổi sáng, ông ấy đi đến một cái giếng và dội nước lạnh như băng lên người. Trong những kỳ nghỉ, ông đi dạo thật lâu với bạn bè, tắm nắng hay chạy bộ trong mưa, ngủ ngoài trời lúc có sương giá, bơi qua những con sông lạnh như băng trong tháng 11.
Khi cuối cùng rồi Mao cũng nhận được bằng sư phạm với 24 tuổi, ông ấy vẫn chưa có kế hoạch nào cho tương lai cả. Ông không tìm được việc làm trong Trường Sa. Vì thế nên ông đi theo người thầy, người năm 1918 được triệu về Bắc Kinh để nhận chức vụ giáo sư và đã tạo cho ông một việc làm như người phụ việc trong thư viện ở trường đại học.
Qua đó, Mao đã đến tới trung tâm của lần khởi đầu ở Trung Quốc.
Nằm cách không xa các giảng đường là Quốc Hội mới, cơ quan các bộ cũng như “Tử Cấm Thành” mà hoàng đế trẻ con Phổ Nghi đã thoái vị vẫn còn sống ở sau những bức tường của nó, có hàng trăm thái giám ở xung quanh. Trong năm cách mạng 1912, lãnh tụ quân đội bảo thủ Viên Thế Khải đã trở thành tổng thống Trung Quốc. Năm 1913, khi đảng dân tộc của Tôn Dật Tiên, Quốc Dân Đảng, thắng lớn trong các cuộc bầu cử tự do đầu tiên, Viên cấm tổ chức đó hoạt động, đẩy Tôn đi lưu vong và giải tán Quốc Hội. Năm 1916, Viên qua đời, người trước đó còn tuyên bố mình là hoàng đế của một triều đại mới. Tổng thống mới của Trung Quốc tập họp lại Quốc Hội đã được bầu.
Bắc Kinh. Ảnh: GEO EPOCHE
Bắc Kinh, vào khoảng năm 1900 đã có hơn một triệu người sống trong thủ đô của Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE
Tháng 6 năm 1917, một tướng lĩnh trung thành với hoàng đế làm đảo chính và lại đưa Phổ Nghi lên. Thế nhưng hai tuần sau đấy, các tướng lĩnh khác hành quân về Bắc Kinh và chấm dứt chế độ quân chủ vĩnh viễn. Nền cộng hòa được cứu thoát.
Nhưng kể từ lúc đấy, Trung Quốc chỉ có một chính phủ trung ương yếu ớt và tham nhũng, các tư lệnh quân đội tiếm quyền ở nhiều vùng trong nước.
Ở cuối “Tử Cấm Thành” về phía Nam, ở “Thiên An Môn”, có một công viên mà sinh viên thảo luận ở đấy về tình trạng của đất nước.
Bắc Kinh là thành phố triệu dân. Ô tô chạy trên những đại lộ có từ nhiều thế kỷ, 20.000 xe kéo làm nghẽn đường phố, và có cả những đoàn lạc đà đi buôn cũng đi xuyên qua thành phố.
Mao phấn khởi. “Bắc Kinh là một cái nồi nung chảy hòa hợp tất cả mà ở trong đó người ta chắc chắn sẽ bị biến đổi”, ông ấy viết sau khi đến. Ông thường hay đi lang thang qua các khu vườn của hoàng đế, những cái vừa được mở cửa cho người dân, và xúc động vì vẻ đẹp của chúng: “Trong các khu vườn, tôi nhìn mùa Xuân miền Bắc mới bắt đầu, nhìn thấy hoa mận trắng, trong khi băng trên hồ Bắc vẫn còn rắn. Tôi nhìn thấy những cánh đồng bị phủ đầy tinh thể băng như hàng chục nghìn cây mận đang nở hoa.”
Ông sống trong một khu phố tồi tàn ở phía Tây của Cấm Thành. Ông chia sẻ một căn hộ – và giường ngủ – cùng với bảy sinh viên khác. Họ ngủ trên một cái bục bằng gạch có phủ nỉ, có thể sưởi ấm được. Vì thiếu tiền để mua than nên những người đàn ông trẻ tuổi nằm sát vào nhau: “Thường tôi phải báo trước với người ngủ ở hai bên mỗi khi tôi muốn trở mình”, Mao nhớ lại sau này.
Trong thời gian ở Bắc Kinh, ông thường xuyên đọc tờ “Tân Thanh Niên”, tạp chí hiện đại nhất của đất nước. Học giả của trường đại học viết ở trong đấy về Thuyết Tương đối, Chủ nghĩa Hòa bình, giải phóng phụ nữ và cuộc Cách mạng Thánh Mười. Mao cũng công bố một trong những bài viết đầu tiên của mình ở đấy: “Luyện tập thân thể”.
“Quốc gia của chúng ta thiếu sức mạnh”, ông viết. “Nếu thân thể của chúng ta không khỏe mạnh, chúng ta sẽ run rẩy trước những người lính của đối phương. Vậy thì làm sao chúng ta có thể đạt được những mục đích của chúng ta?”
Dương Khai Tuệ
Mao có ba người con trai với Dương Khai Tuệ. Bà ấy bị đối thủ của ông xử tử. Ảnh: GEO EPOCHE
Thế nhưng dù ông có cố gắng kết bạn với các tác giả của tờ “Tân Thanh Niên” cho đến đâu đi chăng nữa – giới trí thức không hề để ý đến con người phụ việc trong thư viện đấy; một sự xúc phạm mà hàng chục năm sau này ông vẫn còn nhớ đến: “Đối với phần lớn bọn họ, tôi không phải là một con người.”
Ông không hạnh phúc ở Bắc Kinh. Cũng vì ông đã yêu cô con gái xinh đẹp của người đỡ đầu mình.
Dương Khai Tuệ trẻ hơn ông tám tuổi, một người phụ nữ đẹp được giáo dục theo lối Phương Tây, nhạy cảm và hùng biện, người được nhiều học trò của cha cô hâm mộ. Khai Tuệ khước từ các tập tục cưới hỏi cổ xưa, nhưng có những yêu cầu cao về tình yêu: “Thà chẳng có gì khi không toàn hảo”, là châm ngôn của cô. Cô làm ngơ trước sự theo đuổi của Mao, có lẽ là cô ấy nghi ngờ sự thật tình của ông ấy.
Mùa Xuân năm 1919, Mao thất vọng quay về Trường Sa. Ở đấy, ông tìm được việc làm là thầy giáo dạy Sử – và vì thế mà thêm một lần nữa lại bỏ lỡ mất một sự kiện lịch sử.
VÌ VÀO CHIỀU ngày 4 tháng 5 năm 1919, 3000 sinh viên ở Bắc Kinh đã đổ về “quảng trường Thiên An Môn” trước Cấm Thành. Đó hẳn là cuộc biểu tình lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ngay trước đó, người trong thành phố vừa mới biết được về một quyết định của Hội nghị Hòa bình Versailles: các thế lực chiến thắng của Đệ nhất Thế chiến đã thỏa thuận không giao phần nguyên là tô giới của Đức trên bán đảo Sơn Đông ở cạnh Hoàng Hải trở về cho Trung Quốc. Triều đại hoàng đế cuối cùng đã phải cho Đức thuê dãy đất đó năm 1898.
Những người sinh viên tức giận: đó là phần thưởng cho việc Trung Quốc tuyên chiến với Đế chế Đức năm 1917 hay sao? Tuy Bắc Kinh không gửi người lính nào sang các chiến trường châu Âu, nhưng thay vào đấy là gần 100.000 người làm công nhật, những người đã đi lấy xác chết, đào hầm hố, tháo đạn dược, xây trại lính và bệnh viện. Ngược lại, Trung Quốc đã nhận được từ đối thủ của Đức trong chiến tranh, nước Nhật, khoản tiền cho vay tổng cộng là 145 triệu Yen.
Bây giờ, khi chiến tranh đã chấm dứt, người Nhật đòi vùng đất mang tầm quan trọng về chiến lược đó về cho họ: như một phần thưởng cho sự giúp đỡ trong chiến tranh của họ, họ muốn đóng quân lính riêng của họ ở Sơn Đông và giữ lấy toàn bộ thu nhập của một tuyến đường sắt sẽ được xây xuyên qua bán đảo.
Mãi đến Versailles, thành viên của phái đoàn Trung Quốc mới biết rằng người Anh, người Pháp và người Ý ủng hộ người Nhật.
Thiên An Môn
Năm 1919, trên quảng trường Thiên An Môn đã liên tục có nhiểu cuộc biểu tình: chống Nhật và chống chính sách của chính phủ. Ảnh: GEO EPOCHE
Còn gây sốc hơn nữa là phát giác, rằng ngay trước khi đình chiến, một chính phủ Trung Quốc trước đây đã nhận hối lộ để bí mật bảo đảm rằng lời yêu cầu đấy sẽ được chấp thuận. Vì hiệp định đấy có hiệu lực về mặt pháp lý nên cuối cùng rồi Hoa Kỳ cũng đồng ý. Các thành viên của phái đoàn Trung Quốc bất lực và vắng mặt trong lúc ký kết để phản đối.
Căm phẫn vì sự phản bội của phe Đồng minh và tức giận chính phủ của chính mình, nhiều người xuống đường cả trong các thành phố khác. Sinh viên, công nhân và thương gia kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật.
Ở Bắc Kinh, số đông đã thông qua một bản tuyên ngôn do một lãnh tụ sinh viên xướng lên: “Ngày hôm nay, chúng tôi thề với tất cả đồng bào của chúng tôi hai lời thề trang nghiêm: Lãnh thổ Trung Quốc có thể bị xâm chiến, nhưng không thể bị từ bỏ. Thứ nhì: Dân nhân Trung Quốc có thể bị thảm sát, nhưng không bao giờ đầu hàng.”
Rồi những người biểu tình kéo đến nhà của một trong số các bộ trưởng tham nhũng và bị căm ghét, xông vào nhà và phóng hỏa nó. Chính trị gia này bỏ trốn – nhưng trong lúc ấu đả với cảnh sát đã có một sinh viên bị thiệt mạng.
NGÀY THÁNG CỦA NHỮNG CUỘC PHẢN ĐỐI, ngày 4 tháng 5 năm 1919, đã trở thành tên và biểu tượng của một phong trào nhanh chóng lan ra khắp nước. Bây giờ, đối với nhiều nhà trí thức Trung Quốc, các giá trị Phương Tây lại mang vẻ đáng ngờ, họ kêu gọi hãy quay trở lại với quốc gia của họ.
Cả Mao cũng chia sẻ sự căm phẫn của những người phản đối. Và lần này thì ông ấy không rút lui vào trong thế giới của những quyển sách.
Ông thành lập một tờ tuần báo, để cung cấp thông tin cho người dân trong tỉnh quê hương của ông ấy về những sự kiện ở Bắc Kinh cách đó hơn 1300 kilômét và truyền cho họ sự phấn khởi về cuộc biến đổi chính trị – “phần đóng góp để giải phóng nhân loại” của ông ấy, như ông gọi nó về sau này.
Công nhân và thành viên công đoàn ở Thượng Hải
Công nhân và thành viên công đoàn ở Thượng Hải, nơi những người Cộng sản hoạt động mạnh nhất. Ảnh: GEO EPOCHE
Mao tin rằng chỉ một liên minh từ nông dân, công nhân, sinh viên và giáo viên mới có thể ép buộc được một sự cải mới dân chủ. Ông từ chối dùng bạo lực để lật đổ, như người Bolshevik ở Nga đã tiến hành. Ông vẫn còn là một người có tư tưởng tự do và vô chính phủ, nhưng không phải là một người cộng sản.
2000 bản của số phát hành đầu tiên được bán sạch trong một ngày. Tại số sau đó, Mao cho in 5000 bản.
Chỉ sau bốn số, thống đốc quân đội, người cầm quyền ở Hồ Nam, đã cấm tờ báo.
Mao không tuân theo. Ông ấy có nhớ lại những lần xung đột với cha ông ấy không? Ngay lập tức, ông bắt đầu làm biên tập viên cho một tạp chí phê phán khác. Nhưng tờ tạp chí này cũng bị cấm chỉ sau một số dưới sự lãnh đạo của ông ấy. Từ đấy, Mao công bố các bài viết của mình trên tờ nhật báo lớn nhất của Trường Sa.
Khi một người phụ nữ trẻ tuổi tự tử trong chiếc kiệu đón dâu của mình, Mao đã viết một loạt bài chống lại hôn nhân cưỡng ép. Người con trai nông dân đấy, người mà ngày xưa cũng đã bị ép buộc cưới vợ, bây giờ yêu cầu rằng phụ nữ Trung Quốc phải được phép tự chọn lấy người bạn đời của mình.
Lần đầu tiên, Mao cũng chứng tỏ tài khéo léo của một nhà hoạt động chính trị: trong tháng 12 năm 1919, ông tổ chức một cuộc đình công chống nhà cầm quyền Trường Sa (tuy vậy, không phải những cuộc chống đối của ông ấy mà là sự kình địch với các tư lệnh khác cuối cùng đã khiến cho vị tướng lĩnh đó phải bỏ chạy). Một thống đốc mới nắm lấy quyền lực, người cùng với nhiều doanh nhân khá giả đấu tranh cho một tỉnh Hồ Nam độc lập. Vì Trung Quốc chìm trong hỗn loạn nên trong nhiều vùng đất ngày càng có nhiều nạn nhân của những nhà cai trị quân đội. Kể từ năm 1913, chỉ riêng trong Hồ Nam đã có hàng chục nghìn người chết qua các cuộc chiến của các viên tư lệnh.
Mao cũng ủng hộ phong trào độc lập. Nhiều khả năng hoàn toàn mới mở ra cho ông trong Trường Sa: ông trở thành hiệu trưởng của một trường học, thành  lập “Cộng đồng sách văn hóa”, cái tạo khả năng cho con người tiếp cận với sách, luận thuyết và báo chí. Bây giờ, ông ấy có một cuộc sống gần như trung lưu. Thời gian này, Dương Khai Tuệ cũng đã ưng thuận ông. Sau khi thành hôn, họ sống trong một ngôi nhà ở ngoại ô thành phố, chẳng bao lâu nữa, đứa con trai đầu của ba người con trai sẽ được sinh ra đời.
Trong thời gian này, lần đầu tiên Mao quan tâm thật sự đến Chủ nghĩa Cộng sản. Cũng như nhiều trí thức khác, những người thuộc “Phong trào 4 tháng 5”, tính khiêm tốn vẻ ngoài của nước Cộng hòa Xô viết trẻ tuổi đã gây ấn tượng cho ông: chính phủ cách mạng dưới quyền của Lenin tuyên bố từ bỏ các vùng đất là tô địa cũ của Nga hoàng trong Trung Quốc.
Mao suy nghĩ liệu có nên học tiếng Nga, cân nhắc xem có di cư sang nước Nga Xô viết, nghiên cứu “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” của Karl Marx và Friedrich Engels vừa mới được dịch sang tiếng Trung – và gặp Trần Độc Tú ở Thượng Hải, một trong những người phát hành tờ “Thanh Niên Mới”, trí thức Mácxít quan trọng nhất của Trung Quốc.
Trần có thời là trưởng khoa ở Đại học Bắc Kinh. Ông là một nhà đạo đức và cải cách dễ nổi giận. Sau những lần phản đối của ngày 4 tháng 5, ông bị bắt giam ba tháng vì đã yêu cầu toàn bộ các bộ trưởng theo Nhật phài từ chức cũng như yêu cầu tự do ngôn luận và quyền được tụ tập. Sau khi được trả tự do, Trần về Thượng Hải, nơi ông ấy thành lập một nhóm đầu tiên của những người xã hội trong tháng 8 năm 1920. Bây giờ ông muốn thành lập một Đảng Cộng sản.
Trần Độc Tú
Giảng viên đại học Trần Độc Tú là nhà tư tưởng của ĐCS và cũng là bí thư đầu tiên. Ảnh: GEO EPOCHE
Ngược lại, Mao do dự và hoài nghi. Ông cho rằng một cuộc Cách mạng theo gương mẫu Nga vẫn còn là việc không thể được trong Trung Quốc; Lenin – Mao tin một cách sai lầm như thế – đã có thể dựa trên hàng triệu đảng viên. Con đường của những cải cách dân chủ vẫn còn có triển vọng nhiều hơn cho trung Quốc.
Nhưng rồi tinh thần khởi dậy chấm dứt trong Hồ Nam: viên thống đốc không ủng hộ phong trào độc lập nữa, vì các nhà hoạt động, trong đó có Mao, yêu cầu “dân chủ và Chủ nghĩa Xã hội”.
Chẳng bao lâu sau đấy, viên thống đốc bị một địch thủ lật đổ. Kể từ lúc đấy, nắm quyền lực trong Hồ Nam lại là một tư lệnh độc tài, đàn áp giới đối lập và làm tiêu tan tất cả mọi hy vọng biến đổi.
Trong tháng 12 năm 1920, Mao viết trong một bức thư gửi cho một người bạn: “Trên nguyên tắc, tôi ủng hộ ý tưởng dùng phương cách hòa bình để đạt đến hạnh phúc cho tất cả, nhưng tôi e rằng điều đấy không thể thực hiện được trong thực tế.”
Lịch sử đã chứng minh rằng không bao giờ mà một kẻ chuyên quyền lại tự nguyện rút lui, ông ấy khẳng định. Mao cho rằng đã đến lúc phải đi một con đường mới. Ông viết cho bạn ông, ông “rất tán thành việc sử dụng mô hình Nga để cải cách Trung Quốc”.
Trong tháng 1 năm 1921, khi các thành viên hợp tác xã sách của ông biểu quyết về đường hướng chính trị, Mao đã giơ tay mình lên cho Chủ nghĩa Bolshevik.
Với 27 tuổi, một nhà có tư tưởng tự do đã trở thành một người Cộng sản – nhưng là một tín đồ phi chính thống, người không hiểu nhiều về lý thuyết của Marx.
Đầu năm 1921, Trần Độc Tú gửi cho ông bản thảo chương trình cho một đảng cộng sản Trung Quốc. Cả Moscow cũng thúc giục thành lập một ĐCS.
“Quốc tế Cộng sản”, thành lập năm 1919 và do những người Bolshevik chiếm thế áp đảo, có trách nhiệm giúp các nhà cách mạng ở khắp nơi trên thế giới thành lập tổ chức và qua đó lan truyền đi ngọn lửa của sự nổi dậy càng xa càng tốt – cũng là để tạo đồng minh cho Liên bang Xô viết đang bị cô lập. Sứ giả của Quốc tế Cộng sản đã đến gặp Trần ở Thượng Hải và thúc giục ông ấy phải nhanh lên.
Mao và các nhà hoạt động khác của hợp tác xã sách đã tạo ấn tượng cho Trần nhiều đến mức ông ấy đã đưa Trường Sa vào trong danh sách của các thành phố mà trong đó các chi bộ Đảng cần phải được thành lập. Mao đã tự chứng tỏ mình có can đảm, nhiều năng lực và khéo ăn nói. Rõ ràng là người con trai nhà nông đấy đã khiến cho giới trí thức ở Bắc Kinh và Thượng Hải phải thích thú.
Hendricus Sneevliet
Phái viên của Quốc tế Cộng sản Hendricus Sneevliet. Ảnh: GEO EPOCHE
Tháng 6 năm 1921, một phái viên của Quốc tế Cộng sản đến Thượng Hải, người Cộng sản Hà Lan Hendricus Sneevliet: một người có tác phong độc đoán và nhiều danh tính (trong chuyến đi bí mật của ông ấy, ông tự gọi mình là là “Maring” hay “Andresen”).
Sneevliet đã nhận 4000 bảng Anh từ Moscow mà lúc đến ông đã tiêu 2000 cho vợ mình và mất 600 vì một ngân hàng phá sản. Số tiền 1400 bảng Anh còn lại là vốn liếng khởi đầu để đốt lên ngọn lửa cách mạng trong Trung Quốc.
Các nhóm ở Thượng Hải và Bắc Kinh đã chuẩn bị kế hoạch cho hội nghị thành lập đảng cộng sản. Sneevliet, có một nhân viên của cơ quan tình báo quân đội Xô viết đi cùng, phối hợp các hoạt động; giấy mời được gửi đi – một trong những tờ đó là cho Mao ở Trường Sa.
Vào ngày 23 tháng 7 năm 1921, 13 đại biểu và cả hai phái viên kia gặp nhau lần đầu. Sneevliet chọn lớp học của một trường nữ làm nơi gặp gỡ bí mật, trường mà đã đóng cửa vì nghỉ hè. Người Hà Lan nắm quyền chỉ huy – khiến cho những người Trung Quốc rất tức giận, những người mà bây giờ biết rằng mình phải báo cáo thường xuyên cho người của Moscow này.
Trung thành với các chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Sneevliet thúc giục những người Trung Quốc đầu tiên hãy liên minh với giới trung lưu để tạo nên một cuộc cách mạng quốc gia. Nhưng đồng thời, những người đồng chí này cần phải xây dựng những nhóm công nhân để sau này có thể đánh bại được giai cấp tư sản.
Các đại biểu thảo luận một tuần dưới sự giám sát của ông ấy về đường lối và tổ chức đảng của họ. Vào ngày kế cuối, bất thình lình có một người lạ phá rối cuộc họp và giả vờ rằng mình đã vào nhầm cửa. Sneevliet nghi ngờ và giải tán cuộc gặp gỡ ngay lập tức. Chẳng bao lâu sau đó, một nhóm cảnh sát đi xe đến và lục soát tòa nhà – nhưng không có kết quả.
Nhóm người Trung Quốc quyết định gặp nhau trong ngày hôm sau đó ở ngoài thành phố và không có hai người nước ngoài: vì lo sợ rằng sự hiện diện của họ có thể khiến cho cơ quan nhà nước nghi ngờ. Vì thế mà họ đã đi đến Hồ Uyên ương và mướn một chiếc du thuyền.
Đầu tiên, Đảng Cộng sản chỉ nên hoạt động trong bí mật, giữ kín danh sách thành viên của mình. Một ủy ban trung ương ở Thượng Hải sẽ giám sát tài chính và công việc của Đảng; các đại biểu đã chọn Trần Độc Tú làm người đứng đầu tổ chức – mặc dù ông ấy không xuất hiện tại hội nghị – ông ấy làm việc cho thống đốc của Quảng Châu và có lẽ đã không thể bỏ rơi chức vụ của mình được.
Mao Trạch Đông trở về Trường Sa với nhiệm vụ thành lập một tổ chức Đảng ở đó. Ông hào hứng đặt mình dưới quyền lực của ĐCS. Sau những năm tìm kiếm, cuối cùng ông cũng đã tìm thấy sứ mệnh của mình. Ông xin thôi chức vụ hiệu trưởng và thành lập một “Đại học tự học”, một cơ sở ngụy trang để kết nạp thành viên mới (ông ấy còn xin được tài trợ từ chính quyền của tỉnh cho viện đào tạo này).
Mao Trạch Đông
Sau khi thành lập ĐCS vào ngày 31 tháng 7 năm 1921 Mao trở về tỉnh. Ảnh: GEO EPOCHE
Lúc đầu, việc kết nạp diễn tiến chậm chạp. Mao phải thuyết phục vợ ông là Dương Khai Tuệ, cả hai người em trai cũng như những người họ hàng khác từ làng quê của ông gia nhập Đảng. Thế nhưng trong vòng một năm, ông đã có thể trình ra 30 thành viên mới theo như yêu cầu của Trung ương Đảng.
Cũng đến từ Thượng Hải là chỉ thị, rằng Mao phải gây ảnh hưởng đến các công đoàn ở địa phương. Nền công nghiệp Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh trong các thập niên vừa qua.  Công nhân trong các mỏ than, trong nhà máy thép và nhà máy nấu chì cũng như thợ xếp chữ, thợ in, công nhân xây dựng, công nhân điều khiển máy và công nhân đường sắt đã tập hợp lại trong các hội liên hiệp của họ từ lâu rồi.
Tháng 9 năm 1921, Mao đi sang An Nguyên ở bên cạnh, một vùng than đá rộng lớn mà ở đấy công nhân mỏ phải làm việc theo ca cho tới 15 tiếng đồng hồ. Ông thành lập những trường học ban đêm ở đó, và trong mùa Thu 1922, khi những người thợ mỏ ở An Nguyên đình công, Mao chỉ huy cuộc đình công từ trong hậu trường.
Với thành công: chủ mỏ phải tăng lương, áp dụng ngày làm việc tám giờ và tài trợ cho các trường học ban đêm. Một chiến thắng cho Mao, vì nhiều thợ mỏ đã gia nhập Đảng.
Vào đầu năm kế tiếp theo sau đó, công nhân tuyến đường sắt Vũ Hán – Bắc Kinh đình công và thể theo sự thúc giục của Đảng Cộng Sản đã thành lập một công đoàn. Thế nhưng lần này thì một tư lệnh đã dùng bạo lực để đập tan các cuộc phản kháng, có 35 công nhân chết.
Thất bại này khiến cho Moscow càng tin rằng cánh tả của Trung Quốc còn quá yếu để có thể dẫn đầu một phong trào cách mạng ở trong nước chống lại các tư lệnh vẫn còn thống trị ở trong nhiều vùng.
Ngay trong mùa Hè 1922, Bộ Chính trị, nhóm chỉ huy cốt lõi của ĐCS Xô viết, qua phái viên Sneevliet đã thúc đẩy tiến đến một mặt trận thống nhất giữa Đảng Dân tộc Chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên, Quốc Dân Đảng, và những người Cộng sản.
Đảng viên ĐCS cần phải đồng loạt gia nhập đảng của Tôn Dật Tiên. Trần Độc Tú phản đối, cả Mao cũng chống lại liên minh không cân xứng đấy.
Thế nhưng ĐCS Trung Quốc với cho tới lúc đấy là 195 đảng viên vẫn còn chưa đủ mạnh để tồn tại đơn độc (Quốc Dân Đảng có 50.000 người). Và nó phụ thuộc tài chính vào Quốc tế Cộng sản.
Học sinh của "Trường nữ sinh yêu nước" đang tuyên truyền cho những người Cộng sản
Học sinh của “Trường nữ sinh yêu nước” đang tuyên truyền cho những người Cộng sản. Ảnh: GEO EPOCHE
Vì thế mà những người đồng chí đấy chịu khuất phục và gia nhập Quốc Dân Đảng như một “khối nội bộ”, ĐCS vẫn tiếp tục tồn tại; cả Mao cũng là đảng viên của Quốc Dân Đảng năm 1923.
Thêm vào đó, ông được bầu vào Ủy ban Trung ương, ủy ban lãnh đạo bao gồm chín người, cũng như được bổ nhiệm làm thư ký của ban thường vụ còn quan trọng hơn nữa, bao gồm năm cán bộ điều khiển công việc hàng ngày của Đảng.
Ý nghĩa của một mặt trận thống nhất tuy bị tranh cãi trong số những người cộng sản – thế nào đi nữa thì nó cũng có lợi cho Quốc Dân Đảng. Vì bây giờ Moscow trợ giúp đối tác liên minh mới của ĐCS với tiền bạc và vũ khí, những cái Tôn Dật Tiên đang hết sức cần cho lực lượng quân sự của ông ấy.
Đầu năm 1923, Quốc Dân Đảng thành công trong việc xây dựng một cơ sở lớn ở gần thành phố Quảng Đông trong miền nam Trung Quốc. Với tiền từ Moscow cũng như sự giúp đỡ của cố vấn Xô viết, Tôn Dật Tiên thành lập một học viện quân sự trên một hòn đảo ở giữa sông cách Quảng Đông tròn 15 kilômét: một lò đào tạo sỹ quan cho lực lượng quân đội tương lai của “Quân đội Cách mạng Quốc gia”. Liên bang Xô viết cung cấp súng máy, đại bác và máy bay.
VÀO THỜI GIAN này, bất thình lình Mao chạy trốn khỏi trường chính trị. Trong tháng 12 năm 1924, ông đầu tiên về Trường Sa và sau đó về lại làng Thiều Sơn quê của ông ấy. Gần một năm trời, ông không tham gia cuộc họp nào của ĐCS hay của QDĐ, dần dần mất tất cả các chức vụ trong Đảng. Ông báo cho giới lãnh đạo biết rằng ông đã làm việc quá nhiều, bị trầm cảm, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt và cao huyết áp. Có thể là ông ấy hoài nghi về liên minh với Quốc Dân Đảng trong thời gian này.
Thế nhưng mười tháng sau đó, trong tháng 19 năm 1925, ông trở về với chính trị và được bổ nhiệm làm thư ký ban tuyên truyền của QDĐ ở Quảng Đông; rõ ràng là ông ấy đã chấp nhận mặt trận thống nhất giữa những người Cộng sản và những người Dân tộc Chủ nghĩa.
Trong thời gian này, ông quan tâm ngày càng nhiều đến nông dân Trung Quốc: trong các chuyến đi qua nông thôn, niềm tin của ông ấy ngày càng tăng lên, rằng những người nghèo trong số họ (theo định nghĩa của Mao là tròn 70% của dân cư nông thôn) có thể là động lực cho cuộc cách mạng. Ông ghi lại những quan sát của mình trong các bản báo cáo và qua đó thách thức cấp trên của ông. Vì nông dân cho tới lúc đấy hầu như không đóng một vai trò nào trong suy nghĩ của giới lãnh đạo ĐCS ở Thượng Hải cả.
Mao Trạch Đông
Trong lúc hoạt động cách mạng, Mao đặc biệt dựa trên nông dân, chiếm phần lớn nhất trong dân cư Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE
Năm 1926, Quân đội Cách mạng Dân tộc đã đủ mạnh để tấn công địch thủ – cũng nhờ sự giúp đỡ của Xô viết. Đứng đầu quân đội là Tưởng Giới Thạch, một quân nhân chuyên nghiệp có quan hệ với giới tội phạm ở Thượng Hải. Tưởng là người chỉ huy học viện quân sự và là người kế nhiệm Tôn Dật Tiên khi người này qua đời năm 1925 vì ung thư gan.
Tưởng 38 tuổi nguyên thuộc cánh tả của Quốc Dân Đảng, nhưng thời gian sau này đã trở thành một địch thủ không khoan nhượng của những người Cộng sản. Nhiều sỹ quan trung thành với ông cũng hoàn toàn không có thiện cảm với tư tưởng Marx. Nhưng Quân đội Cách mạng Dân tộc vẫn còn phải dựa vào sự giúp đỡ của Liên bang Xô viết.
Vào ngày 9 tháng 7, Tưởng cùng 75.000 người lính xuất phát từ Quảng Đông đi lên phía Bắc. Ông muốn đẩy lùi các tư lệnh trong nhiều tỉnh, lật đổ quyền lực trung ương yếu ớt ở Bắc Kinh (từ 1911 chính phủ đã thay đổi 40 lần) và tái thống nhất Trung Quốc. Để hỗ trợ cho “Chiến dịch phương Bắc” này, Mao cần phải huy động các chiến binh nông dân ở nông thôn.
Ngay trong tháng 7, quân lính của Tưởng Giới Thạch đã chiếm Trường Sa, trong mùa Thu, tỉnh Hồ Nam quê của Mao được giải phóng. Đến cuối năm, Quân đội Cách mạng kiểm soát được bảy tỉnh với 170 triệu dân.
Trong tháng 1 năm 1927, Mao du hành qua vùng mới chiếm đóng. Trong một bản báo cáo gửi cho lãnh đạo ĐCS, ông hân hoan mô tả việc nông dân khắp nơi đã nổi dậy chống lại những người chủ đất của họ như thế nào và trả thù cho sự đàn áp và bóc lột như thế nào. Họ đặt những cái mũ nhọn lên đầu những người bị hành hạ để hạ nhục, trói họ xua qua làng, hỏi cung hay còn đánh chết họ như thế nào. Bất cứ người nào có một mảnh đất đều có thể trở thành nạn nhân của những hành động thái quá đó.
Ông cũng đi qua vùng đất là quê hương của cha ôg, người đã qua đời trong thời gian vừa qua – là người có trang trại, ông ấy hẳn sẽ phải gánh chịu sự tức giận của những người bị đàn áp.
Nhưng bạo lực không làm cho Mao cảm thấy khó chịu, ông chào mừng nó như một hành động giải phóng.
Và ông xem thường các vụ hãm hiếp những người con gái hay người vợ, các vụ hành quyết công khai. “Khi một hay hai người bị đánh chết thì đấy không phải là việc lớn”, ông nhận xét vắn tắt trong bản báo cáo của mình.
Và công việc làm là lời bào chữa cho sự khủng bố đó đấy chứ? Bây giờ, cuối cùng Mao cũng tin rằng vận mệnh đất nước Trung Quốc nằm trong tay của người nghèo ở nông thôn chứ không phải ở trong tay của giới công nhân thành thị:
“Chỉ ít lâu nữa thôi, sẽ có hàng trăm triệu người nông dân nổi dậy trong khắp các tỉnh. Họ sẽ cuồng nhiệt và không thể kìm chế được giống như một cơn bão. Người ta có nên đứng đầu họ để lãnh đạo họ không? Người ta phải lê bước đi theo sau họ để phê bình họ? Hay người ta cần phải đứng ra ngăn cản họ, để đấu tranh chống lại họ? Mỗi một người Trung Quốc đều có quyền tự do lựa chọn một trong ba con đường này, nhưng diễn tiến của các sự kiện sẽ bắt buộc bạn phải nhanh chóng lựa chọn.”
Mao đã quyết định cho mình: ông muốn tịch thu toàn bộ đất đai thuộc tư hữu và chia mới lại. Thế nhưng giới lãnh đạo của ĐCS ở Thượng Hải không chấp thuận chính sách cực đoan này – họ vẫn không muốn dựa trên nông dân và muốn trước hết là kích động giới công nhân trong các thành phố.
Cả nhiều phần của Quốc Dân Đảng cũng bộc lộ sự bực tức về những hành động bạo lực thái quá của các chiến binh nông dân được Mao khen ngợi. Vì thuộc trong giới những người ủng hộ đảng dân tộc chủ nghĩa đấy là nhiều địa chủ, doanh nhân, nhà tư bản công nghiệp và chủ ngân hàng. Thêm vào đó, Tưởng Giới Thạch lo ngại rằng đảng của ông ấy có thể bị thâm nhiễm bởi ĐCS nhỏ hơn.
Sau khi thâu tóm Thượng Hải bằng quân đội của mình, viên tướng đấy đánh cú đầu tiên vào đồng minh không ưa thích: theo lệnh của ông, trong tháng 4 năm 1927 thành viên của một hội kín mang tính mafia cũng như quân lính của Quân đội Cách mạng đã giết chết hơn 400 công nhân và người công đoàn bị nghi ngờ có thiện cảm với Cộng sản. Trên khắp nước, trong những tháng tiếp theo sau đó, khoảng chừng 34.000 người Cộng sản thật sự hay bị cho là Cộng sản đã là nạn nhân của sự khủng bố từ Quốc Dân Đảng và các lực lượng quân đội đồng minh.
Mặt trận thống nhất tan vỡ. Moscow đổ lỗi cho Trần Độc Tú và tước quyền lực của người Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản. Theo chỉ thị của Josef Stalin, từ khi Lenin qua đời là người có nhiều quyền lực nhất trong Điện Kreml – bây giờ ĐCS cần phải tuyển mộ một lực lượng quân sự riêng.
Người có thiện cảm với ĐCS bị bắt giam ở Thượng Hải năm 1931
Liên minh với Quốc Dân Đảng tan vỡ năm 1927 đã dẫn đến nội chiến. Người có thiện cảm với ĐCS bị bắt giam ở khắp nơi trong Trung Quốc như ở đây trong Thượng Hải năm 1931. Ảnh: GEO EPOCHE
Cả Mao cũng nhận ra rằng không có một quân đội mạnh thì những người Cộng sản sẽ không có khả năng chống cự: “Mỗi một người Cộng sản đều phải hiểu rõ sự thật này: quyền lực chính trị đến từ những nòng súng”, ông ấy viết.
Mao, người không có kinh nghiệm về quân sự, thời gian vừa qua đã được bầu làm ủy viên dự khuyết của Bộ Chính trị ĐCS, cần phải tổ chức một cuộc nổi dậy chống lại quân đội Quốc Dân Đảng trong tỉnh là quê hương của mình.
Với ba trung đoàn Cộng sản được trang bị không tốt, ông liều tấn công vào Trường Sa. Cuộc tấn công trở thành một thảm bại. Hơn phân nửa của 3000 chiến binh đã hy sinh hay đào ngũ.
MAO CHỈ CÒN cách chạy trốn cùng với lực lượng của mình. Cuối tháng 9 năm 1927, ông dẫn số người của mình, trong đó có nhiều người chỉ được trang bị bằng giáo hay gậy gộc, đi về miền Nam. Đích đến của ông ấy là vùng đất của quân cướp: vùng núi Tỉnh Cương Sơn, do các băng đảng có vũ khí thống trị, nằm cạnh ranh giới của hai tỉnh và là nơi mà quân đội thù địch khó tiếp cận.
Ông dùng súng để hối lộ hai đầu đảng và sau đó được phép rút lui vào trong vùng đất của giới giang hồ.
Chỉ có đường mòn dẫn lên dãy núi này. Các ngọn núi cao lên cho đến gần 1000 mét, rừng thông và tre mọc trên các sườn núi đá lởm chởm, lúc nào cũng có những làn sương mù dầy đặc phủ kín. Thác nước chảy xuống vực sâu. Giữa các ngọn núi là những vùng cao nguyên nhỏ mà người dân sống ở đấy trong những ngôi nhà nghèo nàn bằng gỗ hay bằng bằng đá.
Phần lớn thời gian, Mao cùng với người của ông ấy đóng quân trong một thành phố nhỏ ở chân của dãy núi. Chỉ khi áp lực của quân đội Quốc Dân Đảng – bao vây vùng Tỉnh Cương Sơn – quá lớn, ông ấy mới lui lên trên cao.
Trong trường hợp khẩn cấp, từ đấy có những con đường đào thoát sang các tỉnh kế cận: đường mòn có bụi rậm che phủ, dầy đến mức người đuổi theo hầu như không thể nào nhìn thấy được.
Mao, người vẫn còn ăn mặc như một thầy giáo, bây giờ là một lãnh tụ du kích chỉ huy một lực lượng vũ trang bao gồm những người lính rách rưới, công nhân và nông dân, những kẻ lang thang và quân cướp giật. Những đơn vị mà chẳng bao lâu sau đó “Hồng Quân” sẽ thành hình từ đấy.
Thiếu quân phục và y phục ấm cho mùa Đông, thuốc cho thương binh, thiếu tiền, vũ khí và đạn dược. Nhiều chiến binh kiệt quệ, mắc bệnh tiêu chảy hay sốt rét.
Người lãnh tụ của họ không hề ngại ngùng khi biến những nhà cách mạng của ông ấy thành kẻ cướp. Và lực lượng của ông ấy chẳng bao lâu sau đó cũng đã đủ mạnh để ông cố tìm cách đặt hai tướng cướp đấy dưới quyền chỉ huy của ông. Một trong hai kẻ tội phạm đấy trước sau gì thì cũng là đảng viên ĐCS, người kia có thiện cảm với những người Cộng sản, nhưng vẫn còn dè dặt.
Nhưng sau khi chiến thắng được dân quân của một địa chủ, tướng cướp còn ngần ngừ kia cũng đặt các chiến binh của mình dưới mệnh lệnh của Mao. Thêm vào đó, chỉ huy du kích quân cũng đề nghị giảng dạy quân sự cho những kẻ sống ngoài vòng pháp luật.
Mao thường cho người của mình tỏa ra các tỉnh lân cận để cướp bóc. Họ tấn công hay giết chết các địa chủ, tịch thu tài sản của họ. Họ tống tiền các thương gia bằng cách đe dọa phóng hỏa đốt các cửa hàng của họ.
Mao đã bước qua một ngưỡng cửa nữa. Ông không chỉ bào chữa cho sự khủng bố mà còn ra lệnh thực hiện nó nữa.
Liên lạc với giới lãnh đạo Đảng trong lúc này đã bị cắt đứt. Thế nào đi nữa thì giới đứng đầu của ĐCS cũng kinh hoàng về “tính cách tương tự như kẻ cướp” của quân lính ông. Trong tháng 11 năm 1927, Mao bị khai trừ ra khỏi Bộ Chính Trị, cái mà ông vừa  được bầu vào ba tháng trước đấy, nhưng vẫn còn là thành viên của Trung ương Đảng.
Hạ Tử Trân là người vợ thứ ba của Mao
Hạ Tử Trân là người vợ thứ ba của Mao. Ảnh: GEO EPOCHE
Nhà cách mạng giống như đã từ bỏ cuộc đời trước đây của mình. Chẳng bao lâu sao đó cũng không còn có liên lạc cả với Dương Khai Tuệ nữa, người trong thời gian đó đã sinh cho ông đứa con trai thứ ba. Từ trên núi, Mao chỉ viết cho vợ mình một lá thư duy nhất mà trong đó ông than phiền về một vết thương ở chân.
Ông đã tìm thấy một người bạn đồng hành mới từ lâu: người nữ Cộng sản 19 tuổi Hạ Tử Trân, xuất thân từ một gia đình học giả và đã bí mật gia nhập ĐCS ngay từ lúc 16 tuổi.
Những người Cộng sản đã tạm thời đã thất bại trong cuộc đấu tranh giành các thành phố. Theo một chỉ thị của Stalin, các Hồng Quân cần phải chiếm giữ những vủng đất nhỏ ở nông thôn, những cái mà họ gọi là “Xô viết”, theo các hội đồng công nhân và quân nhân dẫn đầu cuộc cách mạng trong nước Nga. Tháng 4 năm 1928, một tướng Cộng sản với hàng nghìn chiến binh đến được với Mao. Bây giờ họ cùng nhau chỉ huy bốn trung đoàn với 8000 quân lính và kiểm soát nửa triệu dân.
Tháng 12 năm 1928, Mao cảm thấy đủ mạnh để bắt đầu một cuộc cải cách ruộng đất trong vùng do ông chiếm đóng. Ông phân chia đất về cho nông dân nghèo và quân nhân và cho giết chết địa chủ. Thế nhưng khi gặp phải sự đối kháng của những người nông dân giàu và những người cầm quyền ở địa phương, ông tạm thời bãi bỏ các kế hoạch chia đất quá cực đoan của mình.
Trong lúc đấy, Tưởng Giới Thạch cùng với đồng minh của ông ấy đã chiếm được Bắc Kinh; tháng 10 năm 1928, ông tuyên bố thành lập chính phủ riêng ở Nam Kinh – một thành phố lớn cách Bắc Kinh 900 kilômét về phía Nam được ông ấy tuyên bố là thủ đô mới của Trung Quốc. Ngay sau đấy, ông cho 25.000 quân lính hành quân về Tỉnh Cương Sơn; giữa tháng 1 Mao phải rút chạy khỏi dãy núi. Với gần 3000 chiến binh, ông ấy trốn thoát về phía Đông vào vùng ranh giới giữa hai tỉnh Phúc Kiến và Giang Tây, nơi ông chiếm lấy một thành phố và lấy đó làm cơ sở hoạt động mới cho mình.
Trong thời gian này, thanh thế của ông trong giới lãnh đạo ĐCS đã được cải thiện nhiều vì các thành công về quân sự của ông ấy. Giới lãnh đạo ĐCS hy vọng họ có thể sử dụng được đội quân của Mao để tấn công các thành phố lớn hơn. Ngoài những việc khác, Mao phải tấn công Trường Sa, thành phố mà Khai Tuệ vợ ông vẫn còn sống ở đấy với ba người con.
Cuộc bao vây Trường Sa – mà trong thời gian đó Mao không có liên lạc với Khai Tuệ – thất bại sau chỉ vài tuần; người Cộng sản rút lui. Khi một tướng của Quốc Dân Đảng biết được rằng vợ của người lãnh đạo du kích quân nổi tiếng sống trong Trường Sa, ông ấy cho người bắt Dương Khai Tuệ vào ngày 24 tháng 10 năm 1930. Bà có thể được tự do nếu như chịu công khai từ bỏ Mao.
Vẫn còn yêu chồng, Khai Tuệ từ chối.
Ba tuần sau đấy, bà bị trói dẫn đi trên đường phố của Trường Sa và bị bắn chết. Tướng Quốc Dân Đảng cho chặt đầu xác chết và bêu đầu của Khai Tuệ ở một cổng thành như một chiến công. Các người con được bạn bè bí mật mang về Thượng Hải đưa vào trong một trại trẻ mồ côi.
Khi Mao, người lại rút lui về tỉnh Giang Tây, hay tin về cuộc hành quyết, ông đã tỏ lòng thương tiếc. “Tôi có chết đến một trăm lần thì cũng không thể nào bù đắp được” cho cái chết của Khai Tuệ, ông ấy viết trong một bức thư.
Vào thời gian này, Mao cuối cùng cũng đã bước qua ranh giới của bạo lực không khoan nhượng. Với tư cách là người chỉ huy quân sự, trong mùa Xuân năm 1930 ông ra lệnh bắt đầu chia lại ruộng đất ở Giang Tây. Thế nhưng lãnh đạo Đảng ở địa phương chống lại kế hoạch của ông ấy.
Điều đấy là đủ để khiến cho họ trở thành những kẻ thù trong mắt ông. Ông quả quyết rằng Đảng Cộng sản ở Giang Tây đã bị địa chủ, nông dân giàu có và người của Quốc Dân Đảng thâm nhập. Họ phải được thanh trừng và “Bolshevik hóa”.
Ảnh hưởng của ông đã đủ để lập một ủy ban đặc biệt ở Giang Tây. Mao cho xử tử những người chống ông như là những kẻ “phản cách mạng”, hàng trăm đảng viên bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Lần đầu tiên, ông ấy đã phá bỏ điều cấm kỵ, giết chết đồng chí. Và cho tới lúc đó, ông cũng đã đủ vô lương tâm để che đậy cuộc đấu tranh giành quyền lực này bằng những khái niệm của hệ tư tưởng.
Mao Trạch Đông
Vào ngày 7 tháng 11 năm 1931, Mao (thứ hai từ phải sang) và những người cùng chí hướng đã tuyên bố thành lập một nhà nước Cộng sản ở Giang Tây. Ảnh: GEO EPOCHE
Con người có tư tưởng tự do từ Hồ Nam đã đi qua một đoạn đường dài. Vào lúc đầu, ông từ chối mọi hình thức bạo lực, rồi đối với ông, nó ngày càng mang tính hợp pháp hơn trong cuộc đấu tranh chống lại những người đàn áp. Trong năm trước đó, ông còn ra chỉ thị rằng sự khủng bố chỉ được phép hướng đến những kẻ thù giai cấp. Nhưng bây giờ, ông luôn dịch chuyển mới ranh giới giữa bạn và thù.
Và vì thế mà những cuộc hành quyết do Mao ra lệnh chỉ là lần khởi đầu của một sự cuồng nhiệt tự hủy hoại, kéo dài nhiều tháng liền và ngày càng tăng lên, cái cũng lan sang cả Hồng Quân: chẳng bao lâu sau đấy, mỗi một đại đội đều truy tìm những kẻ phản bội trong hàng ngũ của mình. Chỉ trong một tuần duy nhất, 2000 sỹ quan và quân lính của một đội quân tiền phương đã bị bắn chết, trong số 4400 người bị cáo buộc có liên quan đến những kẻ phản cách mạng dưới áp lực của các cuộc hỏi cung.
Trong thành phố Phúc Điền, các ủy ban đã điều tra bằng cách tra tấn ép buộc những người bị cho là phản cách mạng phải nhận tội: tay sai đắc lực đã trói tay họ lại, đánh họ bằng gậy tre hay đốt cho họ bị bỏng. Hay họ dùng đinh đóng tay của những người phạm tội xuống bàn và đẩy những mảnh tre nhọn vào dưới móng tay.
Không biết được con số chính xác của các nạn nhân cuộc “thanh trừng” này, có lẽ là hàng chục nghìn người đã chết trong những tháng đó. Mao thúc đẩy người của ông tiến hành giết người và đã nhiều lần bảo vệ họ– biết rõ rằng ông hy sinh những người vô tội để chiếm lấy quyền lực.
Cả giới lãnh đạo Đảng cũng chấp thuận tra tấn và giết người.
Về một mặt hẳn là từ nỗi lo sợ “khủng bố trắng”: vì tay sai của Tưởng Giới Thạch truy lùng người Cộng sản trong thành phố; dân quân của các tư lệnh đánh đuổi họ ra khỏi thôn quê, đốt cháy những làng mà họ nghi là có người Cộng sản ở trong đó. Và quân đội Quốc Dân Đảng cố gắng bao vây Hồng Quân.
Trước bối cảnh đấy, nhiều cấp cao trong Đảng cho là lời quả quyết của Mao cũng đáng tin cậy, rằng những người có thiện cảm với Quốc Dân Đảng đã thâm nhập vào trong Đảng.
Về mặt khác, dưới ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản, quan điểm của Stalin ngày càng thắng thế trong ĐCS Trung Quốc, rằng bất kỳ người đồng chí nào mà hoài nghi mệnh lệnh của Đảng thì cũng phải được xem như là kẻ thù.
Vì thế mà các cuộc thanh trừng cứ tiếp tục diễn ra. Nhất là khi mối đe dọa từ quân đội của Tưởng Giới Thạch giữ cho nỗi lo sợ hoang tưởng luôn luôn hiện diện. Phải khéo léo lắm Mao mới có thể luôn trốn thoát được những cuộc tấn công của Quốc Dân Đảng.
Mùa Thu 1931, thế lực áp đảo dường như trở nên quá mạnh. Nhưng rồi ngày 18 tháng 9 năm 1931, quân đội Nhật bất ngờ tiến quân vào Mãn Châu, tỉnh giàu nguyên liệu ở miền Bắc của Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch rút các lực lượng của mình về để bảo vệ vùng biên giới đó.
Những người Cộng sản được cứu thoát.
VÀO NGÀY 7 THÁNG 11 NĂM 1931 – ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười – ĐCS Trung Quốc thành lập quốc gia riêng ở Giang Tây. 600 cán bộ Đảng tập họp lại trong một gian sảnh đẹp được trang hoàng bằng biểu ngữ ở giữa một khu rừng nhỏ đầy cây long não lâu năm. Các đơn vị của Hồng Quân diễu binh, pháo hoa được đốt.
Mao long trọng tuyên bố: “Từ bây giờ trở đi có hai quốc gia hoàn toàn khác nhau trên lãnh thổ Trung Quốc. Một quốc gia là cái được gọi là Cộng hòa Trung Hoa, công cụ của Chủ nghĩa Đế quốc. Quốc gia khi là Cộng hòa Xô viết Trung Hoa, quốc gia của số đông công nhân, nông dân, quân nhân và người lao động bị bóc lột và đàn áp.”
Xô viết Giang Tây bao gồm một vùng đất với gần sáu triệu người dân. Mao Trạch Đông được bổ nhiệm làm sếp của chính phủ quốc gia lâm thời.
Mười năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, người thầy giáo dạy Sử kín đáo đấy đã thăng tiến lên cao. Tuy ông vẫn còn đứng dưới giới lãnh đạo Đảng ở Thượng Hải – thế nhưng trong Vương quốc Đỏ của Giang Tây, lần đầu tiên những người dưới quyền đã xun xoe gọi ông khác đi: là “Mao Chủ tịch”.
Ông sẽ giữ danh hiệu đấy cho đến khi qua đời.
Tiến sĩ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch
Giới thiệu tài liệu: Jonathan Spence, “Mao”, nhà xuất bản Claasen: tiểu sử được thuật lại một cách dễ hiểu và chứa đựng nhiều thông tin từ ngòi bút của một trong những nhà Hán học nổi tiếng nhất thời chúng ta. Hung Chang & Jon Halliday, “Mao”, Panteon: một trong những mô tả mới nhất, nhưng cũng bị tranh cãi nhiều nhất về con người của ông chủ tịch vĩ đại. Các tranh luận mà quyển sách này đã gây ra trên khắp thế giới được Gregor Benton & Lin Chun tập trung lại trong quyển “Was Mao Really a Monster? The academic response to Chang and Halliyday’s Mao: The Unknown Story”, Routledge.

Con người chuyên quyền kia

Henning Albrecht
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Trong cuộc chiến đấu chống những người Cộng sản, Tưởng Giới Thạch, lãnh tụ của những người Dân tộc Chủ nghĩa đã đẩy Trung Quốc vào một cuộc nội chiến
Tưởng Giới Thạch
Tưởng Giới Thạch (1887 – 1975) hâm mộ các chính trị gia chuyên quyền, ngoài những người khác là phát xít Ý. Ảnh: GEO EPOCHE
Đối thủ quyết liệt nhất của Mao xuất thân từ những hoàn cảnh hoàn toàn khác với người con trai nhà nông: Tưởng Giới Thạch sinh năm 1887 ở một trong những tỉnh cạnh biển, cởi mở với cả thế giới, cha ông ấy là một thương gia muối khá giả. Tuy Tưởng cũng theo đuổi một mục đích tương tự như Mao – ông cũng muốn hiện đại hóa Trung Quốc và dẫn dắt nó trở về tầm vóc to lớn ngày xưa –, thế nhưng ông đi một con đường hoàn toàn khác.
Gầy gò, gân guốc, chịu nhiều ảnh hưởng của những giá trị đạo Khổng như kỷ luật và phục tùng, nhưng cũng nóng tính và độc đoán: Tưởng ngay từ thời trẻ đã muốn trở thành sĩ quan. Kỳ thi vào một trường quân sự cho phép ông hoàn thành việc học tập ở Nhật, bắt đầu từ năm 1907. Sau đấy ông còn phục vụ trong quân đội Nhật, và đã tiếp nhận các lý tưởng của nó về tình chiến hữu và danh dự người lính. Qua đó, ông trở thành một người hâm mộ các chế độ độc tài, hâm mộ cả những người phát xít châu Âu trong những năm 1930.
Tưởng tìm cách gia nhập các hội đoàn chính trị bí mật. Ông muốn lật đổ triều đình Trung Quốc – vì nó nhu nhược và dâng đất nước cho các thế lực thuộc địa. Năm 1908, ông gia nhập một tổ chức là tiền thân của Quốc Dân Đảng theo đường lối Dân tộc Chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên. Khi biết về cuộc cách mạng ở quê nhà năm 1911, ông trở về Trung Quốc để gia nhập các lực lượng nổi dậy. Cuộc lật đổ tuy thành công, nền cộng hòa được thành lập, nhưng chẳng bao lâu sau đó nó lại tan rã ra thành những lãnh địa riêng của các viên tư lệnh tại địa phương – từ đấy trở đi chính phủ trung ương ở Bắc Kinh bất lực.
Người ta chỉ biết được một ít về những năm kế tiếp theo sau đó trong cuộc đời của Tưởng. Thời gian này ông ở nước ngoài, trước hết là ở Nhật nhưng cũng ở trong giới mafia của Thượng Hải: những mối quen biết mà sau này sẽ trở nên quý báu cho sự nghiệp chính trị của ông ấy.
Năm 1917, Tôn Dật Tiên trở thành tổng tư lệnh quân đội trong miền Nam Trung Quốc. Năm 1920 ông thành lập mới Quốc Dân Đảng và bổ nhiệm Tưởng làm tham mưu trưởng của quân đội tỉnh Quảng Đông. Để tái thống nhất Trung Quốc, Quốc Dân Đảng cần sự hỗ trợ từ nước ngoài: họ có quá nhiều đối thủ ở trong nước. Nước Nga Xô viết trẻ tuổi đề nghị cộng tác – việc cuối cùng dẫn đến một mặt trận thống nhất với ĐCS của Trung Quốc: nhiều cán bộ Cộng sản, trong đó có Mao Trạch Đông, trở thành đảng viên của Quốc Dân Đảng.
Với sự giúp đỡ và tiền bạc từ các cố vấn Xô viết, Quốc Dân Đảng thành lập một học viện quân sự năm 1924 và bổ nhiệm Tưởng chỉ huy nó. Dưới sự lãnh đạo của ông ấy, những người lính được giáo dục phải phục tùng tuyệt đối, bằng cách luyện tập hà khắc, truyền giáo chính trị và với những hình phạt tập thể.
Tháng 3 năm 1925 Tôn Dật Tiên qua đời. Cái chết của ông ấy quá đột ngột đối với Tưởng: ông không tỏ vẻ muốn tiến đến một chức vụ chỉ huy về chính trị, thế nhưng bây giờ ông lại trở thành người đứng đầu Đảng. Vào lúc ban đầu, ông thuộc phe cánh tả của Đảng, phe ngưỡng mộ tính chiến đấu của ĐCS Xô viết. Thế nhưng trong tháng 3 năm 1926, khi Tưởng biết được rằng những người Cộng sản âm mưu muốn tước quyền chỉ huy học viện của ông, ông thay đổi khuynh hướng chính trị hoàn toàn: cho tới tháng 5, ông đã thành công trong việc loại trừ toàn bộ những người Cộng sản ra khỏi các chức vụ trong Đảng.
Rồi ông chuẩn bị hiện thực kế hoạch tái thống nhất Trung Quốc của Tôn. Trong tháng 7, Quân đội Cách mạng Quốc gia dưới quyền tổng chỉ huy của ông ấy bắt đầu một chiến dịch chống các tư lệnh địa phương ở miền Bắc. Với tài năng thương lượng đặc biệt của mình, Tưởng thuyết phục được nhiều viên tư lệnh tham gia quân đội của ông. Trong vòng một thời gian ngắn, họ chiếm được toàn bộ vùng đất ở phía dưới Trường Giang.
Đầu tháng 4 năm 1927, Tưởng đàn áp đẫm máu một cuộc nổi dậy của những người thuộc công đoàn và những người thuộc phe Xã hội trong Thượng Hải, hàng ngàn người bị giết chết. Trước đó, ông ấy đã nhận được sự giúp đỡ từ các trùm mafia và doanh nhân của thành phố. Đánh đổi cho công lao của mình, Tưởng bắt buộc giới doanh nhân ở Thượng Hải phải chi trả tiền cấp dưỡng cho quân đội của ông ấy: ông ấy cho bắt giam con trai của các doanh nhân như là “những người Cộng sản” và chỉ trả tự do cho họ khi nhận được tiền trợ giúp.
Bây giờ, ông ấy là viên tư lệnh có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc. Tháng 4 năm 1927, ông tuyên bố Nam Kinh trở thành trụ sở của chính phủ quốc gia mới mà trong đó những người chống đối mặt trận thống nhất chiếm thế áp đảo nhờ ảnh hưởng của Tưởng. Đồng thời, ông cho bắt giam những người Cộng sản ở khắp nơi trong vùng kiểm soát của mình. Ông liên kết với hai viên tư lệnh thuộc trong những người hùng mạnh  nhất và hoàn thành chiến dịch tiến lên phương Bắc trong mùa hè năm 1928. Giờ đây, chính phủ quốc gia kiểm soát hầu như toàn bộ đất nước.
Tháng 10 năm 1928, Trung Quốc có Hiến Pháp mới: Tưởng trở thành chủ tịch của Hội đồng Nhà nước mới hình thành và qua đó trên thực tế là lãnh đạo chính phủ. Nhưng yêu cầu cầm quyền của ông ấy dựa trước hết là trên quyền chỉ huy quân đội: nền cộng hòa mới thật ra là một chế độ độc tài quân sự mà trong đó một hệ thống độc đảng bảo đảm cho Tưởng quyền kiểm soát chính phủ, hành chính và cảnh sát chính trị.
Ông ấy sẽ biết cách sử dụng quyền lực này trong những năm kế tiếp theo sau đó – cho các chiến dịch tiêu diệt không thương xót những người Cộng sản của Mao.
Henning Albrecht
Phan Ba dịch

Cuộc chạy trốn qua núi

1934 – 1935: “Vạn lý Trường chinh”
Ulrike Rückert
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Cuộc tổng tấn công của những người Quốc Dân Đảng trong tháng 10 năm 1934 bắt buộc Hồng Quân phải bỏ chạy. Một cuộc phiêu lưu vô định kéo dài mười hai tháng trời bắt đầu mà hàng chục ngàn người đã chết trong lúc đó. Những người sống sót sẽ quyết định tương lai. Người dẫn đầu họ: Mao Trạch Đông.
Đây là lịch sử của một chuyến lưu lạc lập nên một huyền thoại. Một hành trình dài hơn 8000 km xuyên qua một vài vùng đi lại khó khăn nhất của Trái Đất: cuộc trốn chạy của 80.000 người Cộng sản trước những người truy nã họ, quân đội của Tưởng Giới Thạch.
Những người lính của Hồng Quân hành quân cả một năm trời và trung bình chỉ sau 200 kilômét mới nghỉ một ngày. Họ đi bộ theo một hình vòng cung khổng lồ xuyên qua Trung Quốc, qua 18 dãy núi, 24 con sông lớn, chiếm 62 thành phố, đáng 300 trận và bước vào những vùng mà không một quân đội Trung Quốc nào đặt chân đến đó từ nhiều thế hệ qua.
Vạn lý Trường Chinh
Vũ khí, đạn dược, lương thực, quần áo, máy móc – và toàn bộ hồ sơ lưu trữ của Đảng: tất cả mọi thứ đấy đều phải được mang theo vào lúc ban đầu của cuộc Trườn Chinh. Nhưng rồi phu khuân vác đào ngũ, ngựa thồ chết dần. Chẳng bao lâu sau đấy, những người lính đói ăn. Hàng ngàn người trong số họ chết vì kiệt quệ, lạnh giá và nhiễm bệnh. Ảnh: GEO EPOCHE
Những ai đương đầu với tất cả những nguy hiểm đó, người đấy bị hành hạ bởi chứng vàng da, sốt, đói. Và trong mười người chỉ có một người đến được đích.
Những người sống sót sau này góp phần của họ vào trong một thiên anh hùng ca mà vẫn còn có ảnh hưởng cho đến ngày hôm nay: một truyện kể về những người anh hùng và những kẻ đê tiện, thảm họa và chiến thắng, người thắng và kẻ thua – cả trong hàng ngũ của chính họ.
Chỉ một người trong số họ sẽ chiến thắng vào lúc cuối: Mao Trạch Đông.
Trong khi đấy thì vào lúc bắt đầu cuộc hành quân ông ấy là người yếu nhất trong tất cả các đối thủ.
VÀO NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 1934, KHI MAO bước ra khỏi nhà của ông ấy trong thành phố Vu Đô, gương mặt của ông ấy nhợt nhạt, cơ thể gầy ốm. Trong những tháng trước đó, ông bị sốt rét, ông vẫn còn cảm nhận được căn bệnh đó.
Nhưng nếu bây giờ không khởi hành thì ông có nguy cơ rơi vào tay kẻ thù đáng sợ nhất của ông ấy: Tưởng Giới Thạch. Thêm vào đó, ông sẽ mất liên lạc với nhóm dẫn đầu đã ra đi.
Từ tre, dây thừng và một mảnh vải bạt, ông tự tạo cho mình một cái cáng, phòng trường hợp ngất xỉu dọc đường. Một trong những người cận vệ sau này sẽ nhớ lại rằng Mao chỉ mang theo hai tấm chăn, một khăn trải giường, một tấm vải dầu, một cái áo choàng, một cái ô đã hỏng và một bó sách. Người vợ đang mang thai, Hạ Tử Trân, đã đi trước. Mao để đứa con trai hai tuổi tên Tiêu lại cho người em trai.
Từ nhiều ngày qua, các đơn vị của Hồng Quân đã kéo ngang qua thành phố nhỏ nhà trong Xô viết Giang Tây – vùng đất tròn 50.000 kilômét vuông ở miền Đông Nam Trung Quốc do người Cộng sản thống trị từ 1929.
Nhưng không chỉ có quân nhân là đang trên đường đi: hơn 5000 phu khuân vác mang theo gạo, vũ khí, thiết bị kỹ thuật và thuốc men, hồ sơ lưu trữ của Đảng, máy in và máy may. Thêm vào đó là hậu cảnh của nhà hát tuyên truyền, một máy chiếu X-quang đã được tháo rời ra, một thư viện cũng như kho báu quốc gia: hàng tấn vàng và bạc.
Nhân viên hành chính của Xô viết, cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Nhà nước – tất cả họ đã nhận chỉ thị hãy sẵn sàng lên đường trong vòng vài ngày.
Vì giới lãnh đạo chắc chắn một điều: người Cộng sản sẽ không thể nào giữ được vùng đất của mình lâu hơn nữa trước quân đội của Tưởng Giới Thạch.
Bây giờ tất cả phải được tiến hành nhanh chóng. Nhiều người chỉ còn một vài ngày để chuẩn bị cho cuộc hành trình.
Binh lính của Hồng Quân tụ họp lại trên bãi cỏ cạnh bờ của một con sông gần Vu Đô. Nhóm người của đội tuyên truyền hát những bài ca cách mạng, dép rơm nhưng cả giày cũng được phân phát cho những người lính, quân phục và nón tre. Mỗi người nhận khẩu phần gạo cho hai tuần.
Nhà nước Xô viết, cái mà Mao 40 tuổi đã đấu tranh để có nó, bị giải tán. Ông nhìn lỗi lầm cho việc này ở ba người đã hất ông ra khỏi quyền lực.
BA NĂM TRƯỚC ĐÓ, Mao, nguyên thủ của nước Cộng hòa Xô viết Trung hoa vừa mới được thành lập, còn có thể cảm nhận mình như là người cầm quyền độc nhất. Vì trong một loạt các lãnh thổ do người Cộng sản kiểm soát ở nhiều miền đất Trung Quốc thì vùng do ông lãnh đạo trong tỉnh Giang Tây là vùng lớn nhất và quan trọng nhất. Việc ông đứng dưới quyền của Trung ương Đảng ở Thượng Hải hầu như không mang ý nghĩa gì: khi có một mệnh lệnh nào đến mà ông không đồng ý với nó thì ông cứ phớt lờ nó càng lâu càng tốt.
Cùng với thủ lĩnh quân đội Chu Đức to khỏe của mình, Mao có uy tín rất lớn trong giới nông dân và nắm chặt lấy vùng Giang Tây trong tay mình. Ông đã xây dựng nhà nước Xô viết đó. Bằng khủng bố, bạo lực nhưng cũng cả bằng sức thu hút của mình, ông nắm giữ lấy quốc gia Cộng sản nhỏ bé đó.
Đội Hồng Quân của Mao Trạch Đông tiến hành một cuộc chiến tranh phòng thủ không khoan nhượng chống lại quân đội Tưởng Giới Thạch. Và thỉnh thoảng cũng chiến thắng: Mao dẫn dụ quân lính của Tưởng Giới Thạch tiến sâu vào trong vùng Xô viết để phục kích tiêu diệt họ.
Thế nhưng giới lãnh đạo Đảng ở Thượng Hải đòi hỏi nhiều hơn nữa. Quân đội Cộng sản cuối cùng cũng phải tấn công các thành phố lớn, để thúc đẩy cuộc cách mạng ở đó. Mao cố xoa dịu. Ông biết quân đội của mình yếu đến đâu. Chiến thuật của ông là chỉ tấn công kẻ địch ở nơi có thể gây tổn thương cho nó.
Nhưng chẳng bao lâu sau đó, ông phải đặt mình dưới một người đến Giang Tây vào cuối năm 1931: thành viên Bộ Chính trị Chu Ân Lai 33 tuổi.
Người con của một gia đình viên chức có học là hình ảnh trái ngược lại của Mao: ông ấy đã sống ở Paris và Berlin, được cho là một người theo Chủ nghĩa Thế giới. Khiếu tổ chức của ông ấy, và tài không gây thù kết oán với bất cứ người nào, được đánh giá cao trong ĐCS. Chính bản thân Chu lại tuân theo tất cả các chỉ thị hết sức nghiêm ngặt.
Khác với Mao, ông không bao giờ biểu lộ tham vọng giật lấy quyền lực cao nhất. Ông ấy là người thứ nhì toàn hảo – chỉ là ông ấy chưa tìm thấy được người thứ nhất của mình.
Chu ở trong vùng Xô viết càng lâu thì lại càng có thiện cảm với Mao và chiến lược của ông ấy. Nhưng ông ấy quá là cán bộ để mà công khai chống lại ý muốn của giới lãnh đạo.
Trong một hội nghị vào tháng 10 năm 1932, giới này muốn bắt buộc người đứng đầu chính phủ bướng bỉnh kia phải tuân lời. Đại diện của họ khiển trách Mao là “biếng nhác”, lúc nào cũng chờ đợi kẻ địch tấn công. Thêm vào đó, họ buộc tội ông không tôn trọng Trung ương ở Thượng Hải. Những người đồng chí cũng phê bình Chu Ân Lai – người này để cho Mao bị đẩy ra khỏi ban lãnh đạo quân đội của Cộng hòa Xô viết.
Tháng 1 năm 1932, toàn bộ giới lãnh đạo ĐCS chạy trốn về Giang Tây: tổ chức Đảng ở Thượng Hải và trong các thành phố khác sụp đổ, cán bộ bị lộ, bị bắt, bị hành quyết.
Những người mới đến chẳng coi Mao, người tự xưng là lãnh tụ của nông dân, ra gì. Ông và người bạn chiến đấu Chu Ân Lai của ông ấy, người ta cho rằng họ đã châm chọc như thế, chẳng khác gì những tên cướp được ca ngợi. Mao phải giao lại chức vụ đứng đầu chính phủ, ông chỉ còn lại danh hiệu “Chủ tịch Ủy ban Điều hành trung ương của Cộng hòa Xô viết Trung Hoa” – nhưng không còn có quyền lực thật sự gắn liền với nó nữa.
Bây giờ, bên cạnh Chu Ân Lai, thống trị trong Thụy Kim, thủ đô của Cộng hòa Xô viết, là bí thư Đảng Bác Cổ.
Bác Cổ, một con người trẻ 26 tuổi, hơi vụng về, là học trò Stalin gương mẫu. Ông có chức vụ đấy là nhờ vào sự tận tâm với Quốc tế Cộng sản – tổ chức do Liên bang Xô viết chiếm thế thống trị, cái có nhiệm vụ điều khiển các đảng Cộng sản trong các nước khác.
Cũng như nhiều cán bộ Trung Quốc, ông ấy đã học ở Moscow; ông ấy biết các học thuyết của Marx và Lenin, nhưng ông hầu như chẳng hiểu gì về chiến lược quân sự cả.
Vì thế mà Bác Cổ tin vào một cố vấn quân sự do Quốc tế Cộng sản gửi đến, người Cộng sản Đức Otto Braun 34 tuổi, người mà ông ấy trên thực tế đã đưa lên làm chỉ huy Hồng Quân – bên cạnh Chu Ân Lai.
Với chiều cao 1,80 mét, Braun hầu như cao hơn tất cả mọi người ở Giang Tây. Mặc dù ông có thanh thế rất lớn do là người của Moscow gửi sang, nhưng con người quê ở Thượng Bayern là một người ngoài cuộc: ông không nói được một từ của thổ ngữ tiếng Trung địa phương, sống trong một căn nhà cô lập giữa những cánh đồng lúa.
Ông dựa trên những chiến dịch hành quân cổ điển như đã học được tại Học viện Quân sự ở Moscow, với những hoạt động được điều phối chặt chẽ và kỷ luật tuyệt đối của từng người một. Thế nhưng trong mùa Xuân 1934, Hồng Quân dưới sự lãnh đạo của Bác Cổ và Braun đã chịu nhiều chiến bại đau đớn và mất những vùng đất rộng lớn.
Nhiều người – trước hết là Mao – đã nhanh chóng tìm thấy kẻ có lỗi cho thảm họa đấy: người Đức kiêu căng đấy, không có khả năng thích hợp với các tình thế ở địa phương.
Thật sự thì các tổn thất đó bắt nguồn từ một chiến lược mới của Tưởng Giới Thạch: thay vì tiếp tục trực tiếp tấn công lãnh thổ Xô viết, ông siết vòng vây ngày một chặt lại. Chúng hình thành từ hàng nghìn lô cốt nhỏ bằng bê tông với tường dầy cho tới sáu mét mà trong đó một phần có đủ chỗ ẩn nấp cho cả một tiểu đoàn.
Trước kia, Hồng Quân có thể dẫn dụ những người tấn công vào các nơi đã phục kích sẵn. Thế nhưng bây giờ mặt trận cứ nhích dần lên mà không chận lại được. Quân đội Tưởng yểm trợ những cuộc tiến công của họ bằng hỏa lực pháo bin từ trong các lô cốt, và họ rút lui ngay lập tức vào trong sự bảo vệ của chúng khi Hồng Quân tấn công.
Trong mùa hè năm 1934, Xô viết Giang Tây đã teo lại còn khoảng phân nửa của vùng đất ban đầu. Chu Ân Lai, Bác Cổ và Otto Braun bây giờ không còn nhìn thấy giải pháp nào khác hơn là tháo chạy. Có lẽ ba người này đưa ra quyết định một mình. Mao chỉ được báo cho biết. Toàn thể bộ máy phải đi theo, cái cần thiết để nhanh chóng xây dựng một nhà nước ở nơi khác: hành chính, ngân hàng nhà nước kể cả máy in tiền, báo Đảng, cơ xưởng và nhà máy sản xuất đạn – tất cả các thiết bị không dễ dàng thay thế được.
Tất cả đều diễn ra trong vòng bí mật nghiêm ngặt; mỗi một người chỉ biết những gì chính mình cần phải làm.
Những ai không nhất thiết được cần đến đều phải ở lại: trẻ con, hầu hết phụ nữ, người già, cán bộ làng và khoảng 20.000 người bị thương. Cũng như tròn 10.000 người lính có nhiệm vụ đóng giả sự hiện diện của một đạo quân ở mặt trận. Tất cả họ đều bị phó mặc cho sự trả thù của Quốc Dân Đảng.
80.000 người kia phải phá vỡ các vòng vây và thành lập một căn cứ mới ở đâu đó – có thể là cùng với các đạo quân Cộng sản khác cũng đã tháo chạy khỏi các căn cứ của họ.
Một kế hoạch điên rồ. Vì đoàn người kéo dài ra đến tròn 30 kilômét. Nhiều người phu phải khuân vác quá nặng, những người mang vác nặng nhất hầu như không thể đi hơn 20 kilômét trong một ngày.
Khi cuối cùng rồi Mao cũng lên đường vào ngày 18 tháng 10 thì nhóm tiên phong đã đi trước từ nhiều ngày. Trong ánh hoàng hôn, ông đến một được một trong năm chiếc cầu phao mà công binh đã xây dựng một phần từ tre và cánh cửa. Ông vượt con sông đang lặng lẽ chảy đi. Và chờ cho đến giờ của mình.
Vào lúc đầu, Hồng Quân chỉ hành quân về đêm, khi họ không bị máy bay ném bom, trong ánh sáng của những cây đuốc, lên núi, xuống núi, xuyên qua rừng rậm. Họ phải vượt qua bốn vòng vây công sự của Quốc Dân Đảng. Trong những ngày đầu tiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Tưởng đã phát hiện ra cuộc tháo chạy của họ.
Mao Trạch Đông / Vạn lý Trường chinh
Cuộc Trường Chinh chỉ là một chuỗi dài của nhục nhã, chiến bại và tổn thất. Nhưng Mao đã biến nó trở thành huyền thoại. Ảnh: GEO EPOCHE
Vì vào lúc ban đầu những người đang hành quân không gặp nhiều kháng cự: lãnh đạo của họ đã chọn một vùng không có quân đội của chính phủ trung ương đóng ở đó, mà hầu như chỉ có quân lính của các thống đốc tỉnh – những viên tư lệnh hoạt động phần lớn là độc lập, thích để cho những người Cộng sản kéo qua càng nhanh càng tốt hơn là ủng hộ Tưởng Giới Thạch. Vì ai kìm giữ Hồng Quân ở trên lãnh thổ của mình thì lại cung cấp lý do cho Quốc Dân Đảng gửi quân đội của họ vào tỉnh đấy.
Nhưng tính nhẫn nại của các warlord này có giới hạn: trong lúc vượt qua vòng vây thứ nhì, có một người tấn công hậu quân của Hồng Quân. Chậm nhất là bây giờ thì nhiều người lính hoảng sợ, những người mới đây bị những người Cộng sản ép buộc phải phục vụ trong quân đội và vẫn còn chưa biết được mục đích của mình. Ngày càng có nhiều người biến mất vào trong bụi rậm.
Thế nhưng ai trở về Giang Tây là rơi vào trong địa ngục. Vì chỉ vài tuần sau khi Hồng Quân rút đi, chiến binh của Quốc Dân Đảng đã tràn vào vùng Xô viết. Ai rơi vào tay họ đều bị giết chết, thường là bị tra tấn trước đó. Người Quốc Dân Đảng phóng hỏa đốt trụi nhiều làng để hun khói các du kích quân đang ẩn nấp, “những kẻ cộng tác với địch” có nguy hiểm bị cưỡng bức lao động một cách dã man, phụ nữ bị hãm hiếp. Trong số những Hồng Quân bị bỏ lại chỉ có một vài trăm người là sống sót.
Khi Tưởng phát hiện ra rằng lực lượng chính của ĐCS đã rời vùng đấy, ông cho quân đội đuổi theo.
Vào cuối tháng 11, Hồng Quân đến được sông Tương. Mặc dù quân địch đã vào vị trí chiến đấu, công binh vẫn xây được cầu phao tại nhiều nơi.
Khi địch thủ tấn công, người ta đã phải trả giá đắt cho việc giới lãnh đạo ĐCS cương quyết gói ghém cả một nhà nước trong những thùng hàng: các đơn vị thiện chiến nhất phải bảo vệ nơi vượt sông chống lại những cuộc công kích bốn ngày liền, cho tới khi đoàn vận tãi chậm chạp đấy cùng với giới lãnh đạo cuối cùng cũng đến tới bờ sông.
Nhưng hỗn loạn đã xảy ra ở đấy sau những cuộc tấn công: súng lớn, máy móc và thiết bị mà người ta đã cực nhọc mang theo bị quẳng lại hay rơi xuống nước. Nhiều ngàn người chết.
Qua đó, người Cộng sản đã mất hơn phân nửa chiến binh của họ chỉ sau sáu tuần kể từ lúc lên đường. Cộng thêm vào số những người đã hy sinh ở sông Tương là nạn nhân của các trận đánh dọc đường, những người bị thương (chỉ sĩ quan cao cấp mới được cáng theo), những người kiệt sức rơi lại sau, những người lạc đường, mất liên lạc. Và những người đào ngũ – hẳn là hơn 10.000 người lính cũng như hầu hết 5000 phu khuân vác đã bỏ trốn.
Tổng cộng, Hồng Quân đã thu nhỏ lại còn khoảng 40.000 người.
Thêm vào đó, đường đi về phía Bắc đã bị khóa lại, vì Tưởng Giới Thạch và người cầm quyền của tỉnh Hồ Nam đang chờ ở đấy với 100.000 người lính. Hy vọng hợp nhất với  một đạo quân Cộng sản thứ nhì bây giờ là điều không thể.
Otto Braun / Vạn lý Trường chinh
Otto Braun (1900 – 1974), một người Cộng sản Đức, được Moscow gửi sang ĐCS Trung Quốc làm cố vấn quân sự. Ảnh: GEO EPOCHE
Tinh thần của quân lính buồn chán ảm đạm. Cả giới lãnh đạo cũng chán nản: theo một tường thuật, Bác Cổ thường đùa nghịch với khẩu súng lục của mình, dí nó vào đầu và rồi giả vờ bóp cò. Và Otto Braun bị cho rằng đã đánh mất tính chuyên quyền của ông ấy.
Và tuy vậy: Hồng Quân đã đạt được mục đích đầu tiên của họ và đã thoát được vòng vây. Nhưng bây giờ phải làm gì?
Trong khoảng khắc của sự mất phương hướng này, Mao nhìn thấy thời cơ của mình đã đến. Trong cuộc hành trình cho tới lúc này, ông đi qua đoàn quân, nghe ngóng đây đó một ít, nói chuyện với người này và người khác. Ông tạo liên kết mới và đã lôi kéo hai thành viên của giới lãnh đạo Đảng cũng như nhiều chỉ huy và bí thư cấp cao về phía mình, những người mà ông quen biết từ thời còn cùng nhau đánh du kích.
Bây giờ, trong các hội nghị của giới lãnh đạo Đảng và quân đội, ông không còn nhẫn nhịn nữa. Khi Bác Cổ và Otto Braun đề nghị cứ chờ cho tới khi tìm được một lối thoát về phía Bắc thì ông lại đề nghị thay vì vậy tiếp tục đi về hướng Tây, vào tỉnh Quý Châu. Người ta cho rằng quân đội của viên tư lệnh ở đấy chỉ là một nhóm vô kỷ luật của những người nghiện thuốc phiện, vì thế mà chắc là sẽ không có kháng cự.
Và thật sự: cả Chu Ân Lai cũng tán đồng ý kiến của Mao. Điều này đã mang lại quyết định. Sau hai năm bị khinh thường, lần đầu tiên Mao lại cùng bàn thảo tại một câu hỏi mang tính quyết định.
Nhưng cuộc thanh toán vẫn còn ở phía trước.
NHƯ MAO ĐỀ NGHỊ, Hồng Quân đi qua Quý Châu trong những tuần cuối cùng của năm 1934. Trong mỗi một thị trấn, các nhóm tuyên truyền tỏa ra, dán áp phích lên hàng rào, vẽ khẩu hiệu có chữ to lên tường: “Chỉ Chủ nghĩa Cộng sản mới có thể cứu thoát được Trung Quốc” và “Đả đảo Tưởng Giới Thạch”. Cán bộ hỏi tìm nông dân giàu có và những người buôn thuốc phiện, rồi nhân danh Cách mạng tịch thu toàn bộ tài sản của họ.
Đầu tháng 1 năm 1935, Hồng Quân chiếm Tuân Nghĩa mà không cần phải chiến đấu, nơi ngự trị của người đang cầm quyền tại địa phương trong miền Bắc của Quý Châu, thêm vào đó là nhiều thành phố lân cận. Ở đây còn có nhà với đèn điện nữa.
Giới lãnh đạo tuyên bố sẽ thành lập một căn cứ Cộng sản mới ở đây. Ngay lập tức các cán bộ bắt đầu làm việc, tổ chức các cuộc mít tinh, khuyến dụ người tình nguyện, thành lập các ủy ban cách mạng.
Hồng Quân chọn tòa nhà đẹp nhất thành phố để làm trụ sở chính của họ: ngôi biệt thự của một thương gia giàu có. Ở đấy, giới lãnh đạo Đảng và quân đội đã họp lại vào tối ngày 15 tháng 1 năm 1935.
Chu Ân Lai / Vạn lý Trường chinh
Vào lúc ban đầu của cuộc hành quân, chính ủy Chu Ân Lai (trái) là một trong những người có quyền lực nhiều nhất. Thế nhưng trong vòng mười hai tháng kế tiếp theo sau đó, Mao đã thắng thế. Ảnh: GEO EPOCHE
20 người đàn ông ngồi trên những chiếc ghế mây quanh một cái bàn gỗ nặng nề trong ánh sáng của một cây đèn dầu, được sưởi ấm bởi một cái lò nhỏ bằng sắt.
Các sự kiện vừa qua cần phải được thảo luận: các hoạt động thất bại chống cuộc bao vây của Tưởng Giới Thạch, nhiệm vụ của vùng Giang Tây – và cả thảm họa ở sông Tương.
Mao đã tổ chức cuộc hội nghị nhờ sự giúp đỡ của những người đồng minh thân cận nhất của ông ấy và đã chuẩn bị tất cả để nó diễn ra theo ý của ông.
Bác Cổ là người đầu tiên phát biểu và lý giải chiến bại ở Giang Tây với quân đội chiếm ưu thế của Tưởng Giới Thạch cũng như với các công sự. Liệu cả giới lãnh đạo ĐCS cũng thất bại hay không, ông ấy không nói về việc đó.
Kế tiếp theo, Chu Ân Lai cất tiếng nói. Về nguyên tắc ông đồng ý với Bác Cổ, nhưng rồi lại nêu ra các sai lầm chiến thuật của năm vừa rồi – những cái tất nhiên là ông cũng đều cùng chịu trách nhiệm cho tất cả. Chu có thể tự phê bình mình như thế. Vì ông đã thỏa thuận từ lâu với Mao và những người liên kết với ông ấy rằng cần phải quy lỗi chính về cho ai: Otto Braun và Bác Cổ.
Chính Mao đảm nhận điều đấy: cả hai người đều đã không tuân theo các quy tắc tiến hành chiến tranh cơ động mà lại chọn một chiến thuật phòng ngự sai lầm dẫn đến mất vùng đất Xô viết. Mao nói càng lâu, một người phiên dịch sau này sẽ nhớ lại, thì Braun hút càng nhiều thuốc lá, người ngồi ở cạnh bàn như một bị cáo – nhưng ông ấy không bao giờ mất sự tự chủ.
Đa số người tham dự đồng quan điểm với Mao. Ông được nhận vào trong giới lãnh đạo Đảng cao nhất và được bổ nhiệm làm trợ tá cho Chu, người chịu trách nhiệm cao nhất về mặt quân sự.
Bộ ba Chu, Bác và Braun thế là bị phá vỡ, Mao thăng tiến trong hệ thống cấp bậc của Đảng và lại tham gia lãnh đạo về mặt quân sự. Braun và Bác tiếp tục đi cho tới hết cuộc hành trình – nhưng chấp nhận bị đẩy lùi ra sau.
Đối với Mao, việc ông bị tước quyền lực cả một thời gian dài bây giờ lại trở thành ưu thế của ông ấy: ông có thể bác bỏ tất cả mọi lỗi lầm về phía mình.
Hội nghị vẫn còn diễn ra khi nhận được báo cáo có quân đội đang tiến đến: 100.000 quân lính của Tưởng Giới Thạch. Vào ngày 20 tháng 1 Hồng Quân rời thành phố.
Những người Cộng sản bây giờ cách xa mục đích của họ hơn bao giờ hết: ý tưởng xây dựng một căn cứ tạm thời trong Tuân Nghĩa, có lẽ là còn cả một Xô viết mới nữa, đã trở thành ảo tưởng. Đồng thời, từ Trùng Khánh chỉ cách đó 200 kilômét về phía Bắc, Tưởng Giới Thạch huy động ngày càng nhiều lực lượng để chận đường đi của họ. Ở Giang Tây và ở sông Tương, ông đã không thể tiêu diệt được Hồng Quân, ông muốn nắm bắt lấy cơ hội kế tiếp – ở đây trong Quý Châu – bằng mọi giá.
Giới lãnh đạo Đảng bây giờ dự định vượt qua con sông lớn của Trung Quốc, Trường Giang, chảy xuyên qua đất nước này từ Tây sang Đông. Cho tới nay, họ di chuyển ở phía Nam của con sông hướng về nguồn – thế nhưng họ biết rằng có một đạo quân cộng sản đang ở đâu đấy trên phía Bắc, trong tỉnh Tứ Xuyên, đạo quân mà đã chạy trốn khỏi vùng Xô viết của họ từ năm 1932.
Nhà trong hang động
Vào ngày 19 tháng 10 năm 1935, Hồng Quân đến căn cứ Cộng sản ở miền Bắc của tỉnh Thiểm Tây – cuộc Trường Chinh chấm dứt. Nhà ở trong hang động che chở gió và bụi cho những người lính. Ảnh: GEO EPOCHE
Trên thực tế, Mao đã nắm lấy quyền chỉ huy, Chu để cho ông ấy làm. Quân đội bây giờ hành quân thành từng đơn vị nhỏ, tách rời khỏi nhau.
Mao cho rằng các trung đoàn đang truy đuổi theo ông là không mạnh lắm. Theo lệnh của ông, một phần lực lượng quay trở lại và tấn công. Mãi đến lúc đấy, người lãnh đạo quân đội mới nhận ra rằng ông ấy đã gặp phải một con số lớn những người lính được huấn luyện tốt và có kỷ luật. Trận đánh kéo dài một ngày liền, trước khi Mao bỏ chạy.
Đó là trận đánh đầu tiên của ông ấy kể từ khi lấy lại được quyền chỉ huy, và nó chấm dứt với hàng nghìn người chết. Kế hoạch vừa mới được đưa ra, vượt Trường Giang, lại bị hủy bỏ.
Nhưng ngay sau đó, người Cộng sản đấy đã đạt được một chiến thắng – và quyền lực chỉ huy của ông ấy tiếp tục được củng cố. Suốt hai tháng trời, Hồng Quân đi theo một vũ điệu điên rồ: Mao gửi họ đi trên những đường chữ chi, đường tròn và đường cong vòng vèo qua Quý Châu và tỉnh Vân Nam giáp ranh ở phía Tây.
Đó là một điển hình cho chiến thuật quân sự của ông ấy, cái dựa trên việc đánh lừa và làm cho đối phương bối rối, dấu kín các ý định của mình trước quân địch và thao túng nó. Suốt đời mình, ông ấy sẽ tự hào khoe khoang thành tích này. Nhưng đối với những người mà ông ấy đẩy qua lại trên sân chơi của ông ấy thì đó là một cơn ác mộng.
Vì những nơi vượt Trường Giang đều bị đối phương chận lại ở phía Bắc nên nhiều tuần liền ông đã tìm một con đường để đưa người của mình qua được quân đội của các tỉnh và của Quốc Dân Đảng, liên tục thúc giục họ đi qua những ngọn núi gồ ghề, rừng rậm và thung lũng đầy sương mù.
Trong thời gian này, Hạ Tử Trân vợ Mao sinh hạ một đứa con, ở đâu đấy trong một ngôi nhà tạm bợ. Bà ấy không được phép giữ nó, vì đấy sẽ là một gánh nặng cho quân đội. Người em chồng đã đưa đứa bé cho người duy nhất đã có thể tìm thấy ở gần đấy: một người đàn bà già cả và mù lòa. Mao chẳng buồn nhìn con gái của mình đến một lần.
Hồng Quân, thường hành quân về đêm, ngụy trang về ban ngày với cây cỏ. Lúc trời đẹp thường có máy bay ném bom bay đến và, còn tồi tệ hơn nữa, máy bay tầm thấp, những cái lơ lững hầu như không tiếng động quanh sườn núi và bắn họ bằng súng máy.
Mệt mỏi và trở nên lãnh đạm sau nhiều tuần, người của Mao thường chỉ còn nằm xuống tại chỗ thay vì tìm chỗ ẩn náu trong lúc bị không kích. Sau một lần bị ném bom, 18 mảnh bom đã xé nát lưng của Hạ Tử Trân. Bà ấy được mang theo trên một cái cáng, nhưng các y tá không thể làm gì nhiều hơn là đưa thuốc phiện cho bà ấy (sau này, bà ấy được bay sang Liên bang Xô viết để điều trị).
Ở đây không thiếu thuốc phiện. Trong nhiều vùng của Quý Châu, thuốc phiện được trồng nhiều hơn là lúa và rau cải. Hồng Quân tịch thu rất nhiều thuốc phiện, trả tiền cho những người phu khuân vác bằng thuốc phiện và đổi nó để lấy thức ăn. Họ không được phép lấy bất cứ vật gì từ những người nông dân bình thường mà không trả tiền, người ta rất chú ý đến điều đấy. Quân đội cần phải quảng cáo cho Chủ nghĩa Cộng sản và không được làm xấu hình ảnh của nó.
Nhưng thường thì người nông dân không có sự lựa chọn. Khi hàng nghìn người lính đói ăn đi vào một ngôi làng với vài chục căn nhà thì vườn tược và kho thóc chẳng mấy chốc đều trống trải. Một miéng bạc thì giúp ích được gì khi khắp nơi đều đã bi ăn sạch cả rồi? Hay đấy còn là một tờ tiền giấy của Ngân hàng Xô viết nữa?
Cuối tháng 3 năm 1935, Mao cho rằng thời điểm để rời miền Bắc của Quý Châu đã đến. Với những cuộc hành quân giả vờ trước đấy, ông cố để cho Tưởng tin rằng Hồng Quân vẫn còn tìm kiếm lối qua Trường Giang từ đây.
Hiện giờ mục đích là vượt qua con sông này ở xa dưới phía Nam, nơi nó còn là một con sông chảy xiết trên núi, tìm đường đi của nó từ Cao nguyên Tây tạng. Để làm việc đấy, Mao cho quân đội đầu tiên hành quân về phía Nam và giả vờ tấn công vào tỉnh lỵ Quý Dương, nơi đích thân Tưởng đóng trong tổng hành dinh của ông ấy ở đấy để “tiêu diệt những tên cướp”. Hoảng loạn xảy ra. Tưởng gọi quân đội của tỉnh Vân Nam láng giềng đến hỗ trợ.
Đó chính là mục đích của Mao: Vân Nam bây giờ không còn được canh giữ nữa, con đường tiến về phía Tây bị bỏ ngỏ. Để Tưởng không đoán ra được kế hoạch, Hồng Quân đi thành nhiều nhóm tỏa ra thành hình cánh quạt và thường hay quay lại hướng đối nghịch. Mao đã “đánh lừa được” Tưởng, một sĩ quan Quốc Dân Đảng sau này sẽ nói như thế.
Vào ngày 29 tháng 4, những người Cộng sản đầu tiên đến được bờ sông. Người dân địa phương dùng vài chiếc thuyền lớn chở quân lính sang bên kia sông, phải cần đến chín ngày.
Lần vượt Trường Giang sau này thuộc vào trong những hân hoan chiến thắng to lớn nhất của Hồng Quân. Vì người Cộng sản đã thành công trong việc mà Tưởng cố ngăn chận: họ thoát được về hướng Bắc. Từ lúc bắt đầu cuộc trường chinh, họ chưa từng bao giờ có nhiều tự do trong di chuyển như thế này. Nhưng những câu hỏi gây bất an lại tái xuất hiện: Mao tuy đã tạm thời cứu thoát được Hồng Quân – nhưng ông ấy có một kế hoạch cho tương lai không? Người ta có thể thật sự tin tưởng rằng ông ấy sẽ tìm được một cứ địa mới hay không?
Phần lớn những người lính đều cách xa quê hương của họ hơn 1000 kilômét, trong một tỉnh xa lạ mà họ không hiểu được tiếng địa phương của nó,
Trong một lò rèn trước thành phố Hội Lý, những người lãnh đạo Đảng và quân đội thảo luận về tình hình. Họ đã đi từ bảy tháng nay, và quân đội đã teo lại chỉ còn một phần tư của lực lượng ban đầu. Từ Tuân Nghĩa họ lại mất phân nửa thêm một lần nữa, gần 20.000 người, trong các cuộc chiến đấu nhưng trước hết là vì kiệt sức.
Người lãnh tụ quân đội 27 tuổi Lâm Bưu – một viên chỉ huy ít nói và gan dạ, chuyên gia cho những đòn nhử, phục kích và tấn công sườn – nổi giận vì trò chơi mèo và chuột chết người mà Mao dùng quân đội để chơi nó. Ông ấy yêu cầu giới hạn quyền chỉ huy của Mao,
Mao mắng nhiếc ông ấy: “Mày chỉ là một thằng bé!” Không ai phản đối. Tuy nhiều người hiện diện có cùng quan điểm với Lâm, nhưng Chu Ân Lai và những người đồng chí khác bằng mọi giá không muốn có một cuộc khủng hoảng lãnh đạo. Khi Mao đưa ra các ý định của ông ấy về con đường tiếp tục của Hồng Quân, tất cả mọi người đều đồng ý.
Ông ấy đã nhắm tới mục đích kế tiếp: tiếp tục đi về hướng Bắc qua vùng núi ở rìa cao nguyên Tây Tạng, càng nhanh càng tốt. Lại có một con sông là vật cản quyết định: lần này là sông Đại Độ, con sông mà chỉ có thể vượt qua được ở một vài nơi. Họ cách nó khoảng 300 kilômét – đường chim bay.
Vào ngày 24 tháng 5 Hồng Quân đến được con sông này, thế nhưng cuộc vượt sông bằng thuyền theo dự định tiến triển quá khó khăn. Mao chỉ còn một khả năng: họ phải đến cây cầu Lô Định, nơi một con đường mua bán cũ dẫn qua con sông đang hung dữ chảy xiết. Đó là một cây cầu treo lớn bằng dây xích sắt to, dài 100 mét và có nhà ở hai bên cầu.
Việc Đệ nhất Quân đoàn của Hồng Quân chiến đấu mở đường ở đây đã khiến cho nó trở thành cây cầu nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
Trong lịch sử anh hùng của Đảng Cộng sản, một nhóm nhỏ hồng binh vừa đu trên dây trần trụi của cây cầu đã mất đi những tấm ván lót vừa bắn súng xung quanh mình trong lúc đó, không ngần ngừ lao vào một biển lửa ở đầu bên kia và rồi lại xuất hiện ra từ đó mà chỉ bị cháy sém tóc và chân mày, để rồi cuối cùng chiến thắng kẻ thù đông hơn nhiều trong cuộc đấu tay đôi.
Điều chắc chắn chỉ là đã không diễn ra như thế. Tuy quân lính của một viên tư lệnh từ Tứ Xuyên thật sự là đã cố cản đường họ – chắc hẳn là bằng cách đã lấy một phần ván lót bỏ đi. Trận đánh tuy vậy kéo dài không lâu.
Nhưng cả trong tình trạng đã được sửa chữa lại thì những người nào đấy trong đoàn đang hành quân cũng không thể nào vượt qua được cây cầu này: như người ta nói rằng chỉ huy Lâm Bưu phải được ba người dẫn qua vì ông ấy bị choáng váng; nhiều người khác phải bò qua.
Ở bên kia cầu đường lại lên núi cao. Vào giữa tháng 6, họ vượt một con đèo trên độ cao 4000 mét. Cuộc hành quân qua băng tuyết trở thành một trải nghiệm gây chấn thương tinh thần cho nhiều người. Đã từ lâu họ không còn sức lực nữa, giày và áo bông chần đã mòn cũ, hay họ đã quẳng chúng đi khi còn ở miền Nam nóng ấm.
Làm sao mà họ biết được những gì chờ họ ở phía trước. Bây giờ, họ phải cực nhọc đi trong tuyết dầy với những cái áo choàng mỏng bằng bông vải và giẻ quấn quanh chân. Nhiều người lính mắc chứng bệnh độ cao, có người ngồi xuống để nghỉ ngơi rồi không bao giờ đứng dậy nữa. Y tá phân phát một loại nước sắc ra từ gừng và ớt, cái được cho là trợ giúp được một ít. Mao, mang bệnh sốt rét, yếu đến mức phải cho người khiêng trên cáng qua đèo.
Vào ngày 12 tháng 6 năm 1935, những người đầu tiên bắt đầu xuống thung lũng – và nghe tiếng súng bắn, đó là ủy ban chào mửng của Đệ tứ Quân đoàn. Niềm vui mừng rất lớn. Thế rồi quân lính của cả hai quân đoàn tiến đến gần nhau và ngạc nhiên.
Người thì bị sốc khi nhìn thấy những hình dáng gầy gò, dơ bẩn, mắt tụt sâu vào trong hố, ăn mặc rách rưới, có người còn mặc cả quần lụa đã sờn hay áo hoa của phụ nữ. Người khác thì ngạc nhiên về những bộ quân phục không thể chê vào đâu được và những gương mặt cạo râu nhẵn nhụi. Đó là một quý ông!
Trương Quốc Đào, lãnh đạo của Đệ tứ Quân đoàn, đón chào những người khách như một chủ trại đón chào họ hàng nghèo của mình. Con người 37 tuổi đó cũng là thành viên thành lập Đảng Cộng sản như Mao, nhưng là thành viên của Bộ Chính trị lâu hơn rất nhiều. Ông ấy chỉ huy một căn cứ với một đạo quân tròn 70.000 người.
Trên thực tế, ông ấy là người làm chủ tình hình. Và vì ông ấy cũng thèm muốn quyền lực và cũng vô lương tâm như Mao nên ông ấy đã giành được quyền tổng chỉ huy quân sự của cả hai quân đoàn.
Kế tiếp theo sau đấy, ông ấy tranh cãi với Mao và Chu về việc một Xô viết mới cần phải được thành lập ở đâu.
Mặc dù quân đội của Trương mang vẻ có tính chiến đấu cao nhưng vài tháng trước đó họ đã phải rời bỏ vùng đất của họ trong miền Bắc Tứ Xuyên dưới áp lực của Quốc Dân Đảng –cũng như ba năm trước đó đã phải bỏ lại một căn cứ khác nằm về phía Đông.
Bây giờ, họ kiểm soát một vùng đất rộng lớn ở đây trên cao nguyên giáp rìa phía Tây của Tứ Xuyên. Nhưng dân cư, phần lớn là người Tây Tạng, thường trốn trong rừng và giới hạn chỉ tiếp xúc với những người Cộng sản qua những cuộc tập kích. Làng mạc thường bị bỏ trống, nhà cửa đóng kín và lương thực dự trữ được cất dấu. Chỉ lúa mạch chưa chín là còn trên những cánh đồng, và thỉnh thoảng, những nhóm được cử đi săn mới bắt được một con bò Tây Tạng hay một con cừu.
Mặc dù vậy, Trương muốn củng cố căn cứ của ông ở đây trong khi Mao khăng khăng đòi cả hai đạo quân phải tiếp tục đi về phương Bắc.
Cuối cùng, giới lãnh đạo Đảng – mà trong đó những người quanh Mao và Chu vẫn còn thống trị – quyết định khởi hành. Nhưng để thề thốt sự thống nhất, người ta tạo thành hai đoàn hành quân đi rời nhau nhưng được trộn lẫn từ cả hai đạo quân.
Căn cứ Diên An
Hồng Quân đã lưu lại tổng hành dinh Diên An của họ hơn mười năm trời. Vùng đất cằn cỗi đấy với những hang động của nó là noi trốn tránh quan trọng nhất của những người Cộng sản, ngay cả trong cuộc chiến đấu chống người Nhật xâm lược. Ảnh: GEO EPOCHE
Vào cuối tháng 8, đoàn của Mao với phần lớn quân lực từ Giang Tây cũng như nhóm lãnh đạo Đảng đi qua một vùng cao nguyên rộng lớn ở phía Bắc mà hầu như chẳng có một con đường mòn rõ ràng nào dẫn qua đó – và sau này đã trở thành biểu tượng cho ý chí chịu đựng của những người đang hành quân. Vì dưới cỏ cao là những lỗ bùn mà người và la chìm vào trong đó. Hầu như không thể phân biệt đất cứng với đầm lầy sền sệt, và ngoài một vài loại dâu thì những người lính không tìm được gì để ăn cả.
Họ đi qua vùng đất cỏ đó bảy ngày. Khi họ lại đặt chân lên mặt đất cứng, nhóm quân này nhận được tin báo qua vô tuyến: Trương với đoàn quân của ông ấy đang đứng trước một con sông không thể vượt qua được và phải quay trở lại. Và ông ấy ra lệnh cho nhóm khi cũng phải trở về.
Nhưng Mao và nhóm lãnh đạo Đảng không hề nghĩ đến việc đấy. Mâu thuẫn tiếp tục gia tăng cả tuần sau đấy, cho tới khi những người lãnh đạo Đệ nhất quân đoàn – đã từng khởi hành ở Giang Tây – theo lời đề nghị của Mao đưa ra một quyết định bí mật: họ muốn bỏ lại tất cả các đơn vị của Đệ tứ quân đoàn, những đơn vị cùng hành quân trong đoàn của họ, và khởi hành đi lên hướng Bắc mà không có họ.
Vào sáng sớm ngày 11 tháng 9, Mao và những người trung thành với ông ấy lặng lẽ rút đi. Nhưng ông không có khả năng liên lạc với 4000 người của Đệ nhất quân đoàn đang hành quân trong đoàn của Trương,
Khoảng khắc của lần quyết định cắt đứt với Trương và tạo nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh giữa hai đạo quân là giờ phút đen tối nhất trong cuộc đời của ông ấy, Mao sau này sẽ thuật lại như thế.
Tuy trận đánh huynh đệ tương tàn đã không xảy ra nhưng vẫn có một sự chia cắt nguy hiểm trong Đảng. Vì Trương bổ nhiệm một chính phủ Xô viết riêng và thành lập một Trung ương Đảng riêng.
Tuy vậy cố gắng chiếm đoạt một căn cứ mới trong tỉnh Tứ Xuyên của ông ấy thất bại: quân đội của Trương mất một nửa lực lượng, phần còn lại tiếp tục đi lên cao nguyên.
Khi một chuyến đi tiếp theo về hướng Tây chấm dứt với một thảm họa, Trương không còn lựa chọn nào khác hơn là tìm đến với Mao.
Người này ra vẻ rộng lượng, vì ông ấy biết con người kia không còn là mối nguy hiểm cho ông nữa (Trương sẽ thất vọng rời bỏ ĐCS trong mùa Xuân 1938 và chạy sang với Quốc Dân Đảng).
Thời gian này, Mao quyết định khởi hành đi đến một mục đích mới ở miền Bắc của tỉnh Thiểm Tây. Ở đó, những người Cộng sản địa phương – độc lập với các khu vực Xô viết ở miền Nam và hầu như không được giới lãnh đạo Đảng chú ý tới – đã thành lập một căn cứ riêng vài năm trước đó dưới chân Vạn lý Trường thành, với khoảng nửa triệu dân.
Ngay sau khi Mao cắt đứt với Trương Quốc Đào lại có thêm một đạo quân nữa đến Thiểm Tây: lực lượng này vào lúc ban đầu đã ở lại trong vùng Xô viết của Đệ tứ Quân đoàn, nhưng rồi cũng lên đường hành quân.
Có lẽ Mao biết họ đến được Thiểm Tây qua thông tin trong một tờ nhật báo của Quốc Dân Đảng. Bây giờ, ông dẫn đầu một đạo quân nhỏ – chưa tới 8000 người – qua vùng núi Dân Sơn, sông Vị và qua tỉnh Cam Túc, nơi họ phải chống lại các kỵ binh Hồi giáo.
Và rồi cuối cùng, vào ngày 19 tháng 10 năm 1935, họ đã đến đích. Ủy ban làng với cờ đỏ chào mửng những người mới đến. Cuộc chạy trốn đã chấm dứt cho quân đội Mao sau gần đúng một năm.
ĐOẠN ĐƯỜNG NÀO mà họ đã đi qua, ngày nay không ai có thể nói chính xác điều đấy được. Theo Mao, đấy là 20.000 lý, khoảng 12.500 kilômét. Nhưng nên hiểu con số đấy như một hình tượng, vì người Trung Quốc thường dùng lý không phải như một đơn vị có tiêu chuẩn mà là như một đơn vị “theo cảm nhận”. Các ước lượng thấp nhất xuất phát từ khoảng 8000 kilômét.
Cuối cùng thì điều đấy không đóng vai trò nào cả. Những người tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh này đã không dự định trước thành tích đấy, họ hành quân và cứ tiếp tục hành quân, phải chịu đựng đau đớn, đói khát và sợ hãi. Vạn lý Trường chinh có ý nghĩa gì đối với họ, điều đấy thì những con số đó không thể nào thể hiện được.
Bây giờ, từ những ngọn đồi xanh tươi của Giang Tây với những cánh đồng ruộng và ao hồ nuôi cá, họ bị đẩy vào trong một vùng đất khô cằn màu vàng xám. Vực sâu chia cắt các cao nguyên không có cây cối, bụi ở khắp mọi nơi.
Làng mạc là những hang động mà con người đã đào sâu vào trong các sườn núi hoàng thổ. Bão cát từ sa mạc Gobi, hạn hán và ngập lụt thay nhau hoành hành ở vùng này, thu hoạch thấp và nạn đói không phải là hiếm.
Khi Mao đến Thiểm Tây, vùng Xô viết này hoàn toàn không an toàn. Các đường giao thông và thành phố quan trọng đều bị quân đội Quốc Dân Đảng kiểm soát. Và tuy vậy, nơi khô cằn này là chốn trú ẩn của những người Cộng sản cho đến hơn mười năm.
Tuy về mặt hình thức mãi đến năm 1943 Mao mới được bầu lên đứng đầu Đảng, nhưng đã từ lâu, quyền hành thống trị của ông ấy không còn được tranh chấp nữa. Tổng bí thư của ĐCS từ tháng 2 năm 1935 là Trương Văn Thiên, người mà ngay từ lúc rời khỏi Giang Tây đã thuộc vào trong số những người đồng minh ít ỏi của ông ấy.
Sức thu hút của Mao bắt nguồn từ huyền thoại của cuộc Vạn lý Trường chinh. Ngay sau khi đến Thiểm Tây, ông đã tiếp tục xây đắp thêm cho nó.
“Vạn lý Trường chinh là một chiến dịch mà lịch sử chưa từng biết đến”, ông ấy nói trong tháng 12 năm 1935. “Vạn lý Trường chinh là một bản tuyên ngôn, thông báo với cả thế giới rằng Hồng Quân bao gồm những người anh hùng, trong khi đế quốc và tay sai của chúng – tức Tưởng Giới Thạch và đồng bọn – chỉ là vô dụng. Vạn lý Trường chinh là một nhóm tuyên truyền giải thích cho nhân dân biết rằng chỉ có con đường của Hồng Quân mới là con đường giải phóng cho họ. Vạn lý Trường chinh là một cỗ máy gieo, đã gieo vô số hạt giống đã nẩy mầm, kết trái và trong tương lai sẽ mang lại một mùa thu hoạch.”
Từ những cựu chiến binh của cuộc hành quân bắt buộc đấy đã xuất hiện một giới tinh hoa quyết định vận mệnh của Trung Quốc trong vòng sáu thập niên tiếp theo sau đó. Những người sống sót trở thành bộ trưởng, chủ tịch nước, tổng bí thư và thống chế. Và tạo uy quyền của họ từ thời gian một năm đấy.
Mao và Chu gắn bó chặt chẽ với nhau nhất qua các trải nghiệm đấy. Cho tới ngay trước khi qua đời năm 1976, họ sẽ cùng nhau thống trị nước Trung Hoa Cộng sản: người con trai nhà nông nổi loạn đó và người bạn thực dụng của ông ta.
Ca kịch, thơ và phim sẽ ca ngợi các huyền thoại của Hồng Quân bất bại và sự sáng suốt của Mao chủ tịch – và biến cuộc Vạn lý Trường chinh trở thành một huyền thoại cách mạng to lớn, chỉ có thể so sánh được với lần chiếm ngục Bastille trong năm 1789 hay lần tấn công vào Cung điện mùa Đông năm 1917.
Đối với nhiều thế hệ người Trung Quốc, con đường đi của Đệ tứ Quân đoàn sẽ trở thành một sự khích lệ liên tục để sẵn sàng chịu đựng và vươn đến thành tích.
“Khi bạn thấy điều gì đó khó khăn”, người ta sẽ nói với họ như vậy, “thì hãy nghĩ đến cuộc Vạn lý Trường chinh.”
Ulrike Rückert
Phan Ba dịch
Giới thiệu tài liệu: Benjamin Yang, “From Revolution to Politics. Chinese Communists on the Long March”, Westview: tác phẩm kinh điển, mô tả lại những cuộc tranh giành quyền lực và tách huyền thoại ra khỏi sự kiện lịch sử. Ed Jocelyn và Andrew McEwen, “The Long March”, Constable: du ký của hai nhà báo người Anh đã đi theo con đường chạy trốn của những người Cộng sản

Địa ngục Nam Kinh

Henning Albrecht
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Hơn 70.000 người đã bị người Nhật giết chết hay hãm hiếp trong thủ đô của Trung Quốc năm 1937
Khi quân đội Nhật chiếm được Nam Kinh thủ đô của Trung Quốc vào ngày 13 tháng 12 năm 1937, chính phủ đã bỏ chạy. Tròn 300.000 người còn ở lại trong thành phố, trong đó có người tỵ nạn và quân nhân. Người Nhật đã gây ra một trong những vụ thảm sát ghê gớm nhất của thế kỷ 20 tại những người này.
Bị thúc đẩy bởi những cảm giác ưu việt mang tính phân biệt chủng tộc cũng như bởi sự khinh miệt người Trung Quốc – họ cho rằng những người lính buông vũ khí xuống là không có danh dự – quân lính của Nhật hoàng đã giết chết không biết bao nhiêu là tù binh. Như vào ngày 17 tháng 12, họ đã xử tử 13.500 tù binh ở trước cổng thành. Nhiều nạn nhân bị giết chết bằng kiếm, bị đổ xăng lên và đốt cháy hay bị chém đầu. Sau đó, những kẻ giết người đã đứng để cho chụp ảnh, với đầu bị chặt ra như chiến công.
Hai sĩ quan Nhật thi nhau chặt đầu người Trung Quốc ở Nam Kinh
Tôn vinh anh hùng một cách đáng sợ trong báo chí Nhật: người ta cho rằng hai sĩ quan này đã đua với nhau xem ai là người đầu tiên chặt đầu 100 người Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE
Người dân thường cũng không được tha. Người Nhật hãm hiếp hàng ngàn phụ nữ, sau đấy đã làm cho tàn phế hay giết chết hàng trăm người, cắm nhiều người lên cọc tre. Họ quẳng xác chết xuống Trường Giang, thiêu cháy hay để nằm trên đường phố mặc cho chó gặm.
Một trong số hàng ngàn nạn nhân là gia đình họ Hạ trên đường Hsing Lu Kao ở phía Đông Nam của Nam Kinh: vào ngày 13 tháng 12, quân lính Nhật xông vào nhà họ, bắn chết người chồng và hãm hiếp người vợ. Đứa con một tuổi bị giết chết bằng lưỡi lê. Sau đó, những người lính giết chết cha mẹ già của người vợ và hãm hiếp các cô con gái 14 và 16 tuổi của họ, trước khi họ dùng lưỡi lê và một cây gậy chọc xuyên thủng qua người các cô thiếu nữ; chỉ hai người con gái bốn và tám tuổi là có thể trốn thoát.
Số người nước ngoài ít ỏi còn sống trong thành phố – nhà ngoại giao, thương gia, nhà truyền giáo –, kinh hoàng. Ngay từ lúc đầu, họ đã thành lập trong trung tâm một vùng bảo vệ rộng sáu kilômét vuông cho người dân thường mà quân lính không được phép vào: các con đường dẫn vào đều bị chặn lại với cờ biên giới và trạm canh.
Chịu trách nhiệm cho vùng bảo vệ này là một “Ủy ban An ninh Quốc tế”. Người đứng đầu là một người Đức: John Rabe, giám đốc chi nhánh Siemens tại chỗ. Con người tin vào Quốc Xã này sống từ năm 1908 ở Trung Quốc. Ông ấy cảm thấy phải có trách nhiệm với nhân viên của ông ấy, và thương hại người dân. Nhật ký của ông ấy sau này sẽ trở thành một trong những vật chứng quan trọng nhất về tội phạm này: “Người ta có thể nghĩ rằng toàn bộ thế giới tội phạm của Nhật Bản đang xuất hiện ở đây trong quân phục”, ông ấy ghi lại như thế vào ngày 3 tháng 2 năm 1938.
Những người chiếm đóng chưa từng bao giờ công khai công nhận vùng bảo vệ và lùng sục tìm lính Trung Quốc đào ngũ ở trong đó. Mặc dù vậy, ủy ban đã bảo vệ hơn 200.000 người; chính Rabe đã cứu vô số người Trung Quốc, bằng cách đeo một băng tay có chữ thập ngoặc để đối phó với người Nhật. Cùng với các thành viên khác của Ủy ban, ông lo cung cấp gạo và bột mì cho người dân. Vì nhân viên người Trung Quốc đã bỏ trốn nên trên thực tế ông ấy là thị trưởng.
John Rabe
Người Đức John Rabe, lãnh đạo chi nhánh của Siemens ở Nam Kinh, đã bảo vệ hàng ngàn người trước quân lính Nhật. ảnh: GEO EPOCHE
Đợt khủng bố của người Nhật kéo dài hơn bảy tuần. Mãi cho đến khi một sĩ quan nghiêm khắc tiếp nhận quyền chỉ huy trong tháng 2 năm 1938, và thêm vào đấy là lực lượng của ông ấy có kỷ luật hơn, tình hình mới bình thường trở lại. Những người trốn tránh dần dần rời khu vực bảo vệ. Từ tháng 3, những người cuối cùng trong số 70.000 người bị giết chết cũng được chôn cất trong các ngôi mộ tập thể (phía Trung Quốc còn cho rằng có tới 300.000 nạn nhân). Mãi cho đến khi chiến tranh chấm dứt năm 1945, người Nhật mới rút ra khỏi Nam Kinh.
Ngay từ cuối tháng 2 năm 1938, John Rabe được Siemens rút khỏi Nam Kinh, để bảo vệ cho cá nhân ông ấy. Ở Berlin, ông ấy cố gắng thuyết phục giới lãnh tụ Quốc Xã phản đối hành động của Nhật – hoài công; thay vì vậy, Gestapo [Mật vụ Đức] đã gọi ông ấy đến để hỏi cung, nhưng lại trả tự do cho ông ấy.
Sau 1945, Rabe không tìm được việc làm và bị đói ăn. Khi người dân Nam Kinh biết được việc đấy qua ủy ban Quân sự Trung Quốc ở Berlin, họ đã quyên tiền và thực phẩm và giúp đỡ người đã cứu sống họ qua được thời gian sau chiến tranh. Năm 1950, John Rabe qua đời ở tuổi 67 trong Berlin. Năm 1966, quyển nhật ký của ông ấy được công bố trong một triển lãm về vụ thảm sát ở Nam Kinh – và Rabe đã nổi tiếng như “Oskar Schindler của Trung Quốc”.
Henning Albrecht
Phan Ba dịch

Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc

1946 – 1949: nội chiến
Johannes Schneider
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Người Quốc gia và người Cộng sản tranh giành quyền lực từ năm 1927 – chỉ lần người Nhật tiến vào là đã có thể bắt buộc họ liên kết lại với nhau. Sau Đệ nhị thế chiến, mối kình địch của các địch thủ ngày xưa lại bùng nổ ra.
Trước khi bay đến thành phố của kẻ tử thù Tưởng Giới Thạch của mình, Mao đứng cho chụp ảnh, ông ấy cười mỉm: người lãnh tụ của ĐCS Trung Quốc cố che đậy sự sợ hãi của mình.
Mao đã ngần ngừ cả một thời gian dài, đã từ chối lời mời của Tưởng Giới Thạch, thế nhưng cuối cùng, sau bức điện tín thứ ba, ông ấy cũng nhượng bộ và nhận lời.
“Người em của anh đang chuẩn bị để đến càng sớm càng tốt”, ông ấy trả lời Tưởng với sự lịch sự truyền thống ở Viễn Đông. Ông phải bay về Trùng Khánh – vào trung tâm quyền lực của Quốc Dân Đảng của Tưởng.
Bây giờ, vào ngày 28 tháng 8 năm 1945, ngay trước khi khởi hành, Mao đang hồi hộp. Ông ôm chầm lấy đứa con gái bé nhỏ của mình, hôn vợ từ giã. Ông cần phải vượt khoảng cách tròn 800 kilômét từ Diên An ở giữa Trung Quốc, căn cứ chính của những người Cộng sản, về đến Trùng Khánh nằm ở phía Nam bằng một chiếc máy bay cánh quạt mà Tưởng đã gửi đến cho ông.
Nhưng Mao, 51 tuổi, chưa từng bao giờ bay. Ông không tin vào kỹ thuật đấy, sợ rằng máy bay có thể bị phá hoại trước. Vì thế nên ông khăng khăng đòi Patrick Hurley, đại sứ Hoa Kỳ ở Trung Quốc, đi cùng với ông trong chuyến đi này. Người Mỹ là đồng minh của Tưởng. Có Hurley bay cùng, Mao cảm thấy yên tâm hơn.
Trên không, ông cố tìm cách sao  lãng, viết một bài thơ. Và thật sự thì chuyến bay diễn ra bình an vô sự, và sau một vài giờ, Mao đã nhìn thấy dãy núi quanh Trùng Khánh.
Trên sân bay, một phái đoàn của Tưởng đón tiếp ông. Hurley giới thiệu nhiều đại diện của chính phủ Quốc Dân Đảng cho Mao; người lãnh đạo ĐCS bắt tay, lại cười. Các nhà báo muốn biết ông nghĩ gì về máy bay. Mao ra vẻ từng trải: “Rất hiệu quả.”
Hẳn là không có quốc gia nào chăm chú theo dõi cuộc gặp gỡ giữa Mao và Tưởng như Hoa Kỳ – vì người Mỹ muốn có một Trung Quốc thống nhất là đồng minh ở châu Á.
Lần cuối cùng mà Mao ở trong một thành phố lớn như Trùng Khánh cách đây đã lâu rồi. Ở Diên An ông ấy sống trong một hang động qua những năm vừa rồi; bây giờ Hurley chở ông trên một chiếc Cadillac đến một ngôi nhà đầy tiện nghi.
Ngay sau đấy, hai đối thủ đứng đối diện nhau trong buổi ăn tối. Tưởng – khổ hạnh, gầy, đầu cạo trọc – mặc một bộ quân phục không chê vào đâu được; Mao mặc một chiếc áo khoác nhăn nheo. Từ 20 năm nay, đó là lần đầu tiên mà hai người đàn ông này nhìn vào mắt nhau.
Vào cuối buổi gặp gỡ, Mao nâng ly chúc người chủ nhà, gọi to: “Tưởng Giới Thạch muôn năm!”
Người đàn ông, người mà ông Chủ tịch uống để chúc tụng sức khỏe, đã săn lùng những người Cộng sản của ông ấy xuyên qua khắp cả đất nước. Ông ấy đã cho giết chết hàng chục ngàn người theo Mao. Từ khi Tưởng được bầu làm lãnh tụ của Trung Quốc Quốc Dân Đảng năm 1925, ông không theo đuổi một mục đích nào kiên trì nhiều năm hơn là tiêu diệt Đảng Cộng sản.
Nhưng bây giờ Mao và Tưởng tỏ ra thống nhất, cười, nâng ly chúc tụng nhau, đưa tay ra cho nhau. Nhưng đó không phải là một sự thay đổi ý kiến, cái mang họ lại với nhau, không phải niềm mong muốn có hòa bình. Mà là áp lực từ bên ngoài.
Đã một lần, tám năm trước đó, cả hai đối thủ này đã bắt buộc phải liên kết lại với nhau. Liên minh thời đó chỉ tồn tại được một thời gian ngắn.
THÁNG 12 NĂM 1936. Trong Quốc Dân Đảng, những lời yêu cầu người đàn ông đầy quyền lực của Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch, hãy đánh đuổi người Nhật ra khỏi đất nước, ngày càng to tiếng hơn.
Tưởng Giới Thạch
Tưởng Giới Thạch, sếp của Quốc Dân Đảng, từ 1928 là nhà lãnh đạo quân đội nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc. Hoa Kỳ dựa vào ông ấy, giúp đỡ quân đội của ông ấy bằng tiền và vũ khí. Ảnh: GEO EPOCHE
Từ năm 1931, đảo quốc đấy chiếm giữ Mãn Châu, một vùng đất ở miền Đông Bắc của Trung Quốc. Năm 1932, người Nhật lập một chính phủ bù nhìn ở đấy và từ lúc đó đã kiểm soát nhiều vùng rộng lớn ở miền Bắc của Trung Quốc.
Nước Nhật là quốc gia hùng mạnh nhất châu Á, những người lãnh đạo nó muốn ngang hàng với các cường quốc châu Âu và thành lập một nước thuộc địa – với Trung Quốc là cốt lõi. Lực lượng chiếm đóng hành hạ người dân trong những vùng đất bị xâm chiếm, phá bỏ trường học, đại học, thánh vật của họ.
Trung Quốc trong thời gian này là một đất nước bị chia rẽ về chính trị và lãnh thổ. Ở đấy có người Nhật, đã xâm chiếm được miền Bắc; ở đấy là những người Quốc gia của Tưởng, thống trị các vùng đất rộng lớn ở miền Nam và miền Đông; ở đấy là những người Cộng sản, đã nắm giữ được nhiều lãnh địa ở miền Trung của nước này, trong số đó là căn cứ chính của họ ở Diên An; và còn một vài warlord nữa, những nhà cầm quyền địa phương, kiểm soát các miền đất rộng lớn ở phía Tây.
Từ nhiều tháng nay, các tướng lĩnh của Quốc Dân Đảng thúc giục Tưởng đừng chấp nhận cứ bị Tokyo làm nhục mãi. Thế nhưng người này không muốn tiến hành chiến tranh chống lại những kẻ chiếm đóng: ông ấy hoài nghi rằng quân đội của ông có thể đương đầu được với đối thủ. Thêm vào đó, ông muốn dùng quân đội của mình đế chống lại ĐCS hơn.
Ngược lại, Mao lâu nay đã yêu cầu Tưởng hãy cùng nhau chống lại nước Nhật. Quyền lợi của quốc gia bây giờ quan trọng hơn là cuộc đấu tranh giai cấp. Nhưng cho tới nay, lời yêu cầu của ông ấy không được xem xét đến.
Nhưng rồi vào tháng 12 năm 1936, hai tướng của Quốc Dân Đảng dụ Tưởng Giới Thạch về thành phố Tây An của hoàng đế và bắt giam ông ở đấy: họ muốn bắt buộc ông phải liên kết với những người Cộng sản. Sau hai tuần bị quản thúc tại gia, Tưởng nhượng bộ.
Các cuộc thương lượng với ĐCS kéo dài nhiều tháng trời. Chu Ân Lai, người được Mao tin cậy nhất, thường xuyên gặp Tưởng để trao đổi – hoài công. Con người chống Cộng sản quyết liệt đấy cố gắng gây trở ngại cho cuộc thống nhất bằng cách liên tục đưa ra các yêu cầu mới, ví dụ như quyền tổng chỉ huy các lực lượng thống nhất.
Ngay lúc Mao đe dọa hủy bỏ các cuộc đối thoại, người Nhật viện cớ một cuộc chạm trán nhỏ ở gần Bắc Kinh trong tháng 7 năm 1937 để tiếp tục tiến sâu vào Trung Quốc. Bây giờ thì Tưởng phải từ bỏ chiến thuật kéo dài thời gian của ông ấy, mối đe dọa cho toàn bộ đất nước trở nên quá lớn.
Và vì thế mà từ lúc đấy trở đi, những người Quốc gia và những người Cộng sản cùng nhau chống lại kẻ xâm lược.
Mặc dù vậy, họ vẫn bị bất ngờ bởi vận tốc tiến công của quân địch: người Nhật chiếm Thượng Hải trong tháng 11, chiếm Nam Kinh vài tuần sau đó, trụ sở chính phủ của Quốc Dân Đảng. Tưởng và các thành viên của bộ máy hành chính ông ấy chạy về Trùng Kháng.
Những người xâm lược hoành hành trong Nam Kinh. Quân lính Nhật làm ô nhục thành phố bảy tuần liền. Hơn 70.000 người bị giết chết.
Cuộc thảm sát đấy là màn mở đầu cho một cuộc chiến hầu như không thể nào tàn bạo hơn được nữa: cuộc kháng chiến đã cướp đi ít nhất là 15 triệu sinh mạng người Trung Quốc. Trong diễn tiến của nó, các tư lệnh người Nhật đã nghĩ ra một phương cách mà họ gọi là “ba lần tất cả”: cướp hết tất cả, đốt cháy hết tất cả, giết chết hết tất cả.
Quân đội Nhật Bản chiến thắng ở gần Thượng Hải
Năm 1937 quân đội Trung Quốc thất bại trong tất cả các trận đánh chống người Nhật, như ở đây trước Thượng Hải. Chỉ những người Cộng sản mới mang lại chiến bại cho những kẻ đang tấn công năm 1938 – nhờ chiến thuật du kích của họ. Ảnh: GEO EPOCHE
Trong vòng một năm, quân đội của Tokyo chiếm toàn bộ Đông Trung Quốc, giữ tất cả các thành phố công nghiệp và thương mại quan trọng cũng như vùng đất nông nghiệp màu mỡ nhất. Thế nhưng người Trung Quốc không đầu hàng.
Từ Trùng Khánh, Tưởng chỉ huy cuộc kháng chiến, liên tục lôi kéo người Nhật vào những trận đánh mới. Để trì hoãn cuộc tiến quân của họ, ông ấy cho phá đê trong nội địa: trận lụt làm ngập nhiều tỉnh, hàng trăm ngàn người Trung Quốc chết.
Trong khi người của Quốc Dân Đảng tiến hành những trận đánh lớn, nhiều tổn thất, để chống người Nhật thì người Cộng sản tấn công kẻ địch ở phía sau mặt trận: từ tỉnh Thiểm Tây là nơi trú ẩn của họ, họ tấn công đường tiếp tế của người Nhật với những đơn vị nhỏ, linh hoạt, bắn các đoàn xe, phá đường tàu hỏa.
Sâu trong lãnh thổ của kẻ địch, họ thành lập căn cứ mới và động viên người dân đứng lên chống những kẻ đang chiếm đóng. Vì người Nhật không có khả năng kiểm soát toàn bộ các vùng đất đã chiếm được – Trung Quốc quá rộng.
Tưởng nghi ngại theo dõi các hoạt động của người Cộng sản: trong khi vùng đất dưới quyền của ông ấy thu nhỏ lại thì dường như những người đồng minh lại hưởng lợi từ cuộc chiến. Họ dùng cuộc chiến tranh phòng ngự của họ ở phía sau chiến tuyến của người Nhật để tự phô diễn mình trước quần chúng như là những người yêu nước thật sự, và thêm vào đấy lại giảm bớt sự đóng góp cho những người nông dân nghèo nhất.
Với thành công: chẳng bao lâu sau đó, con số những người theo Cộng sản tăng vọt, cả lãnh thổ do họ kiểm soát cũng rộng lớn hơn nhiều, du kích quân của họ ngày càng có sức chiến đấu cao hơn.
Khi người của Mao còn bắt đầu chiếm cứ những ngọn núi ở phía Nam của Trường Giang – một vùng đất của những người Quốc gia –, quân đội Quốc Dân Đảng tấn công người đồng minh trong tháng 1 năm 1941, bắt buộc họ phải lui về phía Bắc. 3000 Hồng quân đã chết trong các trận đánh này. Bằng mọi giá, Tưởng muốn ngăn không cho người Cộng sản lan rộng ra.
Đối với Mao, cuộc tấn công đó rõ ràng là đã phá vỡ “mặt trận thống nhất”, hai tháng sau đó, ông tuyên bố chấm dứt liên minh.
Hai đối thủ bây giờ ra mặt trở thành địch thủ. Và cả hai đều đã có kế hoạch cả cho thời gian sau chiến tranh. Như Mao ra lệnh cho các viên chỉ huy của ông ấy không đưa hết toàn bộ các đơn vị vào trong cuộc chiến chống người Nhật. Quan trọng hơn về lâu dài là phải xây dựng một đạo quân có sức chiến đấu cao.
Nhưng ngay cả khi những người Cộng sản không hy sinh tất cả trong cuộc chiến chống người Nhật: những cuộc tấn công theo lối du kích của họ cũng góp phần quyết định để cho Trung Quốc có thể chống cự được với một địch thủ hùng mạnh. 53 tháng trời.
Thế rồi, vào sáng sớm ngày 7 tháng 12 năm 1941, người Nhật gửi 378 chiếc máy bay chiến đấu đến hòn đảo núi lửa Oahu ở Hawaii, đến cảng chính của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ: Pearl Harbor.
Các chỉ huy ở Tokyo đã quyết định tấn công Hoa Kỳ, thế lực mà từ nhiều năm nay đã cho Tưởng, đối thủ của họ, vay bạc triệu; thế lực mà họ đã cảnh cáo một cách dứt khoát rằng không nên tiếp tục bành trướng ở châu Á nữa; và thế lực mà từ một vài tháng nay đã ban hành lệnh cấm vận dầu hỏa đối với đảo quốc của họ, điều bây giờ đang đe dọa làm tê liệt quân đội của Nhật hoàng.
Quyết định tấn công Pearl Harbor của người Nhật cũng được đưa ra bởi vì cuộc chiến chống Trung Quốc không thể kết thúc một cách nhanh chóng bằng một chiến thắng được  – và nó là một quyết định sai lầm lớn. Vì chỉ một ngày sau cuộc tấn công, Hoa Kỳ tuyên chiến công khai với đế chế. Bây giờ Trung Quốc có một cường quốc đứng cạnh mình.
Hoa Kỳ lo liệu sao cho Liên bang Xô viết và Liên hiệp Anh công nhận Trung Quốc là nước lớn và nhận đất nước này thêm vào nhóm tay ba đặc biệt của họ: bắt đầu từ năm 1942, từ câu lạc bộ của “Ba nước lớn”, các đồng minh quan trọng nhất trong cuộc chiến chống phe Trục của Đức, Ý và Nhật, đã trở thành “Bốn nước lớn”.
Trước khi Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến, mục đích duy nhất của Quốc Dân Đảng là cố chống đỡ. Bây giờ thì dường như việc chiến thắng nước Nhật chỉ còn là câu hỏi về thời gian. Và Tưởng làm tất cả mọi việc để sau khi chiến thắng, ông ấy sẽ là người thống nhất Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của mình.
Ông luôn yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ về mặt quân sự. Ông bi kịch hóa tình hình, nói rằng những lần cung cấp vũ khí – xe tăng, xe tải, đại bác, máy bay – là không đủ, ông còn cần nhiều hơn nữa.
Người Mỹ huấn luyện quân đội Tưởng, cấp tiền xây dựng đường băng cho máy bay chiến đấu loại mới. Năm 1944, họ còn thành công trong việc bảo đảm cho Trung Quốc có một  ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an sắp được thành lập của Liên Hiệp Quốc.
Nhưng Tưởng không thể ngăn cản được việc một phái đoàn của Hoa Kỳ bay đến Diên An trong cùng năm, để gặp Mao và những người trung thành với ông ấy – cuối cùng thì cả những người Cộng sản cũng chiến đấu chống Nhật Bản, và người Mỹ tìm cách thống nhất tất cả các lực lượng Trung Quốc – nếu có thể thì dưới quyền lãnh đạo của một viên tổng chỉ huy người Mỹ.
Mao, người hy vọng sẽ nhận được vũ khí từ Washington, xuất hiện trước những người khách đến thăm trong Diên An, nơi phần lớn đã bị phá hủy bởi bom của người Nhật, như một nhà cải cách dung hòa chứ không phải là một nhà cách mạng cực đoan.
Ông chào mừng phái đoàn với một dàn nhạc quân đội, xin lỗi vì những ổ gà trên đường băng, cho phép những người đến thăm tự do đi lại trong trung tâm quyền lực của ông ấy. Ông ấy cho xe tải chở người Mỹ đến nơi cư ngụ của họ: hang động được đào sâu vào trong sườn núi dốc.
Vấn đề quan trọng nhất của ông ấy là lo cho người dân ở nông thôn được tốt hơn, Mao giải thích cho những người khách của ông ấy.
Ông ấy giữ kín những tiết học chính trị mà trong đó cán bộ của ông ấy giảng dạy cho người nông dân về các lý thuyết của Chủ nghĩa Cộng sản Xô viết. Ông ấy cũng dấu cả việc những thành viên mới của chính phủ không chính thức của ông ấy buộc phải đọc những bài luận văn về ý thức hệ ba tháng trời, do Stalin, Lenin và chính ông viết.
Thêm vào đó, ông cũng giấu giếm việc sử dụng các hình thức tra tấn để khuất phục những người hoài nghi đường lối chính trị của ông ấy – và cũng không nói về việc ông khuyến khích sự tôn sùng cá nhân của ông ấy, kể từ khi ông cũng chính thức nhận lĩnh sự lãnh đạo của ĐCS với chức vụ Chủ tịch Bộ Chính trị và Chủ tịch Ban Bí thư năm 1943.
Ông ấy thích phô trương nhà trẻ hơn nhiều, nhà trẻ mà họ đã xây dựng trong Diên An. Và nói về việc dân chủ mang tầm quan trọng đối với ông như thế nào. Những người khách đến thăm bị gây ấn tượng.
Nhưng Tưởng dứt khoát chống lại các đề nghị hỗ trợ Mao mạnh hơn nữa của người Mỹ.
Và không có sự đồng ý của ông ấy thì người Mỹ không bước thêm bước tiến nào để đến với những người Cộng sản. Con người Dân tộc Chủ nghĩa đó – sự tính toán là như thế – cần phải là đối tác đáng tin cậy của họ cả cho thời gian sau khi nước Nhật đã bại trận.
Nhưng điều đấy không có nghĩa là họ hé lộ kế hoạch của họ cho ông ấy biết. Vì khi quả bom nguyên tử đầu tiên của lịch sử rơi xuống Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, Tưởng – cũng như Mao – vẫn còn chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến kéo dài nhiều năm chống lại láng giềng phía Đông. Ông ấy hoàn toàn không biết gì về vũ khí kỳ diệu của Hoa Kỳ cả.
Vẫn còn mang ấn tượng về lực tàn phá của loại bom mới của người Mỹ, Tưởng trải qua lần quân đội Xô viết tấn công người Nhật ở Mãn Châu vào ngày 8 tháng 8: tại Hội nghị Malta trong tháng 2 năm 1945, Stalin đã hứa với người Mỹ rằng trong vòng ba tháng sau khi chiến thắng Hitler, ông ấy sẽ bước vào cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Bây giờ, nhà độc tài đấy thực hiện lời hứa và gửi quân đội của ông ấy đến để chống lại một địch thủ mà sau cơn sốc Hiroshima đã gần như bại trận.
Chỉ một ngày sau khi chiến dịch tấn công của Xô viết bắt đầu, ba ngày sau Hiroshima, quả bom nguyên tử thứ hai của Hoa Kỳ nổ tung trong Nagasaki, và vào ngày 15 tháng 8, Tưởng – người đang ăn tối với đại sứ Mexico ở Trùng Khánh – biết rằng Hoàng đế Hirohito đã tuyên bố đầu hàng trong radio.
Tám năm liền, Tưởng đã chiến đấu chống lại người Nhật hùng mạnh hơn, chiến tranh dường như đã trở thành việc thường ngày. Thế nhưng bây giờ bất thình lình lại là hòa bình (trong những năm trước đó, người tướng lĩnh này đã lôi kéo cả các viên tư lệnh về phía mình: bằng áp lực hay với lời hứa hẹn một chức vụ cao trong quân đội của ông ấy; bây giờ chỉ còn người Cộng sản là chưa nằm dưới sự kiểm soát của ông ấy)
Chế độ của Tưởng cố ngăn chận một cách dã man không cho người dân chạy đến với người Cộng sản: năm 1948, địch thủ bị bắt ở Thượng Hải bị hành quyết công khai trên đường phố bằng cách bắn vào đầu. Ảnh: GEO EPOCHE
Chế độ của Tưởng cố ngăn chận một cách dã man không cho người dân chạy đến với người Cộng sản: năm 1948, địch thủ bị bắt ở Thượng Hải bị hành quyết công khai trên đường phố bằng cách bắn vào đầu. Ảnh: GEO EPOCHE
Ở Mãn Châu, từ 1931 trong tay người Nhật, khoảng 900.000 người lính bắt đầu rút quân; trong phần Trung Quốc còn lại, trước hết là ở vùng bờ biển phía Đông, cả 1,25 triệu quân lính chiếm đóng bây giờ cũng rời khỏi đất nước này.
Để người của Tưởng có thể tiếp nhận được lần đầu hàng của người Nhật, trong vòng hai tháng người Mỹ đã cho máy bay chở hơn 110.000 người lính và sĩ quan của Quốc Dân Đảng đến những vủng bị chiếm đóng trước đây: Mãn Châu cũng như các thành phố lớn của Trung Quốc.
Những người chiếm đóng trước đây chỉ được phép đầu hàng họ, Tưởng ra lệnh.
Nhưng những người Cộng sản cũng vội vã đi vào các tỉnh, thành phố và làng mạc, ở những nơi mà các thống đốc người Nhật đang chờ để ký văn kiện đầu hàng.
Đó là một cuộc chạy đua giữa ĐCS và Quốc Dân Đảng, về việc ai được phép đại diện cho quyền lực nhà nước – bây giờ, vì trong nước đã mở ra một khoảng chân không quyền lực khổng lồ.
Hoa Kỳ cố gắng thúc đẩy các đối thủ đi đến một giải pháp chung. Họ muốn có một đối tác Trung Quốc mạnh và thống nhất, cũng là đối trọng với Liên bang Xô viết. Và họ biết rằng mâu thuẫn giữa Quốc Dân Đảng và những người Cộng sản có thể đẩy đất nước này vào một cuộc nội chiến.
Vì thế mà trong tháng 8 năm 1945, đại sứ Hoa Kỳ Hurley đã thúc giục Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch đi đến những cuộc hội đàm hòa bình ở Trùng Khánh.
VÀ THẬT SỰ: bảy tuần sau khi Mao đến Trùng Khánh, đông đảo người dân đã vui mừng reo hò trên đường phố của thủ đô Trung Quốc. Các cuộc thương lượng kéo dài 43 ngày, Tưởng và Mao đã trực tiếp gặp nhau bốn lần để bàn về các hồ sơ do nhân viên thương lượng dưới quyền trình lên.
Vào ngày 10 tháng 10, cuối cùng hai người đã ký tên vào một văn kiện mà trong đó họ tuyên bố ý định sẽ thống nhất lực lượng quân đội của họ; thêm vào đó, họ muốn triệu tập một hội nghị nhằm đưa ra một Hiến Pháp mới cho Trung Quốc.
Cả hai người đàn ông tươi cười rạng rỡ sau khi ký vào văn kiện và ăn mừng.
Thế nhưng khi Mao trở về đến Diên An, ông bị chứng tim đập nhanh và choáng váng, ông nằm xuống giường nhưng không nghỉ ngơi được, toát mồ hôi, run cả người. Con người lãnh đạo ĐCS dễ bị stress gây bệnh, và bây giờ ông ấy căng thẳng tới mức thân thể của ông nổi loạn.
Ông biết rằng cuộc đấu tranh giành Trung Quốc bây giờ chỉ vừa mới bắt đầu.
Ngay trước khi khởi hành đến Trùng Khánh, Mao đã chỉ thị cho những người đồng chí của ông ấy nắm lấy quyền chỉ huy trong càng nhiều vùng đất càng tốt, ngay cả trong lúc đang thương lượng. Vì cuộc gặp gỡ Tưởng Giới Thạch đối với ông trước hết chỉ là một sự nhượng bộ Hoa Kỳ: một mưu mẹo để không đứng đấy như một người cản trở sự thống nhất trong hòa bình.
Mao không tin Tưởng. Nếu như không có Hoa Kỳ, ông ấy phỏng đoán như thế, thì kẻ thù không đội trời chung của ông ấy đã tiến công từ lâu, để tiêu diệt ông.
Và vì thế mà cuộc chạy đua tranh giành vùng ảnh hưởng càng rộng càng tốt cũng diễn ra trong thời gian ngưng bắn chính thức, người Quốc gia và người Cộng sản tiếp tục việc mà họ đã làm chậm nhất là kể từ khi người Nhật đầu hàng: chuẩn bị cho trận đại chiến cuối cùng.
Trong những tháng tiếp theo sau đó thường xuyên xảy ra những trận đánh nhỏ giữa quân đội Quốc gia và Cộng sản. Những người Cộng sản tấn công trước hết là trong vùng Mãn Châu phát triển cao về công nghiệp, phá hủy đường ray cũng như cột điện tín theo lối đánh du kích đã có nhiều kinh nghiệm – và qua đó gây khó khăn cho Quốc Dân Đảng trong việc lấy lại quyền kiểm soát ở miền Bắc Trung Quốc.
Dù Tưởng và Mao có cam đoan muốn hòa bình đi nữa – thật sự là cả hai đều nói dối.
Tuy Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cố gắng làm trung gian: Tổng thống Harry S. Truman gửi George Marshall đến Trung Quốc, một trong những nhà ngoại giao tài giỏi nhất của ông ấy (người sau này sẽ phát triển kế hoạch tái xây dựng châu Âu được gọi theo tên mình).
Nhưng khi người Cộng sản không tham dự hội nghị ban hành Hiến Pháp do Quốc Dân Đảng triệu tập vào cuối năm 1946 thì cuối cùng người ta cũng biết chắc rằng sẽ không có sự hợp nhất về chính trị.
Mao không muốn là đối tác nhỏ hơn của Quốc Dân Đảng. Ông ấy muốn thống trị toàn Trung Quốc.
Tháng 1 năm 1947, George Marshall thất vọng trở về Hoa Kỳ, và ngay trong cùng tháng đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố trong một bản thông tin báo chí gồm mười dòng, rằng họ đã gọi về tất cả các nhà ngoại giao có nhiệm vụ làm trung gian giữa Tưởng và Mao.
Washington không còn hy vọng có được một giải pháp hòa bình. Cuộc đấu tranh giành quyền thống trị Trung Quốc bước vào giai đoạn quyết định. Đó là về quyền thống trị nửa tỉ con người, tròn mười triệu kilômét vuông đất.
Về quyền thống trị dân tộc lớn nhất thế giới.
NGAY LẬP TỨC Tưởng đẩy quân đội của mình lên phía Bắc. Mặc dù người Cộng sản đã mạnh lên trong cuộc chiến chống Nhật, mở rộng lãnh thổ của họ; bây giờ quân đội của họ đã có gần một triệu người cầm súng. Thêm vào đó, quân đội Xô viết, lực lượng lại rút khỏi Mãn Châu trong tháng 3 năm 1946, đã để lại cho họ toàn bộ xe tăng, máy bay và súng ống mà họ đã lấy được từ người Nhật.
Quân đội Tưởng Giới Thạch
Năm 1946, khi cuộc nội chiến bùng nổ, quân đội của Tưởng hơn Hồng Quân gấp ba lần. Họ đã có thể nhanh chóng chiếm nhiều vùng rộng lớn ở miền Bắc Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE
Thế nhưng người của Mao thường không biết phải sử dụng vũ khí của người Nhật như thế nào. Và với 3,5 triệu người, những người Quốc gia có gần gấp bốn lần quân lính và thêm vào đó là sử dụng trang bị hiện đại của người Mỹ.
Khi Quốc Dân Đảng chiếm Diên An đã bị người Cộng sản bỏ đi trong tháng 3 năm 1947, nhiều nhà quan sát đã nhìn thấy kết cuộc của cuộc chiến đang tiến đến gần.
Người Cộng sản phần lớn đã lui về miền Bắc của Mãn Châu, dưới áp lực của những người Quốc gia, họ đã phải bỏ hơn 150 thị trấn – và bây giờ là cả trung tâm quyền lực trước đây của họ nữa. Nhiều năm trời, Mao từ thành phố trong núi này đã lãnh đạo Đảng Cộng sản; nó là căn cứ quân sự của ông ấy và đồng thời cũng là nơi giáo dục tư tưởng.
Tưởng cho máy bay chở mình đến trung tâm chỉ huy lúc trước của Mao, thăm hai hang động được trang bị đơn sơ mà đối thủ của ông đã viết những bài luận về triết học và làm thơ ở trong đó.
Lầm chiếm được Diên An là một thành công lớn về tuyên truyền cho những người Quốc gia: hân hoan khắp nơi trong Nam Kinh, thành phố mà bây giờ lại chính thức là trụ sở chính phủ của Quốc Dân Đảng.
Nhưng Mao, kịp thời rời thành phố trên một con ngựa, vẫn bình thản (một điệp viên đã cảnh báo trước cuộc tấn công sắp được tiến hành của những người Quốc gia cho ông). Bây giờ, ông ấy rút về phía bắc của tỉnh Thiểm Tây và đưa ra chiến lược đấu tranh chiếm vùng Mãn Châu.
Mãn Châu, theo Mao, giống như một cái ghế bành tiện lợi: với các quốc gia Cộng sản Mông Cổ và Triều Tiên như tay ghế – và Liên bang Xô viết như lưng ghế. Ông muốn dụ Tưởng, muốn khiến cho ông ta kéo căng chiến tuyến ra quá dài. “Chúng ta cho Tưởng Diên An, ông ấy sẽ cho chúng ta Trung Quốc”, ông trấn an các viên chỉ huy đang lo lắng.
Quả thật, quân đội Tưởng đã không còn khả năng đáp ứng bởi cuộc tiến quân đã diễn ra quá nhanh chóng; thay vì củng cố quyền lực của mình ở miền Nam và miền Trung Trung Quốc, ông ấy muốn chiến thắng Mao một cách nhanh chóng – và xem nhẹ các vấn đề được cho rằng không quan trọng bằng các thành công về quân sự.
Đảng của Tưởng, Quốc Dân Đảng, do Tôn Dật Tiên thành lập năm 1912 để đại diện cho toàn thể người dân, đã trở thành một đảng của giới tinh hoa dưới sự lãnh đạo của ông ấy. Người hỗ trợ họ là chủ ngân hàng và thương gia trong các thành phố. Quốc Dân Đảng có nền tảng quyền lực của họ ở đó, trong các trung tâm tài chính ở miền Nam và miền Đông Trung Quốc.
Nhưng sau khi người Nhật rút lui, các thành phố lớn của Trung Quốc nằm trong một tình trạng đổ nát. Người Nhật không những áp đặt một loại tiền tệ riêng cho chính phủ bù nhìn ở Bắc Kinh mà cũng phát hành các loại tiền tệ địa phương khác nhau trong những vùng do họ chiếm đóng.
Bây giờ, khi những người Quốc gia trở về các thành phố, sự tồn tại song song của đồng “fabi” của họ và các loại tiền tệ của người chiếm đóng trước đây đã gây ra hỗn loạn. Với những cú đánh cược của mình, giới đầu cơ tài chính còn làm cho giá cả càng khác nhau nhiều hơn từ thành phố này sang thành phố khác, và qua đó làm cho thương mại càng khó khăn hơn.
Thêm vào đấy, thường vẫn còn chưa rõ là các cửa hàng và doanh nghiệp được người Nhật quản lý trước đây bây giờ thật ra là thuộc về ai – và cho tới khi tình trạng sở hữu được giải quyết thì người ta đã mất nhiều thời gian quý báu. Nạn thất nghiệp tăng lên, cũng vì sau khi chiến thắng nước Nhật, Tưởng phải cắt giảm sản suất trong các nhà máy chế tạo vũ khí được nhà nước tài trợ.
Câu trả lời của chính phủ ông ấy cho các vấn đề cấp bách của kinh tế và tài chính thật đơn giản cũng như có nhiều hậu quả: họ in nhiều tiền hơn – và qua đó góp phần làm cho lạm phát tăng vọt, cái đã là một vấn đề từ nhiều năm nay.
Từ năm 1945 đến 1947, giá lương thực thực phẩm ở Thượng Hải tăng lên gấp 30 lần. Những người chủ phải đi qua các cửa hàng của mình nhiều lần trong một ngày để thay đổi bảng giá.
Những người công nhân mà tiền lương của họ không còn có giá trị gì nữa đình công ngày càng thường xuyên hơn; khi công nhân viên của các nhà máy điện Thượng Hải đình công, các bên đang tranh cãi với nhau phải thương lượng dưới ánh nến.
Quốc Dân Đảng cố gắng kìm chế lạm phát bằng cách ấn định giá cả bằng luật lệ; họ phân phát phiếu lương thực, lại phát hành một loại tiền mới: đồng nhân dân tệ vàng. Nhưng đồng tiền này cũng không thể ngăn chận được việc nước Cộng hòa Trung Hoa rơi dần dần về mức thương mại hàng đổi hàng.
Các cải cách của ngưởi Quốc gia cũng thất bại bởi vì tham nhũng đã làm cho Quốc Dân Đảng bị hư hỏng. Thành viên cấp cao của Đảng biển thủ tiền thuế, cả ở nông thôn, nơi mà thật ra bây giờ người Quốc gia cần phải chiếm được thiện cảm của người dân ở đó.
Tưởng đưa người từ bộ máy Đảng của ông ấy về những thị trấn và làng mạc hẻo lánh, những nơi mà chính phủ trung ương của ông ấy nắm được quyền kiểm soát sau khi thời chiếm đóng của người Nhật chấm dứt và người Cộng sản rút lui về phương Bắc.
Nhưng các thị trưởng Quốc gia thường ít hiểu biết về tình trạng ở địa phương, và thường cũng không quan tâm đến những điều đấy. Họ phớt lờ những lời ta thán của nông dân nghèo, thay vào đấy lại bảo vệ địa chủ, những người đã bị xua đuổi đi dưới thời thống trị của những người Cộng sản và bây giờ quay trở về với tài sản của mình – và vì thế mà đã khiến cho người dân ở nông thôn căm ghét họ.
Sau những năm chịu nhiều thiếu thốn dưới thời chiếm đóng của người Nhật và sau những nỗi kinh hoàng của các chiến dịch “ba lần tất cả”, sau khi đồng ruộng của họ đã bị nước của con sông Hoàng Hà tàn phá và sau những mùa Đông khắc nghiệt của những năm vừa rồi, bây giờ những người nông dân sẵn sàng hỗ trợ cho bất kỳ ai có thể làm giảm bớt sự nghèo nàn của họ – kể cả những người Cộng sản.
Ngược lại, khác với như đã hứa trước đây, người Quốc gia thường không trả tiền cho những lần đóng góp đặc biệt mà trong thời chiến họ đã yêu cầu nông dân đóng góp dưới dạng lúa mì, bắp hay đậu. Và nếu như có trả thì họ đền bù cho những người nông dân đấy bằng những món tiền quá thấp hay bằng những loại tiền tệ vô giá trị.
Nhưng người của Tưởng lại càng nghiêm khắc hơn khi bắt buộc những người nông dân lệ thuộc phải đáp ứng các yêu cầu của địa chủ trong những vùng đã giành lại được quyền kiểm soát từ những người Cộng sản: nếu như những người mắc nợ nghèo nàn không chịu trả tiền, họ sẽ bị người của phe Quốc gia bắn chết.
TRONG NHỮNG VÙNG do người Cộng sản kiểm soát thì ngược lại, giới địa chủ phải chịu khổ. Mao tước quyền sở hữu của họ và trao đất của họ về cho nông dân. Người của ông ấy dẫn địa chủ bị trói, bị cho là là những kẻ thù của nhân dân, ra trước các ủy ban làng.
Bắn chết một địa chủ đang bị trói
Bắn chết một địa chủ đang bị trói: trong vùng do họ kiểm soát, người Cộng sản tổ chức chia lại ruộng đất một cách dã man (ở đây là hình từ năm 1952 – không có hình ảnh từ cuộc nội chiến). Ảnh: GEO EPOCHE
Những người nông dân tố cáo, tường thuật lại về sự bóc lột nhiều năm liền, về sự lạm dụng; họ chửi rủa những người cho họ thuê đất trước đây, hét to sát vào mặt họ.
Thường cuộc thanh toán đấy chấm dứt bằng cách người dân làng, được các cán bộ Cộng sản xúi giục, dùng tay không, gậy gộc và gạch đá đánh những người bị tố cáo cho tới chết. Nếu như lần nào mà sự tức giận của đám đông không bùng phát thì một đại diện của ĐCS sẽ bắn vào đầu của kẻ thù giai cấp.
Từ 1945 cho tới 1949, có khoảng một triệu người sở hữu ruộng đất đã chết vì các “tòa án nhân dân” này.
Năm 1947, khi Ngạn Anh, người con trai 25 tuổi của Mao, chứng kiến một trong những lần hành hình như thế, anh ấy đã quỵ xuống và khóc lóc hàng giờ.
Cha của anh ấy đã gửi anh ấy đến các tòa án nhân dân để anh ấy học tập được sự cứng rắn cách mạng cần thiết. Thế nhưng hình ảnh của tám người bị đánh chết, Ngạn Anh ghi lại trong quyển nhật ký của mình như thế, chỉ để lại sự đau đớn trong lòng anh ấy.
Nhưng với chiến dịch chống giới tinh hoa ở đó, Mao được nhiều người trong số những người dân ở nông thôn theo mình. Ngày càng có nhiều nông dân sẵn sàng ủng hộ người Cộng sản trong cuộc chiến chống Quốc Dân Đảng của họ; có không ít người đã tình nguyện gia nhập “Quân đội Giải phóng Nhân dân” của Mao.
Ngược lại, năm 1947 người Quốc gia bắt buộc phải ban hành một đạo luật cho phép họ ép buộc bất kỳ một người đàn ông có khả năng chiến đấu nào đều cũng phải phục vụ trong quân đội.
Họ gửi những nhóm tuyển mộ đi vào làng, tìm kiếm tất cả những người đang trốn tránh để không phải bị đi chiến đấu. Cho mỗi một người mà họ bắt được, các nhóm tìm người này nhận được một món tiền thưởng hay một khẩu phần ăn thêm.
Trên đường về các căn cứ quân đội, những kẻ đi bắt người trói lính mới tuyển mộ vào với nhau; vì thế nên họ đi thành hàng, theo nhóm mười người. Quân lính của Tưởng trông giống như tù nhân.
Gần một nửa số lính mới trốn ra khỏi các trại huấn luyện. Vì thế mà mỗi người trong nhóm phải chịu trách nhiệm cho người chạy trước mình; nếu một người trốn thoát được thì chỉ huy sẽ cắt bớt phần ăn vốn đã không đủ rồi, trừng phạt thêm người đấy bằng cách đánh đập.
Ai rớt lại sẽ bị đói. Vì các viên sĩ quan thường bán cho lái buôn phần gạo được cung cấp cho đơn vị của mình.
Do vậy nên những người lính thường mang trong túi áo khoác của họ cùng một chiếc bánh gạo đấy nhiều ngày liền, chỉ cắn một mẩu khi không thể nào chịu đựng nỗi cơn đói nữa. Gần một phần năm đã chết vì đói ngay trong thời gian huấn luyện.
Đầu năm 1947: người của Mao dám thực hiện một cuộc phản công lớn đầu tiên. Tính bạc nhược của cỗ máy quân đội được cho là vượt trội hơn của Tưởng đã lộ ra nhanh chóng. Dưới những cuộc tấn công của Hồng Quân, lực lượng của ông ấy rút lui nhanh chóng, nhiều người lính lợi dụng sự hỗn loạn của chiến trường để bỏ trốn.
Năm 1948, chiến cuộc bắt đầu thay đổi, từ bây giờ trở đi không còn có thể ngăn chận Hồng Quân tiến quân được nữa – ở đây là một đơn vị đang trên đường tiến về Bắc Kinh. Ảnh: GEO EPOCHE
Năm 1948, chiến cuộc bắt đầu thay đổi, từ bây giờ trở đi không còn có thể ngăn chận Hồng Quân tiến quân được nữa – ở đây là một đơn vị đang trên đường tiến về Bắc Kinh. Ảnh: GEO EPOCHE
Chỉ trong vòng vài tháng, những người Cộng sản chiếm nhiều phần của miền Đông Bắc Trung Quốc, họ ngạc nhiên về quy mô của sự thành công của họ. Mao quyết định rằng bây giờ là đã đến lúc phải đương đầu trực tiếp với địch thủ trên chiến trường.
Các viên tướng của ông ấy nghi ngại. Tuy là họ đã tiếp tục hiện đại hóa quân đội Cộng sản trong thành phố công nghiệp Cáp Nhĩ Tân trong vùng Mãn Châu và đã tái cấu trúc quân đội thành các sư đoàn được tổ chức chặt chẽ. Thêm vào đó, tù binh phe Quốc gia và cố vấn Xô viết thời gian sau này đã giải thích cho họ cách sử dụng xe tăng và máy bay của Nhật. Nhưng mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự vẫn còn chưa chắc chắn, liệu một sự đối đầu với Quốc Dân Đảng là có quá sớm hay không.
Nhưng Mao vẫn kiên quyết – và ra lệnh cho người của mình “đập tan hoàn toàn” quân đội của những người Quốc gia.
Vào cuối mùa hè 1948, những người Cộng sản bắt đầu một cuộc tấn công có quy mô lớn vào Thẩm Dương và Trường Xuân, hai thành phố lớn cuối cùng còn do người Quốc gia kiểm soát. Trong lúc tiến công, quân đội của ĐCS lần đầu tiên sử dụng nhiều súng đại bác. Và các đơn vị của Quốc Dân Đảng lại thối lui.
Sau khi quân đội của Mao chiếm được một giao điểm đường sắt quan trọng, họ bao vây cả hai trung tâm của phe Quốc gia.
Trong Trường Xuân, sau năm tháng bị bao vây, nạn đói lớn tới mức thịt người chết trở thành món hàng buôn bán được thèm muốn; những người cố thủ vẫn bắn chết bất kỳ ai cố gắng chạy trốn. Khi những người Cộng sản cuối cùng rồi cũng tiến vào thành phố, họ đã bước đi trên xác chết.
Chỉ trong vòng ba tháng, người Quốc gia đã mất hơn 400.000 người, Hồng Quân bây giờ kiểm soát toàn bộ vùng Mãn Châu.
Tưởng bị sốc, gọi các chiến bại đó là một “thảm họa thế giới”. Cuối năm 1948, ông ấy liên lạc với cả Hoa Kỳ lẫn Liên bang Xô viết, hỏi rằng họ có thể làm trung gian để thương lượng đình chiến giữa ông và những người Cộng sản hay không.
Nhưng Mao không quan tâm đến một thỏa hiệp. Chiến cuộc biến chuyển thuận lợi cho ông ấy quá nhanh và quá rõ ràng. Và con đường chiến thắng của quân đội ông ấy vẫn tiếp tục, họ chiến thắng hết trận đánh này sang trận đánh khác.
Tinh thần chiến đấu của lực lượng đói ăn của Tưởng ngày càng xấu đi. Nhiều người trong số họ cố gắng tránh chạm trán với quân địch bất cứ lúc nào có thể được. Cả ưu thế về không quân cũng không giúp đỡ được họ, vì những người Quốc gia đã không chú ý đến việc đào tạo cho đủ phi công; thêm vào đó, họ không thể bảo vệ các phi trường của họ trước Hồng Quân. Thường những người lính đang rút lui của Tưởng đều bỏ lại vũ khí của họ cho đối phương.
Khi cuối cùng rồi những người Cộng sản cũng tiến quân vào Bắc Kinh trong tháng 1 năm 1949, họ cử hành một cuộc duyệt binh trong thành phố mang nhiều biểu tượng này. Hơn một giờ liền, một đoàn xe chạy ngang qua những người dân hiếu kỳ: xe tăng, xe tải, đại bác, xe Jeep.
Đầu năm 1949, Quân đội Cách mạng Quốc gia cuối cùng đã tan rã, giữa tháng 1, quân đội của Mao tiến vào Bắc Kinh – chẳng bao lâu sau đó sẽ là thủ đô của Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE
Đầu năm 1949, Quân đội Cách mạng Quốc gia cuối cùng đã tan rã, giữa tháng 1, quân đội của Mao tiến vào Bắc Kinh – chẳng bao lâu sau đó sẽ là thủ đô của Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE
Một nhà quan sát người Mỹ hiện diện tại chỗ ngạc nhiên nhận ra rằng những thiết bị quân sự được phô trương ra ở đấy phần lớn là đều sản phẩm của Mỹ – những vũ khí mà thời trước Tưởng đã yêu cầu từ người Mỹ bây giờ lại giúp cho những người Cộng sản.
Trong tháng 4, họ chiếm Nam Kinh, một tháng sau đó là Thượng Hải. Trên đường rút lui, Tưởng viếng thăm lần cuối cùng Khê Khẩu Trấn, là nơi sinh của ông ấy, quỳ trước mộ của người mẹ và khóc hàng giờ liền.
Ông ấy biết: cuộc chiến đã ngã ngũ. Từ gần hai năm nay, quân đội của ông không còn đánh thắng một trận lớn nào nữa.
Mặc dù vậy, ông vẫn ra lệnh cho quân đội của ông tiếp tục chiến đấu. Ông muốn kéo dài thời gian để chuẩn bị cho lần ra đi sang Đài Loan.
Người Quốc gia đã giành lấy quyền kiểm soát hòn đảo trước bờ biển Đông Nam của Trung Quốc năm 1947, đập tan sự chống đối của người Đài Loan một cách đẫm máu. Bây giờ, cán bộ Đảng của Tưởng chuyển hàng triệu dollar sang thủ đô Đài Bắc của hòn đảo.
Lần cuối cùng, Quốc Dân Đảng tuyên bố Trùng Khánh là thủ đô của Cộng hòa Trung Quốc, thế nhưng lời tuyên bố đấy không gì khác hơn là một động thái vô nghĩa của một chính quyền đã bại trận.
Ở Bắc Kinh, Mao triệu tập một đại hội chính trị vào cuối tháng 9, cái mặc dù bị ĐCS chiếm thế áp đảo nhưng cũng lưu ý đến 14 đảng nhỏ hơn.
Dưới sự lãnh đạo của Mao, các thành viên quyết định rằng Bắc Kinh ngay lập tức lại là thủ đô của Trung Quốc.
Và họ cũng chọn một lá quốc kỳ mới: một ngôi sao lớn, năm cánh trên nền đỏ, được bao quanh bởi bốn ngôi sao nhỏ hơn. Ngôi sao lớn là biểu tượng cho ĐCS, bốn ngôi sao nhỏ là các trụ chống của nhà nước tương lai: nông dân, công dân, tiểu tư sản và cả tư sản.
Cuối cùng, hội nghị cũng quyết định thay thế lịch cách mạng của Quốc Dân Đảng (chọn năm thành lập nền cộng hòa – 1912 – là “năm một”) bằng lịch Gregory.
Và vì thế mà ở Trung Quốc cũng là ngày 1 tháng 10 năm 1949, khi Mao bước lên một khán đài ở Thiên An Môn, cổng chính để vào Cấm Thành.
Nằm phía sau ông là các dinh thự to lớn mà từ trong đó, các hoàng đế Trung Quốc đã cai trị đất nước này qua nhiều thế kỷ. Trước ông, trên quảng trường Thiên An Môn, vào khoảng 300.000 người đang chờ đợi thông điệp của ông.
Với giọng nói cao của ông ấy, gần như hát, ông nói to với họ những lời nói đánh dấu lần kết thúc cuộc nội chiến đã kéo dài bốn năm, cuộc chạy đua chết người đấy vì quyền thống trị Trung Quốc: “Đồng bào, tôi tuyên bố: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập!”
Cho tới năm 1951, Mao sẽ đập tan các kháng cự cuối cùng trong những vùng ở rìa của đất nước – và chiến thắng những người theo Quốc Dân Đảng còn sót lại cũng như những người ly khai ở địa phương.
Đối với người Mỹ, chiến thắng của Mao là một thất bại chính trị to lớn, bây giờ, trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, họ có thêm một đối thủ. Đối với Tưởng Giới Thạch, đó có nghĩa là sự kết thúc giấc mơ của ông ấy, thống nhất đất nước dưới dự lãnh đạo của mình.
Ông ấy còn cai trị một cách độc tài tròn 25 năm nữa ở Đài Loan và đại diện cho quê hương của ông ấy ở Liên Hiệp Quốc cho tới năm 1971; là tổng thống của “Cộng hòa Trung Hoa” bé nhỏ, ông công khai theo đuổi đường lối tái chiếm Trung Hoa lục địa cho tới khi qua đời năm 1975.
Nhưng ở đấy, đối thủ của ông cuối cùng cũng đã giành được độc quyền năm 1949: Mao Trạch Đông.
Johannes Schneider
Phan Ba dịch
Giới thiệu tài liệu: Steven I. Levine và James C. Hsiung (xuất bản), “China’s Bitter Victory. The War with Japan 1937-45”, M. E. Sparpe: tập hợp các bài viết giải thích mọi khía cạnh của cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật bản. Suzanne Pepper: “Civil War in China. The Political Struggle, 1945-1949”, University of California Press: tác phẩm kinh điển về cuộc nội chiến, nhiều chi tiết về cả hai bên trong chiến tranh.

Khởi hành vào một kỷ nguyên mới

1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
Gesa Gottschalk
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Vào lúc ban đầu, ĐCS cầm quyền đã mở ra cho hàng triệu người Trung Quốc một tương lai đầy hy vọng: để tranh thủ người dân cho Chủ nghĩa Cộng sản, các cán bộ đã phân phát phúc lợi, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập công đoàn, trao cho người phụ nữ những quyền chưa từng được biết đến. Thiên Tân trở thành nơi lớn nhất để thí nghiệm đường lối mới – thành phố triệu dân đầu tiên mà các chiến binh nhà nông của Mao đã chiếm được năm 1949.
Ở nông thôn, các cán bộ đã nhanh chóng thực hiện cuộc cải tạo Xã hội Chủ nghĩa: để đập tan "giai cấp địa chủ phong kiến", ĐCD tịch thu sở hữu của địa chủ và để cho các tòa án nhân dân phán xử về con người đã bị tước quyền lực, như ở đây trong tỉnh Quảng Đông. Ảnh: GEO EPOCHE
Ở nông thôn, các cán bộ đã nhanh chóng thực hiện cuộc cải tạo Xã hội Chủ nghĩa: để đập tan “giai cấp địa chủ phong kiến”, ĐCD tịch thu sở hữu của địa chủ và để cho các tòa án nhân dân phán xử về con người đã bị tước quyền lực, như ở đây trong tỉnh Quảng Đông. Ảnh: GEO EPOCHE
Những người phu còng lưng xuống sâu tới mức đầu của họ gần chạm chân. Họ cẩn thận giữ thăng bằng từ những chiếc thuyền đang chòng chành qua những tấm ván hẹp lên trên bờ. Thuyền nhỏ chậm chạp len vào giữa những chiếc tàu chở hàng trên con sông Hải Hà. Đang là tháng 6, mùa mưa đã bắt đầu.
Dọc theo bờ sông, dài hàng kilômét, hàng ngàn người đàn ông đang còng lưng tải nặng, dưới những bó gỗ, những bao gạo, thùng. Vác chúng từ những chiếc tàu chạy bằng hơi nước trong cảng của thành phố Thiên Tân lên bến tàu, rồi vào trong các nhà kho, cuối cùng là vào các nhà máy và cửa hàng. Không có những người phu thì Thiên Tân – thành phố lớn thứ nhì của Trung Quốc, 120 kilômét về phía Đông Nam của Bắc Kinh – sẽ tê liệt.
Thương mại đã khiến thành phố 1,7 triệu dân này phình to ra trong các thập niên vừa qua. Thành phố nằm trong một vùng đồng bằng, cách bờ biển 50 kilômét về phía Tây, năm con sông đổ vào Hải Hà ở đó, là con sông mang tàu chở hàng từ Hoàng Hải vào tới đây qua thủy triều.
Thiên Tân tăng trưởng thành từng đợt, và người ta nhận ra điều đấy ở các khu phố: trải dài về phía Đông Nam của khu phố cổ Trung Quốc chật hẹp là các khu phố được kiến tạo rộng rãi hơn của người Âu, những người đã để lại dấu vết kiến trúc của họ ở đấy sau khi Thiên Tân mở cửa trong thế kỷ 19. Rồi nằm trong những vùng ngoại thành là các căn nhà bằng đất sét và hộ ở của công nhân; sống ở đây là những người từ làng mạc đi vào thành phố, trong hy vọng tìm được việc làm.
Những người muốn làm phu đều phải gia nhập Thanh Bang, băng đảng Xanh: vì hơn 60.000 công nhân vận tải của Thiên Tân được tổ chức theo phường hội do các gangster của hội bí mật này kiểm soát.
Những người bây giờ – trong tháng 6 năm 1949 – bốc hàng từ tàu thuyền trong cảng, không biết đến luật lệ nào khác ngoài luật lệ của người chủ họ. Từ hàng trăm năm nay, hệ thống cấp bậc nghiêm ngặt của các phường hội vận tải đã quyết định cuộc sống của các người phu – và thường là cả cái chết của họ nữa. Các ông chủ gửi công nhân của mình vào trong cuộc chiến chống lại những người cạnh tranh, có những người nào đấy đã chết với một con dao trong thân thể. Hàng ngày, một người phu có thể chảy máu mà chết vì một tai nạn hay bị hàng hóa chất cẩu thả đè bẹp.
Cả thợ thủ công, công nhân nhà máy và tài xế xích lô cũng nằm dưới quyền của Thanh Bang, nên tổ chức này có đến hơn 250.000 công nhân chỉ riêng trong Thiên Tân.
Ngay các nhân viên của hoàng đế, những người đã bảo đảm các đặc quyền cho giới chủ phường hội cả một thời gian dài, cũng đã hoài công cố gắng giới hạn quyền lực của những người đó vào thời gian sau này. Các trùm băng đảng này đã liên kết chặt chẽ với các cán bộ của Quốc Dân Đảng cho tới mức họ không cần phải e sợ một sự giới hạn nào cả. Cả dưới thời người Nhật chiếm đóng, các ông chủ vẫn có thể ngăn chận được mọi cố gắng làm giảm ảnh hưởng của họ.
Thế nhưng bây giờ, trong mùa hè mưa nặng hạt của năm 1949 này, Thanh Bang có một đối thủ mới: những người lính nông dân và cán bộ làng mà trong số đó có nhiều người chưa từng bao giờ đặt chân vào một thành phố lớn trước đó. Những người Cộng sản của Mao đã chiếm được Thiên Tân sáu tháng trước đó, thành phố đầu tiên trong số những thành phố triệu dân của Trung Quốc, và bây giờ sắp sửa bắt đầu thực hiện những ý tưởng của  họ.
Lần đầu tiên, các cán bộ không làm cho nông dân của những ngôi làng xa xôi hẻo lánh trở thành một phần của xã hội mới do Mao Trạch Đông mơ tưởng, mà là hàng trăm ngàn công nhân nhà máy, tiểu thương, doanh nhân, phụ nữ nội trợ, thợ công nhật – và những người phu ở cảng của thành phố.
VẪN CÒN TRONG NGÀY tiến vào, vào ngày 15 tháng 1 năm 1949, người Cộng sản tuyên bố rằng từ giờ trở đi Thiên Tân sẽ được quản lý bởi một “chính phủ nhân dân thành thị”. Vì nền kinh tế – tê liệt hoàn toàn từ nhiều tháng nay – cần phải được tái khởi động ngay lập tức nên các cán bộ đã thành lập một “phòng tiếp quản”, cái quốc hữu hóa tất cả các thể chế công cộng của thành phố cũng như các doanh nghiệp của giới tinh hoa Quốc Dân Đảng và lãnh đạo chúng từ lúc đó.
Chế độ lợi dụng lòng nhiệt tình của giới trẻ: như vào ngày 1 tháng 19 năm 1950, kỷ niệm ngày lập nước, sinh viên đã diễu hành trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh: GEO EPOCHE
Chế độ lợi dụng lòng nhiệt tình của giới trẻ: như vào ngày 1 tháng 19 năm 1950, kỷ niệm ngày lập nước, sinh viên đã diễu hành trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh: GEO EPOCHE
Nhiều nhóm bao gồm người từ quân đội và dân sự tỏa ra và xem xét 663 cơ sở: trường học, bệnh viện, doanh nghiệp. Họ ghi chép những gì còn lại và phát triển một kế hoạch cho tương lai sắp tới đây. Hầu như tất cả các giám đốc, đốc công và nhân viên nhà nước đều tạm thời được phép giữ chức vụ của họ, vì người Cộng sản hoàn toàn không có kinh nghiệm lãnh đạo một công ty hay cầm quyền một thành phố lớn.
Thế nhưng từ những vùng nông thôn mà họ đã chiếm được, các cán bộ của Mao đã mang theo một hệ thống quản lý ba cấp, cái mà bây giờ họ mang sang áp dụng cho thành phố lớn: trên bình diện cao nhất, “chính phủ nhân dân thành thị” ban hành các chỉ thị chung, thâu thuế và quản lý các nhà máy đã quốc hữu hóa.
Các cơ quan hành chính của mười một quận điều khiển những việc tại địa phương, ví dụ như hòa giải các cuộc đình công.
Từng nhóm đảng viên năm người chịu trách nhiệm về trật tự trên đường phố, tổ chức các cuộc họp phố, xây dựng công đoàn, giải thích chính sách của nhà nước cho người dân.
Bây giờ thì người Cộng sản phải chứng tỏ rằng không xảy ra hỗn loạn khi họ tiếp nhận một thành phố lớn. Thiên Tân cần phải là một ví dụ sáng chói cho một sự quản lý đô thị và tái kích động kinh tế thành công – để các thành phố vẫn còn chưa chiếm được ở miền Trung và miền Nam Trung Quốc bớt chống cự lại quân đội của Mao.
Nhưng vào lúc ban đầu tình hình kinh tế của Thiên Tân lại càng xấu hơn, mâu thuẫn giữa nghèo và giàu tăng thêm. Vì giống như các các bộ đã tước quyền sở hữu của địa chủ và chia lại ruộng đất cho nông dân trong các làng do ĐCS chiếm đóng, các thành viên của các ủy ban đường phố trong sự nhiệt tình cách mạng đã xúi giục công nhân chống lại chủ, sinh viên chống giáo sư, nghèo chống giàu.
Tóm lại: họ xúi giục cuộc đấu tranh giai cấp. Sự hồi sinh thương mại và sản xuất đang hết sức cần thiết đã không diễn ra.
Giữa tháng 4 Trung ương Đảng vì thế đã gửi người bạn chiến đấu cũ của Mao, Lưu Thiếu Kỳ, đến Thiên Tân, Lưu, cao lớn và tương đối ít nói, trước hết là cần phải trấn an giới doanh nhân.
Thái độ cho tới lúc đấy của một vài cán bộ là “tả khuynh”, ông ấy giải thích cho họ. Tất nhiên, ông ấy khẳng định, là chủ hãng vẫn có quyền sa thải công nhân, một ngày làm việc có thể kéo dài nhiều hơn tám giờ. Thêm vào đó, ông quyết định rằng tiền lương thực được giữ ở mức của cuối năm 1948. Trong tương lai, các liên hiệp và công đoàn sẽ được thành lập và thương lượng với nhau về tiền lương và điều kiện làm việc.
Nhưng có lẽ lời nói của ông ấy trấn an các doanh nghiệp ít hơn là các quan hệ họ hàng của ông ấy: vợ của Lưu xuất thân từ một gia đình trong Thiên Tân với nhiều quan hệ kinh doanh rộng khắp trong thành phố này.
Vì thế mà lời nói của ông ấy được xem là đáng tin cậy. Thêm vào đó, các cam đoan của ông ấy được ghi vào trong các quy tắc hướng dẫn cho chính quyền thành phố.
Năm triệu địa chủ bị tước sở hữu đã chết bởi cuộc cải cách ruộng đất. Bức ảnh này chụp nông dân trong tỉnh Hà Nam trong lúc đang đốt các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cũ. Ảnh: GEO EPOCHE
Năm triệu địa chủ bị tước sở hữu đã chết bởi cuộc cải cách ruộng đất. Bức ảnh này chụp nông dân trong tỉnh Hà Nam trong lúc đang đốt các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cũ. Ảnh: GEO EPOCHE
Đổi lại, các doanh nhân chỉ cần tái đầu tư lợi nhuận “cao quá mức” vào kinh tế của thành phố.
Ở mặt kia, Lưu kêu gọi công nhân và đảng viên bây giờ hãy giúp cho nền kinh tế tăng tốc và đừng vì cuộc đấu tranh giai cấp mà làm nguy hại đến thành công; vấn đề bây giờ là tương lai của Trung Quốc, điều đấy quan trọng hơn là lợi ích của cá nhân.
Với các biện pháp của mình, Lưu theo một phương án mà ông ấy đã đề nghị một năm trước đó trong một bản thảo nội bộ: vào lúc ban đầu, Trung Quốc cần phải sử dụng nền kinh tế tư nhân qua một “Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước”, đẩy mạnh phát triển nhờ sự giúp đỡ của nó – và chỉ ngăn chận một Chủ nghĩa Tư bản không giới hạn qua kiểm soát.
Trong vòng ba tuần của lần đến làm việc, Lưu bãi bỏ các nhóm đảng viên năm người trên đường phố và tập trung tất cả quyền lực vào trong tay của chính quyền thành phố. Ông cũng tăng cường cho “Cơ quan An ninh”, tên gọi cho cảnh sát của những người Cộng sản. Cơ quan này cần tiếp nhận các nhiệm vụ hành chính của những nhóm năm người và thay họ giữ an ninh và trật tự trên đường phố.
Tuy vậy, những người cảnh sát thi hành nhiệm vụ không lý tưởng hóa như các cán bộ Đảng từ nông thôn. Ví dụ như mãi đến tháng 1 năm 1950 họ mới đóng cửa các nhà chứa – mặc dù ĐCS đã lên án sự mãi dâm như là một hệ thống bóc lột và chủ nhà chứa được xem như là kẻ thù giai cấp.
Cuối cùng, Lưu Thiếu Kỳ còn đề nghị Đảng bộ Thiên Tân hãy tập họp các nhóm quần chúng quan trọng nhất – thầy giáo, nhân viên nhà nước, sinh viên, nhân viên, doanh nhân – vào trong các tổ chức. Tiếp theo sau đó cần phải thu phục những người lãnh đạo của các tổ chức này cho các mục đích của Chủ nghĩa Cộng sản và sau đó là tất cả các thành viên của chúng.
Vì tầm quan trọng về kinh tế của chúng  mà đầu tiên lá các nhà máy đã quốc hữu hóa cần phải được liên kết chặt chẽ với Đảng, rồi tiếp theo sau đó là các doanh nghiệp tư nhân lớn, cuối cùng là những xưởng truyền thống, thường là nhỏ tí. Thay vì xúi giục các tầng lớp của xã hội chống lại nhau, người ta cần nên tranh thủ tất cả các nhóm quan trọng nhất bằng cách này cho lần khởi đầu.
Cho tới đầu những năm 1950, đường lối của Lưu sẽ là gương mẫu trong tất cả các thành phố lớn của Trung Quốc: nó là một sự khước từ một cách thực dụng giấc mơ xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ngay lập tức.
Nhờ chiến lược này mà giới tân lãnh đạo đã có thể tái khởi động nền kinh tế. Trên toàn Trung Quốc, cho tới năm 1951 giá trị của sản xuất công nghiệp từ các nhà máy tư nhân đã tăng lên 48%, trong một vài ngành còn tăng hơn gấp đôi. Thuế thu được từ khu vực kinh tế tư nhân tăng hơn 80% trong nửa sau của năm 1950.
Tuy vậy, ở Thiên Tân có một nhóm đứng chắn trên con đường đấu tranh từng bước giành quyền lực này: Thanh Bang.
LỄ NGHI ĐƠN GIẢN: nến, vài nén hương, một lời thề trung thành, một ít tiền – thế rồi người đàn ông đấy trở thành thành viên của Thanh Bang. Từ nhiều thế kỷ nay, người ta chỉ cần gia nhập một phường hội vận tải là đủ để tìm việc làm như phu khuân vác trên các bến tàu. Thế nhưng kể từ khi các chủ xe tải gia nhập Thanh Bang vào khoảng năm 1900, những người phu cũng phải thề nguyền trung thành với dân gangster: trong một nghi lễ được gọi là “Mở cửa núi”.
Các phường hội lớn có một sếp, zongtou, và nhiều chỉ huy cấp dưới, lo thuê công nhân, giám sát tình trạng xe và ghi chép sổ sách. Bậc dưới họ trong hệ thống cấp bậc là những “người đứng đường”. Họ đi tuần tra trong khu vực của phường hội, giám sát những người phu và kiểm soát để không cho bất kỳ một thương gia nào có thể bí mật giao hàng của họ.
Khi một chiếc tàu cập bến hay một con tàu hỏa đi vào, những người công nhân đi tới chỗ chủ của họ. Chỉ khi tất cả các người phu của mình đã có việc làm, người chủ mới thuê thêm thợ công nhật không thuộc phường hội của mình.
Tức là công nhân vận tải của phường hội có thể cảm thấy an toàn hơn những người nghèo còn lại một chút.
Nhưng họ trả một giá đắt cho việc đó: người chủ giữ lại cho tới 80% tiền công. Hoặc là ông ấy lấy trực tiếp phần của mình, hay là ông ấy thu tiền thuê các xe đẩy và nhiều loại phí khác, ví dụ như “tiền bôi trơn” – cho công việc bôi mỡ lên các trục xe. Và thêm vào đó, cảnh sát cũng đòi tiền cho việc sử dụng xe.
Cuối cùng, có đôi lúc người phu chỉ còn lại một phần mười tiền công của mình.
Nhưng những người sếp của 227 phường hội không chỉ kiểm soát chặt chẽ công nhân của họ. Họ cũng chia nhau thành phố: một vài nhóm kiểm soát 84 bến tàu của thành phố, họ chỉ chịu trách nhiệm cho việc bốc dỡ hàng. Họ giao hàng hóa lại cho các phường hội khác để chuyên chở đi trong thành phố.
Ai nhận hàng, điều đấy phụ thuộc vào ranh giới lãnh địa, nhưng cũng phụ thuộc vào loại hàng hóa. Thương gia và doanh nhân chỉ được phép giao hàng của họ cho phường hội chịu trách nhiệm chuyên chở cho họ. Và khi sếp một doanh nghiệp muốn tự chở hàng lấy, ông ấy vẫn phải trả tiền cho phường hội, “phí qua đường”.
Để hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Liên bang Xô viết đã gửi chuyên gia đến. Bức ảnh này chụp một nữ chuyên gia Xô viết với các nữ nhân công của một nhà máy dệt. Ảnh: GEO EPOCHE
Để hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Liên bang Xô viết đã gửi chuyên gia đến. Bức ảnh này chụp một nữ chuyên gia Xô viết với các nữ nhân công của một nhà máy dệt. Ảnh: GEO EPOCHE
Qua sự độc quyền này, các phường hội có thể đòi hỏi những giá rất cao từ các thương gia và chủ hàng. Ai chống lại việc đấy sẽ bị khủng bố – nhà máy của người đấy sẽ bị đập tan tành, nhân viên và công nhân sẽ bị đánh đập, chính ông ấy sẽ bị đe dọa. Những người phu cũng vậy, họ sẽ bị đánh đập nếu như đứng lên chống lại.
Không một bộ máy hành chính nào của thành phố Thiên Tân đã từng có thể kiểm soát thành công cartel đấy của giới phường hội hay giới hạn được quyền lực của nó, nó có ảnh hưởng quá lớn đến giới chính trị cao nhất. Cả cảnh sát cũng có tên trong danh sách trả lương của những người chủ này.
Và vì thế mà bây giờ, sau khi người Cộng sản tiến vào, các công nhân vận tải hầu như không quan tâm đến những người chủ mới.
Những người phu biết gì về những người quản lý Thiên Tân chứ? Chỉ một ít người biết đọc thật sự. Họ không chia Thiên Tân ra thành mười một quận, mà chia thành những lãnh địa của các phường hội.
Họ hầu như không biết gì về thành phố quê hương của họ nhiều hơn là khu vực làm việc và khu phố mà họ thường hay sống trong các ngôi nhà một tầng quanh một cái sân trong nhỏ, cái mà có cho tới mười gia đình chia nhau. Bây giờ, trong mùa mưa, mái nhà dột, đất sét rơi ra, gỗ có thể sụp xuống bất cứ khi nào. Lúc nóng nực, các ngôi nhà này hôi thối, trong mùa đông thì chúng lại lạnh như băng.
Không có nước máy lẫn hệ thống thoát nước. Một nhà vệ sinh công cộng là đủ cho 500 người đàn ông, không có một nhà vệ sinh nào cho giới nữ của thành phố. Phần lớn các gia đình đều dùng xô, những cái rồi họ lại đổ đi trên đường phố.
Trong cuộc sống đầy dơ bẩn và bạo lực này, các phường hội là là một nơi để trú ẩn. Chúng bảo vệ họ trước sự độc đoán của nhân viên nhà nước, trước những cuộc tấn công của các phường hội cạnh tranh, trong lúc tranh cãi với ai đó, người không phải là thành viên của phường hội. Phường hội quyên góp một ít tiền cho các thành viên ốm đau, và ai chết trong những cuộc chiến tranh băng đảng thì đầu biết rằng ít nhất là gia đình của họ sẽ được cấp dưỡng.
Thanh Bang mang lại cho một người đi theo họ nhiều hơn là bất cứ một chính phủ nào của thành phố này đã từng có thể.
Lưu Thiếu Kỳ đã đặt sự tăng trưởng kinh tế làm mục tiêu tối thượng. Vì thế mà những người Cộng sản bây giờ không thể đơn giản là cứ bắt giam các gangster và chủ cu li nổi tiếng trong thành phố. Để loại trừ các phường hội mà không làm suy yếu toàn bộ công nghiệp vận tải, họ phải thay thế các liên hiệp đó bằng cách nào đấy. Cuối cùng thì cho tới nay những người chủ cu li đã lo chuyên chở trôi chảy tất cả các hàng hóa đến, rời hay xuyên qua Thiên Tân.
Vì thế những ông chủ mới của thành phố quyết định thành lập một công ty vận tải nhà nước, tiếp nhận công việc của các phường  hội. Trong tháng 3 năm 1949, Đảng khai trương văn phòng đầu tiên của công ty mới, trong tháng 6 năm 1949 đã có 18 chi nhánh. Họ bây giờ được những người Cộng sản trao cho độc quyền vận chuyển toàn bộ lương thực thực phẩm.
Rồi vài tuần sau đó, những người cán bộ đã dám tấn công trực tiếp phường hội: từ giờ trở đi, công ty vận tải này sẽ chuyên chở toàn bộ hàng hóa trong thành phố.
Thêm vào đó, Đảng muốn tổ chức cho tất cả các người phu vào trong một công đoàn. Các cán bộ đặt loa phóng thanh trên đường phố và hướng đến những người phu khuân vác thường mù chữ qua những chương trình đặc biệt. Họ phát hành một tờ báo được thực hiện một cách đơn giản có tên là “Công nhân vận tải”, được đọc trong từng nhóm một, giảng dạy ở trên đường phố, trên tàu thủy, trong nhà kho, trên sân ga tàu hỏa. Trong những cuộc họp, các tuyên truyền viên ca ngợi những ưu điểm của công đoàn và rồi ghi tên thành viên mới – trước khi đám đông có thể giải tán.
Nhưng cuối cùng chắc hẳn vì tuyên truyền và ý thức hệ thì ít, mà nhiều hơi là những cải thiện thực tế đã khiến cho ngày càng nhiều công nhân tin vào “ưu thế của Chủ nghĩa Xã hội”: thành viên công đoàn được bảo hiểm ốm đau và bảo hiểm nhân thọ, chẳng bao lâu sau đó còn được phép vào trong những quán ăn có thức ăn nóng, mua lương thực thực phẩm có giá rẻ trên những chợ đặc biệt và gửi con họ đi học ở những trường của công đoàn. Thêm vào đó, họ được giảm giá khi vào nhà tắm, rạp chiếu phim hay ở những buổi trình diễn trong nhà hát.
TRONG TOÀN TRUNG QUỐC, trong vòng ba năm sau khi chiến thắng cuộc nội chiến, chế độ mới đã cung cấp cho 1,2 triệu người dân qua giúp đỡ từ thiện, tạo khoảng 680.000 việc làm mới cho những người thất nghiệp, ăn xin, cựu mãi dâm và tội phạm, chu cấp cho 110.000 người khuyết tật, người nghèo và trẻ mồ côi: toàn những người mà hầu như không một chính phủ nào trước đây đã quan tâm đến.
Năm 1950, công nhân hứa với Mao trong một bức thư rằng họ sẵn sàng sản xuất nhiều hàng hóa hơn nữa trong nhà máy của họ. Ảnh: GEO EPOCHE
Năm 1950, công nhân hứa với Mao trong một bức thư rằng họ sẵn sàng sản xuất nhiều hàng hóa hơn nữa trong nhà máy của họ. Ảnh: GEO EPOCHE
Ngoài ra, Đảng còn kêu gọi một nhóm dân cư to lớn mà cho tới nay lúc nào cũng bị phớt lờ đi trong lịch sử của Trung Quốc: những người phụ nữ. Ngay sau khi thành lập nước Cộng  hòa Nhân dân, họ đã nhận được những quyền chưa từng bao giờ biết đến trước đây. Bây giờ, họ bình quyền với những người đàn ông, họ được phép ly dị, hôn nhân cưỡng ép bị cấm. Từ bây giờ trở đi, phụ nữ không những được phép làm việc – họ còn được kêu gọi một cách rõ ràng nữa.
Nhưng muốn mang những người phụ nữ nội trợ đi vào nhà máy thì phải lấy bớt những gánh nặng truyền thống của họ. Và vì vậy mà đã thành hình, được nhà nước chi tiền, nhà trẻ và căng tin. Cho tới năm 1952, tỷ lệ phụ nữ trong số công nhân viên của các nhà máy quốc doanh tăng lên đến khoảng 12%, thêm 41% phụ nữ nữa đã đăng ký tìm việc làm.
Dần dần, chính phủ thành lập một bảo hiểm sức khỏe và hưu trí rộng khắp, cái lần đầu tiên  mang lại một sự bảo vệ về vật chất cho hàng triệu người công nhân trong các doanh nghiệp của nhà nước.
Nhưng ở Thiên Tân, sếp của các phường hội – bây giờ thường bị cảnh sát phê bình, giảng dạy và cảnh cáo, nhưng vẫn chưa bị bắt – không dễ dàng chịu mất quyền lực của họ. Họ cho người đánh đập những người phu dám gia nhập công đoàn, cố làm cho các cán bộ sợ hãi bằng cách đe dọa dùng bạo lực và còn cho người quẳng lựu đạn vào một gian sảnh của những người thuộc công đoàn nữa.
Đồng thời họ tiến hành một cuộc chiến tranh giá cả chống công ty vận tải và sử dụng những quan hệ cũ với các nhân viên nhà nước để phá rối các kế hoạch của chính phủ bằng thông tin sai lầm. Nhưng công ty này có ưu thế hơn: công ty có thể chào mời giá thấp hơn là giá của phường hội và tuy vậy vẫn trả tiền nhiều hơn cho những người làm phu.
Cuối cùng, nhiều sếp phường hội quyết định thâm nhập vào trong công đoàn mới. Họ mặc quần áo cũ, ngụy trang như công nhân bình thường, rồi xin được phép gian nhập.
Và quả thật: sau một vài tháng, họ đã giành lại được quyền lực cũ và lại moi tiền chủ nhà máy và thương gia. Nhóm gangster này chiếm giữ các vị trí có trách nhiệm trong những nhóm tại chỗ của công đoàn cũng như trong công ty vận tải, họ lại tôn trọng các lãnh địa cũ. Những người cảnh sát đi tuần cũng là những người trước khi người Cộng sản tiếp nhận quyền lực, và họ vẫn còn nhận đút lót như trước đó.
“THỜI KỲ VÀNG SON”, có những sử gia nào đó sẽ gọi thời kỳ này như thế, thời kỳ – ít nhất là trong các thành phố: ôn hòa – đầu tiên sau chiến thắng của những người Cộng sản mà trong đó các cán bộ của Mao nhờ vào những cải cách xã hội của họ đã thành công trong việc tranh thủ được sự tin tưởng của nhiều phần lớn người dân.
Và điều đó không chỉ trong các thành phố lớn như Thiên Tân, Bắc Kinh hay Thượng Hải. Ở thôn quê, nơi sinh sống của tròn 90% người dân, tình cảnh không thay đổi từ nhiều thế kỷ nay đã bị đảo lộn trong thời gian ngắn nhất.
Những người Cộng sản biết rõ tất cả các vấn đề hàng ngày của người dân làng từ những thập niên của cuộc nội chiến: ruộng đất của họ thường là quá nhỏ và thường rất khó tiếp cận, các phương pháp trồng trọt lạc hậu – sản lượng trên một hecta của nông dân trồng lúa ở Nam Trung Quốc từ thế kỷ 17 chỉ tăng thêm có 7%.
Thêm vào đó, nhiều nông dân bị đè nặng bởi tiền tô thuế cao. Vì ruộng đất được phân chia không đồng đều: tròn 40% diện tích được sử dụng nằm trong tay của một tầng lớp địa chủ nhỏ và nông dân “giàu”, chưa tới 10% dân số ở nông thôn.
Ngay từ những năm cuối cùng của cuộc nội chiến, ĐCS đã bắt đầu chia lại ruộng đất trong ranh giới của những vùng đất là căn cứ của họ.
Bây giờ, với lần ban hành một đạo luật cải cách đất đai, cuộc cải cách ruộng đất được mở rộng ra phần Trung Quốc còn lại bắt đầu từ tháng 6 năm 1950.
Trước hết là những người nông dân nghèo, cho tới nay không có ruộng đất, được hưởng lợi từ việc này – lần đầu tiên, họ trở thành ông chủ của các thủa ruộng mà họ đang cày.
Tuy vậy, ở nông thôn Đảng Cộng sản đã tiến hành một cách khắc nghiệt và tàn bạo hơn là ở thành thị nhiều. Vì đối với các cán bộ, cuộc cải cách ruộng đất mang tầm quan trọng hơn đơn thuần là một trật tự sở hữu mới rất nhiều. Ngay từ đầu, Mao cũng đã nhìn mục đích của nó ở cả trong lần đập tan giới tinh hoa truyền thống ở nông thôn.
Và lần tước quyền lực của những người đấy chẳng bao lâu sau đó đã trở nên một sự việc ồn ào đẫm máu: ở khắp nơi trong Trung Quốc, người dân tụ họp lại trên các khán đài – thường bị xúi giục bởi những người Cộng sản khích động –, để phán xét về những “kẻ đàn áp” lúc trước.
Trong lúc đó, thường người ta không dừng lại ở lần tước quyền sở hữu: những người nông dân đáng đập, tra tấn, giết chết các địa chủ. Hàng loạt những người vô sản trước kia đã trở thành những kẻ đồng phạm của Mao trong “Trung Quốc mới”: con số những người địa chủ đã chết được ước lượng ở khoảng 5 triệu người.
Thế nhưng công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thật sự thì Đảng Cộng sản lại cũng tạm thời hoãn lại ở nông thôn – cũng như trong thành phố, chờ xem: những người nông dân nhận được giấy chứng nhận sở hữu chính thức từ ủy ban hành chính làng, họ quyết định và tự chịu trách nhiệm về việc trồng trọt trên các cánh đồng của họ, được phép cho thuê và bán đất.
Nhưng thời gian mà trong đó nền kinh tế tư nhân được hỗ trợ kéo dài không lâu. Giới lãnh đạo Đảng, những người vào lúc đầu còn cho rằng doanh nghiệp nhà nước sẽ đẩy lùi dần dần kinh tế tư nhân theo một cách tự nhiên, buộc phải khẳng định rằng sự phát triển đó đã không xảy ra: nhiều doanh nghiệp tự do hưởng lợi từ tăng trưởng nhiều hơn là các nhà máy quốc doanh do các cán bộ lãnh đạo. Vì các nhà máy này thường làm việc không kinh tế, phung phí nguyên liệu và có quá nhiều công nhân.
Vì thế mà đã có nhiều chiến dịch để tăng năng suất trong khu vực nhà nước và đồng thời kìm hãm khu vực tư nhân.
Các luật lệ do tân chính phủ ban hành hầu như không được ghi lại nên quan tòa này phải giải thích tường tận phán xét của ông ấy. Ảnh: GEO EPOCHE
Các luật lệ do tân chính phủ ban hành hầu như không được ghi lại nên quan tòa này phải giải thích tường tận phán xét của ông ấy. Ảnh: GEO EPOCHE
Cuối năm 1951, Đảng phát động “Chiến dịch ba chống”, đầu 1952 một “Chiến dịch năm chống”: chiến dịch đầu hướng đến tham nhũng, phung phí và lạm dụng quyền hạn của những kẻ quan liêu; chiến dịch thứ nhì chống hối lộ, trốn thuế, trộm cắp tài sản nhà nước, thực hiện sai lầm các nhiệm vụ của nhà nước cũng như lạm dụng dữ liệu nhà nước cho các mục đích tư nhân bời các doanh nhân.
Đối với những người dẫn đầu trong công nghiệp cũng như các tiểu thương, điều đấy có nghĩa là: bị phỉ báng công khai, thuế tăng rất cao và những món tiền phạt cao đến một cách vô lý. Chỉ trong vòng vài tháng, một vài ngành đã suy sụp. Bây giờ, nhiều doanh nghiệp phải dựa vào các hợp đồng với nhà nước và vì thế mà ít nhiều đã trở thành nhân viên của nhà nước.
Vào ngày 24 tháng 9 năm 1952, Mao Trạch Đông tuyên bố trong một bài diễn văn: 15 năm tới, kinh tế tư nhân sẽ không còn tồn tại trong hìnhh thức cũ nữa.
Nó trở thành “đường lối” mới, các thị trường cần phải được kiểm soát toàn bộ, sản xuất và thương mại do nhà nước chỉ đạo.
Năm 1953, kế hoạch năm năm đầu tiên thành hình: công cụ điều khiển kinh điển của những nền kinh tế Xã hội Chủ nghĩa.
Trên thực tế, đấy chính là sự kết thúc cho tất cả các doanh nhân tư, vì từ bây giờ trở đi không còn một ai có thể tự do quyết định bán hay mua cái gì, vào lúc nào và với giá nào – một phần, nhà nước ngày càng chiếm tỷ lệ nhiều hơn, một phần thì các nhà máy trở thành hợp tác xã. Cho tới năm 1956, kinh tế tư nhân gẩn như đã tan biến hoàn toàn. Chỉ còn 0,5% người dân ở thành thị là nhân viên của tư nhân.
Ở nông thôn, nông dân cũng được quy tụ lại trong các hợp tác xã ngày càng rộng lớn hơn trong nhiều bước. Họ mất đất của họ, trâu bò của họ và sự độc lập của họ.
Ở THIÊN TÂN, quyền lực của Thanh Bang đã bị phá vỡ từ lâu.
Ngay trong mùa Thu năm 1950, Đảng đã đưa ra chiến dịch đầu tiên của một loạt dài các chiến dịch chính trị: chống “những kẻ phản cách  mạng”. Cán bộ Đảng nhận chỉ thị từ Bắc Kinh, hãy “tử hình” một vài kẻ thù, “bắt giam một vài và quản thúc tại gia một vài”. Cần phải theo dõi các thành viên trước kia của Quốc Dân Đảng, “những kẻ tội phạm”, những người đứng đầu các giáo phái và “những kẻ phản bội”. Xếp ai vào các nhóm này, đó là công việc của các cán bộ tại địa phương.
Chỉ duy nhất một lời nhắc nhở từ Trung Ương: “Đừng sợ khi phải hành quyết. Chỉ sợ là hành quyết nhầm người.” Mục đích đã rõ: lay động và khủng bố. Qua đó, các cán bộ có thể tự do theo dõi mọi đối thủ.
Điều đấy đã tạo ra một làn sóng bắt bớ và hành quyết. Nhiều triệu người dân đã bị hỏi cung, nhiều người biến mất vào trong những trại giam mới được thiết lập ở những vùng biên cương của Trung Quốc mà trong đó họ cần phải được “giáo dục lại” qua cưỡng bức lao động và liên lục tuyên truyền hệ tư tưởng. Hơn 800.000 người (theo các ước đoán khác là hai triệu) cuối cùng đã đứng trước đao phủ của mình – nhiều hơn là nhà độc tài Xô viết Stalin đã cho hành quyết trong những năm 1930 rất nhiều, vào thời làn sóng truy nã lớn nhất của ông ấy.
Ở Thiên Tân, các cán bộ cũng chọn những người sếp của Thanh Bang để làm mục tiêu cho cuộc khủng bố của họ.
Vào ngày 29 tháng 3 năm 1951, hơn 15000 người đã tập họp lại: thành viên của các ủy ban tỉnh và thành phố mà trong đó tất cả các nhóm người xã hội đều có đại diện, đại diện của các đảng dân chủ, đại biểu từ nhà máy và trường học. Sự kiện này được truyền thanh qua radio.
Người dân từ khắp nơi trong thành phố lắng nghe viên bí thư Đảng Cộng sản và người thị trưởng của Thiên Tân mắng nhiếc các tổ chức bí mật. Những người trong buổi họp nhất trí thông qua một “quyết định cương quyết chống lại các phần tử phản cách mạng.”
Trước đó, người ta đã dẫn 193 của các “phần tử” này ra trước họ, trong số đó là các sếp cao cấp của Thanh Bang, đã bị bắt giam trong những tháng trước đó. Các cơ quan an ninh đã xây dựng một mạng lưới mật thám từ lâu, cái đã cung cấp cho họ nhiều thông tin hậu trường. Các nạn nhân trước đây trong đám đông lên án các hành động của những “kẻ phản cách mạng”.
Hai ngày sau đó, cảnh sát bắn chết tất cả 193 người đó. Thanh Bang không còn tồn tại nữa.
Gesa Gottschalk
Phan Ba dịch

Cuộc chiến chống Mỹ

1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
Sebastian Kretz
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Trong mùa Hè năm 1950, quân đội Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ dẫn đầu đổ bộ xuống Nam Triều Tiên để ngăn chận lần tiến quân của miền Bắc Cộng sản. Mao thấy Trung Quốc bị đe dọa – và gửi một đạo quân sang nước láng giềng.
Lính Mỹ nhảy dù xuống gần biên giới với Trung Quốc trong mùa Thu 1950. Ảnh: GEO EPOCHE
Lính Mỹ nhảy dù xuống gần biên giới với Trung Quốc trong mùa Thu 1950. Ảnh: GEO EPOCHE
Những người đàn ông đã tháo các cầu vai có ngôi sao đỏ, cả quân hàm, bảng tên – tất cả những gì chứng minh họ là thành viên của “Quân đội Giải phóng Nhân dân” Trung Quốc. Bóng tối phủ trên dòng sông biên giới Áp Lục, khi họ mang ngựa, xe tải và súng lớn qua chiếc cầu sang Bắc Triều Tiên.
Đó là hàng chục ngàn người lính, những người đang băng qua sông, nhưng tất cả đều âm thầm giống như ma: không có mệnh lệnh to tiếng, còn không có nói chuyện nữa. Toàn bộ đèn ở hai bên biên giới đều được tắt đi trong đêm đó, không một người dân địa phương nào được phép rời khỏi nhà của mình.
Vào ngày 19 tháng 10 năm 1950 đó, Trung Quốc không hành quân vào cuộc chiến – mà rón rén bước vào.
Đó được cho là những người tình nguyện, nhưng thật ra các đơn vị do nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố thuộc vào “Quân tình nguyện Nhân dân Trung Quốc”, cái mới vừa được thành lập, lại chủ yếu là các đơn vị của quân đội chính quy. Lực lượng này nhận mệnh lệnh của mình từ cấp cao nhất: Mao Trạch Đông đã gửi họ để giúp đồng minh Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Trong đêm của tháng 10 đó, người nguyên thủ quốc gia Trung Quốc thách thức một cường quốc thế giới – vì chiến đấu trên bán đảo Đông Á ấy không chỉ có người Triều Tiên mà là cả quân lính Hoa Kỳ nữa.
TỪ KHI Đệ nhị thế chiến chấm dứt, nước Triều Tiên bị chia cắt: Nửa phần của đất nước ở phía Bắc của vĩ tuyến 38 bị quân độ Xô viết chiếm đóng, phần phía Nam do người Mỹ. Trong những năm kế tiếp theo sau đó, cả hai phần đất đều đã thiết lập một nhà nước riêng dưới ảnh hưởng của thế lực chiếm đóng tương ứng: nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc và nước Cộng hòa Triều Tiên có định hướng chống Cộng sản ở miền Nam.
Chẳng bao lâu sau khi thiết lập nhà nước, Kim Nhật Thành, lãnh tụ Cộng sản của miền Bắc, quyết định hợp nhất Triều Tiên dưới sự thống trị của mình – và sau khi do dự ít lâu, cuối cùng thì nhà độc tài Xô viết Josef Stalin và Mao Trạch Đông cũng đã đồng ý với kế hoạch xâm lược.
Mao cũng như Kim Nhật Thành đều không tin rằng Hoa Kỳ sẽ gửi quân đội đến khi người Bắc Triều Tiên tấn công miền Nam. Cuối cùng thì Ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Acheson vừa mới tuyên bố rằng vành đai bảo vệ đất nước của ông ấy ở châu Á chạy dọc theo bờ biển Tây của Nhật Bản – ông ấy không nhắc đến Triều Tiên. Và vì thế mà quân đội của Kim Nhật Thành tấn công miền Nam vào ngày 25 tháng 6 năm 1950.
Hai ngày sau đấy mới biết rằng Kim và Mao đã đánh giá sai tình hình: vì Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman lo ngại quân đội Cộng sản sẽ tiến đến gần nước Nhật một cách đầy đe dọa sau một chiến thắng của Kim, nên ông đã ra lệnh hành quân.
Khi trong cùng ngày hôm đó Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (cái mà Liên bang Xô viết vừa mới tẩy chay) lên án cuộc xâm lược, có thêm 15 quốc gia nữa gửi quân lính đến Nam Triều Tiên. Thế nhưng trước khi các lực lượng LHQ đầu tiên (bao gồm khoảng 90% là lính Mỹ) đến được bán đảo vào đầu tháng 7, quân đội của Kim đã thâu tóm được thủ đô Nam Triều Tiên là Seoul và nhiều phần rộng lớn của Nam Triều Tiên.
Dẫn đầu khối đồng minh LHQ là một anh hùng quốc gia người Mỹ: Tướng Douglas MacArthur, người chiến thắng Đế quốc Nhật trong Đệ nhị Thế chiến. Thế nhưng trong những tuần đầu tiên, ông ấy hầu như không thể chống trả lại được với quân đội của Kim.
Người của ông, đã quen với cuộc sống chiếm đóng êm đềm ở Nhật, đã không đánh trận nào kể từ khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt. Thêm vào đó, họ thua kém người Bắc Triều Tiên về số quân. Cho tới tháng 8, họ bị đẩy lùi về phần đất cuối cùng ở phía Nam của bán đảo.
Chỉ khi một chiến dịch nhảy dù có quy mô rộng lớn của MacArthur thành công ở phía sau lưng người Bắc Triều Tiên, may mắn trong chiến tranh mới đảo ngược lại trong tháng 9 năm 1950: bây giờ thì lực lượng LHQ tiến lên, trong khi quân đội Bắc Triều Tiên hầu như tan rã trong cuộc tháo chạy hỗn loạn về phía Bắc. Người Mỹ và đồng minh của họ tái chiếm Seoul và vào ngày 9 tháng 10 đã vượt vĩ tuyến 38, giới tuyến giữa hai quốc gia Triều Tiên. Chẳng bao lâu sau đó, họ còn tiến đến gần biên giới với Trung Quốc nữa.
Mao cảm thấy bị khiêu khích – nhất là khi ông ấy phỏng đoán rằng Hoa Kỳ về lâu dài sẽ không chấp nhận một Trung Quốc Cộng sản. Cuối cùng thì Tổng thống Truman trong tháng 6 cũng không chỉ ra lệnh hành quân cho quân đội Mỹ ở Triều Tiên mà gửi cả chiến hạm Mỹ vào eo biển giữa Trung Hoa lực địa và Đài Loan – và qua đó đã phá hỏng kế hoạch xâm chiến hòn đảo do Tưởng Giới Thạch thống trị bởi quân đội Cộng sản.
Nếu như xung đột quân sự với Hoa Kỳ là không thể tránh được, tính toán của Mao là như thế, thì ít nhất là ông ấy muốn quyết định lần bắt đầu của nó. Vì thế mà ngay từ lúc chiến tranh ở Triều Tiên mới bắt đầu, ông ấy đã tập trung quân đội lại ở trong miền Đông Bắc của đất nước của ông ấy, ở gần biên giới với Bắc Triều Tiên; bây giờ có 250.000 người lính đang chờ lệnh hành quân của mình ở đấy.
Nhưng vì Mao không muốn khiêu khích Hoa Kỳ và LHQ tấn công Trung Quốc qua một lần tham chiến chính thức nên ông ấy dùng một mưu mẹo: người sếp của ĐCS quả quyết rằng những “người tình nguyện” của ông ấy đã tự phát đến giúp đỡ dân tộc anh em – vì thế mà có những bộ quân phục giản đơn như thế. Thật sự thì ông còn ép buộc cả những người từng theo Quốc Dân Đảng phải cầm súng.
Và vì Mao người du kích quân thời xưa biết rõ tác động của một cuộc tấn công bất ngờ nên các chiến binh Trung Quốc đã lặng lẽ bước qua biên giới.
NGAY TRONG ĐÊM ĐẤY, các sĩ quan đã đẩy người của mình đi về hướng mặt trận. Không bị các phi công trinh sát của Hoa Kỳ phát hiện, họ hành quân về phía Nam một tuần liền: họ nghỉ ngơi vào ban ngày, tiến quân vào ban đêm.
Mãi sau hai tháng chiến tranh chống quân đội của Mao, lực lượng LHQ mới lại giành được ưu thế: tù binh Trung Quốc ở mặt trận đang xin tha mạng sống vào cuối tháng 1 năm 1951. Ảnh: GEO EPOCHE
Mãi sau hai tháng chiến tranh chống quân đội của Mao, lực lượng LHQ mới lại giành được ưu thế: tù binh Trung Quốc ở mặt trận đang xin tha mạng sống vào cuối tháng 1 năm 1951. Ảnh: GEO EPOCHE
Vào ngày 25 tháng 10, người Trung Quốc tấn công các đơn vị Nam Triều Tiên đầu tiên. Địch thủ hầu như không kháng cự, nhanh chóng bỏ các vị trí cách Seoul khoảng 350 kilômét của họ. Và cả khi một vài đơn vị của Mao gặp phải quân đội Mỹ bị hoàn toàn bất ngờ vài ngày sau đó, họ cũng chiếm ưu thế.
Nhưng ngay sau các trận đánh đầu tiên, người Trung Quốc lại rút lui lên những ngọn núi của Bắc Triều Tiên – và để cho quân đội LHQ tin rằng việc tồi tệ nhất đã qua rồi, vâng, và rằng chiến thắng chung cuộc đang đứng ở ngay phía trước.
Mãi đến cuối tháng 11, khi người Trung Quốc, sau một giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài ba tuần, dùng toàn bộ sức mạnh tấn công vào các lực lượng của LHQ ở Bắc Triều Tiên, các viên chỉ huy người Mỹ mới tỏ tường về quy mô của lần người Trung Quốc hành quân.
Bành Đức Hoài, tư lệnh của quân tình nguyện, biết cách sử dụng thế mạnh của những người lính của ông. Ông hướng tới một câu nói phương châm của Mao: “Con người là quyết định chứ không phải sự vật.”
Quân đội Trung Quốc bù đắp cho sự thiếu thốn về trang bị quân sự hiện đại bằng những lượng người khổng lồ, những người có tinh thần chiến đấu cao qua giáo huấn chính trị liên tục trong quân đội Trung Quốc.
Mao có thể gửi tiếp viện liên tục từ những nơi sâu trong lãnh thổ của ông ấy. Vào cuối tháng 11 năm 1950 đã là 250.000 người, sau này có cho tới 750.000 người lính Trung Quốc đứng trên bán đảo đó.
Cả người con trai Ngạn Anh 28 tuổi của Mao cũng lên đường, hẳn là người tình nguyện thật sự, ra chiến trận – và đã hy sinh vào ngày 25 tháng 11 năm 1950 trong một trận ném bom của quân đội LHQ vào đơn vị của anh ấy.
Thường người Trung Quốc tránh tấn công trực tiếp trên diện rộng, việc mà quân đội LHQ với vũ khí tự động của họ, pháo binh của họ và máy bay chiến đấu của họ có thể dễ dàng chống cự lại. Thay vì vậy, họ cố thủ trên những ngọn núi nằm quanh đó và chờ cho tới khi những người lính LHQ đi ngang qua. Rồi họ chận đường để cắt đường rút lui của họ và dùng súng cối với súng cá nhân bắn họ.
Thêm vào đó, họ liên tục dùng những đội quân nhỏ để tấn công vào những điểm yếu trong tuyến phòng thủ của người Mỹ. Nếu một nhóm tấn công bị súng máy Mỹ hạ gục thì nhóm khác sẽ tiếp theo ngay lập tức – cho tới chừng nào mà có thể phá vỡ chiến tuyến được.
Lính LHQ bị sốc bởi cách tấn công của người Trung Quốc và bởi sức mạnh bất ngờ của cuộc tấn công của họ.
Mặc cho không quân Mỹ ném bom ồ ạt, khiến cho hàng ngàn người Trung Quốc tử thương, Quân Tình nguyện Nhân dân đã đẩy lùi quân đội LHQ về phía Nam – và qua đó đã đã bắt buộc siêu cường quốc Hoa Kỳ phải tiến hành cuộc rút quân dài nhất trong lịch sử quân đội của họ.
Gần hai tháng trời, người Trung Quốc cứ đẩy lùi đối thủ của họ như thế.
Trong đêm rạng sáng ngày 1 tháng 1 năm 1951, quân đội Mao vượt vĩ tuyến 38; chẳng bao lâu sau đó, thủ đô Seoul đã bị tàn phá của Nam Triều Tiên lại bị tràn ngập lần thứ ba. Mãi đến cuối tháng 1 năm 1951 cuộc tiến công của những người Cộng sản mới chấm dứt.
Bây giờ, các tổn thất vô cùng to lớn về con người ngày càng có tác động mạnh hơn, trang bị của người Trung Quốc có chất lượng quá thấp cho một cuộc tấn công kéo dài: họ mang vũ khí lạc hậu, thường là của Nhật từ Đệ nhị thế chiến; giày vải của những người lính hầu như không thể bảo vệ họ trước cái lạnh được, thiếu ăn và ăn mặc rách rưới, họ kéo lê thân mình qua Triều Tiên.
Ngược lại, người Mỹ ngày càng thành công hơn trong việc sử dụng ưu thế vũ khí của họ. Thêm vào đó, thời gian sau này họ đã vượt qua được cơn sốc mà sự xuất hiện bất thình lình của những biển người địch thủ Trung Quốc đã gây ra.
TRONG MÙA XUÂN năm 1951, chiến tuyến nằm ở giữa bán đảo – tương đối chính xác ở nơi mà cuộc chiến tranh đã bắt đầu gần nửa năm trước đó. MacArthur bây giờ muốn tiến lên phía Bắc thêm lần nữa. Ông ấy còn thúc giục tấn công Trung Quốc nữa.
Lính Mỹ trên đường ra mặt trận gặp người dân chạy nạn, tháng 8 năm 1950. Ảnh: GEO EPOCHE
Lính Mỹ trên đường ra mặt trận gặp người dân chạy nạn, tháng 8 năm 1950. Ảnh: GEO EPOCHE
Tuy vậy, giới công chúng Mỹ đã mệt mỏi vì chiến tranh từ lâu. Nhưng do MacArthur cứ khăng khăng giữ kế hoạch của ông ấy và Tổng thống Truman bị chỉ trích công khai vì sự dè dặt của mình nên vị nguyên thủ quốc gia Mỹ không còn lựa chọn nào khác hơn là sa thải người anh hùng của Đệ nhị thế chiến.
Trong tháng 7 năm 1951, các đàm phán viên đã gặp nhau tại những cuộc thương lượng ngừng bắn đầu tiên. Thế nhưng các bên không thể thống nhất về đường biên giới. Thêm vào đó, câu hỏi về tù binh chiến tranh đã ngăn chận một sự thống nhất: Hoa Kỳ không muốn gửi trả những người Trung Quốc bị bắt trở về nước Cộng hòa Nhân dân mà không có sự đồng ý của họ – nhưng Mao cứ nhất định yêu cầu phải như thế.
Trong khi những cuộc thương lượng cứ tiếp tục kéo dài, các địch thủ chiến đấu chống nhau trong một cuộc chiến tranh chiến hào dơ bẩn. Người Trung Quốc thiết lập một hệ thống lối đi và hầm trong núi. Về đêm, họ tiến công trong những nhóm nhỏ, rồi lại nhanh chóng rút lui vào trong sự an toàn của những con đường hầm.
Mặc dù chiến tuyến hầu như không dịch chuyển, Hoa Kỳ mất hơn 16.000 người lính – gần bằng trong năm của những cuộc tiến quân và rút lui.
Mãi đến mùa Hè năm 1953, các đại diện của Liên Hiệp Quốc, Bắc Triều Tiên và của Quân Tình nguyện Nhân dân mới thống nhất một cách hết sức khó khăn: vào ngày 27 tháng 7, những người đàm phán đã ký kết một hiệp định ngưng bắn trong một ngôi nhà được vội vã dựng lên trong ngôi làng Panmunjeom, cách Seoul 60 kilômét về phía Bắc. Ranh giới chỉ bị dịch chuyển nhỏ trong ba năm chiến tranh đó, phần thiệt chủ yếu thuộc về Bắc Triều Tiên,
Hàng triệu người đã chết trong các trận đánh, trong đó có gần 37.000 người lính Mỹ – và có lẽ là 600.000 người Trung Quốc (cho tới ngày nay vẫn không thể đưa ra con số nạn nhân chính xác của Trung Quốc lẫn của Triều Tiên được). Tuy vậy, Mao đã ăn mừng hiệp định này như một chiến thắng, vì đất nước của ông ấy đã đối đầu được với một cường quốc thế giới.
Thêm vào đó, với cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, nước Cộng hòa Nhân dân đã bước bước chân đầu tiên: trên con đường trở thành cường quốc.
Sebastian Kretz
Phan Ba dịch

Sự điên khùng của một bạo chúa

1958 – 1961: “Đại nhảy vọt”
Áp phích tuyên truyền luôn luôn nhắc nhở người dân về các mục tiêu của Đảng Cộng sản: cần phải xây dựng nhhững cơ xưởng, nhà máy lọc dầu và nhà máy hóa chất khổng lồ - để Trung Quốc tiến lên trở thành cường quốc công nghiệp. Ảnh: GEO Epoche.
Cộng sản: cần phải xây dựng nhhững cơ xưởng, nhà máy lọc dầu và nhà máy hóa chất khổng lồ – để Trung Quốc tiến lên trở thành cường quốc công nghiệp. Ảnh: GEO Epoche.
Gesa Gottschalk
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Năm 1957, Mao ra lệnh thực hiện thêm một cuộc cách mạng nữa: với một cuộc “Đại Nhảy Vọt”, nền nông nghiệp Trung Quốc cần phải được hiện đại hóa và xuất khẩu những lượng ngũ cốc khổng lồ trong thời gian ngắn nhất, nhà máy điện cần phải sản xuất điện và lò luyện kim cần phải nấu chảy thép ở khắp nơi để đất nước qua đó mà trở thành một quốc gia công nghiệp. Thế nhưng kết quả của sự hiện đại hóa bị cưỡng bức này thật là khủng khiếp. Thép được sản xuất ra thường là vô dụng, hồ nước thủy điện bị nghẽn bùn – và hàng triệu người đã trở thành nạn nhân của nạn đói hẳn là lớn nhất trong lịch sử.
Khi Xuân về ở Judong, những người đàn ông trẻ tuổi bỏ đi. Họ bỏ lại đồng ruộng mà trên đó không còn gì mọc nữa, vợ họ, những người không còn mang thai được nữa, con họ, những đứa bé sưng húp lên vì đói, cha mẹ họ, những người quá yếu ớt để mà có thể bỏ trốn. Nhà của họ bị phá tan, nồi nấu của họ bị tịch thu. Dân quân trong vùng săn lùng bất cứ người nào bỏ làng trốn đi, đánh chết hàng ngàn người.
Thế nhưng những người đàn ông từ Judong [Để ngăn ngừa sự đàn áp – ngay cả đến ngày nay – tên làng và tên những người dân của nó đã được thay đổi.] thoát được, họ chạy đến một tuyến đường sắt mà không bị phát hiện, leo lên một con tàu hỏa, bí mật đến được với những con tàu hỏa khác, đi cho đến tận rìa của Cao nguyên Tây Tạng, nơi vẫn còn có thức ăn.
Ở làng quê của họ, những người phụ nữ, trẻ em, người già và người bệnh đã chết trong vòng hai năm sau đó. Họ là nạn nhân của một nạn đói ngay cho Trung Quốc cũng là không tiền khoáng hậu – được gây ra bởi đảng đấy, cái đã nhận lấy quyền lực mười năm trước đó với lời hứa hẹn rằng không bao giờ sẽ có một người Trung Quốc nào chết đói nữa. Được gây ra trước hết là bởi người đứng đầu đảng này, người 16 tháng trước đó đã quyết định phóng đất nước này với một nổ lực vĩ đại vào thời Hiện đại công nghiệp – và đồng thời vào Chủ nghĩa Cộng sản.
Phân nửa người dân của Judong và có lẽ thêm 30 triệu người Trung Quốc nữa đã trả giá bằng mạng sống của mình cho giấc mơ “Đại Nhảy Vọt” này. [Con số nạn nhân dựa trên ước lượng. Nó dao động giữa 15 và 55 triệu. Ý kiến thống trị cho rằng đã có 30 triệu người chết.]
Cơ khí hóa nông nghiệp để tăng sản lượng lên gấp nhiều lần, ví dụ như qua tưới nước nhân tạo, mà nền tảng của nó cần phải được kiến tạo trong cuộc Đại Nhảy Vọt.
Cơ khí hóa nông nghiệp để tăng sản lượng lên gấp nhiều lần, ví dụ như qua tưới nước nhân tạo, mà nền tảng của nó cần phải được kiến tạo trong cuộc Đại Nhảy Vọt. Vì tám năm sau khi lên cầm quyền, Đảng Cộng sản vẫn còn chưa thể cung cấp lương thực thực phẩn một cách chắc chắn cho người dân Trung Quốc. Mao Trạch Đông lo sợ một cuộc khủng hoảng lớn, cái mà ông ấy cố ngăn chận bằng một trận đánh giải phóng. Ảnh: GEO Epoche.
JUDONG TRONG TỈNH HÀ NAM ở giữa Trung Quốc là một ngôi làng nghèo. Nó nằm giữa những cánh đồng trồng khoai lang và lúa mì trong vùng Tín Dương. Hồ nước lóng lánh giữa đồng ruộng.Người dân thường phải chịu đựng, họ quen với chiến tranh và thiên tai. Trong cuộc nội chiến, người nông dân đã đi xin ăn khắp nơi để mà sống qua ngày. Sau khi nắm lấy quyền lực năm 1949, Đảng đã gán cho họ một thể chế giai cấp tùy theo sở hữu của họ cho tới nay, cái đảo ngược trật tự của ngôi làng: “nông dân nghèo” được ưu đãi so với “đại địa chủ”. Ruộng đất của những người giàu nhất được chia lại, để cho tất cả nông dân có thể làm ruộng trên đất có giá trị khoảng như nhau.
Thế nhưng năm 1957, tám năm sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân, ĐCS vẫn còn chưa thể lo được cái ăn cho tất cả mọi người Trung Quốc một cách đáng tin cậy. Cho tới năm 1952, tuy sản lượng thu hoạch có tăng lên – nhưng hầu như không đạt được đến mức của những năm 1930. Sau đấy, Đảng tập trung xây dựng công nghiệp.
Thêm vào đó, từ năm 1955, người nông dân phải làm việc trong các hợp tác xã, những cái thường bao gồm nhiều làng và có cho tới 300 hộ dân. Bây giờ họ không còn được phép bán đất đai, trâu bò và dụng cụ nữa, họ không còn được phép quyết định gieo trồng những thứ gì. Họ là một phần của nền kinh tế kế hoạch.
Vẫn còn có lỗ hổng: tuy là người nông dân phải bán mọi ngũ cốc lại cho nhà nước, cái còn lại sau khi trừ đi một phần làm lương thực nhỏ, thức ăn cho gia súc và hạt giống như là “phần dư ra”. Vì giá mua của nhà nước thấp nên phần lớn họ đều giữ lại thu hoạch của họ hay mang chúng ra chợ ở địa phương, nơi có thể bán với giá cao hơn.
Nhưng khẩu phần lương thực, tiền ốm đau, tiền hưu thì chỉ có người dân thành phố là mới nhận được. Nông dân Trung Quốc, người đã đấu tranh cho ĐCS và đã hy sinh nhiều trong cuộc nội chiến, cảm thấy mình bị bỏ rơi. Báo chí tường thuật về sự bất bình ngày một tăng của con người ở nông thôn. Nông dân liên kết lại để ly khai ra khỏi hợp tác xã – về mặt chính thức, sự tham gia là tình nguyện.
Những người khác khinh bỉ các cán bộ trong làng của họ, còn tấn công cả gia đình của những người đó. Cả ở gần Judong, chỉ qua đêm là có những khẩu hiệu chống Cộng sản đã xuất hiện trên tường của một hợp tác xã. Nhiều người biểu quyết chống Cộng sản bằng chân: họ rời bỏ những nhóm sản xuất của họ và tìm những công việc được trả công tốt hơn ở nơi khác. Sản xuất nông nghiệp đình trệ: như sản lượng thu hoạch năm 1957 chỉ tăng có một phần trăm so với năm trước đó. Thêm vào đó, một cuộc điều tra dân số năm 1953 đã cho thấy rằng không phải tròn 475 triệu người như dự đoán mà là 582,6 triệu người dân sống ở nông thôn.
Trung Quốc hướng đến một cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế. Do vậy nên Mao cố thử nghiệm một bước đột phá và thề thốt với các đồng chí về một dự án mới: cuộc “Đại Nhảy Vọt”. Chỉ trong vòng ít năm, đất nước đang phát triển này cần phải trở thành một quốc gia công nghiệp; đồng thời, ông ấy muốn cải tạo triệt để nền nông nghiệp.
Người Trung Quốc cần phải tăng sản lượng trên đồng ruộng, sản xuất năng lượng với những đập nước, sản xuất thép, làm việc trong nhà máy, xây đường lộ và đường sắt.
Nếu như mỗi người đều sẵn sàng từ bỏ gia đình và cộng động làng quê và mang mình vào trong một đạo quân sản xuất mới, thì sau một vài năm khó nhọc sẽ thành hình không chỉ một Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế mà cả một xã hội mới.
Con người Cộng sản sẽ sống ở trong đó, những người đặt cái “chúng ta” lên trên cái “tôi”: sẵn sàng hy sinh, không có yêu cầu, đầy nhiệt tình cách mạng.
Người chủ tịch muốn tái đánh thức dậy tinh thần hăng hái từ thời của cuộc nội chiến và chính bản thân mình cũng đầy sự thôi thúc muốn hành động, khi ông ấy tin rằng đã cảm nhận được sự nhiệt tình cách mạng mới. Nhưng dấy cũng là niềm tự hào quốc gia và lòng khao khát muốn được công nhận của Mao, những cái đã dẫn đến việc ông ấy quất roi đẩy dân tộc của ông ấy tiến lên phía trước một cách không thương xót.
Vì trong tháng 11 năm 1957 ông ấy đã đứng trên Lăng Lênin ở Moscow như là người khách danh dự và nhìn cuộc duyệt binh kỷ niệm lần thứ 40 Cách mạng Tháng Mười. Người Xô viết vừa mới đưa chiếc Sputnik thứ hai lên quỹ đạo. Sếp Đảng Cộng sản Khrushchev khoe khoang trước những người khách của ông ấy đến mức Mao cảm thấy bị thách thức và trả lời rằng. “Đồng chí Khrushchev nói với chúng tôi rằng 15 năm nữa Liên bang Xô viết sẽ vượt qua Hoa Kỳ. Tôi có thể nói với các bạn rằng rất có thể là 15 năm nữa chúng tôi sẽ đuổi kịp hay vượt qua Liên hiệp Anh.”
Chiến dịch công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản cần hàng triệu sức lao động, những cái phải được thay thế. Vì thế mà bây giờ phụ nữ phải tiếp nhận công việc đồng áng và chẳng bao lâu sau đó cả những công việc mới như thợ cơ khí hay nhân viên đường sắt. Ảnh: GEO Epoche.
Chiến dịch công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản cần hàng triệu sức lao động, những cái phải được thay thế. Vì thế mà bây giờ phụ nữ phải tiếp nhận công việc đồng áng và chẳng bao lâu sau đó cả những công việc mới như thợ cơ khí hay nhân viên đường sắt. Ảnh: GEO Epoche.
NHỮNG NGƯỜI NÔNG DÂN ở Judong biết về dự định to lớn của Mao vài tuần sau đó. Vài người đàn ông được cử đi tham gia xây dựng một con đập nước. Khắp nơi trong Trung Quốc, các dự án xây dựng khổng lồ bắt đầu, những cái cần phải cải thiện việc tưới nước cho đồng ruộng hay cung cấp điện cho công nghiệp. Và Hà Nam đi đầu: chỉ riêng trong vùng giáp ranh với tỉnh An Huy láng giềng đã có hơn 100 con đập và hồ nước được xây cho tới năm 1959.
Người ta làm việc gần như chỉ với đôi bàn tay không. Chính phủ bù đắp sự thiếu thốn máy ủi đất và máy đào với lượng người khổng lồ. Ngay trong tháng 1, cứ sáu người Trung Quốc là có một người đào kênh bằng mai và xẻng, đổ đất xây đập, gánh đất trong giỏ đi nơi khác, với đòn gánh bằng tre, nhiều giờ liền, ngày này qua ngày khác.
Đạo quân lao động này đã dịch chuyển hơn 580 triệu mét khối đất trong hai tháng đầu tiên của chiến dịch tưới nước. Các cán bộ ở địa phương chú tâm đến trước hết là những con số hoành tráng: các chính quyền tỉnh cố vượt qua nhau với các báo cáo thành công về Bắc Kinh – vì một tỉnh có thể dịch chuyển càng nhiều tấn đất thì ảnh hưởng chính trị của họ càng lớn.
Rằng các con số đó không hề có tương quan nào đến lợi ích thật sự, việc này có thể nhìn thấy tại một dự án ở Cam Túc trong miền Tây Bắc Trung Quốc: 160.000 người làm việc ở đó, để chỉnh dòng cho con sông Tao chảy qua núi cao và mang nước uống lại cho các ngôi làng ở cách xa lòng sông của nó. Thế nhưng luôn xảy ra đất lở, lòng sông bị nghẽn bùn. Năm 1962 người ta đã phải hủy bỏ dự án, không có đến một hecta duy nhất được tưới nước.
Trong sự hấp tấp của họ, khởi động càng nhiều dự án càng tốt, càng nhiều dự án lớn càng tốt, các quan chức đã cho xây đập ở những nơi sai lầm, không chú ý đến các kế hoạch của kỹ sư, làm ngơ trước những sự tùy tiện.
Một con đập cao hơn 100 mét, được hàng chục ngàn người nông dân xây dựng ở Hoàng Hà, cái có nhiệm vụ làm sạch trầm tích khỏi nước, thay vì vậy đã dẫn đến việc nó càng bị bùn lầy nhiều hơn nữa. Thêm vào đó, bây giờ nạn lụt đe dọa thành phố Tây An: chỉ khi mực nước của hồ được hạ thấp xuống thì mới có thể ngăn chận được điều đó, thế nhưng qua đấy thì các tuốc bin lại trở nên vô dụng; người ta lại tháo gỡ chúng ra.
Trong khi những người đàn ông phải làm việc ở các công trường xây dựng cách xa làng quê của họ thì những người phụ nữ phải làm đồng. Các cán bộ của ĐCS tìm cách giải phóng phụ nữ nông dân ra khỏi những nhiệm vụ của họ, nấu ăn và chăm sóc người già cũng như nuôi dưỡng trẻ con. Và họ tìm thấy nó: ở tỉnh Hà Nam
Cách Judong không xa lắm, trong tháng 4 năm 1958 quan chức Đảng đã lập từ 27 hợp tác xã và bốn thành phố nhỏ thành một nhóm được biết đến dưới tên Công xã Nhân dân “Sputnik”. Tròn 10.000 hộ dân được gộp lại thành một đơn vị ở đó. Chẳng bao lâu sao đó, cái vào lúc ban đầu không khác một hợp tác xã khổng lồ là bao đã trở thành một dự án cực đoan hơn rất nhiều: sở hữu và tiền lương bị bãi bỏ, lương thực và quần áo được phân phát không mất tiền, những người trong công xã cùng nhau làm việc và ăn uống.
Lò luyện thép đơn giản trong làng ở khắp nơi có nhiệm vụ cung cấp thép, ví dụ như để đóng tàu. Để đạt được các chỉ tiêu hoàn toàn quá mức của chính phủ, ngay đến dụng cụ nông nghiệp đang hết sức cần thiết cũng bị mang đi nấu chảy. Ảnh: GEO Epoche
Lò luyện thép đơn giản trong làng ở khắp nơi có nhiệm vụ cung cấp thép, ví dụ như để đóng tàu. Để đạt được các chỉ tiêu hoàn toàn quá mức của chính phủ, ngay đến dụng cụ nông nghiệp đang hết sức cần thiết cũng bị mang đi nấu chảy. Ảnh: GEO Epoche
Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh hân hoan vui mừng và mở rộng hợp tác xã trên toàn Trung Quốc. 740.000 hợp tác xã trong nước được liên kết thành 26.000 công xã. Một vài người trong số họ đảm nhận việc chăm sóc cho người già và trẻ con. Người nông dân phải giao ra trâu bò của họ và nồi nấu ăn của họ. Người trưởng nhóm sản xuất của họ quy định thời gian của họ, phân công việc làm cho họ. Họ nhận được điểm cho việc làm, được tính toán theo một hệ thống phức tạp: loại công việc, giới tính và tuổi của người lao động, năng suất trung bình của nhóm sản xuất của họ.
Trên lý thuyết, người nông dân có thể mua ngũ cốc từ nhà nước với những điểm đấy. Nhưng trong thực tế, giá trị của những điểm lao động này chẳng bao lâu sau đó đã giảm đi nhanh chóng, và ngũ cốc không còn được chào bán ở nông thôn nữa.
Và vào lúc ban đầu thì cũng không có lý do để mua thực phẩm. Làng nào cũng có một cái bếp nhân dân mà người nông dân nhận được thức ăn không mất tiền ở đó. Các quan chức dường như muốn hiện thực thật sự viễn tưởng huyền thoại của Karl Marx “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. Cả ở Judong cũng bắt đầu “thời của những cái tô to”, như người dân làng gọi.
Wu Tiancheng 23 tuổi tiếp nhận quyền lãnh đạo bếp nấu nhân dân trong làng. Các gia đình vào nhà ăn để ăn, lúc nào cũng tám người ngồi quanh một bàn; ngay sau khi những cái tô to được đặt vào giữa. Những người nông dân được phép chọn từ nhiều món ăn, ai cũng có thể ăn nhiều như người đó muốn.
Đó là thời gian của sự dư thừa, như họ chưa từng trải qua trong làng. Ai đi qua đất nước đều có thể ăn no trong nhà ăn ở tại bất cứ một nơi nào.
Vào khoảng cùng thời gian đó, nhà cửa ở Judong bị phá hủy – có thể là vì những bức tường bằng đất sét trộn với rơm cần phải được rải lên đồng ruộng để làm phân. Ở khắp nơi trong Trung Quốc, các gia dình nông dân bị bắt buộc phải dọn vào ở nhà người khác hay ở trong những ngôi nhà đơn giản nhất, bị nhà của họ bị nghiền nát ra. Cả những đống đổ nát của chuồng nuôi súc vật cũng được ưa thích, vì chúng thấm đầy nước tiểu.
Bất cứ vật liệu hữu cơ nào mà các cán bộ tìm thấy được, họ đều cho mang đến: ở một vài làng, phụ nữ phải cạo trọc đầu nếu như họ muốn tiếp tục được phép ăn ở torng nhà bếp nhân dân – cả tóc cũng được đổ ra đồng. Tất cả là chỉ để làm tăng sản lượng thu hoạch.
Cũng như ở các dự án xây dựng, bắt đầu có một cuộc chạy đua vì các dự đoán thành tích. Đảng tổ chức họp trong mọi làng mạc, và Wu Tiancheng, người lãnh đạo một tổ sản xuất ở Judong, nhanh chóng học được những gì các bộ muốn nghe. Vì thế mà ông ấy trả lời cho câu hỏi, tổ của ông ấy sẽ thu hoạch bao nhiêu: rất nhiều.
Người lãnh đạo công xã nhân dân là cấp trên của Wu tô hồng cho dự đoán đó thêm một ít, trước khi ông ấy báo cáo lên huyện – và cho tới khi các con số cuối cùng đến được với chính phủ tỉnh thì chúng đã được chỉnh sửa thêm nhiều lần cho tới mức mà các con số thu hoạch cho Hà Nam được báo lên đến Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch chẳng còn có liên quan gì đến thực tế nữa cả.
Ở Bắc Kinh, các mục đích thu hoạch được đưa ra với những con số đó – và trong lúc đó, dự đoán còn được nâng cao lên thêm một lần nữa.
Dưới ấn tượng của các báo cáo tuyệt vời từ các công xã, huyện, tỉnh khác, trong thời gian sau đấy, các cán bộ Trung Quốc ngày càng thổi phồng các dự đoán của họ: trước khi công xã mô hình Sputnik được thành lập, người ta dự tính ở đấy trong tháng 2 năm 1958 với hơn bốn tấn lúa mì trên một hecta, cho tới mùa Đông, con số đấy được bơm lên đến 37,5 tấn (50 năm sau đấy, một nông dân người Đức sẽ thu hoạch trung bình tám tấn lúa mì mùa Đông.)
Vì thế mà những người nông dân quẳng mọi thứ lên đồng ruộng, để có thể đạt được những dự đoán điên khùng đó. Nghĩa địa bị cải tạo thành đồng ruộng và ở một số nơi, những phần xác chết còn lại cũng được nấu thành phân bón.
THÊM VÀO ĐÓ, người dân phải thực hiện nhiều ý tưởng mới từ Bắc Kinh, những cái thường trái ngược với kiến thức của họ. “Cày sâu” là một trong những yêu cầu đó, vì rễ mạnh, trên lý thuyết, sẽ cho cây sung túc hơn.
Và bây giờ người nông dân phải trồng sát lại với nhau, vì người ta cho rằng cả cây cỏ cũng chia nhau chất dinh dưỡng, ánh sáng và nước một cách chan hòa. “Trong tập thể, chúng dễ tăng trưởng hơn”, Mao quả quyết, “với tập thể chúng sống dễ dàng hơn.”
Và cũng như người Cộng Sản phải đề phòng các thế lực khuynh hữu và phản cách mạng, cây cỏ cũng có một kẻ thù tự nhiên: chim sẻ.
Vì người ta cho rằng những con chim đó ăn hết hạt giống nên Đảng đã đưa ra một chiến dịch chống chim sẻ. Trẻ em cầm quay gỗ đi vòng quanh, hay đập vào xoong nồi, để liên tục xua chim bay đi, cho đến khi chúng rơi xuống đất vì kiệt sức.
Để thực hiện Chủ nghĩa Cộng sản ở nông thôn, nhà nước quy gộp tất cả nông dân vào trong những công xả khổng lồ. Sỡ hữu đất đai và trâu bò tư nhân bị bãi bỏ, ngay đến xoong nồi nấu ăn cũng bị tịch thu. Người trưởng nhòm sản xuất quyết định về công việc làm của những người nông dân thuộc trong tổ của mình. Ảnh: GEO Epoche.
Để thực hiện Chủ nghĩa Cộng sản ở nông thôn, nhà nước quy gộp tất cả nông dân vào trong những công xả khổng lồ. Sỡ hữu đất đai và trâu bò tư nhân bị bãi bỏ, ngay đến xoong nồi nấu ăn cũng bị tịch thu. Người trưởng nhòm sản xuất quyết định về công việc làm của những người nông dân thuộc trong tổ của mình. Ảnh: GEO Epoche.
KHÔNG CHỈ TRÊN ĐỒNG RUỘNG là xảy ra cuộc đấu tranh vì tương lai của Trung Quốc. Ai muốn so mình với các quốc gia công nghiệp đều phải cần đến thép. Trong vòng 15 năm, sản xuất cần phải tăng lên gấp tám lần; trong đó, trước hết là giới nông dân phải làm sao cho ý muốn của Mao được thỏa mãn.
Những ai trong số đàn ông của Judong mà không làm việc ở đập nước thì phải đi lên núi để thu nhặt đá cho một lò thô sơ dùng luyện thép, những cái bây giờ thành hình ở khắp nơi trong Trung Quốc. Ở những nơi không có mỏ sắt, nông dân quẳng tất cả những gì mà họ tìm được vào trong lò như là nguyên liệu: xoong nồi, cày, xe đạp, sắt phế liệu. Năm 1958, tổng cộng có 140.000 tấn dụng cụ nông nghiệp đã bị nấu chảy ra trong tỉnh Hà Nam. Để giữ được ngọn lửa, người nông dân đốt cả bàn ghế và kèo nhà. Rừng rậm cũng trở thành nạn nhân của chiến dịch thép, từ đấy đất không còn gì để bảo vệ trước mưa gió nữa.
Nhưng trong nhiều tỉnh, hơn hai phần ba lượng thép được sản xuất như thế lại có chất lượng thấp: không thể sản xuất cả xe máy cày lẫn máy bơm hay cái cày từ đó.
Trong mùa Thu năm 1958, một năm của những chiến dịch không ngừng nghỉ mới chấm dứt. Bây giờ, các dự đoán phải được thực hiện. Thế nhưng nhiều thiết bị đã bị nấu chảy, nhiều người đàn ông vẫn còn ở trên các công trình xây dựng. Cây trồng đã chết vì chúng được trồng quá sâu hay quá gần nhau. Côn trùng tấn công đồng ruộng, vì những kẻ thù tự nhiên của chúng, chim sẻ, đã bị xua đuổi cho tới chết.
Thế nhưng Đảng cứ cương quyết buộc phải thực hiện những con số trong kế hoạch đã báo cáo. Và chính người nông dân Hà Nam thì lại hầu như không thể hy vọng được nhân nhượng.
Cả mùa Hè qua, họ đã nghe tuyên truyền chống lại người cựu lãnh đạo tỉnh Pan Fusheng. Người này ngay từ năm 1957 đã phê bình việc tập thể hóa là quá vội vã và yêu cầu trừng phạt những cán bộ nào đánh chết nông dân. Ông ấy cũng chỉ thực hiện có giới hạn một “Chiến dịch chống khuynh hữu”, vì ông ấy lo ngại cho mùa màng.
Giờ đây, Pan đã bị cho thôi chức vụ – và người kế nghiệp ông ấy Wu Zhipu muốn chứng tỏ lòng trung thành của mình, bằng cách thực hiện cuộc Đại Nhảy Vọt một cách hết sức cực đoan tại Hà Nam. Ông ấy hăm hở theo dõi những người được cho là “hữu khuynh” trong tỉnh của mình, qua đó dấy lên một bầu không khí của sự sợ hãi. Không ai còn dám nói đến việc cung cấp không tốt hay về các dự đoán quá mức. Trong lúc đó, không ai dối trá các thành tích sản xuất táo tợn như Wu Zhipu.
Qua đó, Hà Nam trở thành tỉnh gương mẫu, được báo chí ca ngợi, và chính quyền của nó được Mao ưa thích. Wu gắn kết số phận của mình với cuộc Đại Nhảy Vọt – với những hậu quả chết người cho nông dân tỉnh Hà Nam.
Vào cuối mùa Hè 1958, Mao dự định rằng Trung Quốc sẽ có được một vụ thu hoạch kỷ lục. Trong những chuyến đi xuyên qua đất nước, ông ấy đã nhìn thấy những đống ngũ cốc ở cạnh đường, những cánh đồng lúa xanh tươi, xa ngút tầm mắt. Có lẽ ông ấy đã không nhận ra, rằng nông dân đã tuân theo mệnh lệnh của cán bộ mà trồng lại cây dọc theo tuyến đường đi của ông ấy, rằng vì ông mà họ đã đổ đống lúa mì ở ven đường – chứ không phải vì kho chứa đã đầy. Ông chủ tịch dường như hạnh phúc. Ông ấy phấn khởi khuyên nông dân nên ăn năm lần trong ngày và trong tương lai nên trồng trọt ít đi. Giới lãnh đạo Đảng đã thật sự bỏ hoang đồng ruộng trong những năm sau đó ở khắp nơi, để giảm tải cho các kho dự trữ.
Thế nhưng vụ thu hoạch kỷ lục đã không đến.
Người nông dân phải đưa cho nhà nước phần ngũ cốc thừa. Nhưng Đảng đã tính toán phần thừa này dựa trên những con số sai lầm. Và không nơi nào khác trong Trung Quốc mà chúng lại không đúng nhiều như ở Hà Nam, thay vì 35 triệu tấn ngũ cốc theo dự đoán chỉ thu hoạch được có 12,5 triệu tấn.
Các công xã nông nghiệp của Trung Quốc phải đạt được những chỉ tiêu sản xuất ngày càng cao hơn. Vì sợ bị trừng phạt nên các trưởng nhóm thường báo cáo vượt chỉ tiêu, trong khi người dân thực ra là đói ăn. Ảnh: GEO Epoche.
Các công xã nông nghiệp của Trung Quốc phải đạt được những chỉ tiêu sản xuất ngày càng cao hơn. Vì sợ bị trừng phạt nên các trưởng nhóm thường báo cáo vượt chỉ tiêu, trong khi người dân thực ra là đói ăn. Ảnh: GEO Epoche.
Judong không thể hoàn thành kế hoạch. Hầu như không còn ngũ cốc trong làng nữa. Người nông dân phải tự bào chữa hàng giờ liền trước các cán bộ trong những buổi “họp kiểm điểm”, ngày này qua ngày khác. Họ bị trói lại và bị đe dọa. Có lần Wu Tiancheng đã phải đứng bảy ngày liên tục, cho tới khi ông ấy nhận rằng có ngũ cốc được dấu ở trong làng của ông ấy. Thế nhưng những cái bây giờ được giao đi từ Judong như là “phần thừa” lại là hạt giống cũng như lương thực cho người dân làng.
Người nông dân học cách thuật lại cho các cán bộ những lời nói dối mà họ muốn nghe: chúng tôi sống tốt, chúng tôi có đủ ăn và đủ uống. Thật sự thì Wu Tiancheng phải hạn chế phần ăn trong căn bếp nhân dân. Những ngày dư thừa đã qua rồi. Chẳng bao lâu sau đó, nhà ăn chỉ còn phát cháo – nếu như nói chung là còn chia cái gì đấy – với một cục bột hấp bé tí ở trong đấy.
Để nuôi dưỡng gia đình mình, Wu lấy cắp từ kho dự trữ hay lén ra đồng, đào khoai lang, đốt lửa trong một cái lỗ, nướng những thứ có được và ăn chúng ngay tại chỗ. Những người khác lấy đậu chưa chín từ đồng ruộng, giã nát chúng ra và nấu chúng thành một món xúp bột.
Họ chỉ bí mật nấu những bữa ăn đó: vì khi cán bộ phát hiện ra khói ở đâu đó thì họ sẽ xông vào ngôi nhà đó và tịch thu tất cả những thứ có thể ăn được.
Trong khi nạn đói lan ra trong các làng mạc, giới lãnh đạo Đảng nhìn các con số thu hoạch không đạt được như là một vấn đề về ý thức hệ: người nông dân dấu ngũ cốc vì họ sợ nhận được quá ít lương thực. Sau đấy, tuy Mao đã phê bình những cán bộ quá sốt sắng và ca ngợi tính tinh khôn của nông dân. Nhưng đồng thời ông ấy cũng yêu cầu các cán bộ phải trưng thu cho đến một phần ba vụ mùa. Lại chính là bây giờ, lúc họ ít khi có ít như thế này thì những người nông dân phải giao ra nhiều như chưa từng có. Mao muốn nuôi dưỡng con người trong thành phố và làm tròn các hợp đồng quốc tế của Trung Quốc.
Tấm áp phích năm 1958 này yêu cầu hãy học tập tấm gương Liên bang Xô viết. Trong năm trước đó, Liên bang Xô viết đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên vào vũ trụ, và sếp ĐCS Krrushchev khoe khoang rằng không bao lâu nữa sẽ vượt qua mặt Hoa Kỳ. Sau đấy Mao tuyên bố một cuộc chạy đua để bắt kịp của nước Trung Quốc lạc hậu. Ảnh: GEO Epoche.
Tấm áp phích năm 1958 này yêu cầu hãy học tập tấm gương Liên bang Xô viết. Trong năm trước đó, Liên bang Xô viết đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên vào vũ trụ, và sếp ĐCS Krrushchev khoe khoang rằng không bao lâu nữa sẽ vượt qua mặt Hoa Kỳ. Sau đấy Mao tuyên bố một cuộc chạy đua để bắt kịp của nước Trung Quốc lạc hậu. Ảnh: GEO Epoche.
Vì nước Cộng hòa Nhân dân đã mua, trước hết là từ nước ngoài xã hội chủ nghĩa: cần cẩu, xe tải, động cơ, máy bơm, máy gặt đập, cả toàn bộ nhà máy thép, nhà máy xi măng, nhà máy lọc dầu, nhà máy điện,
Thế nhưng những người Cộng sản hầu như không có ngoại tệ để trả tiền cho hàng hóa. Thay vào đó, họ tiến hành kinh doanh trao đổi – trước hết là với lương thực thực phẩm: như thịt cho Liên bang Xô viết, gạo và dầu ăn cho Đông Đức.
Giới lãnh đạo quanh Mao cương quyết thực hiện các cam kết của họ, ngay cả khi người dân của chính họ phải trả giá. Nhận định tình hình hoàn toàn sai lầm, các quan chức cao cấp trong Đảng đề nghị giải quyết vấn đề xuất khẩu bằng cách mỗi một người Trung Quốc từ bỏ một vài quả trứng, nửa cân thịt và một ít ngũ cốc.
Bây giờ, có hàng triệu người từ các ngôi làng của những người đang đói ăn ở khắp nơi trong nước bỏ vào thành phố bất chấp lệnh cấm, nhiều người cố gắng bỏ trốn qua biên giới với Miến Điện hay Việt Nam hay chạy đến những tỉnh hẻo lánh. Nông dân vùng Tín Dương nhận được thư từ của họ hàng và bạn bè từ Thanh Hải và Cam Túc. Họ nhận được tiền và những chỉ dẫn cụ thể cho một chuyến bỏ trốn.
Có lẽ là một lá thư như thế đã khiến cho Wu Tiancheng quyết định bỏ Judong ra đi.
Bằng mưu mẹo và trộm cắp, người nông dân trẻ tuổi đó đã mang gia đình của anh ấy qua được mùa Đông. Nhưng anh ấy nhìn thấy sự khốn khó xung quanh mình ngày càng lớn hơn. Anh ấy cần phải làm gì?
Anh ấy có quen biết ở trong tỉnh Thanh Hải tương đối thưa thớt dân cư. Ai làm việc ở đấy sẽ nhận được phần ăn đều đặn. Tin tức đấy chắc hẳn phải giống như những tín hiệu cứu thoát cho Wu. Anh ấy bàn bạc với bạn bè của anh ấy. Thế rồi, trong mùa Xuân 1959, anh ấy dẫn những người đàn ông trẻ thuộc nhóm sản xuất của mình đến tuyến đường sắt.
Cán bộ Đảng Cộng sản yêu cầu tiến hành những dự án xây dựng ở khắp nơi trong Trung Quốc, để xây đập nước, cung cấp điện hay cải thiện việc tưới nước. Nhưng kế hoạch cho những dự án này thường hay sai lầm, hay chúng tự chứng tỏ mình là vô dụng: đập vỡ, hồ chứa nước ngẽn bùn, tuốc bin bị ngẹt vì bùn. Ảnh: GEO Epoche.
Cán bộ Đảng Cộng sản yêu cầu tiến hành những dự án xây dựng ở khắp nơi trong Trung Quốc, để xây đập nước, cung cấp điện hay cải thiện việc tưới nước. Nhưng kế hoạch cho những dự án này thường hay sai lầm, hay chúng tự chứng tỏ mình là vô dụng: đập vỡ, hồ chứa nước ngẽn bùn, tuốc bin bị ngẹt vì bùn. Ảnh: GEO Epoche.
BÂY GIỜ KHẮP NƠI Ở NÔNG THÔN Đảng đã thành lập hàng trăm trạm dân quân mà người chạy trốn bị chặn lại ở đấy, bị bắt giam và rồi thường là lại được chở trở về. Ở Tín Dương, người nông dân đặc biệt chịu nhiều rủi ro: họ gọi dân quân trong vùng cực đoan nhất của tỉnh cực đoan Hà Nam là “đội đánh đập”. Vào lúc nạn đói bắt đầu, giới lãnh đạo đã cho phong tỏa Tín Dương và để cho đánh đập hàng chục ngàn người tỵ nạn cho tới chết.
Nhưng những người đàn ông từ Judong đã thoát qua được và đến được một cao nguyên trong tỉnh Thanh Hải cách đó hơn 1000 kilômét. Ở đó, người ta cần dùng sức lao động của họ, họ khai khẩn đất hoang trong một nông trại nhà nước và nhận được 360 gram ngũ cốc trong ngày cho việc đó.
Nông dân từ khắp nơi trong Trung Quốc kéo đến đây. Ở dưới bầu trời bao la của vùng cao nguyên, họ trao đổi những câu chuyện, không cần phải sợ có cán bộ nghe lén. Wu Tiancheng nghe về nạn đói và sự khốn khó trong tất cả các miền của đất nước: về những người cha người mẹ đã nấu thịt các đứa con đã chết đói của họ, để mà có thể sống sót được.
Cùng lúc đó, giới lãnh đạo Cộng sản của vùng Tín Dương bắt đầu một chiến dịch tàn bạo: họ cho rằng các thành viên công xã đã dấu đi vụ thu hoạch thành công thật sự của họ, để có thể phân phát ngũ cốc nhiều hơn cho chính người của họ. Vì thế, nhiều làng đã đưa ra hạt giống cũng như những phần ngũ cốc cuối cùng của người nông dân.
Người dân ở Hà Nam bây giờ xay nát cùi bắp và làm từ đấy một “viên bột Đại Nhảy Vọt”. Họ ăn vỏ cây và lá cây. Ở một bờ sông, họ dùng đất sét và nghiền nát đá ra để làm “mì sợi” từ đấy.
Chẳng bao lâu sau đó, phần lớn người dân trong Judong đã yếu sức đến mức không thể ra đồng ruộng được nữa. Cơ thể của họ phù lên vì đói. Họ chết, vì đã nuốt những thứ không thể ăn được. Người thân dấu xác chết trong nhà, để nhận khẩu phần của người chết: một cục bột hấp, một cái bánh bằng đậu.
Người nông dân đã biết nạn đói từ những thời trước. Nhưng lần này thì họ không có lối thoát: không ai có dự trữ hay tiết kiệm, họ đã phải đưa ra tất cả cho các công xã nhân dân. Họ không có đất để bán. Họ hầu như không được phép trồng củ cải và khoai, vì ở Bắc Kinh chỉ lượng ngũ cốc là quan trọng. Đảng cấm đi ăn xin cũng như bỏ trốn. Người dân ở Judong chết vì yếu sức: họ quỵ xuống mà không kêu lên được một tiếng. Và đã có nhiều người chết: năm đứa con của bà Liu Xinghong, chồng của bà ấy đã chết vì hậu quả của một cuộc họp kiểm điểm, chết đói. Cả người vợ góa của một “đại địa chủ” cũng chết vì thiếu dinh dưỡng.
Và mặc dù vậy, năm 1959 tỉnh Hà Nam đã cung cấp cho Bắc Kinh hơn 400.000 tấn ngũ cốc. Hơn 1,2 triệu người có thể sống nhờ vào đấy cả một năm trời.
Năm 1958 không có máy móc hạng nặng để làm việc. Thiếu xe ủi đất và xe xúc đất, người công dân dùng số lượng khổng lồ của họ để bù đắp vào đó: hàng triệu người dùng xẻng đào kênh dẫn nước, xây đập nước hay xúc đi cả một ngọn núi như ở Thiểm Tây. Ảnh: GEO Epoche.
Năm 1958 không có máy móc hạng nặng để làm việc. Thiếu xe ủi đất và xe xúc đất, người công dân dùng số lượng khổng lồ của họ để bù đắp vào đó: hàng triệu người dùng xẻng đào kênh dẫn nước, xây đập nước hay xúc đi cả một ngọn núi như ở Thiểm Tây. Ảnh: GEO Epoche.
Tháng 7 năm 1959 giới lãnh đạo Đảng họp lại. Vào thời điểm này đã có một triệu người Trung Quốc chết đói. Bây giờ thật ra là cơ hội để chấm dứt xuất khẩu và yêu cầu trợ giúp. Thế nhưng Mao không để cho người khác làm cho mình lúng túng: “Hoàn cảnh hết sức tốt đẹp. Còn nhiều vấn đề, nhưng tương lai của chúng ta xán lạn.”
Bây giờ, sai lầm đáng sợ của Mao trở thành tội phạm lớn nhất của ông ấy.
Chỉ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bành Đức Hoài, được những người thân cận hỗ trợ, là dám nói chống lại người chủ tịch trong một bức thư – với hậu quả tai hại cho ông ấy và cho toàn Trung Quốc. Bành mất chức vụ bộ trưởng của ông ấy, các lãnh đạo ĐCS khác đi theo ý của Mao: ngoại trừ một vài khó khăn, cuộc Đại Nhảy Vọt là một thành công. Trong một nghị quyết, giới lãnh đạo Đảng lên án những người phê bình Mao như là những kẻ hữu khuynh.
Trong những tháng sau đó, hàng ngàn người Cộng sản bị khai trừ ra khỏi Đảng hay bị bắt giam như những “tiểu Bành Đức Hoài”. Cán bộ không còn dám báo cáo nạn đói và số thu hoạch thật sự lên cấp trên.
Đồng thời, dân quân kéo qua làng mạc, đập phá tường, đào hầm lên, đập nát sàn nhà để tìm những dự trữ cuối cùng. Bất cứ những gì tìm thấy được ở nông thôn đều được mang về Bắc Kinh hay Thượng Hải hay về tỉnh Liêu Ninh, trung tâm của công nghiệp nặng. Cán bộ nhận được thêm khẩu phần riêng.
ĐCS, tự gọi mình là đảng cho người nông dân, bảo vệ quyền lực của mình bằng cái chết của hàng triệu người ở nông thôn.
Mãi đến tháng 10 năm 1960, giới lãnh đạo Đảng mới biết đến cách tiến hành dã man của giới lãnh đạo ở Tín Dương và quy mô của nạn đói ở đó. Chỉ riêng trong huyện của công xã mẫu Sputnik, cứ mười người thì có một người chết. Trong toàn vùng có lẽ đã có hơn 2,4 triệu người chết kể từ 1959 – phần lớn chết đói, hàng chục ngàn người bị đánh chết.
Mao gửi 30.000 lính đến Tín Dương, để cho chiếm đóng vùng này, bắt giam giới lãnh đạo, cung cấp lương thực và thuốc men cho người nông dân. Thế nhưng ông ấy vẫn bám chặt vào cuộc Đại Nhảy Vọt: ông ấy quy các diễn tiến trong Tín Dương về cho các thế lực phong kiến, những cái, đầy căm thù Chủ nghĩa Xã hội, đã thâm nhập vào trong Đảng. Và vì thế mà cuộc hành quân của những người lính cũng không mang tên cứu hộ thảm họa mà là “giáo dục cách mạng dân chủ”.
Trong khi bộ máy tuyên truyền đưa ra những con người hạnh phúc đứng xung quanh Mao thì nạn đói ghê gớm nhất từ trước tới nay đang hoành hành trong Trung Quốc. Và chính người chủ tịch này chịu trách nhiệm cho thảm họa đó: vì ngay khi ông ấy đã biết có người chết hàng loạt, ông ấy cũng vẫn không thay đổi các kế hoạch của mình. Ảnh: GEO Epoche.
Trong khi bộ máy tuyên truyền đưa ra những con người hạnh phúc đứng xung quanh Mao thì nạn đói ghê gớm nhất từ trước tới nay đang hoành hành trong Trung Quốc. Và chính người chủ tịch này chịu trách nhiệm cho thảm họa đó: vì ngay khi ông ấy đã biết có người chết hàng loạt, ông ấy cũng vẫn không thay đổi các kế hoạch của mình. Ảnh: GEO Epoche.
TẠI SAO người Chủ tịch lại cứ khăng khăng giữ lấy chiến lược của ông ấy, khi nạn đói trong nước từ lâu đã quá rõ ràng? Cho tới chừng nào mà tài liệu lưu trữ của ĐCS vẫn còn khép kín thì sẽ không có câu trả lời thỏa đáng. Có lẽ ông ấy sợ bị lật đổ. Có lẽ ông ấy lo ngại cho chỗ đứng của ông ấy trong lịch sử Trung Quốc, năm 1956 ông ấy đã theo dõi việc những người Cộng sản Xô viết lên án đường lối của Stalin sau khi người này qua đời như thế nào.
Có lẽ ông ấy vẫn còn tin rằng những hy sinh đấy sẽ mang lại thành quả, rằng Trung Quốc thật sự đứng trước ngưỡng của một quốc gia công nghiệp. Cả một thời gian dài, ông ấy không muốn thừa nhận toàn bộ quy mô của nạn đói.
Chắc chắn rằng: chậm nhất là trong mùa Hè năm 1961, ông ấy cũng không còn có thể nhắm mắt trước thảm họa đấy được nữa. Thành viên của giới lãnh đạo Đảng đã đi xuyên qua đất nước và đã tự mình nhìn thấy lần chết hàng loạt đó. Họ báo cáo tỉ mỉ cho ông. Thêm vào đó, các dự trữ ở Thượng Hải và Bắc Kinh cũng hết dần. Đại Nhảy Vọt đã thất bại – ngay cả khi nó không bao giờ được chính thức tuyên bố chấm dứt.
Sau đấy, Mao lui về phía sau và để cho những người lãnh đạo khác cứu lấy người dân của ông ấy.
Bây giờ, Trung Quốc nhập khẩu ngũ cốc để cung cấp cho những người đang đói ăn. Một đạo luật khẩn cấp lại cho phép người nông dân mướn đất và có việc làm phụ. Được phép họp chợ ở địa phương. Hàng ngàn dự án công nghiệp không hiệu quả được đình chỉ. Bếp nhân dân được bãi bỏ, công xã được thu hẹp lại. Khoảng 25 triệu người Trung Quốc, những người đã trốn vào thành phố, phải trở về làng của họ.
Các chỉ thị mới lan truyền đi nhanh chóng. Trong tỉnh Thanh Hải, Wu Tiancheng và bạn bè của anh ấy nghe nói rằng đất đai được chia lại ở quê hương. Hai năm sau chuyến đi trốn, họ trở về Judong.
Họ về một ngôi làng không còn dân cư. Hẳn phân nửa người dân đã chết. Chỉ một ít trẻ em là sống sót qua cuộc Đại Nhảy Vọt. Và chết chóc vẫn còn chưa chấm dứt. Cứ hai người Trung Quốc chết năm 1963 thì có một người dưới mười tuổi: suy yếu vì đói ăn nhiều năm liền.
Trong tháng 1 năm 1962, 7000 cán bộ họp ở Bắc Kinh. Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, người từng thân cận với Mao, đã dũng cảm nói về sự thất bại của giới lãnh đạo Đảng: “Phải nói rõ rằng trách nhiệm chính cho các khó khăn và lỗi lầm trong công việc của chúng ta trong những năm vừa qua là nằm tại Trung ương Đảng.”
Ông ấy đã tận mắt nhìn thấy sự khốn khó của người nông dân, và ông ấy không đồng ý với đánh giá của Mao, rằng tỷ lệ giữa thất bại và thành công tương ứng với “chỉ một của mười ngón tay.”
“Nói chung thì chắc đấy là ba”, Lưu nói, “và trong vài vùng còn nhiều hơn thế nữa, như trong vùng Tín Dương.” Nhưng Đảng giữ kín quy mô thật sự của nạn đói. Đảng gọi thời gian của cuộc Đại Nhảy Vọt là “ba năm cay đắng”, đổ lỗi, ngoài những điều khác, cho hạn hán và Liên bang Xô viết, nước được cho là cứ khăng khăng buộc Trung Quốc phải thực hiện các hợp đồng của mình ngay cả trong nạn đói.
Nhưng thật sự thì thảm họa này là do con người gây ra: bởi Mao, người đã đích thân quyết định về chiến lược của cuộc Đại Nhảy Vọt, và bởi những cán bộ khác mà trong số đó có nhiều người – từ những thành viên nhiều quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho tới cán bộ Đảng đơn giản trong làng – sẵn sàng hy sinh con người cho viễn cảnh  của một Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc.
Với lời hứa, không để cho người Trung Quốc nào còn phải đói nữa và dẫn dắt đất nước đến một tương lai xán lại, Đảng đã gửi không biết bao nhiêu là người Trung Quốc đi đến cái chết. Phần lớn không được nước ngoài Phương Tây nhận biết, trong vòng ba năm có lẽ đã có 30 triệu người chết trong các làng mạc Trung Quốc. Và không phải tất cả đều chết đói: hàng triệu người bị đánh chết, đâm chết, bắn chết. Không phải bởi một đạo quân thù địch, mà bởi chính người của họ.
Đại Nhảy Vọt là sai lầm lớn nhất của Mao Trạch Đông, tội phạm lớn nhất của ông ấy. Và ông ấy sẽ không quên rằng ai đã dám nói lên sự thật về thảm họa này: Lưu Thiếu Kỳ.
Người đấy, người mà cả một thời gian dài được xem là người thừa kế Mao, sẽ phải trả giá bằng mạng sống của mình cho những lời nói công khai đấy một vài năm sau này. Ông ấy là nạn nhân cuối cùng của 30 triệu nạn nhân mà nhân dân Trung Quốc phải gánh chịu vì sự điên rồ của mỗi một người: vì ý tưởng, rằng người ta có thể quất roi thúc một đất nước đang phát triển nhanh chóng đi vào hiện đại.
Gesa Gottschak
Phan Ba dịch
Giới thiệu tài liệu: Kimberley Ens Manning/Felix Wemheuer (xuất bản), “Eating Bitterness”, University of British Columbia Press: tập hợp những bài viết thể hiện một cách ngắn gọn và đầy đủ các kết quả nghiên cứu mới nhất về từng đề tài riêng lẻ một.

Cuộc chiến của những đứa trẻ con

1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa
Hè 1966. Thanh thiếu niên nắm lấy quyền lực trong các thành phố Trung Quốc. Học sinh hành hạ thầy giáo của họ cho tới chết, sinh viên làm nhục giáo sư của họ, lứa mới lớn đập nát những tượng đài kỷ niệm của một nền văn hóa lâu đời hàng ngàn năm. Chính Mao đã mở cửa cho cuộc nổi dậy của “Hồng Vệ Binh” này – để lật đổ đối thủ của ông ấy trong Đảng, đập tan xã hội và thực hiện giấc mơ của ông ấy: cuộc cách mạng liên tục.
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
Khi cô giáo Biện Trọng Vân mặc quần áo vào buổi sáng ngày hôm sau đó, mỗi một cử động đều gây đau đớn, những vết sưng, những lằn roi và những vết bầm tím trên thân thể của bà gây đau rát. Bà cầm lấy cái túi xách, như thể chờ đợi một ngày dạy học bình thường. Bà nhét chứng minh nhân dân vào đấy, thêm quyển sách nhỏ màu đỏ với những câu trích dẫn Mao, bài văn “Người ta trở thành một người Cộng sản tốt như thế nào” của Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và một quyển nhỏ về “Cuộc cách mạng vĩ đại làm xúc động tâm hồn.”
Đó là ngày thứ sáu, 5 tháng 8 năm 1966.
Khủng bố: Cô giáo Biện Trọng Vân (với chồng và ba trong số bốn người con của bà) se là người chết đầu tiên trong số các nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa. Bà làm việc tại một trường trung học nổi tiếng ở Bắc Kinh và bị chính các nữ sinh của mình hành hạ cho tới chết. Những người đấy đã đánh đập và xỉ nhục bà nhiều tuần liền vì cho rằng bà phản bội lý tưởng Cộng sản. Ảnh: GEO Epoche
Khủng bố: Cô giáo Biện Trọng Vân (với chồng và ba trong số bốn người con của bà) se là người chết đầu tiên trong số các nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa. Bà làm việc tại một trường trung học nổi tiếng ở Bắc Kinh và bị chính các nữ sinh của mình hành hạ cho tới chết. Những người đấy đã đánh đập và xỉ nhục bà nhiều tuần liền vì cho rằng bà phản bội lý tưởng Cộng sản. Ảnh: GEO Epoche
Người đàn bà 50 tuổi đó sống với chồng và bốn đứa con trong một căn hộ trên đường Fu Wai, số 6, cách nơi làm việc của bà khoảng hai kilômét, trường nữ trung học ở đường Erlong. Đó là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Bắc Kinh, một thể chế cho giới tinh hoa mà nhiều con cái của những người có quyền lực đến đấy học. Cả những đứa con gái của Mao cũng học ở đó. Khuôn viên rộng lớn bao gồm văn phòng, lớp học, phòng ngủ cũng như một sân vận động và nằm cách khu vườn Trung Nam Hải của các hoàng đế ngày xưa, nơi Mao ngụ ở sau những bức tường đỏ, vào khoảng một kilômét về phía Tây.
Bian dạy học ở trường này từ 17 năm nay, bà là đảng viên Đảng Cộng sản và cũng là hiệu phó. Nhưng bây giờ thì chính những người học trò của bà đã tuyên bố chiến tranh với bà.
Trường đã ngưng dạy hơn 50 ngày nay rồi. Tường của các ngôi nhà đầy bích báo – những dãy giấy, có những chữ to được viết ở trên đấy. “Trâu quỷ rắn ma hãy cút đi!”, các nữ sinh đã viết như thế. “Giải phóng toàn thể nhân loại là nhiệm vụ không thể chối bỏ của chúng ta!”
Ngày này qua ngày khác, có những bài hát vang ra điếc tai từ loa phóng thanh: “Đông phương hồng. Mặt trời lên.” Các nữ sinh đồng thanh hét to và nắm tay lại thành nắm đấm. Nhiều người trong số họ mặc quần và áo khoác màu xanh, dây thắt lưng nâu với khóa sắt và giày ủng da giống như những người lính. Thêm vào đó là dãy băng đỏ trên cánh tay trái.
Nhóm nữ sinh này tự gọi mình là “Hồng Vệ Binh”; có những người còn chưa quá 14 tuổi. Một trong số những người dẫn đầu họ là Song Binbin, một cô con gái cao gầy với chiếc kính đeo mắt to, con gái của một cán bộ Đảng cao cấp.
Trước đây vài tuần, các cô gái đã xông vào trong căn hộ của Bian, đã dán áp phích lên tường và cửa. “Đồ ma cáo! Đồ Quỷ nữ kinh khiếp! Đừng tưởng mày an toàn!”, họ đã viết như thế bằng mực Tàu trên báo cũ.
Những người xông vào nhà đã khám xét mọi thứ: ghi chép, sách, thư từ. Ngay đến sàn nhà cũng bị họ giật lên. Họ không tìm thấy một manh mối nào cho việc Bian là một kẻ phản bội.
Mặc dù vậy, trong một cuộc họp, họ đã hạ nhục người cô giáo, đá bà ấy và nhét đất vào miệng của bà ấy và sau đó đã phỉ báng bà ấy trong các báo tường: “Mày đã run rẩy như một cái lá, miệng đầy đất sét vàng, đánh khinh như một con heo chết đuối.”
Từ đấy, họ khủng bố Biện Trọng Vân hầu như hàng ngày. Chế diễu, nhổ nước miếng, đánh đập bà ấy. Và những cuộc tấn công của họ mỗi lần một dữ dội hơn.
Hôm qua, vào chiều ngày 4 tháng 8, một đám con gái đã xông vào phòng hiệu trưởng. Họ đã đánh Brian bằng gậy và bằng thắt lưng da, chửi rủa bà là “yêu tinh”.
Bây giờ, bà ấy đến cạnh giường của chồng bà và đưa tay cho ông ấy. Bà im lặng. Hai người là vợ chồng từ hơn 20 năm nay, bà chưa từng bao giờ từ giã như thế trước đây. Rồi Bian rời căn hộ và đi đến trường trên đường Erlong. Đến với những người hành hạ bà.
Vào buổi chiều, các nữ sinh sẽ lại hành hạ bà – và khiến cho bà trở thành nạn nhân đầu tiên đã chết của một chiến dịch sẽ làm cho Trung Quốc tê liệt mười năm trời. “Cuộc Cách mạng Văn hóa vô sản vĩ đại”. Cái trông giống như một vụ nổi điên thì thật sự là đã đi theo tính toán sát nhân của một người đàn ông duy nhất: hàng triệu thanh thiếu niên nổi loạn, đánh đập và giết người, vì Mao Trạch Đông già nua đã khuyến khích họ làm điều đó.
Để trả thù. Để lập trật tự trong đảng của ông ấy. Và để thúc đẩy cuộc cách mạng.
Nhiều Hồng Vệ Binh, như ở đây trong cuộc diễu hàng nhân ngày Quốc Khánh 1966, vẫn còn là trẻ con. Ảnh: GEO Epoche.
Nhiều Hồng Vệ Binh, như ở đây trong cuộc diễu hàng nhân ngày Quốc Khánh 1966, vẫn còn là trẻ con. Ảnh: GEO Epoche.
VÀO ĐẦU NHỮNG NĂM 1960, ảnh hưởng của Mao đến 17 triệu đảng viên Trung Quốc suy yếu dần. Tuy ông ấy vẫn còn là người đứng đầu cỗ máy quyền lực to lớn nhất thế giới, nhưng uy thế, cái mà ông ấy đã có được qua tranh đấu như là nhà lãnh tụ cách mạng và người thành lập nhà nước, không còn bảo vệ ông trước sự bất mãn của các cán bộ được nữa. Ngay đến những người đồng hành thủa xưa từ những ngày của cuộc Vạn Lý Trường Chinh cũng quay mặt đi, như người đã được chỉ định làm người kế thừa ông, chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, hay Đặng Tiểu Bình, tổng bí thư Đảng, hai trong số những người Cộng sản có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc.
Họ yêu cầu chấm dứt những cuộc thử nghiệm gây tai họa, những cái mà người đứng đầu ĐCS luôn bắt buộc đất nước của ông ấy tiến hành.
Chậm nhất là từ mùa Hè 1961, Lưu đã cho rằng cuộc Đại Nhảy Vọt, thử nghiệm của Mao, tăng tốc dẫn dắt Trung Quốc đến Chủ nghĩa Cộng sản, đã thất bại. Trong diễn tiến của chiến dịch này đã có hơn 30 triệu người chết đói, bị đánh chết hay chết do làm việc quá sức, vì Mao đã cải tạo nền nông nghiệp một cách tàn nhẫn, để nuôi dưỡng được con số ngày càng tăng của công nhân công nghiệp. Và vì người nông dân không còn được phép tạo dự trữ để đề phòng cho những lúc đói kém nữa.
Xã hội dao động, kinh tế tê liệt. Tính đáng tin cậy của Mao bị lay động. Bây giờ Lưu và Đặng chờ đợi một sự chừng mực ở ông ấy; đầu tiên là phải thực hiện một trật tự nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ổn định, rồi người ta mới có thể xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ở trên đó. Nhưng trước hết là phải chấm dứt nạn đói.
Trong mùa Xuân năm 1962, Lưu dám làm một việc kinh thiên động địa: ông ấy phê bình chính sách của Mao: “Không có Đại Nhảy Vọt tới phía trước”, ông ấy nói trước 7000 cán bộ Đảng, “chúng ta đã rơi lại xa ở phía sau.” Sau chủ tịch nước, cả những đại biểu khác cũng đòi hỏi một thay đổi về chính trị kinh tế.
Mao nhìn đấy như là một sự phản bội tổ quốc. Rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn còn chưa phải là thiên đàng Cộng sản Chủ nghĩa, điều đấy không phải là vì ông mà là vì những sai lầm của cán bộ. Những người đấy chỉ tiến hành các chiến dịch một cách ngần ngừ và cẩu thả.
Thế nhưng thế lực của ông ấy đã suy yếu sau thảm họa của cuộc Đại Nhảy Vọt. Vì thế mà ông ấy nhận trách nhiệm cho thảm họa đói ăn trước 7000 cán bộ. Đó là thất bại nặng nề nhất của ông ấy kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bây giờ ông ấy phải để cho những người chống ông ấy làm việc, mặc dù ông ấy phản đối đường lối của họ.
Và ông nhận ra trong người đồng chí ngày xưa đã cùng chiến đấu với mình, Lưu, đối thủ nguy hiểm nhất của ông ấy. Vì Lưu và những người theo ông ấy đã đảo ngược chính sách của Mao: họ cải tổ lại ngân sách, vì thế mà phải sa thải hàng triệu công nhân thiếu việc làm ra khỏi các nhà máy quốc doanh – dẫn đến việc thành hình một tầng lớp vô sản nghèo khổ mới, gồm giới tội phạm nhỏ và bán dâm.
Thêm vào đó, cán bộ của Lưu làm tăng sản lượng thu hoạch bằng cách cho những người nông dân đang bị gộp lại trong các hợp tác xã được phép mướn và tự gieo trồng trên những đồng ruộng nhỏ. Họ giảm chi phí vũ trang và thay vào đó hỗ trợ cho công nghiệp hàng tiêu dùng. Và họ giảm thời gian làm việc, để con  người lại có thời gian thư giản và cho gia đình.
Đất nước hồi phục lại từ những thiếu thốn càng nhiều thì các đồng chí dường như lại càng ít cần đến người “Chủ tịch vĩ đại” của họ chừng đấy. Ảnh hưởng của các nhà cải cách quanh Lưu, Đặng cũng như Bành Chân, thị trưởng của Bắc Kinh, liên tục tăng lên.
Bây giờ Mao phải tính đến việc bị tước quyền lực dần dần. Ông chỉ nhìn thấy “cánh hữu” ở khắp nơi, những người – như Lưu – phản bội lý tưởng cách mạng.
Vì thế mà hai người có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc đứng đối diện với nhau: sếp ĐCS Mao và chủ tịch nước Lưu. Tả chống hữu. Cuộc đấu tranh vì đảng, cái cuối cùng trở thành cuộc Cách mạng Văn hóa, được khai mào. Và Mao tập hợp những người theo ông ấy lại.
Trong lúc Lưu còn cải cách đất nước, Mao đã nắm chắc được sự ủng hộ của những người Cộng sản quá khích. Thuộc trong số đó cũng là người vợ thứ tư của ông ấy, Giang Thanh, nguyên là một nữ diễn viên. Trước khi Mao đâm yêu bà năm 1937, bà ấy tự gọi mình là Lam Tần và là một đề tài được ưa thích của giới báo chí lá cải. Từ năm 1963, bà làm việc trong Bộ Văn hóa, nơi bà ấy kiểm duyệt phim và kịch. Mặc dù cá nhân bà ấy vẫn thưởng thức phim truyện nước ngoài đã bị cấm.
Tranh giành quyền lực: Sau thảm họa của "Đại Nhảy Vọt", Mao bị cô lập trong giới lãnh đạo ĐCS, ông ấy mất ảnh hưởng. Cũng vì vậy mà ông ấy huy động đội Hồng Vệ Binh – đội ngũ ngoài những việc làm khác cũng tấn công các đối thủ của ông ấy ở trong Đảng. Ảnh: GEO Epoche
Tranh giành quyền lực: Sau thảm họa của “Đại Nhảy Vọt”, Mao bị cô lập trong giới lãnh đạo ĐCS, ông ấy mất ảnh hưởng. Cũng vì vậy mà ông ấy huy động đội Hồng Vệ Binh – đội ngũ ngoài những việc làm khác cũng tấn công các đối thủ của ông ấy ở trong Đảng. Ảnh: GEO Epoche
Chồng của bà coi thường khả năng chính trị của Giang, nhưng ông ấy đánh giá cao tính vô lương tâm và cứng rắn của vợ mình: “Bà ấy nguy hiểm chết người và độc hại như một con bọ cạp”, ông ấy phán xét. Đối với ông, đấy là một công cụ toàn hảo để đe dọa các đối thủ của mình. Sau này, Giang sẽ bảo vệ mình: “Tôi là con chó của Mao Chủ tịch. Ông ấy ra lệnh thì tôi cắn.”
Nhưng người trung thành nhất với ông là Lâm Bưu: nguyên soái của nước Cộng hòa Nhân dân, người đánh chiếm Bắc Kinh và là Bộ trưởng Quốc phòng cũng là người chỉ huy “Quân Giải phóng Nhân dân” có lực lượng ba triệu lính – bên cạnh Đảng và bộ máy nhà nước là cột trụ quan trọng thứ ba của quyền lực trong nước.
Người sĩ quan gầy gò đó – sau sự xa cách vào lúc ban đầu thời Vạn lý Trường chinh – từ gần bốn thập niên nay là một đồng minh của Mao: không một ai khác quanh Mao hưởng được một sự tự chủ như thế. Đổi lại, ông ấy đứng cạnh Mao bất cứ lúc nào mà người này cần sự giúp đỡ. Tham vọng của Lâm không có ranh giới. Ông ấy muốn vươn lên trở thành người đàn ông thứ hai của Trung Quốc – và trở thành người kế vị Mao.
Nhờ người lãnh đạo Đảng mà ông ấy mới có chức vụ bộ trưởng của mình. Lâm trả ơn, bằng cách gắn kết những người lính của mình vào viên chủ tịch. Quyển “Mao Chủ tịch ngữ lục”, một quyển sách nhỏ có bìa đỏ với những câu trích dẫn của người sếp ĐCS, là sáng kiến của ông ấy. Bắt đầu từ năm 1964, Lưu cho người phân phát nó cho các sĩ quan và người lính. Đã từ lâu, không chỉ khả năng quân sự của một người nào đó quyết định rằng người này là một người lính tốt, mà cả lòng trung thành của người đó với Mao nữa.
Nhưng mặc dù biết rằng các nòng súng đứng sau lưng mình, ông ấy vẫn không muốn tước quyền lực các đối thủ của ông ấy quanh Lưu Thiếu Kỳ bằng một cuộc đảo chính quân sự. Mà là qua một cuộc cách mạng.
Không phải quân nhân mà chính các nhà cách mạng là những người xua đuổi vô số kẻ giúp đỡ Lưu ra khỏi các chức vụ – những kẻ quan liêu đấy, những người điều hành các phương tiện sản xuất trong các nhà máy và cơ quan như “nhà tư bản”, hưởng đặc quyền và cản trở công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.
Chiến dịch: Hồng Vệ Binh công bố khẩu hiệu của mình trên những tờ báo tường viết tay. Trong đó, họ yêu cầu lật đổ "Băng nhóm Đen", họ gọi đối thủ của Mao là vậy. Ảnh. GEO Epoche
Chiến dịch: Hồng Vệ Binh công bố khẩu hiệu của mình trên những tờ báo tường viết tay. Trong đó, họ yêu cầu lật đổ “Băng nhóm Đen”, họ gọi đối thủ của Mao là vậy. Ảnh. GEO Epoche
Cú đánh đầu tiên của ông ấy là để chống lại văn hóa: “Tất cả các hình thức nghệ thuật – ca kịch, nhà hát, nghệ thuật nhân dân, hội họa và văn học”, người đồng chí cao cấp nhất trong Đảng tuyên bố vào cuối năm 1963, đều là “phong kiến hay tư bản”, ngay cả phần lớn các tác phẩm thành hình dưới chế độ của ông. Cần phải có một nền văn hóa mới, ông ấy yêu cầu, “làm sạch” Trung Quốc – khỏi các cán bộ đã xa rời nhân dân.
Trong khi đấy thì Mao rất thích ca kịch Trung Quốc, sở hữu trên 2000 băng thu thanh, nghiên cứu lịch sử của các hoàng đế Trung Quốc và làm thơ. Tuy vậy, ông vẫn nguyền rủa văn hóa “tiểu tư sản” mà không cần phải cố gắng tí nào.
Ông cũng phê bình các phương pháp giảng dạy thường gây nhàm chán trong trường học và đại học – ông muốn tranh thủ giới thanh thiếu niên cho cuộc cách mạng của ông ấy. Vì họ “ít bảo thủ nhất trong suy nghĩ”.
Cho đến nay, ông chống lại đối thủ của ông trước hết là qua những chiến dịch, được tổ chức và thực hiện bởi bộ máy của Đảng. Nhưng bây giờ chính ĐCS lại là kẻ thù – tổ chức thống trị nhà nước và trên thực tế là tất cả những cái khác trong cuộc sống của người Trung Quốc: các ủy ban nhà nước do họ kiểm soát quy định người ta phải làm việc ở đâu và sống trong thành phố nào; họ phân chia cho mỗi người nơi ở và cái ăn; và họ đánh giá, liệu người ta có phải là một đồng chí tốt hay không hay là một trường hợp để cải tạo.
Giới lãnh đạo Đảng tuy chấp thuận cho ông Chủ tịch vĩ đại cuộc Cách mạng Văn hóa của ông ấy – thế nhưng họ không giao cho một người theo Mao lãnh đạo chiến dịch này mà lại giao cho Bành, thị trưởng của Bắc Kinh.
Qua đó mà người Chủ tịch nhận được tòa án của ông ấy. Nhưng vai trò quan tòa của tòa án dị án thì Đảng lại để cho một trong những người theo dị giáo cao cấp nhất đóng: một điều lăng nhục.
Tôn sùng cá nhân: Với một lần diễu hành bơi lội ở gần Bắc Kinh, những người Cộng sản chào mửng người Chủ tịch Vĩ đại của họ - và đồng thời qua đó cố nhắc đến sức lực hoạt động của con người trên 70 tuổi này. Ảnh: GEO Epoche
Tôn sùng cá nhân: Với một lần diễu hành bơi lội ở gần Bắc Kinh, những người Cộng sản chào mửng người Chủ tịch Vĩ đại của họ – và đồng thời qua đó cố nhắc đến sức lực hoạt động của con người trên 70 tuổi này. Ảnh: GEO Epoche
Trong tháng 10 năm 1964, Nikita Khrushchev, người lãnh đạo ĐCS Xô viết, bị chính các đồng chí của mình lật đổ. Kể từ lúc đấy, Mao càng đa nghi hơn, nhìn thấy người âm mưu, tên phản bội và kẻ thù ở khắp mọi nơi.
Và đối thủ của ông ấy cũng tạo cho ông ấy nhiều cơ hội để mà nghi ngờ.
Vào ngày 3 tháng 1 năm 1965, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ được xác nhận trong chức vụ của ông ấy. Lúc bổ nhiệm ông ấy năm 1959, người dân hầu như không hề chào mừng ông ấy, nhưng bây giờ, vì ông ấy đã giải thoát Trung Quốc khỏi nạn đói, ông ấy được tôn sùng qua những cuộc duyệt binh lớn. Và hình ảnh của ông ấy được mang đi trên đường phố bên cạnh hình ảnh của Mao. Trong báo chí, bây giờ ông ấy cũng ngang hàng: “Chủ tịch Mao và Chủ tịch nước Lưu là các lãnh tụ mến yêu của chúng ta”, các báo viết.
Một lãnh tụ thứ nhì, trên cùng bậc với chính mình: đối với Mao, đấy là một cuộc tổng tấn công vào vị thế có một không hai của ông ấy.
“Mày nghĩ mày là ai chứ?”, có lần ông ấy đã rít lên như thế với Lưu. “Tao chỉ cần búng ngón tay là sẽ chẳng còn có mày nữa đâu!”
Nhưng Mao đã lầm. Trong mùa Thu năm 1965, ông ấy hầu như bị cô lập trong giới lãnh đạo của ĐCS. Điều này thể hiện ở việc khi ông yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó có đại diện của Đảng, quân đội và các thể chế nhà nước, phải hành động chống Ngô Hàm, phó trị trưởng Bắc Kinh: vì vở kịch được cho là phản động “Hải Thụy bãi quan” mà sử gia đó – một người theo Lưu Thiếu Kỳ – đã viết lời. Ủy ban từ chối lời đề nghị đó. Mao không còn có đa số trong nhóm đứng đầu ĐCS nữa.
Sau đấy, ông ấy dùng đoàn tàu đặc biệt của mình đi về Thượng Hải, một thành trì của “phe tả”. Trong những tháng sau đó, ông ấy ở trong cơ ngơi của mình ở miền Nam Trung Quốc trong Hàng Châu, thăm thành phố Thiều Sơn là quê hương của ông ấy, đi dạo trên núi, tổ chức tiệc khiêu vũ.
Ở nước ngoài, có những nhà quan sát nào đó phỏng đoán rằng người chủ tịch đang bệnh nặng, bị tước quyền lực – hay đã chết nữa. Thế nhưng con người thất lạc đó đang chuẩn bị cuộc phản công của mình từ xa.
Vào ngày 10 tháng 11 năm 1965, một tờ báo ở Thượng Hải đăng một bài phê bình gay gắt vở kịch “Hải Thụy bãi quan”. Chính Mao đã viết nó củng với vợ của ông ấy và hai người thân cận nữa. Lời kết tội: vở bi kịch mà trong đó một ông quan bị cho thôi chức vì đã phê bình người chủ của mình, là một ám chỉ đến người Chủ tịch, đặt ông ấy cùng hàng với kẻ chuyên chế (năm 1959, Mao đã sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vì người này đã phê bình ông trong một bức thư; từ đấy Lâm Bưu chiếm chức vụ này). Bài viết báo hiệu: cuộc tranh giành quyền lực vẫn còn được tiếp tục.
Cổ vũ: tháng 8 năm 1966, Mao tiếp đón cô nữ sinh Song Binbin, nhóm của người này đã giết chết cô giáo Biện Trọng Vân. Ảnh: GEO Epoche
Cổ vũ: tháng 8 năm 1966, Mao tiếp đón cô nữ sinh Song Binbin, nhóm của người này đã giết chết cô giáo Biện Trọng Vân. Ảnh: GEO Epoche
MỘT THÁNG SAU ĐÓ, Mao tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lâm trong ngôi biệt thự hoàng đế của ông ấy ở Hàng Châu, tròn 200 kilômét về phía Nam của Thượng Hải. Ở đây, ông ấy hứa với người chỉ huy quân đội, rằng sẽ nâng ông ấy lên thành con số hai mới trong Đảng sau khi lật đổ Lưu theo kế hoạch và đập tan những “kẻ hữu khuynh”.
Lâm Bưu trẻ hơn Mao 14 tuổi, tức là cũng có thể có hy vọng, rằng một ngày nào đó sẽ thăng tiến lên đến tột đỉnh. Mối liên kết của hai người giờ đây càng chặt chẽ hơn bao giờ hết.
Mao cố nắm chắc sự giúp đỡ của những người trung thành khác. Rất có thể là ông ấy cũng đã tiếp xúc với Đặng Tiểu Bình trong thời gian này. Vì ông đánh giá cao sự hiểu biết và tài tổ chức của người này. Lúc trước, Đặng đã hỗ trợ cho viên Chủ tịch trong tất cả các chiến dịch chống lại kẻ thù của ông ấy. Thế nhưng sau cuộc Đại Nhảy Vọt, ông ấy không muốn tiến hàng những cuộc thí nghiệm chính trị nữa.
Trong mùa Xuân năm 1966, Giang Thanh vợ Mao yêu cầu trong tuyên ngôn “Giết chết văn hóa” do chính Mao biên tập một cuộc “Đại Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở mặt trận văn hóa để tiệt trừ những lực lượng đen tối độc tài có khuynh hướng chống Đảng và chống Chủ nghĩa Xã hội”.
Thế nhưng Mao vẫn còn chưa tấn công trực tiếp Chủ tịch nước Lưu. Ông chỉ yêu cầu sa thải một “Nhóm chống Đảng” bốn người, được cho là phá hoại cuộc Cách mạng Văn hóa. Người nổi tiếng nhất trong bốn người đấy là là Bành, thị trưởng Bắc Kinh.
Trong khi đó, Lâm Bưu chuẩn bị điều động quân đội về Bắc Kinh – được cho là để đàn áp một cuộc “đảo chính phản cách mạng” sắp xảy ra.
Dưới tình hình đó, Bộ Chính trị đã họp vào ngày 16 tháng 5 mà trong đó cần phải biểu quyết về danh sách của Mao. Viên Chủ tịch vẫn tiếp tục ở miền Nam Trung Quốc – có lẽ vì ông đã chắc chắn rằng mình sẽ chiến thắng.
Lưu Thiếu Kỳ khai mạc cuộc họp của ủy ban cao nhất trong ĐCS: “Chúng ta nhận được chỉ thị phải thảo luận về văn kiện này, nhưng chúng ta không được phép thay đổi nó”, ông ấy nói. “Điều này không phải là độc tài hay sao?”
Rồi ông hỏi Bành rằng người này có phản đối lời yêu cầu của Mao hay không. Ông ấy phủ nhận. Và rồi ông ấy giơ tay lên như tất cả các thành viên khác của Bộ Chính trị khi biểu quyết về sự sa thải của chính mình.
Thêm vào đó, các cán bộ đứng đầu đang hội họp này ủng hộ cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao. Tại sao họ lại biểu quyết như thế, hai ngày sau đó mới rõ, khi Lâm Bưu tiếp tục đe dọa Bộ Chính trị theo yêu cầu của Mao: “Bất cứ ai chống lại Mao”, ông ấy tuyên bố, “sẽ bị Đảng và nhân dân trừng phạt.”
Qua đó Mao đã tạo nên một Bộ Chính trị tuân theo ý muốn của mình. Nhưng các nghị quyết của Bộ Chính trị – cả việc tước quyền lực của Bành Chân – tạm thời vẫn được giữ kín. Mao muốn tiếp tục im lặng, cho tới khi chuẩn bị xong cho cuộc “thanh trừng” lớn.
Một “Nhóm Trung ương của Cách mạng Văn hóa” dưới sự lãnh đạo của vợ Mao bây giờ thay thế cho các nhóm làm việc của Bành đã bị tước quyền lực. Thêm vào đó, Giang Thanh kiểm soát một tòa án có nhiệm vụ tổ chức những vụ bắt giam các đối thủ của Mao.
Và ngay sau cuộc họp của Bộ Chính trị, một chiến dịch báo chí chống lại các “cán bộ xét lại” và “trí thức tiểu tư sản” bắt đầu.
NHƯNG CÁI TRỰC TIẾP phát động cuộc nổi dậy của giới trẻ là một tờ báo tường trong một nhà ăn đại học ở Bắc Kinh, cái cỗ vũ cho “tinh thần cách mạng” và kêu gọi người đọc “phản kích lại băng nhóm đen” quanh Bành.
Mao, người trong dinh thự của mình được thông tin về tất cả các sự kiện quan trọng trong thủ đô, để cho đọc bài viết đó trên đài phát thanh vào ngày 1 tháng 6. Cùng ngày, một bài xã luận do ông yêu cầu được đăng trên tờ “Nhân dân Nhật báo” dưới tít “Quét sạch bọn trâu quỷ rắn ma”: mặc dù trật tự cũ đã bị lật đổ, tác giả ta thán, các “học giả” vẫn cố gắng tranh thủ giới trẻ cho một chính sách hướng về phía sau.
Kêu gọi lật đổ: Khẩu hiệu của sinh viên ngày càng quá khích hơn. Câu khẩu hiệu ở trên tường bên trái trong tháng 9 năm 1967 yêu cầu lật đổ chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Ảnh: GEO Epoche
Kêu gọi lật đổ: Khẩu hiệu của sinh viên ngày càng quá khích hơn. Câu khẩu hiệu ở trên tường bên trái trong tháng 9 năm 1967 yêu cầu lật đổ chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Ảnh: GEO Epoche
Người sếp của Đảng muốn động viên hàng triệu học sinh và sinh viên, bằng cách nâng xung đột thế hệ lên thành “mâu thuẫn giai cấp”: giới trẻ cách mạng ở một bên, người trưởng thành thường bảo thủ ở bên kia.
Lời kêu gọi của “Nhân dân Nhật báo” hướng đến thế hệ đầu tiên được sinh ra trong nước Cộng hòa Nhân dân và được giáo dục hầu như hoàn toàn theo các lý tưởng của Mao: một thế hệ sống tốt hơn nhiều cho với cha mẹ của họ – và là một thế hệ mà mặc dầu vậy vẫn hết sức không tự tin. Vì so với các thành tích của thế hệ đi trước thì giới trẻ chỉ có thể thua kém. Thường họ phải nghe những câu chuyện anh hùng của giới cựu chiến binh trong những cuộc trao đổi do nhà nước tổ chức và phải chịu đựng khi những người già mắng nhiếc họ là “cây nhà kính” hèn nhát.
Nhưng họ có thể chứng tỏ lòng tin Cộng sản của họ như thế nào? Thường thì họ chỉ còn những hành động trẻ con như là sự lựa chọn: như trong ký túc xá, các học sinh tranh đua nhau xem ai là người dậy đầu tiên để lau hành lang hay lén giặt quần áo của bạn đồng học. Nhiều thanh thiếu niên viết nhật ký mà trong đó họ tưởng tượng ra hàng nhiều trang về tình yêu cách mạng của họ và để chúng nằm công khai trong phòng của họ hay trong phòng ngủ.
Trong lúc đó, việc đấy đối với họ không phải chỉ là để xứng đáng với các lý tưởng cách mạng, mà là cũng để cho tương lai sự nghiệp của họ. Vì áp lực thành tích chưa từng bao giờ đè nặng như thế. Các cơ hội thăng tiến biến mất dần, vì trường trung học đào tạo ra nhiều học sinh hơn là chỗ học đại học. Có những vùng mà cứ ba học sinh tốt nghiệp phổ thông thì mới có một người đi học đại học.
Liệu một người có được phép đi học đại học hay không, điều đấy không phải phụ thuộc trước hết vào điểm của người đó; cũng quan trọng như thế là gia thế của người đó và hoạt động chính trị của người đó. “Ai ở gần sân thượng cao thì nhìn mặt trăng trước”, đó là một câu châm ngôn, và do vậy mà con cái của đảng viên và những nhà cách mạng lão thành có được những cơ hội tốt nhất; học sinh từ những gia đình “đen”, cha mẹ của họ thuộc giai cấp tiểu tư sản trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân, thì ngược lại chỉ có thể tự thể hiện mình qua thành tích xuất sắc và một cuộc sống gương mẫu. Trong các trường học của đất nước có một cuộc cạnh tranh không khoan nhượng.
Không có thời gian cho các vui thú của tuổi mới lớn: thiếu niên không được phép hẹn hò, cai trị ở nhà là cha mẹ, và đi du lịch là việc không thể trả tiển được. Họ được thầy cô của họ huấn luyện theo yêu cầu của Đảng – không hề đếm xỉa đến ý kiến lẫn ước muốn của họ. Cho tới nay, giới trẻ còn không được phép độc lập tham gia chính trị nữa.
Nhưng bây giờ thì vị Chủ tịch Vĩ đại cần đến sự giúp đỡ của họ, sự hỗ trợ của giới trẻ. Trong quyển “Mao Chủ tịch ngữ lục”, ông ấy khen ngợi và ca tụng họ, gọi họ là “lực lượng tích cực nhất, sống động nhất của xã hội” và hứa hẹn với họ: “Thế giới là của các cháu.”
Cuối cùng thì họ có thể bỏ lại những thứ bị bắt buộc, gây chán nản, lại ở phía sau, phá vỡ mọi quy định và chứng minh rằng cả họ cũng là những nhà cách mạng nữa.
Mao, một bậc thầy trong mỵ dân, rất thành thạo trong nghệ thuật biến đổi những động cơ thông tục như sự thèm khát quyền lực của mình và ước muốn báo thù các địch thủ của mình trở thành một mong muốn thiêng liêng. Ông ấy biết người ta khơi lên sự hào hứng hoang dại như thế nào.
Đối thủ: Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị tước quyền lực; cái giá phải trả cho lời phê bình Mao là mạng sống của ông ấy. Ảnh: GEO Epoche
Đối thủ: Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị tước quyền lực; cái giá phải trả cho lời phê bình Mao là mạng sống của ông ấy. Ảnh: GEO Epoche
Thông điệp thành công. Vào ngày 2 tháng 6, thanh thiếu niên tại một trường trung học Bắc Kinh cũng treo một tờ báo tường lên. Nó được ký tên bởi “Hồng Vệ Binh”. Các học sinh đe dọa đối thủ của Mao quá khích hơn các sinh viên rất nhiều. “Chúng tôi sẽ dẫm đạp lên các người!”, có thể đọc được ở đó. “Chúng tôi sẽ tàn nhẫn!” Và: “Hãy vứt bỏ các cảm xúc con người!”
Chẳng bao lâu sau, Hồng Vệ Binh được thành lập ở hầu hết các thành phố lớn. Có những người nào đó mặc quân phục cũ của cha mẹ họ, những người khác nhận được quân phục chiến đấu và giày ủng từ kho quân đội. Bắt đầu là ở Bắc Kinh và rồi trên toàn nước, sinh viên và học sinh nổi dậy. Với số đông. Nhiều người bỏ học để thảo luận về cách mạng. Và họ viết báo tường.
Mao mừng rỡ: “Anh sẽ tạo ra sự lộn xộn lớn nhất dưới trời này”, ông ấy viết cho vợ, “để tạo ra trật tự lớn nhất.”
Trong lúc đó, Bộ Chính trị cố gắng hướng cuộc phản đối vào trong khuôn khổ trật tự. Lưu Thiếu Kỳ cho người thành lập những nhóm làm việc – cũng như tại các chiến dịch khác – có nhiệm vụ dẫn dắt phong trào. Thêm vào đó, họ cần phải ngăn chận việc bỏ học và bạo lực.
Thế nhưng các nhóm này chỉ có ít ảnh hưởng đến giới học sinh. Các vệ binh thường xuyên khiêu khích các cán bộ: “Nổi loạn là chính đáng”, họ trích dẫn Mao trên các tờ báo tường của họ – và qua đó đã tìm được một lời biện bạch cho các hành động bạo lực.
Bầu không khí mang tính thù địch. Chẳng bao lâu sau, các thầy giáo đầu tiên đã bị phỉ nhổ. Và bị đánh.
Thân tín: Giang Thanh vợ của Mao là một động lực chính trong cuộc truy lùng những người được cho là phản cách mạng. Ảnh: GEO Epoche
Thân tín: Giang Thanh vợ của Mao là một động lực chính trong cuộc truy lùng những người được cho là phản cách mạng. Ảnh: GEO Epoche
Nhưng không phải tất cả các học sinh đều dùng bạo lực – cũng là vì họ sợ trở thành nạn nhân của những thầy giáo muốn trả thù sau cuộc nổi loạn. Nhưng Mao cũng lôi kéo cả họ về phía của ông ấy: vào ngày 13 tháng 6, ông ấy cho ra quy định, rằng bắt đầu từ bây giờ, trong lúc phân bổ chỗ học đại học cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến “tính vô sản” của những người xin học. Nói cách khác đi: ai muốn học đại học phải tham gia vào cuộc Cách mạng Văn hóa.
Đồng thời, ông ấy cho ngưng dạy học trong trướng. “Giới trẻ nhận được thức ăn”, ông ấy nói. “Với thức ăn, họ có năng lượng, và họ muốn nổi loạn. Họ còn phải làm gì nữa ngoài việc làm náo loạn?”
Bạo lực tăng lên. Vào ngày 18 tháng 6, Hồng Vệ Binh làm nhục 60 giáo sư và cán bộ ở Bắc Kinh. Các “bạo chúa học giả” bị bêu trên các bục gỗ với chiếc “mũ ô nhục” – những chiếc mũ bằng giấy có hình nón có viết những lời mắng nhiếc và lên án. Mãi đến khi một nhóm làm việc can thiệp, “cuộc họp phê bình đấu tranh” mới chấm dứt. Nhưng thường thì các cán bộ của Lưu không thể ngăn chận được những cuộc tấn công. Ở Bắc Kinh, các cán bộ chỉ kiểm soát được có chín trong số 54 trường đại học – ngoài ra, ở khắp nơi họ đều bị đuổi đi.
Sự căm ghét của học sinh và sinh viên hướng đến trước hết là tới những nhà sư phạm với “lý lịch giai cấp xấu”: như chống lại con cái của các địa chủ trước đây – như Biện Trọng Vân.
“Tôi bị tra tấn, bị đánh, bị đá bốn, năm giờ đồng hồ liền”, bà ấy viết cho giới lãnh tụ Đảng. Những người khác khiếu nại ở cảnh sát. Nhưng cả Đảng lẫn cơ quan nhà nước đều không bảo vệ thầy cô. Vì Bộ trưởng Bộ An ninh Công cộng, một người thân cận của Mao, đã ra lệnh cho cảnh sát làm ngơ trước những hành động bạo lực của Hồng Vệ Binh. Vì thế mà cho tới ngày 25 tháng 6, chỉ riêng trong các trường học của Bắc Kinh đã có gần 1000 thầy cô bị đánh đập hay lâm vào trong cảnh ấu đả với học sinh.
Đồng hành: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lâm Bưu tham gia hỗ trợ cuộc cách mạng của Mao – và hy vọng sẽ kế tục ông ấy. Ảnh: GEO Epoche
Đồng hành: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lâm Bưu tham gia hỗ trợ cuộc cách mạng của Mao – và hy vọng sẽ kế tục ông ấy. Ảnh: GEO Epoche
Mao, người vẫn còn ở miền Nam của Trung Quốc, được tường thuật tỉ mỉ về chiến dịch. Trong một bài thơ, ông ấy ca ngợi cuộc Cách mạng Văn hóa như là “làn sóng chấn động của bão táp và sấm sét, khiến thế giới ngạc nhiên”. Thời khắc tái sinh của ông ấy đã đến rồi,
Mặt trời đã đứng cao trên thành phố Vũ Hán khi Mao bước lên khỏi làn nước màu nâu của Trường Giang vào ngày 16 tháng 7 năm 1966. Sau này, báo chí Trung Quốc sẽ khẳng định rằng người Chủ tịch Vĩ đại đã bơi 15 kilômét trong vòng hơn một giờ đồng hồ. Sau đó, trong một chiếc áo choàng tắm màu trắng, con người 72 tuổi đấy vẫy tay chào những người đang đứng xem. Hàng ngàn người đã đến để nhìn ông ấy. “Lãnh tụ Mao kính yêu của chúng ta rất khỏe mạnh, khiến nhân dân Trung Quốc đầy vui mừng”, tờ “Nhân dân Nhật báo” ca ngợi.
Lần tắm trong Trường Giang là một thông điệp gửi đến các đối thủ của Mao: người Chủ tịch Vĩ đại mạnh khỏe và nhất quyết đấu tranh.
Hai ngày sau đó, ông ấy trở về Bắc Kinh. Còn trong đêm, ông ấy đã gặp những người thân cận, chỉ Lưu Thiếu Kỳ là ông từ chối không cho diện kiến.
Ngay sau đó, Mao giải tán các nhóm làm việc – vì họ muốn dập tắt ngọn lửa nổi dậy. Bây giờ thì không còn ai giữ giới thanh thiếu niên lại cả.
Còn Lưu? Ông ấy phải tự lên án mình trước những người của cuộc Cách mạng Văn hóa, vì những cái được cho là lỗi lầm của các nhóm làm việc. Bây giờ thì ông biết rằng lần lật đổ mình chỉ còn là câu hỏi của những tuần tới đây mà thôi.
Đầu tháng 8, Mao lại triệu tập Trung ương Đảng. Lần họp này đã trở thành tòa án cho các đối thủ của ông ấy. Trong lúc họp, ông ấy lần đầu tiên viết một tờ báo tường. Đó là một cuộc tấn công chống lại “một số đồng chí nhất định”, những người đã vi phạm tinh thần của cuộc Cách mạng Văn hóa – và là một lời kêu gọi Hồng Vệ Binh hãy trừng phạt họ. Tít của tấm áp phích “Oanh tạc các trụ sở!”
Đó cuối cùng cũng là lời tuyên chiến với Lưu, với những người theo ông ấy và tất cả các cán bộ cũ. Nó được đăng vào ngày 5 tháng 8 năm 1966. Ngày cuối cùng trong cuộc đời của người cô giáo Biện Trọng Vân.
Tẩy não: Ngay đến những đứa bé trong nhà trẻ cũng đã thấm nhuần rằng các em phải chào mừng cuộc Cách mạng Văn hóa. Ảnh: GEO Epoche
Tẩy não: Ngay đến những đứa bé trong nhà trẻ cũng đã thấm nhuần rằng các em phải chào mừng cuộc Cách mạng Văn hóa. Ảnh: GEO Epoche
VÀO KHOẢNG 13 GIỜ 30 vào cái ngày 5 tháng 8 đấy, nữ Hồng Vệ Binh của trường nữ trung học trên đường Erlong đã đẩy Bian và bốn người đồng nghiệp của bà ra ngoài giữa cái nóng bức của buổi trưa. Họ lặng lẽ đi củng với các nạn nhân của họ đến sân thể thao, để tiến hành một cuộc diễu hành hạ nhục “băng nhóm đen” này. Mặt của bốn thầy cô bị vẽ đầy bằng mực, chỉ còn nhìn thấy mắt và răng. Họ đội những chiếc nón ô nhục trên đầu.
Khi đoàn người tới sân, lượng người đứng xem hẳn đã lên đến một vài trăm.
Bây giờ, những kẻ làm nhục bắt buộc thầy cô của họ phải hét lên: “Tôi đi trên con đường tư bản!”, “Tôi xứng đáng bị đánh!”, “Cái đầu chó của tôi đáng bị đập vỡ!” Tại mỗi một câu, Bian phải đánh vào một cái hót rác; nếu như bà ấy nói không đủ to, các nữ sinh của bà ấy sẽ đánh bà bằng những cây gậy gắn đầy đinh. Vào lúc đầu chỉ có vài chục Hồng Vệ Binh, thế nhưng trên đường đi ngày càng có nhiều cô gái nhập bọn với họ. Chẳng bao lâu sau đó, các nữ sinh chơi một trò chơi khác. Thầy cô của họ bây giờ khuân những cái thùng rác nặng. Ai quá chậm chạp, hạ thùng xuống hay đứng lại, người đấy sẽ cảm nhận được những cây đinh.
Có lẽ đó là sự nóng nực, cũng có lẽ vì kiệt sức: chẳng bao lâu sau đó, Bian không còn có thể chịu đựng gánh nặng của mình nữa. “Tôi phải làm gì bây giờ?”, bà sợ hãi hỏi một nữ đồng nghiệp.
Các nữ sinh đánh bà, cứ đánh và đánh, như trong cơn say. Khi Bian ngã quỵ xuống, một nữ Hồng Vệ Binh đá bà bằng giày ủng quân đội của mình và hét to: “Mày không thoát khỏi tay chúng tao đâu!” Rồi các cô gái ăn kem.
Trong lúc đó, Bian phải lau chùi nhà vệ sinh. Nhưng trước khi có thể cầm lấy cái bàn chải thì bà đã ngất xỉu và quỵ xuống trên sàn gạch men.
“Mày giả vờ!”, người canh gác bà hét lên. “Mày chỉ giả vờ chết thôi!”
Các nữ Hồng Vệ Binh đổ một xô nước lạnh như băng lên người cô giáo, nhưng họ không còn có thể đánh thức bà ấy dậy được nữa. Cuối cùng, các cô gái quẳng thân thể của Bian lên một chiếc xe chở rác. Mặt thủy tinh của cái đồng hồ đeo tay của bà ấy đã vỡ. Kim chỉ giờ ngừng lại vào lúc 15 giờ 42.
Máu rịn ra từ miệng của Bian, mắt trắng dã. Nhưng bà ấy vẫn còn sống.
Mặc dù bệnh viện gần nhất chỉ cách đấy vài bước chân, mãi đến tối người ta mới mang bà ấy đến. Nhiều giờ sau khi bà ấy đã chết. “Không rõ nguyên nhân”, một bác sĩ ghi chú trên tờ khai tử.
Vào buồi tối, c cùng với một vài nữ sinh đồng học đến gặp một bí thư của Đàng ủy Bắc Kinh và tường thuật lại cho ông ấy vụ việc. “Đã thế rồi”, ông ấy nói và khuyên: “Giữ kín tin này, thế thì tác động sẽ có giới hạn thôi.”
Thế nhưng Mao không hề nghĩ đến việc ngăn chận bạo lực lại. “Hãy tin vào quần chúng”, ông yêu cầu ba ngày sau đó trong một phiên họp toàn thể của Trung ương Đảng. “Trong bất cứ trường hợp nào cũng đừng sợ sự lộn xộn. Một cuộc cách mạng không phải là một buổi tiệc chiêu đãi khách, không phải là viết luận văn, không phải là vẽ tranh hay thêu khăn. Nó không thể được tiến hành một cách có chừng mực, có phép tắc, lịch sự và nhân từ. Một cuộc cách mạng là một cuộc nổi dậy, một hành động bạo lực mà qua đó một giai cấp lật đổ một giai cấp khác.”
Đó chính tờ tuyên bố cho phép toàn quyền hành động.
Trong phiên họp, Mao cũng tiếp tục cuộc chiến trả thù các đối thủ của ông: trong lần bầu cho Bộ Chính trị, Lưu Thiếu Kỳ rơi lại xa ở phía sau trong hệ thống cấp bậc của Đàng. Lâm Bưu tiến lên thành số hai mới. Bành Chân bị chính thức cách chức – và tổng bí thư Đặng ngay sau đấy cũng bị tước quyền lực.
Chậm nhất là sau lần xuất hiện này của Mao, đối thủ của ông ấy câm lặng – hay còn biến đổi trở thành những người ủng hộ cuộc cách mạng mới. Không ai còn an toàn nữa.
Bây giờ, người Chủ tịch bắt đầu giai đoạn kế tiếp của cuộc Cách mạng Văn hóa của mình. Vào ngày 18 tháng 8, Mao, Giang và Lâm xuất hiện trên “Quảng trường Thiên An Môn”. Một triệu học sinh đã tụ về để nhìn thần tượng của họ. Họ vẫy quyển Sách Đỏ nhỏ và họ gọi to “Chủ tịch muôn năm!” Và: “Phương Đông hồng!”
Trong số các Hồng Vệ Binh được phép gặp cá nhân Mao cũng có một người 18 tuổi. Tống Bân Bân.
Hạ nhục: Những dấu hiệu của sự nhục nhã lúc nào cũng giống nhau. Những người bị cho là kẻ phản bội bị trét mực và phải đứng nghe chửi mắng. Các tấm bảng công bố danh tính và tội phạm của họ. Ảnh: GEO Epoche
Hạ nhục: Những dấu hiệu của sự nhục nhã lúc nào cũng giống nhau. Những người bị cho là kẻ phản bội bị trét mực và phải đứng nghe chửi mắng. Các tấm bảng công bố danh tính và tội phạm của họ. Ảnh: GEO Epoche
Chính người dẫn đầu nhóm vệ binh đã hành hạ Biện Trọng Vân cho tới chết đó đã đeo cho Mao một cái băng tay của Hồng Vệ Binh. Và qua đó đã nhận ông ấy làm thành viên danh dự trong đội ngũ của họ.
Báo chí tường thuật, rằng Mao đã yêu cầu cô con gái đó, người mà tên của cô ấy có nghĩa là “dịu dàng và lịch sự”, hãy đổi tên mình thành “muốn chiến tranh”. Chỉ qua đên, Tống Yêu Vũ, như cô ta bây giờ thường được gọi, đã trở thành một người nổi tiếng khắp thế giới. Cả trường trung học của cô ấy cũng được đổi tên – thành “Trường Quân sự Đỏ”.
Ở Bắc Kinh, khủng bố đỏ bùng nổ sau lần xuất hiện của Mao, và đội Vệ Binh lên đường để lan truyền nó đi trong các thành phố của Trung Quốc. Các cuộc biểu tình cũng kéo qua trên các đường phố của những thị trấn nhỏ hơn. Với trống, đuốc và pháo. Giới thanh thiếu niên thực hiện nhiệm vụ của Mao giao, xây dựng một xã hội mới và xóa đi “bốn cái cũ”: lối suy nghĩ cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ, phong tục cũ.
Đường phố và các tòa nhà công cộng được đổi tên, biển bị đập tan bằng búa và được thay thế bằng biển mới: như “Đường của bốn sự hài hòa”  được Hồng Vệ Binh đổi thành “Đường của bốn cái mới”. Bây giờ Mao cũng xúi giục thanh thiếu niên chống lại các nghệ sỹ, “trí thức” và người khá giả. Và ông ấy ra lệnh cho cảnh sát và quân đội phải tiếp tục để cho đội Vệ Binh hành động.
Người nước ngoài bị rượt đuổi xuyên qua thành phố, ni cô bị trục xuất, nhà ngoại giao bị đánh đập. Ai để tóc dài sẽ bị Hồng Vệ Binh cạo trọc.
Trong cuộc đấu tranh của họ chống những cái được cho là tiêu khiển “tiểu tư sản”, giới thanh thiếu niên quá khích đã thành lập một đất nước không có niềm vui. Họ cấm chơi cờ, trồng hoa và trình diễn múa ba lê, thêm vào đó là sưu tập tem, taxi, quảng cáo bằng đèn neon, ô tô xa xỉ, ảnh của các cô gái, trang sức, nước hoa, áo váy dạ hội – cũng như đi chơi trong vườn bách thú, vì “thú có hại ở đấy ăn những thịt có thể phục vụ cho nhân dân như là thức ăn.”
Họ đẩy những đôi yêu nhau ra khỏi ghế trong công viên, vì những người đấy có một ai đó khác với Mao trong con tim. Và cấm đóng dấu lên trên những tem thư có hình đầu của Mao. Họ xông vào nhà ở, đốt sách, cắt vụn tranh và dẫm nát đĩa nhạc và các loại nhạc cụ. Chỉ riêng ở Bắc Kinh trong tháng 8 và tháng 9 năm 1966 đã có 34.000 căn hộ bị phá tan hoang và 1772 người bị giết chết.
Ở Sơn Đông, các vệ binh đã làm ô uế ngôi đền tại nơi sinh của Khổng Tử, nhà triết học tượng trưng cho nền văn hóa nhiều ngàn năm của Trung Quốc.
Có nhiều thanh thiếu niên được yêu cầu đi trộm cắp để phục vụ cho nước Cộng hòa Nhân dân. Vì vàng, trang sức, tiền bạc bị cướp về sẽ được trưng thu vào công quỹ – cổ vật, sách, thảm, tranh được bán ra nước ngoài. Madame Mao lấy một chiếc đồng hồ bằng vàng 18 carat từ những thứ thu được, vị chủ tịch tự lấy tròn 1000 quyển sách cổ cho thư viện cá nhân của mình. Thường Hồng Vệ Binh nhận được các địa chỉ trực tiếp từ Đảng.
Vào ngày 23 tháng 8 năm 1966, một nhóm xông vào nhà của Hội Nhà văn và bắt giữ hai mươi tác giả – trong đó có Lão Xá, một “nghệ sĩ nhân dân” 69 tuổi. Các Hồng Vệ Binh dùng dây treo những tấm bảng xỉ nhục lên cổ nạn nhân của họ. Rồi họ đánh những người bị làm nhục cho tới một ngôi đền. Ở đấy, họ bị thanh thiếu niên, nhiều người trong số này là thiếu nữ, hành hạ và chửi mắng trước một ngọn lửa.
Những người khác bị đám côn đồ giết chết ngay trong căn hộ của họ, bị hành hạ trong các phòng tra tấn được dựng riêng lên cho việc này trong nhà hát, sân vận động và rạp chiếu bóng. Họ tổ chức những cuộc duyệt binh hạ nhục với họ và hành hạ họ bằng những phương pháp mà họ gọi là “vị trí máy bay”, “xúp ớt”, “băng ghế cọp Nhật”.
Hay họ đẩy họ đến chỗ tự vẫn: trong tháng 9, người ta cho rằng chỉ riêng trong Thượng Hải đã có 704 vụ tự tử vì lý do chính trị. Con cái tố giác cha mẹ và qua đó đẩy họ vào chỗ chết. Và ngay những người con cũng bị bắt buộc phải đến xem hành hình.
Có những tấn bi kịch tàn nhẫn đã xảy ra. Như việc nữ bác sĩ nọ đã dùng dao mổ cắt động mạch máu cổ cha của bà theo lời khẩn nài của ông ấy: để cuối cùng ông ấy cũng có thể được giải thoát khỏi cảnh bị khủng bố và hành hạ. Hia ngày liền, ông ấy đã bị thanh thiếu niên hành hạ trong nhà của ông ấy. Vì ông ấy cho thuê một căn phòng nên đối với họ, ông ấy là một “tư sản”.
Tòa án: Trong tháng 11 năm 1968, con trai của một cựu bí thư Đảng ở Cáp Nhĩ Tân bị lên án công khai là đã bảo vệ cha mình trong một bức thư nặc danh. Người ta treo tấm bảng "Tên phản cách mạng Ouyang Xiang" lên cổ anh ấy. Khi muốn tự vệ, anh ấy bị bịt miệng lại. Vài ngày sau đó anh ấy rơi xuống từ một cửa sổ – được cho là đã tự tử. Ảnh: GEO Epoche
Tòa án: Trong tháng 11 năm 1968, con trai của một cựu bí thư Đảng ở Cáp Nhĩ Tân bị lên án công khai là đã bảo vệ cha mình trong một bức thư nặc danh. Người ta treo tấm bảng “Tên phản cách mạng Ouyang Xiang” lên cổ anh ấy. Khi muốn tự vệ, anh ấy bị bịt miệng lại. Vài ngày sau đó anh ấy rơi xuống từ một cửa sổ – được cho là đã tự tử. Ảnh: GEO Epoche
Bây giờ, nhiều người Trung Quốc tự tiêu hủy toàn bộ sở hữu của họ. Vì cung cách hành xử của đội Vệ Binh ngày càng hà khắc hơn. Họ tự ý bắt giam “kẻ thù giai cấp”: người bán dạo, xin ăn, cán bộ Đảng, nhân viên nhà nước, phụ nữ nội trợ – hay bất cứ ai họ gặp.
Nguyên do nhỏ nhất cũng đủ là bằng chứng cho “quan điểm phản cách mạng”: vì người ta sở hữu trò chơi mạt chược, sách, bình hoa bằng cẩm thạch hay quần áo cổ truyền; vì người ta không thuộc một lời trích dẫn của vị Đại Chủ tịch, treo một tấm ảnh Mao đã hư hỏng lên hay vô ý dẫm lên một tờ truyền đơn có lời nói của Mao.
Đã từ lâu, sự tôn sùng người Chủ tịch đã có những hình thái lố bịch: chẳng bao lâu sau, mỗi một người Trung Quốc đều phải có một quyển “Mao Chủ tịch ngữ lục”. Tổng cộng có tám tỉ ảnh chân dung, huy hiệu và phù hiệu với hình của ông ấy đã được sản xuất.
Ngay cả trên đồng hồ báo thức hay chén ăn cũng có gương mặt tròn của người Chủ tịch Vĩ đại. Phim tuyên truyền ca ngợi suy nghĩ của Mao như là “quả bom nguyên tử tinh thần”, vâng, còn là phương pháp trị liệu cho bệnh điếc. Mỗi buổi sáng, hàng triệu người Trung Quốc cúi mình ba lần trước bức ảnh của người đứng đầu Đảng và xin chỉ thị của ông ấy cho ngày đấy.
Một vài học sinh thảo luận, liệu bất cứ người Trung Quốc nào cũng phải cần nhận họ của Mao hay không. Những người khác bãi bỏ giao thông bên phải trên một vài đường phố; trong tương lai người ta phải đi ở bên trái, bên của “giai cấp vô sản”. Nhưng những người theo Mao  phải từ bỏ ý tưởng đó: có quá nhiều tai nạn.
Giới thanh thiếu niên cách mạng đối xử với quá khứ của Trung Quốc bằng cuốc, xà beng và búa,  như đập vỡ đầu một bức tượng Phật trong vườn của khu dinh thự mùa Hè của các hoàng đế ngày xưa. Chỉ riêng ở Bắc Kinh, trong số 6843 di tích lịch sử tồn tại qua được cuộc cách mạng đã có 4922 cái bị phá hủy – từ cổng thành cho tới dinh thự.
Bảo tàng và thư khố cháy rụi. Đền thờ và nhà thờ cũng vậy. Nhà thờ Hồi giáo biến thành chuồng nuôi heo.
Trong tháng 12, trước hàng chục ngàn Hồng Vệ Binh đang la hét,  người thị trưởng mới của Bắc Kinh đã thóa mạ hàng trăm cán bộ Đảng như là “cặn bã của Đảng và loài người” – trong số đó có Bành Chân, người tiền nhiệm của ông ấy và Ngô Hàm, tác giả của vở kịch “Hải Thụy bãi quan” (Bành sẽ sống sót qua được cuộc Cách mạng Văn hóa, Ngô ngược lại chết trong tù năm 1969).
Vào ngày 22 tháng 1 năm 1967, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Than, một kẻ thù của Giang Thanh, đã bị một đám đông giận dữ truy đuổi. Với những con dao nhỏ, Hồng Vệ Binh đã cứa nát da của ông ấy, đeo lên cổ của ông ấy một cái lò than nặng, cái kéo ông ấy xuống đất, cuối cùng đánh chết ông ấy.
Bây giờ, cuộc Cách mạng Văn hóa cũng lan đến giới vô sản thành thị. Đặc biệt ở Thượng Hải đã thành hình nhiều nhóm nổi loạn trong nhà máy. Công nhân yêu cầu tăng lương, điều kiện làm việc tốt hơn – và những chuyến đi nghỉ mát được trả tiền, để thu thập kinh nghiệm cách mạng.
Chẳng bao lâu sau đó họ còn cùng với Hồng Vệ Binh chiếm lấy quyền lực trong thành phố lớn này. Trong các thành phố khác, những người nổi loạn đi theo gương mẫu đấy.
MAO HÂN HOAN VUI MỪNG. Ông ấy đã mơ ước về cuộc Cách mạng Văn hóa và cuộc đấu tranh giai cấp như thế. Nhưng rồi bạo lực bùng phát trong các tỉnh. Vì trong sự lộn xộn cách mạng, ai cũng có thể tuyên bố mình là người nổi loạn. Học sinh, công nhân, những người theo các cán bộ cũ, sinh viên từ những gia đình trung thành với chính sách và con cái của các gia đình tiểu tư sản. Và ngay Hồng Vệ Binh cũng chia rẽ. Các phân nhóm nhanh chóng rơi vào những cuộc cãi vả với nhau.
Nhục nhã: chiếc mụ nhọn bêu rếu những người bị lên án. Có những cán bộ nào đó luôn bị lôi ra giới công cộng, thống đốc Li Fanwu (ở giữa) tổng cộng là 2000 lần. Ảnh: GEO Epoche
Nhục nhã: chiếc mụ nhọn bêu rếu những người bị lên án. Có những cán bộ nào đó luôn bị lôi ra giới công cộng, thống đốc Li Fanwu (ở giữa) tổng cộng là 2000 lần. Ảnh: GEO Epoche
Bây giờ cuộc cách mạng đã thoát khỏi sự kiểm soát của Mao. Vì cả trong các thành phố, những người quá khích thường chống lại các nhóm ôn hòa, là những người bảo vệ các cán bộ được yêu mến hay có nhiều thành công. Cuối tháng 1 năm 1968, Trung Quốc đứng trước một cuộc nội chiến.
Chỉ quân đội là có thể chấm dứt được cảnh lộn xộn. Vì người của Lâm luôn luôn đoàn kết trong hàng ngũ của họ, lúc nào cũng đi theo Mao.
Nhưng nói chung là cuộc cách mạng cần phải đi đến đâu? Có những sĩ quan nào đó bây giờ hoài nghi về chính sách quá khích của Mao. Để ngăn chận sự sụp đổ của nhà nước và nền kinh tế, nhiều người trong giới quân đội nghiên về phía của những người ôn hòa. Và họ nắm lấy quyền chủ động.
Vẫn còn trong tháng 1, giới lãnh đạo quân đội trong tỉnh Hắc Long Giang đã thành lập một “ủy ban cách mạng” bao gồm các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và một vài Hồng Vệ Binh như là chính phủ địa phương.
Chậm nhất là trong mùa Xuân, Mao, người trước đó gần một năm đã gây ra sự lộn xộn này,  cũng nhận thấy chính mình bị đe dọa bởi việc này. Ông ấy lo sợ lực hút của một bạo lực vô chính phủ, cái có thể kéo phăng đi tất cả. Cả ông ấy, người Chủ tịch Vĩ đại. Vì thế mà bây giờ ông ấy đồng ý đi đến sự chừng mực.
Vào ngày 10 tháng 3 năm 1967, giới lãnh đạo quân đội với sự đồng ý của ông ấy đã tuyên bố rằng trong tương lai tất cả các tỉnh cần phải được điều hành bởi một ủy ban cách mạng. Đấy là lúc quân đội bắt đầu chiếm lấy quyền lực một cách hầu như không che đậy. Vì các ủy ban cách mạng thường do sĩ quan lãnh đạo, được hỗ trợ bởi những cán bộ Đảng có thâm niên. Phe “cánh tả” hầu như không tham gia.
Trong lúc đấy, những cuộc đấu tranh ác liệt của các phe phái với hàng trăm ngàn người tham gia vẫn tiếp tục diễn ra, như ở Thượng Hải, nơi trên 100.000 người “cánh tả” theo chỉ thị của Mao đã bao vây khoảng 25000 đối thủ đang tụ tập trong khu đất của một nhà máy và dùng cây sắt để đánh đập họ. Có hàng trăm người bị thương nặng và chết.
Mao nhận thấy rằng ông ấy không thể thành lập những nhóm cánh tả ở khắp nơi. Cũng chính vì hiện giờ trong một vài vùng không còn ai có thể nói được rằng nhóm nào trong số những nhóm đang tranh dành quyền lực thuộc “cánh tả” và nhóm nào thuộc “cánh hữu”.
Bây giờ, quân đội tái lập trật tự: họ dần dần chiếm lĩnh các tỉnh nổi loạn.
Đội hành hình: Trong tháng 4 năm 1968, những người bị cho là "phản cách mạng" bị xử bắn ở Hắc Long Giang. Cho tới năm 1976, có khoảng ba triệu người là nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa. Ảnh: Geo Epoche
Đội hành hình: Trong tháng 4 năm 1968, những người bị cho là “phản cách mạng” bị xử bắn ở Hắc Long Giang. Cho tới năm 1976, có khoảng ba triệu người là nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa. Ảnh: Geo Epoche
Trong tháng 10 năm 1967, Mao cảm ơn Hồng Vệ Binh: họ đã đập tan các cấu trúc quan liêu cũ và qua đó đã làm tròn nhiệm vụ của họ. Nhưng bây giờ ông ra lệnh cho họ tiếp tục đi học ở trường học và đại học – và là với cùng những nhà sư phạm đó, những người trước đây đã bị học sinh phê phán và tấn công.
“Thầy cô phần lớn là tốt”, theo như một chỉ thị. Cả “những người đã phạm lỗi cũng được phép tiếp tục làm việc, nếu như họ sửa đổi cách đối xử của họ”.
Nhưng những cuộc đấu đá lẫn nhau trong giới thanh thiếu niên không để cho người ta chấm dứt một cách đơn giản như thế. Nhiều người vẫn tiếp tục chống lẫn nhau, kịch liệt và thường cả với vũ khí.
Trong tháng 5 năm 1968, con trai cả của Đặng, Phác Phương, bị Hồng Vệ Binh bắt và bị bịt mắt dẫn đến trường Đại học Bắc Kinh. Ở đó, anh ấy phải “nhạo báng” người cha của mình trước một tòa án. Thế nhưng người con trai 24 tuổi khước từ, cuối cùng có thể trốn thoát được và rơi từ cửa sổ xuống – bị liệt nửa người, anh ấy nằm lại trên sân trường. Mãi ba năm sau đó anh ấy mới được phép về Giang Tây, nơi cha mẹ của anh ấy bị lưu đày đến đó, và là nơi mà từ đấy trở đi anh ấy được cha chăm sóc cho mình.
Để làm dịu bớt tình hình, chỉ riêng ở các trường trung học và đại học Bắc Kinh, bây giờ Mao dùng 30.000 công nhân và quân lính. Tuy vậy, những cuộc đấu tranh vẫn thường xuyên bùng nổ trở lại.
Vào ngày 28 tháng 7 năm 1968, ông ấy triệu tập những người dẫn đầu có nhiều ảnh hưởng của Hồng Vệ Binh vào Nhân dân Đại Hội đường. Ông ấy gay gắt khiển trách họ: “Tôi gọi các người đến đây là để chấm dứt bạo lực trong các trường đại học. Trong một vài cơ sở đào tạo cao cấp vẫn còn có xung đột bạo lực. Nếu như có một vài người nào đó không để cho người khác khuyên can mình, thì họ là kẻ cướp. Nếu họ cứ tiếp tục ngoan cố chống lại thì phải tiêu diệt họ.”
Lời đe dọa hết sức rõ ràng: ai bây giờ không tuân lệnh sẽ bị trừng phạt nặng nề. Người Chủ tịch Vĩ đại không còn muốn biết gì về đạo quân đi bộ của cuộc Cách mạng Văn hóa của mình nữa.
Vài tháng sau đó, Mao ra lệnh cho giới thanh thiếu niên “trí thức” của Trung Quốc rời nơi ở của họ và đi về nông thôn – để học hỏi người nông dân, người ta nói thế. Nhưng thật ra thì ông ấy muốn dứt bỏ đám tay sai làm loạn của ông ấy. Hồng Vệ Binh phân tán ra trên khắp miền đất nước Trung Quốc.
Trong khi trật tự dần dần trở lại trong Bắc Kinh, ở các tỉnh vẫn còn luôn xảy ra những cuộc chiến ác liệt giữa những người nổi loạn và quân đội cũng như lực lượng dân quân dưới quyền của họ. Ví dụ như trong vùng Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc, nhiều phần lớn của thành phố Nam Ninh đã bị phá hủy bởi xe tăng. Quân đội Giải phóng Nhân dân tàn phá thành phố Ngô Châu bằng pháo binh và napalm, rồi những người chiến thắng hành hình hàng ngàn người nổi loạn.
Chỉ riêng ở Quảng Tây đã có hơn 70.000 người nổi loạn và thường dân chết, cũng như 30.000 người lính và dân quân. Bằng cách này, Hồng Vệ Binh đã bị đập tan trong tất cả các vùng đất của Trung Quốc. Đó là một cuộc nội chiến đẫm máu mà trong đó không phải những người nổi loạn và Hồng Vệ Binh gây ra những cuộc thảm sát tàn nhẫn nhất, mà là quân đội của Lâm Bưu. Mãi đến mùa Xuân 1969, quân đội cũng chiến thắng trong các tỉnh.
Vào ngày 1 tháng 4, một đại hội của ĐCS tuyên bố rằng cuộc Cách mạng Văn hóa đã “giành được một chiến thắng lớn lao”. Tuy vậy, Lâm Bưu vẫn yêu cầu các đại biểu hãy cảnh giác, vì “giai cấp chiến bại sẽ tiếp tục chiến đấu”.
Mao được tuyên bố trở thành chủ tịch suốt đời, Lâm Bưu là người kế thừa ông ấy. Và Giang Thanh là người phụ nữ đầu tiên được cử vào trong Bộ Chính trị.
Sau ba năm bạo lực khủng bố, người Chủ tịch Vĩ đại lại đứng đầu nước Cộng hòa Nhân dân trong mùa Xuân 1969. Trong liên minh với những kẻ quan liêu và sĩ quan cũ.
Với “Chiến thắng lớn” của Mao, giai đoạn chiến đấu của cuộc Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt – thời gian của những vụ hạ nhục ở nơi công cộng và của cuộc nội chiến. Nhưng thời của những cuộc truy lùng, của những lời kết tội và bắt bớ tùy tiện thì không. Ví dụ như Bộ An ninh Công cộng vẫn còn điều tra mười triệu người cho tới giữa những năm 1970, 3,5 triệu người bị bắt giam. Vì người ta cho rằng họ là những người phản cách mạng hay người thiên tả.
Hân hoan chiến thắng: Năm 1969, Mao lại đứng đầu ĐCS mà không ai dám tranh giành nữa. Ông gửi Hồng Vệ Binh về làm việc ở nông thôn, như ở đây trong vùng Mãn Châu. 16 triệu thanh thiếu niên vì thế mà đã không được đào tạo. Ảnh: GEO Epoche
Hân hoan chiến thắng: Năm 1969, Mao lại đứng đầu ĐCS mà không ai dám tranh giành nữa. Ông gửi Hồng Vệ Binh về làm việc ở nông thôn, như ở đây trong vùng Mãn Châu. 16 triệu thanh thiếu niên vì thế mà đã không được đào tạo. Ảnh: GEO Epoche
Cố gắng của Mao, tiêu diệt những người đồng hành ngày xưa và tạo một xã hội mới, đã khiến cho khoảng ba triệu người chết – thầy cô giáo, học sinh, cán bộ Đảng và Hồng Vệ Binh. Đảng của thời Vạn lý Trường Chinh không sống sót qua được thời hỗn loạn: khi cuộc Cách mạng Văn hóa được tuyên bố chấm dứt vào năm 1976, hàng trăm ngàn cán bộ Đảng đã chết, bị lưu đày hay bị tước quyền lực.
Nền văn hóa cũ của đất nước cũng không còn tồn tại nữa: nhiều tượng hình và đền thờ đã mất đi vĩnh viễn. Cả một thế hệ Trung Quốc lớn lên trong bầu không khí khinh rẻ nghệ thuật, học vấn, kiến thức và lịch sử. Con người mặc áo khoác đồng phục màu xanh nước biển, họ bị cấm mang bất cứ thứ trang sức nào.
Mao chuẩn bị một kết thúc tàn nhẫn cho đối thủ lớn nhất của mình, Lưu Thiếu Kỳ. Người Chủ tịch nước nhiều lần bị hạ nhục công khai. Đích thân ông Chủ tịch đã cho người viết những lời xỉ vả bằng những hàng chữ to lớn lên trên nhà của Lưu; rồi hàng ngàn thanh thiếu niên cắm trại ở nhà của ông ấy, cuối cùng bắt giữ ông ấy và bắt buộc ông ấy phải “tự phê bình”.
Bắt đầu từ năm 1967, ông ấy ốm nặng trong tù biệt lập, bị đói khát và thiếu ngủ hành hạ. “Lưu đánh răng bằng lược và xà phòng, mặc tất lên trên giày và quần lót ra ngoài quần dài”, những người canh gác ông ấy viết cho Mao, người thường xuyên để cho báo cáo về tình trạng sức khỏe của ông ấy.
Tháng 10 măm 1968, khi Lưu không còn có thể tự ăn uống được nữa, Mao để cho Trung ương Đảng khai trừ ông ấy ra khỏi Đảng và tước chức vụ chủ tịch nước. Một năm sau đó, Lưu qua đời trong tình trạng lẫn trí.
Cả Lâm Bưu cũng là nạn nhân của cuộc cách mạng đó, cái mà ông ấy luôn luôn hỗ trợ nó. Năm 1971, ông ấy qua đời trong một vụ rơi máy bay mà cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ; lâu nay ông ấy đã có quá nhiều quyền lực đối với người sếp của Đảng.
Ngược lại, một kẻ thù của Mao lại được phục hồi: Đặng Tiểu Bình, người cùng với vợ đã bị lưu đày về tỉnh Giang Tây trong tháng 10 năm 1969 và làm việc trong một nhà máy chế tạo xe máy kéo ở đó. Sau cái chết của Lâm Bưu, ông ấy xin phép được trở về Bắc Kinh.
Trong tháng 3 năm 1973, người Chủ tịch thực sự đã gọi ông ấy trở về và để cho làm phó thủ tướng. Vì Mao cần một chính trị gia có năng lực và vẫn còn được coi trọng trong Đảng.
Giới thanh thiếu niên bị đày đi nông thôn sau cơn say cách mạng trải qua sự thất vọng của một “thế hệ bị đánh mất”. Tổng cộng có tròn 16 triệu người Trung Quốc trẻ tuổi phải sống năm đến mười năm trong những vùng hẻo lánh của đất nước họ. Nhiều người trong số họ không được đào tạo tốt, hầu như không có ai trong số đó học đại học. Phần lớn sau này phải kiếm sống bằng những công việc được trả lương thấp hay hoàn toàn không có việc làm.
Nhiều cựu Hồng Vệ Binh cho tới nay vẫn không nói về những hành động của họ – cũng như Đảng. Tuy ĐCS đã lên án cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1981, nhưng họ không muốn làm rõ các tội phạm. Cuối cùng thì cũng có nhiều con cái của các quan chức cao cấp và trung cấp đã tham gia.
Để không phải tìm nguyên nhân và những người phạm tội, nhiều người Trung Quốc cho tới ngày nay vẫn hiểu điều cấm kỵ lớn nhất trong nước Cộng hòa Nhân dân như là một dạng thảm họa thiên nhiên, như một cơn động đất chính trị đã lay động Trung Quốc dữ dội. Nhưng một trận động đất là số phận.
Trong các thập niên tới đây, họ sẽ không sợ gì bằng một lần lập lại của cuộc Cách mạng Văn hóa. Ngay đến những cuộc biểu tình vô hại đối với họ bây giờ cũng giống như những báo hiệu trước của một hỗn loạn về chính trị.
TỐNG BÂN BÂN, một trong các nữ Hồng Vệ Binh ở trường trung học nữ sinh trên đường Erlong ở Bắc Kinh – trường mà cô giáo Biện Trọng Vân đã bị giết chết ở đấy vào ngày 5 tháng 8 năm 1966 –, rời Trung Quốc năm 1980 để đi học đại học ở Phương Tây. Cô ấy là một trong những người phụ nữ đầu tiên được phép đi học ở một trường đại học Mỹ. Sau này, cô làm việc cho một cơ quan Mỹ. Trong một cuốn phim tài liệu, cô ấy giải thích rằng ngay từ lúc đầu, cô ấy đã chống lại bạo lực, đã không tham gia vào các cuộc khám xét nhà ở.
Trong thời gian từ 1978 đến 1989, Wang Jingyao, chồng góa của Biện Trọng Vân, cố gắng lôi những người có tội trong cái chết của vợ ông ấy ra chịu trách nhiệm trước tòa. Nhưng không thành công.
Trong một cái va li, người giáo sư vẫn còn giữ cho tới ngày nay bộ quần áo mà vợ của ông ấy mặc trong ngày cuối cùng: chiếc áo bị trét đầy mực, quần lốm đốm máu. Trong một cái hộp nhỏ, ông ấy giữ cái đồng hồ đeo tay đã vỡ của bà ấy.
Wang muốn bảo quản các vật đó cho tới chừng nào mà người Trung Quốc rồi cũng bắt đầu nói – về cảnh khủng khiếp đã bắt đầu vào ngày 5 tháng 8 năm 1966 đó.
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch
Giới thiệu tài liệu: Roderick MacFarquhar, Michael Schoenhals, “Mao’s Last Revolution”, Belknap Press: cô đọng một cách xuất sắc 40 năm nghiên cứu về chiến dịch cuối cùng của Mao chống lại chính người dân của ông ấy. Li Zhensheng, “Roter Nachrichtensoldat” [“Người lính truyền tin đỏ”], Phaidon: quyển album ảnh cá nhân của một nhiếp ảnh gia.

Chuyến viếng thăm của kẻ thù giai cấp

Sau khi dứt bỏ với Moscow, Mao thực hiện một chiến lược mới: ông ấy mời một đội bóng bàn Mỹ sang Trung Quốc – và qua “chính sách ngoại giao bóng bàn” này mà tiến đến gần cường quốc thế giới kia.
Philipp Mattheis
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
Những người chăm sóc đã cất cái bình ôxy vào trong một cái rương, mang chiếc giường bệnh đi và dấu cái máy hô hấp ở phía sau một chậu cây. Chính Mao Trạch Đông đã tập đứng dậy và ngồi xuống một tuần liền cho cái ngày này. Bây giờ, vào ngày 21 tháng 2 năm 1972, con người 78 tuổi này, lãnh tụ ốm đau của người Trung Quốc, đang chờ một vị khách mà ông ấy không muốn bộc lộ sự yếu đuối ra ngoài: Tổng thống Mỹ Richard Nixon.
Mao Trạch Đông đã 78 tuổi và đã đau ốm nặng khi ông ấy tiếp Richard Nixon: ông ấy đã tập đứng lên và ngồi xuống một giờ liền cho lần đến thăm kéo dài một giờ đồng hồ. Ảnh: GEO Epoche
Mao Trạch Đông đã 78 tuổi và đã đau ốm nặng khi ông ấy tiếp Richard Nixon: ông ấy đã tập đứng lên và ngồi xuống một giờ liền cho lần đến thăm kéo dài một giờ đồng hồ. Ảnh: GEO Epoche
Mao hồi hộp ngồi trong phòng làm việc của ông ấy; một bộ quần áo rộng che dấu thân thể bị phù lên của ông ấy. Qua điện thoại, ông liên tục nhận được thông báo về tiến trình đi đến của Nixon.
Sau khi cuối cùng rồi những chiếc xe limousine cũng chạy đến, Mao chào mừng Tổng thống Mỹ với câu nói: “Tôi nói không được tốt cho lắm.” Tiếp theo đó, ông ấy uống trà hoa nhài với Nixon, cố vấn đối ngoại Henry Kissinger của ông ấy và thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.
Trong những chiếc ghế bành sáng màu, ống nhổ ngay dưới chân, họ vuốt ve lẫn nhau. Mao đã làm chuyển động cả một dân tộc và thay đổi thế giới với những lời nói của mình, Nixon nói. “Tôi đã bỏ phiếu cho ông trong lần bầu cử vừa rồi”, người cộng sản nói đùa.
Hai nước là kẻ thù của nhau 22 năm liền, bây giờ thì những người đứng đầu nhà nước của họ nói chuyện phiếm như những người bạn cũ. Đó là một trong những thành công về ngoại giao lớn nhất của Mao – và là một cú đánh chống lại quốc gia đã từng giúp đỡ ông ấy: Liên bang Xô viết.
SỰ BẤT HÒA TRONG PHE CỘNG SẢN bắt đầu vào giữa những năm 50, sau cái chết của nhà độc tài Xô viết Josef Stalin, trước hết là vì những lý do về ý thức hệ. Nikita Khrushchev, ông chủ mới của điện Kreml, diễn giải một nguyên lý Marx-Lênin khác với người tiền nhiệm của mình: xung đột vũ trang với Chủ nghĩa Tư bản không phải là không thể tránh được, chung sống hòa bình là có thể.
Đối diện với kho vũ khí hạt nhân của cả hai cường quốc thế giới, chính sách này có vẻ hợp lý – nhưng Mao cho nó là phản bội. Ông ấy không sợ một cuộc chiến tranh nguyên tử, ông ấy đã tuyên bố trước đây như thế, bởi vì sao khi nhiều phần rộng lớn của Trái Đất bị tàn phá thì Chủ nghĩa Cộng sản lại càng có thể được xây dựng tốt hơn.
Ông kết tội Moscow đã từ bỏ cuộc cách mạng thế giới. Khrushchev về phần mình thì lại gọi Mao là “một đôi giày cao su mòn”. Năm 1959, các nhà lãnh đạo Xô viết rút lại lời cam kết của mình, giúp người Trung Quốc chế tạo bom nguyên tử.
Cuối cùng, khối Cộng sản tan vỡ trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa: báo Trung Quốc tấn công giới lãnh tụ trong Kreml và lên án họ là phi xã hội chủ nghĩa. Ở Bắc Kinh, Hồng Vệ Binh bao vây Đại sứ quán Xô viết, quân đội tập trung ở cạnh đường biên giới dài 7000 kilômét giữa hai quốc gia.
Tình hình leo thang, khi Mao cho tấn công một đội tuần tra biên giới của địch thủ láng giềng. Một vụ nổ súng khác trên con sông Ussuri đóng băng hẳn đã lấy đi sinh mạng của 60 lính Xô viết và 800 người Trung Quốc. Có thể là Mao muốn đánh lạc hướng khỏi sự lộn xộn của cuộc Cách mạng Văn hóa với cuộc tấn công này.
Trong giây phút cuối cùng, trước khi chiến tranh bắt đầu, tuy hai cường quốc nguyên tử đã giải quyết mâu thuẫn của họ qua đàm phán. Nhưng Mao phải dự tính trước với một cuộc leo thang mới. Quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ, ông ấy tin là như thế, sẽ đe dọa được các lãnh tụ Xô viết – và còn có thể kiểm soát được Đài Loan nữa. Vì hòn đảo này, hòn đảo mà Tưởng Giới Thạch thống trị ở đó từ tháng 3 năm 1950, phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Nhưng với Nixon, triển vọng cho một sự tiếp cận không được tốt cho lắm – người Tổng thống được bầu lên năm 1968 của Hoa Kỳ được xem là một người chống cộng sản kịch liệt và đang tiến hành chiến tranh ở Việt Nam để chống lại một quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Lính Trung Quốc và Xô viết đánh nhau trong mùa Xuân 1969 trên con sông biên giới Ussuri đã đóng băng: trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa, khối Xã hội chủ nghĩa đã tan vỡ. Ảnh: GEO Epoche
Lính Trung Quốc và Xô viết đánh nhau trong mùa Xuân 1969 trên con sông biên giới Ussuri đã đóng băng: trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa, khối Xã hội chủ nghĩa đã tan vỡ. Ảnh: GEO Epoche
Nhưng thật ra thì cả Nixon cũng nhìn thấy cơ hội của ông ấy trong những mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc: ông ấy hy vọng rằng Bắc Kinh có thể làm trung gian trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nhưng trước hết là ông ấy muốn lợi dụng các căng thẳng trong khối Xã hội Chủ nghĩa.
Nhưng ông phải tiến hành như thế nào? Về mặt công khai, Nixon tạm thời khó có thể mà bảo vệ cho một thế chủ động ngoại giao: giới bảo thủ trong Quốc hội Hoa Kỳ có thể lên án rằng ông đã bán đứng các lý tưởng của Mỹ và sẽ cố phá hoại các kế hoạch của ông ấy.
Vì thế mà vào lúc ban đầu, Nixon và Kissinger sử dụng những mối liên kết bí mật qua Đại sứ quán ở Warszawa để đánh giá trước những cơ hội cho một cuộc gặp gỡ.
Trung Quốc phát tín hiệu sẵn sàng tiếp xúc. Nhưng cả Mao cũng có vấn đề trong biện hộ cho một sự tiếp cận. Lúc đấy, một sự tình cờ đã mang lại bước ngoặc.
THÁNG 4 NĂM 1971, nước Nhật tổ chức giải vô địch Bóng bàn Thế giới. Trên đường đến nhà thể thao, cầu thủ Mỹ 18 tuổi Glenn Cowan bất ngờ bước lên xe buýt của đội Trung Quốc. “Tôi biết, cái nón nỉ mềm của tôi, tóc của tôi, quần áo của tôi đối với các bạn trông rất buồn cười”, Cowan nói nhờ sự giúp đỡ của một người thông dịch. “Nhưng có nhiều người trông giống như tôi lắm.”
Những người được nói đến lúc đầu không trả lời – người ta cấm họ chào hỏi kẻ thù giai cấp. Thế nhưng rồi Zhuang Zedong, cầu thủ ngôi sao của đội, đứng lên và tự phát tặng cho Cowan một bức tranh lụa. Lúc đến nơi, Cowan và Zhuang được chụp ảnh chung. Báo Nhật chạy tít: “Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp cận lẫn nhau.”
Khi Mao biết tin, ông ra chỉ thị mời đội cầu thủ Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Nixon rất vui mừng, và như là một dấu hiệu cho sự thiện ý đã hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại với Bắc Kinh ban hành năm 1950. Ngay trong ngày đó, Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp đón các vận động viên Hoa Kỳ như là “những người bạn đến từ xa”. Các nhà bình luận nói về “ngoại giao bóng bàn”
Ngay sau đấy, người ta thỏa thuận gặp nhau trong bí mật. Khi Henry Kissinger ngừng chân ở Pakistan trong tháng 7 năm 1971, ông ấy nói là bị đau dạ dầy và rút lui vào hậu trường một vài ngày. Thật ra thì ông ấy đã bay đến Bắc Kinh và ở đấy đã bàn bạc với Chu và những người khác về Chiến tranh Việt Nam, Đài Loan cũng như Liên bang Xô viết: Kissinger bảo đảm với Chu, rằng Hoa Kỳ về cơ bản không quan tâm đến một nước Trung Quốc bị chia cắt cũng như không hiện diện lâu dài ở Đài Loan hay Việt Nam.
Tiếp theo sau đó, Nixon được mời đi thăm Trung Quốc; người này đồng ý – điều đã mang lại cho ông lời lên án từ trong Đảng của ông ấy, ông ấy đầu hàng trước “Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế”.
BÂY GIỜ, TRONG CUỘC GẶP GỠ, sự mệt mỏi của Mao không còn có thể che dấu được nữa. Cuộc trao đổi mà trong đó Nixon cũng đề cập đến Liên bang Xô viết tuy thật sống động nhưng một nhân viên của Mao càng lúc càng nhìn đồng hồ thường xuyên hơn.
Nixon biết: đã đến lúc từ giã. Mao tiễn khách ra đến cửa, mặc dù mỗi bước chân đều làm cho ông ấy đau.
“Ông ấy nói không úp mở”. Mao ca ngợi người khách của mình sau đó, “không phải như những người của cánh tả, những người nói về một việc nhưng lại ám chỉ đến những việc khác.”
Nixon ở lại Trung Quốc tám ngày. Ông ấy dự tiệc chiêu đãi, xem một vở kịch ba lê cách mạng cùng với vợ Mao, tranh luận với Chu Ân Lai. Chỉ Mao là ông không gặp lại.
Vào cuối chuyến đi thăm của ông ấy, “Thông báo Thượng Hải” được ký: cả hai quốc gia nhắm đến việc bình thường hóa quan hệ của họ. Ngoài ra, Hoa Kỳ biểu lộ sự quan tâm của mình về một giải pháp hòa bình cho xung đột Đài Loan và ý định rút quân khỏi hòn đảo về lâu dài. Sau này, Henry Kissinger nói: “Sự chia đôi của thời gian sau chiến tranh đã chấm dứt.”
Trên thực tế, tác động chính trị của lần thăm viếng vào lúc ban đầu là rất nhỏ – quân đội Hoa Kỳ vẫn đóng quân trên Đài Loan, và người Trung Quốc không tham dự vào Chiến tranh Việt Nam (1973, Washington rút quân sau một hiệp định hòa bình). Nhưng về lâu dài, chuyến đi của Nixon đã tạo khả năng cho một sự tiếp cận: 1979 Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Vào thời điểm đó, Richard Nixon đã từ lâu không còn là tổng thống nữa. Vụ Watergate đã bắt buộc ông ấy từ chức trong tháng 8 năm 1974. Nhưng thiện cảm của Mao đối với ông ấy vẫn không sứt mẻ: “Cô hãy nói với cha cô rằng tôi nhớ ông ấy”, ông ấy nói con gái của Nixon khi người này đến thăm ông trong tháng 12 năm 1975. Và người cựu tổng thống nghe theo lời của viên Chủ tịch: bốn năm sau lần gặp gỡ đầu tiên, gần đúng chính xác ngày, ông ấy lại nâng ly với Mao ở Bắc Kinh để chúc mừng lần hội ngộ.
Mao chọn một vở trình diễn bài thơ ông ấy thích nhất làm tiết mục tiêu khiển cho buổi tối. Trong đó nói về lần kết thúc đầy bi kịch của những người đàn ông vĩ đại.
Glenn Cowan, người đàn ông đã tạo khả năng cho hai nguyên thủ quốc gia gặp nhau, chết năm 2004 vì một cơn đau tim. Zhuang Tedong gửi lời chia buồn.
Philipp Mattheis
Phan Ba dịch

Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ

Hai ngày sau khi qua đời, Mao nằm trong Đại hội đường Nhân dân. Các bác sĩ của ông ấy đã cố gắng xử lý xác chết bằng hóa chất trước đó. Ảnh: GEO Epoche.
Hai ngày sau khi qua đời, Mao nằm trong Đại hội đường Nhân dân. Các bác sĩ của ông ấy đã cố gắng xử lý xác chết bằng hóa chất trước đó. Ảnh: GEO Epoche.
1976: Mao qua đời
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
Mao nằm chờ chết trong mùa hè năm 1976, – và các cán bộ chóp bu trong ĐCS chuẩn bị cho trận tranh giành quyền lực sắp tới. Khi cuối cùng rồi thời điểm đó cũng đến, một người đàn ông chớp lấy thời cơ, người mà trước đó vài tháng đã không có ai nghĩ đến.
Trung Nam Hải là một khu phố đầy bí ẩn ở rìa phía Tây của “Cấm Thành” trong Bắc Kinh. Trước đây, đó là khu vườn hoa của các hoàng đế, một công viên với hai hồ nước – hồ Trung, Trung Hải, và hồ Nam, Nam Hải. Cây thông và bách cho bóng mát, nằm cạnh hồ là những ngôi nhà lộng lẫy từ thời của hoàng đế Càn Long với mái ngói xám và những sân trong nhiều bóng mát: ví dụ như “nhà màn hương” hay “đại sảnh của hồ yên tịnh”. Ở giữa đó là những công trình xây dựng hiện đại – nhà ở cho người phục vụ hay văn phòng, trại lính, hai nhà tắm.
Một bức tường màu đỏ son che chắn khu Trung Nam Hải trước những cái nhìn tò mò. Đứng gác ở cổng là lính của đơn vị tinh nhuệ 8341, và ngay cả trong những đường phố xung quanh đấy cũng có lực lượng an ninh trang bị vũ khí đi tuần.
Sống ở đây là người đàn ông có nhiều quyền lực nhất của Trái Đất, thống trị gần một tỉ con người và là thần tượng cho hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới: Mao Trạch Đông.
Nhưng đã từ lâu, Mao không còn để ý tới nét đẹp của Trung Nam Hải nữa. Vào cái ngày thứ tư 8 tháng 9 năm 1976 đấy, ông ấy nằm bất lực trong “Nhà 202”, một khối nhà hiện đại bên cạnh bể tắm, không còn khả năng tự ăn uống và nói cho rõ ràng.
Đó là một ngày hè nóng nực. Mãi cho tới bây giờ, ngay trước nửa đêm, trời mới dịu mát đi một chút. Bác sĩ riêng Lý Chí Tuy được gọi tới chỗ Mao. Các bác sĩ trực đã tiêm cho bệnh nhân một loại thuốc hỗ trợ tuần hoàn máu, nhưng họ không còn có thể làm ổn định nhịp tim và huyết áp của ông ấy được nữa.
Tiếng kêu rì rì của máy hô hấp vang lên trong căn phòng. Hầu như không còn có thể nhận ra được gương mặt của Mao ở phía sau chiếc mặt nạ thở ô xy đã bị trượt ra một chút được nữa. Quan chức cao cấp trong Đảng đứng canh bên cạnh bác sĩ và y tá. Một người kéo riêng bác sĩ Lý ra một bên và thì thầm: “Anh còn có thể làm gì được nữa không?”
Sau khi im lặng một lúc lâu, người bác sĩ riêng trả lời yếu ớt với “chúng tôi đã làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm”. Dù trong bất cứ trường hợp nào, ông ấy cũng không muốn nói ra cái từ “chết”, mặc dù ông ấy biết rõ là Mao chỉ còn sống thêm được vài phút ít ỏi nữa thôi.
Những gì sẽ xảy ra sau đó, với các bác sĩ, với các quan chức cao cấp, với Đảng, với cả vương quốc khổng lồ, là hoàn toàn không thể biết được – mặc dù bóng tối của cái chết đã lơ lững trên ĐCS Trung Quốc từ đầu năm: đúng tám tháng trước đó, một người sắp chết khác của Trung Quốc đã rung chuông báo hiệu cho “năm bước ngoặc” lịch sử của Trung Quốc.
THỨ NĂM, NGÀY 8 THÁNG 1 NĂM 1976: trong một gian phòng tranh sáng tranh tối, được trang bị sơ sài trong Bệnh viện Bắc Kinh 305 có một người đàn ông già, mảnh khảnh nằm từ hai năm nay. Màng xám kéo qua trên mái tóc dầy màu đen, cơ thể chỉ còn xương với da. Cuộc đấu tranh kéo dài chống ung thư bọng đái, ung thư ruột và ung thư phổi đã chấm dứt: Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc từ 26 năm nay, đã qua đời.
Chu tương ứng với hình ảnh lý tưởng của một người Trung Quốc có văn hóa cho tới mức ở Phương Tây, người ta không bắt buộc phải cảm nhận ông ấy là một người Cộng sản giáo điều. Ông ấy ăn nói khéo léo, có sức thu hút, thông thái, được đào tạo ở châu Âu, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng ở đó. Ngay đến tên của ông ấy dường như cũng phù hợp – “Ân Lai” có nghĩa là “thịnh vượng xuất phát từ ông ấy”.
Mặc dù lâu nay Chu Ân Lai đã không còn có thể gây ảnh hưởng đến diễn tiến của sự việc được nữa, ông ấy vẫn là người được người dân Trung Quốc yêu mến. Ông ấy là người đã cắt xén những ý tưởng quá khích–không tưởng của Mao xuống một mức thực tế và mỗi ngày đều tận tâm làm việc nhiều đến mức đáng ngạc nhiên – con người của sự chừng mực. Sự chấm dứt của ông ấy có khiến cho Chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc trở nên cực đoan nữa hay không?
Một tuần sau đó, hàng trăm ngàn người đã đứng xếp hàng chào khi chiếc xe chở quan tài lăn đi trên đại lộ Trường An đến nghĩa trang Bát Bảo Sơn dành cho những người nổi tiếng. Có thể nhận thấy họ đau buồn thật sự, điều lại càng tăng lên sau khi ý muốn cuối cùng của Chu được loan truyền đi: không đưa tro của ông ấy vào trong một cái lăng lộng lẫy mà hãy phân tán ra tất cả các tỉnh.
Trong các chế độ độc tài, tang lễ nhà nước là những cái máy để đo địa chấn của quyền lực. Tất cả vẫn sẽ như cũ, hay sẽ có động đất chính trị? Vì thế, việc ai được phép khiêng quan tài của người quá cố hay nhận tổ chức lễ tang là một việc quan trọng – và trước hết là việc ai đọc bài diễn văn chia buồn. Vào cái ngày đấy, Chu Ân Lai được vinh danh bởi người học trò năng nổ nhất và có tài nhất của mình: Đặng Tiểu Bình.
Người đàn ông nhỏ con, gần 72 tuổi này đã trở thành tổng bí thư của ĐCS năm 1956, một quan chức đầy quyền lực. Quá nhiều quyền lực, như Mao cảm thấy chẳng bao lâu sau đó. Vào đầu cuộc Cách mạng Văn hóa, Đặng bị đày về nông thôn.
Một người đàn ông mới bước lên trong những lúc lộn xộn của cuộc Cách mạng Văn hóa – cao tới mức chẳng bao lâu sau đó ông ấy được bổ nhiệm làm người kế tục Mao trong Đảng: nguyên soái Lâm Bưu. Con người gầy gò từ giới quân đội này, sinh năm 1907, là một cựu chiến binh của cuộc Vạn Lý Trường Chinh và suốt đời là một người đi theo Mao. Thêm vào đó, ông ấy có uy tín lớn trong Quân đội Giải phóng Nhân dân, thể chế duy nhất trong đất nước này mà vào thời cao điểm của cuộc Cách mạng Văn hóa vẫn còn tương đối không bị ảnh hưởng đến.
Thế nhưng ngôi sao của Lâm chìm xuống nhanh hơn là ngôi sao của Đặng: năm 1970, viên tướng hy vọng rằng Mao sẽ nhận chức vụ chủ tịch nước đang bị bỏ trống. Nếu thế thì trên bình diện nhà nước, Lâm cũng sẽ được bước lên làm người kế nghiệp Mao. Thế nhưng Lâm đã thất vọng lớn, khi người Đại Chủ tịch để trống chức vụ chủ tịch nước: viên nguyên soái vẫn còn là Phó Thủ tướng thứ nhất. Một cấp bậc hàng đầu – nhưng vẫn ở sau thủ tướng Chu Ân Lai.
Những gì rồi xảy ra trong chín tháng đầu tiên của năm 1971 cho tới ngày nay vẫn còn bí ẩn. Chính Mao cũng gọi cách xử lý của ông ấy sau này là “ném đá, pha cát và đào góc tường”.
Ý muốn nói: lật đổ Lâm.
Rõ ràng là đối với Mao, Lâm cũng đã trở nên có quá nhiều ảnh hưởng. Ông ấy bắt buộc các sĩ quan cao cấp theo Lâm phải tự kiểm điểm công khai và qua đó chấm dứt con đường sự nghiệp của họ – những “hòn đá” mà Mao ném. Ông thay thế những người theo Lâm trong các ủy ban quân đội quan trọng bằng người mới – “pha thêm cát”. “Góc tường” cuối cùng chính là quyền chỉ huy quân khu Bắc Kinh, cái mà bây giờ Mao đưa cho những người trung thành.
Lâm Bưu, ngày càng bị cô lập trong thời gian dài của những tuần đấy, hoảng hốt chống lại sự chấm dứt của ông ấy, cả về mặt chính trị lẫn thể xác. Có lẽ là ông ấy đã tìm những người đồng tình trong số giới quan chức cao cấp để mưu lật đổ Mao. Cuối cùng, có lẽ là con trai của ông ấy đã đưa ra kế hoạch ám sát Mao trong tháng 9 năm 1971. Thế nhưng vụ mưu sát bị phản bội – có thể, theo như viên bác sĩ riêng của Mao tường thuật, là vì con gái của Lâm Bưu vô tình nói lộ ra những chi tiết quyết định.
Vào ngày 13 tháng 9 năm 1971 – ít nhất là theo phiên bản chính thức – Lâm Bưu cùng gia đình và một vài người trung thành bỏ trốn, bị ô tô cảnh sát đuổi theo, từ trung tâm Bắc Kinh ra đến một sân bay, nơi có một chiếc máy bay phản lực Trident chờ sẵn. Chiếc máy bay cất cánh và bay về hướng Liên bang Xô viết, nơi mà Lâm muốn nương náu.
Nhưng chỉ vài giờ sau đó, chiếc máy bay phản lực vỡ tan ra trên thảo nguyên Mông Cổ, không một ai sống sót. Có thể là trong lúc vội vã, chiếc máy bay đã đổ không đủ nguyên liệu; hay máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã đuổi theo nó qua cho tới nước láng giềng và đã bắn hạ nó ở đó. Hay cũng có thể là hoàn toàn khác đi.
Thế nào đi nữa thì Mao đã lại thủ tiêu thêm một người có thể kế nghiệp và cũng là đối thủ – và bây giờ nhớ lại công lao của Đặng Tiểu Bình. Năm 1973, Đặng và nhiều người theo ông ấy được phục hồi, do có sự hối thúc của Chu Ân Lai. Năm 1976, hơn phân nửa của tất cả các các bộ Đảng bị xua đuổi đi trong cuộc Cách mạng Văn hóa lại giữ chức vụ cũ của họ, trong khi những người chống họ, “Hồng Vệ Binh”, được gửi về nông thôn: một cuộc đi đày được ngụy trang như lần ban thưởng.
Thế nhưng Mao vẫn chưa xong. Chỉ một tuần sau lễ tang cho Chu Ân Lai, người ta đã biết rõ là Đặng sẽ không thể thắng thế trong Đảng.
THỨ TƯ, 21 THÁNG 1. Bộ Chính trị gặp nhau trong một gian sảnh họp của Đại Hội đường Nhân dân. Bầu không khí mang đầy tính nghi ngờ và gây gỗ. Người ta cần phải ấn định ai là người kế nhiệm Chu Ân Lai bây giờ? Đó là ai đi nữa thì người đấy sẽ có nhiều cơ hội tốt để theo Mao trong chức chủ tịch Đảng và qua đó sẽ kiểm soát được Trung Quốc nhiều năm trời.
Nhưng ai hôm nay thua cuộc thì con đường sự nghiệp chính trị của người đó sẽ chấm dứt – nếu như không có gì còn tệ hại hơn nữa sẽ đe dọa người đó.
Phe cánh tả quanh Giang Thanh vợ của Mao, tất cả đều có được quyền lực trong thời của cuộc Cách mạng Văn hóa, kiên quyết chống lại yêu cầu nắm giữ chức vụ thủ tướng của Đặng. Đặng muốn hiện đại hóa nền nông nghiệp. Thêm vào đó là cho người nông dân có nhiều tự do về kinh tế hơn. Ông ấy muốn hỗ trợ cho khoa học và công nghệ tốt hơn, mở rộng quốc phòng. Phe cánh tả ngược lại chống các cải cách kinh tế. Cách mạng liên tục và đấu tranh giai cấp – đó chính là những nguyên tắc chỉ đạo cho chính sách của họ.
Ứng cử viên của họ là Vương Hồng Văn, người đã theo Giang từ sớm và nhờ bà ấy mà tiến bước nhanh chóng trên con đường sự nghiệp trong Đảng.
Mao đích thân can thiệp. Ông cho chuyển một thông điệp, cũng giống như một mệnh lệnh: ứng cử viên của ông ấy là Hoa Quốc Phong. Một sự ngạc nhiên, vì con người xuất phát từ tỉnh này, người đã leo lên đến chức Phó Thủ tướng, không đứng trên phiếu bầu của ai cả.
Hoa độ 55 tuổi và thuộc “thế hệ 38” – thế hệ chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống người Nhật xâm lược và thời đấy đã tham gia phong trào cách mạng. May mắn của Hoa là ông ấy đã đảm nhiệm tỉnh có Thiều Sơn nơi sinh của Mao cũng nằm ở trong đó khi còn là một bí thư trẻ tuổi.
Trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa, ông ấy đã mở rộng ngôi nhà là nơi sinh của Mao ra thành một điểm hành hương cho Hồng Vệ Binh và lập một nhà máy sản xuất hàng năm 30 triệu cái khuy đeo có hình Mao. Năm 1973, Hoa vào Bộ Chính trị, hai năm sau đó, ông ấy trở thành Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ An ninh Công cộng – và qua đó kiểm soát công an.
Phần lớn các nhà quan sát nhìn ông như một ứng viên thỏa hiệp, người đối với các nhà cải cách quanh Đặng Tiểu Bình cũng như đối với phe cánh tả cực đoan là đều có thể chấp nhận được.
Mao phô diễn thêm một lần nữa quyền lực của mình, bằng cách lựa một ứng cử viên không có phe phái mạnh ở sau lưng. Thông điệp: Đại Chủ tịch vẫn còn cầm lái và quyết định nhân sự.
Thân thể suy tàn của của nhà độc tài không còn có thể giữ kín được nữa: Khi Mao tiếp Thủ tướng Pakistan Bhutto vào ngày 27 tháng 5 năm 1976, ông ấy đã bị liệt. Ảnh: GEO Epoche.
Thân thể suy tàn của của nhà độc tài không còn có thể giữ kín được nữa: Khi Mao tiếp Thủ tướng Pakistan Bhutto vào ngày 27 tháng 5 năm 1976, ông ấy đã bị liệt. Ảnh: GEO Epoche.
Thứ Bảy, ngày 31 tháng 1, Trung Nam Hải: báo động cho quân đoàn 8341. Lửa cháy và tiếng súng bắn trước nhà của Chủ tịch Mao! Những người lính cầm súng lao vào, căng thẳng, rồi báo động được bãi bỏ: năm mới của Trung Quốc sắp đến, và một vài người phục vụ cho Mao muốn làm cho ông ấy vui bằng cách đốt pháo – nhưng lại quên báo cáo trước cho lính canh nên những người này đã lo sợ một vụ mưu sát. Sau khi mọi việc đã rõ, những người lính và nhân viên phục vụ đã chạy tụ tập đến đấy lại lui về.
Thế nhưng bây giờ có một tin đồn xấu được lan truyền đi, lúc đầu là trong Trung Nam Hải, rồi đến trên đường phố Bắc Kinh: đã từ lâu, Mao không còn đánh giá cao Chu Ân Lai nữa và đã ăn mừng cái chết của ông ấy bằng cách đốt pháo. Năm con rồng bắt đầu trong một bầu không khí nghi kỵ.
Bây giờ, Mao hầu như không còn ở trong ngôi biệt thự của ông ấy nữa, mà ở trong một nhà tắm. Nhà đấy trước đây đã được xây cho tất cả các cán bộ cao cấp trong Trung Nam Hải, thế nhưng ngay từ những năm 1950, không còn ai trong số họ dám quấy rối những đường bơi của nhà yêu chuộng bơi lội Mao nữa. Thời gian sau này, các gian phòng ở, tiếp khách và làm việc được xây thêm vào, thì thế nên ngôi nhà tắm đấy thật ra là ngôi nhà tư nhân của Chủ tịch.
Mao trong cuộc sống cá nhân được che chắn hết sức kỹ lưỡng của ông ấy là một sự pha trộn giữa nhà quê và học giả, nhà chiến thuật lắm mưu mẹo và người lập dị kỳ lạ. Ông ấy có nhiều điểm chung với những nhà cai trị của các triều đại hoàng đế đã suy tàn từ lâu hơn là với những tổng bí thư Đảng tầm thường của phần lớn các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác.
Một người như vậy không cần phải tuân theo một lịch hẹn nào cả. Mao làm việc, ăn và ngủ tùy theo ý mình, nhân viên của ông ấy đã quen với việc nửa đêm bị gọi vào chỗ ông ấy – hay gọi đến điểm tận cùng của Trung Quốc, vì viên Chủ tịch hay thích tự phát đi xuyên qua đất nước trong một đoàn tàu đặc biệt, khiến cho các thư ký, nhân viên phục vụ, người chăm sóc sức khỏe và cảnh sát an ninh của ông ấy rối loạn cả lên.
Ông ấy thích các món ăn được xào nấu với nhiều dầu, trà đậm, thuốc lá “555” của Anh. Xem phim võ hiệp và các phim khác từ Đài Loan và Hongkong trong một gian sảnh được xây riêng cho việc này, những cuốn phim mà bị cơ quan tuyên truyền của Đảng công khai nguyền rủa.
Phòng làm việc với bàn viết, ghế và giá sách chỉ được dùng để đặt hình ảnh lên, vì ông hoàng đế đỏ thích làm việc nhất là trên chiếc giường khổng lồ của ông ấy hay ở cạnh bể bơi, nơi ông ấy đọc không biết bao nhiêu là tài liệu và bình luận bằng những dòng ghi chú ngắn, thỉnh thoảng viết những bài văn dài hay cùng với những người thân cận phác thảo các chiến dịch mới.
Thường trong lúc đó ông ấy không mặc gì nhiều hơn là một chiếc áo choàng tắm. Ông chỉ mặc bộ complê của mình trong những dịp duyệt binh, đón tiếp chính thức khách nhà nước hay ở các sự kiện chính thức khác. Cận vệ phải mang giày trước cho ông.
Có không biết bao nhiêu là “công nhân văn hóa” mà ông ấy đã “thư giãn” với họ trong những năm dài. Thiếp hầu của ông ấy hầu hết đều là những cô gái trẻ ít học từ nông thôn, những người được cơ quan an ninh điều tra về mặt chính trị và rồi dẫn đến cho ông. Họ là những người phục vụ trong chiếc tàu hỏa xa xỉ mà Mao đi xuyên qua Trung Quốc với nó, hay những người đi theo một dàn nhạc, những người mời Đại Chủ tịch khiêu vũ cho tới chừng nào mà ông ấy chọn một người trong số họ tại các buổi hòa nhạc bí mật thường được tổ chức cho các cán bộ cao cấp. Ngay trong Đại hội đường Nhân dân, nơi có sẵn nhiều phòng dành cho Chủ tịch, cũng có một doanh trại dành cho yêu đương.
Thế nhưng bắt đầu từ những năm 1970, sự thèm muốn của Mao dường như đã được thỏa mãn. Không còn có thiếp hầu mới nữa, bù vào đấy là ba người phụ nữ đồng hành, làm việc cho ông ấy như là nhân viên phục vụ, thư ký và y tá, và qua đó ngày càng kiểm soát ông ấy nhiều hơn.
Một người trong bọn họ, Trương Ngọc Phượng, gặp ông lần đầu tiên vào đầu những năm 1960, trở thành người thân cận của ông ấy. Có lần Hoa Quốc Phong muốn gặp viên Chủ tịch, nhưng để làm việc đấy thì phải đến gặp Trương Ngọc Phượng – người đang ngủ. Không ai dám đánh thức bà ấy dậy. Sau hai giờ đồng hồ, người đàn ông nhiều quyền lực thứ nhì của Trung Quốc lại phải quay về, hoài công.
Thế nhưng ngay cả khi các cô vợ bé của Mao cũng đóng những vai âm mưu mà ngày xưa thuộc về các thái giám trong triều đình – viên Chủ tịch không phải là một công cụ nhu nhược. Cả trong áo choàng tắm ở cạnh bể bơi, ông ấy thỉnh thoảng vẫn có tác động mạnh đến nhiều người khách lần đầu gặp ông ấy.
Nhà độc tài Trung Quốc là một bậc thầy về ngôn ngữ, ông ấy viết thơ, nói loại tiếng địa phương Hồ Nam có nhịp điệu và thích hình ảnh dễ hiểu: “cọp giấy” có lẽ là sáng tạo ngôn ngữ được biết đến nhiều nhất trên thế giới của ông ấy.
Ông ấy là một người đọc say mê văn học Phương Tây và Phương Đông, đánh giá cao triết học và trước hết là lịch sử. Trong số các hoàng đế Trung Quốc, ông ấy khâm phục nhất là những người bị người dân kinh sợ vì sự tàn nhẫn của họ, nhưng về chính trị thì lại thành công nhiều nhất – ví dụ như hoàng đế Tần Thủy Hoàng (thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên), người đã cho xử tử hai triệu người và trưng bày xác chết không toàn vẹn của nạn nhân, để cho những người muốn nổi loạn phải khiếp sợ – nhưng cũng là người thống nhất vương quốc và xây Vạn Lý Trường Thành.
Mao quyết định tất cả mọi việc ở xung quanh ông ấy, ngay cả về những lần mổ mà có những cán bộ cao cấp nào đó cần phải có – thường ông ấy không cho phép, vì ông ấy không tin vào y học hiện đại.
Chu Ân Lai, người mà ngay từ 1972 đã được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư, phải chờ tới hai năm, cho tới khi vợ của ông ấy cuối cùng cũng gây ảnh hưởng đến một vợ bé của Mao nhiều cho tới mức bà ấy có thể xin ông Chủ tịch cho phép mổ để kéo dài mạng sống.
Thế nhưng bây giờ chính Mao lại ốm. Tinh thần tỉnh táo, vẫn còn biết mình có quyền lực và đa nghi, nhưng nằm trong một thân thể bây giờ suy nhược. Ngay từ thời trước, viên Đại Chủ tịch đã có vấn đề về sức khỏe, những vấn đề mà người bác sĩ riêng của ông ấy có thể kiểm soát được – hay cam chịu chấp nhận.
Từ nhiều thập niên nay, Mao mắc chứng khó ngủ và nghiện thuốc ngủ. Thỉnh thoảng ông ấy bị nhiễm bệnh giới tính từ một trong những người vợ bé của ông ấy. Cũng như nhiều người nông dân, ông ấy không đánh răng mà súc miệng mỗi sáng với trà xanh và rồi nhai lá trà sau đó. Hậu quả là một lớp cáu dầy màu xanh cũng như bệnh nha chu và sưng mủ.
“Con cọp cũng không bao giờ đánh răng nhưng răng chúng vẫn sắc bén” là lý lẽ của Mao để chống lại kem đánh răng và bàn chải. Những người sửa hình phải chỉnh lại toàn bộ những tấm hình công khai của Mao mà trên đó người ra có thể nhận ra được những cái răng đã bị nhuộm màu của ông ấy. Và một cửa hàng dược phẩm được chọn ra đặc biệt ở Bắc Kinh phải cung cấp những loại thuốc ngày càng kỳ lạ hơn.
Năm 1972, người bạo chúa bỏ hút thuốc – quá muộn cho lá phổi đã bị phá hủy của ông ấy. Có ba bong bóng khí hình thành ở bên lá phổi trái, cho nên ông ấy chỉ còn có thể thở tương đối không khó nhọc lắm khi nằm nghiên sang trái và nén các bong bóng khí lại qua trọng lượng cơ thể của ông ấy. Ông ấy bơi lần cuối cùng là trong năm 1974 – ông ấy yếu, bị tê liệt cuống họng một phần, bị uống nước và phải để cho cận vệ kéo lên khỏi nước chỉ sau vài giây.
Ngay trước đấy, các bác sĩ thần kinh đã chẩn đoán bệnh “xơ cột bên teo cơ” ở ông ấy: một bệnh dẫn đến việc các tế bào thần kinh vận động trong tủy cột sống bị phá hủy và qua đó dần đến tê liệt dần dần.
Các bác sĩ cho Mao được hai năm nữa – nhưng không nói cho ông ấy biết, vì theo các truyền thống chữa bệnh ở Trung Quốc, viễn cảnh tuyệt vọng không được thông báo cho bệnh nhân biết.
CHỦ NHẬT, NGÀY 4 THÁNG 4, Bắc Kinh, Thiên An Môn. Đấy là đêm trước của lễ Thanh Minh, ngày tưởng nhớ người chết của Trung Quốc. Từ giữa tháng 3, sinh viên đã tụ tập lại ở đây, trên “Quảng trường Thiên An Môn” trước cột đá ở giữa tưởng niệm những người anh hùng của cuộc Cách mạng Cộng sản. Ở mặt trước của cột có khắc một câu nói của Mao, ở mặt sau là một bài văn của Chu Ân Lai, được phỏng theo nét chữ viết tay của họ, đồ sộ và được mạ vàng.
"Người lãnh tụ và người thầy vĩ đại" sống mãi, tờ "Nhân dân Nhật báo" đăng tin một ngày sau khi Mao qua đời. Từ "chết" được tránh đi trong dòng tít. Ngay sau đó, hàng trăm ngàn người đã đi ngang qua xác chết trong Đại hội đường Nhân dân. Ảnh: Geo Epoche.
“Người lãnh tụ và người thầy vĩ đại” sống mãi, tờ “Nhân dân Nhật báo” đăng tin một ngày sau khi Mao qua đời. Từ “chết” được tránh đi trong dòng tít. Ngay sau đó, hàng trăm ngàn người đã đi ngang qua xác chết trong Đại hội đường Nhân dân. Ảnh: Geo Epoche.
Các sinh viên tưởng nhớ Chu Ân Lai. Thế nhưng cuộc hội họp này khác với những cuộc diễu hành của các bộ đồng phục trong thời Cách mạng Văn hóa. Nó tự phát và không có mục tiêu thật sự. Mỗi ngày càng có nhiều người đến trên quảng trường.
Vào tối của ngày 4 tháng 4, cuối cùng rồi thì không thể không nhìn thấy đám đông đó được nữa. Quanh cái cột đá và từ đó cho tới Cổng Thiên An Môn trong tường của Cấm Thành,  có những vòng hoa phúng điếu nằm cao tới mười mét, được kết lại từ giấy lụa, cũng như hoa cúc. Tranh cổ động, áp phích và cờ vươn cao lên như những chiếc buồm trên biển người biểu tình. Có những người hát, trích dẫn thơ. “Chu Ân Lai hãy tỉnh dậy, hãy báo động quân đội, cảnh sát và nhân dân, để bảo vệ hiến pháp!” được viết trên một tấm áp phích.
Thật sự là quân đội và cảnh sát đã được báo động – nhưng khác với sự tưởng tượng của người dân.
Trong đêm rạng sáng ngày 5 tháng 5, theo lệnh của Bộ Chính trị, cảnh sát dọn sạch toàn bộ những vòng hoa chia buồn với 200 chiếc xe tải; Quảng trường Thiên An Môn vào sáng sớm trống vắng giống như chưa từng có một cuộc biểu tình nào ở đây.
Nhưng không được lâu.
Vì sự khiêu khích vào lúc đêm khuya khiến cho sinh viên tức giận, những người vào sáng sớm ngày 5 tháng 5 lại bước ra quảng trường. Cuộc phản đối nhanh chóng lan rộng, vào khoảng tám giờ đã có hơn 100.000 người biểu tình tụ họp lại – cho tới lúc đó là sự kiện lớn nhất không được tổ chức trước trong lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân.
Công nhân từ một xí nghiệp chế tạo máy đã rèn từ kim loại phế liệu một vòng hoa nặng 500 kí lô có đường kính sáu mét và chở nó trên xe đạp đi 15 kilômét xuyên qua thành phố đến Thiên An Môn.
Bây giờ, bầu không khí mang tính hung dữ. Năm chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy, nhiều phái đoàn tiến đến Đại hội đường Nhân dân và các tòa nhà chính phủ khác, họ bị từ chối. Người biểu tình xô đẩy lính canh rớt mũ, có người ném đá. Nhưng vào khoảng 18 giờ, phần lớn đều rời quảng trường. Chỉ một vài người là muốn ở lại đấy cả đêm.
Trong lúc đó, một quan chức cao cấp của tổ chức ĐCS thành phố đã cảnh báo các sinh viên qua đài phát thanh, đừng để “những phần tử xấu” lôi kéo vào những cuộc “phá hoại phản cách mạng”. Một điềm xấu báo trước.
Sau khi màn đêm buông xuống, đèn pha bất thình lình chiếu sáng rực cả quảng trường. Vào khoảng 21 giờ, 10.000 dân quân, 3.000 cảnh sát và năm tiểu đoàn của lực lượng đặc biệt 8341 bắt đầu hành động với mọi bạo lực.
Những người biểu tình quanh cột đá bị bao vây, đánh đập và dẫn đi.
Vợ Mao đứng trong một căn phòng ở mặt tiền của Đại hội đường Nhân dân và quan sát cuộc biểu tình trên Thiên An Môn qua một cái ống nhòm.
Vào khoảng 23 giờ, bà ấy vội quay về với viên Chủ tịch và đắc thắng tường thuật lại về lần đập tan “nhóm nhỏ của những kẻ phản cách mạng”. Tiếp đó, bà ấy ăn mừng chiến thắng với một vài người trung thành, với rượu, đậu phọng và thịt. “Tôi sẽ cho rơi đầu”, bà ấy hứa hẹn. Có ít nhất là 388 người biểu tình bị bắt giam.
Vào ngày hôm sau đó, 30.000 dân quân chiếm giữ Thiên An Môn để ngăn chận những cuộc tụ tập mới. Trong tờ “Nhân dân Nhật báo” có một bài viết gay gắt chống lại những người biểu tình. Và trong Bộ Chính trị, Giang Thanh đắc thắng, vì cuối cùng bà ấy cũng thành công trong việc thuyết phục Mao tin rằng Đặng Tiểu Bình là người chịu trách nhiệm cho các sự kiện trong thời gian của Lễ Thanh Minh. Trong những ngày trước đó, người này cứ bình thản chịu đựng những đợt công kích một cách giận dữ từ Giang Thanh, trước khi đứng dậy với lời nhận xét chế giễu: “Tôi điếc rồi, tôi không hiểu gì cả.”
Vào ngày 7 tháng 4, Đặng bị tước mọi chức vụ trong Đảng. Ông ấy bay về Quảng Đông, nơi các quan chức địa phương trung thành với ông ấy và bảo vệ ông ấy không bị đánh đập. “Nếu một người bị đánh đến lần thứ nhì thì người đấy đã làm việc tốt đấy chứ”, là lời bình luận mang tính chế giễu của ông ấy.
Bây giờ, Hoa Quốc Phong được cử làm Thủ tướng và Phó Tổng bí thư Đảng – và qua đó là người được chỉ định để kế nghiệp Mao.
Thế nhưng tờ “Nhân dân Nhật báo” và đài truyền hình đưa ra bên cạnh ông ấy thêm một nhân vật thứ hai, trên thực tế là đồng cấp bậc: Giang Thanh. Thời của bà ấy dường như đang đến gần.
Phần lớn người Trung Quốc chỉ biết đến người vợ của Mao từ 1966, mặc dù bà ấy đã kết hôn với ông ấy từ tháng 11 năm 1938. Cả một thời gian dài, dường như bà ấy phải chịu đựng việc là mình không quan trọng. Giang Thanh sinh năm 1914, trong những năm 1930 đã là một nữ diễn viên sân khấu và điện ảnh hoạt động xã hội tích cực ở Sơn Đông và Thượng Hải, trước khi bà ấy đi theo những người Cộng sản và quen Mao.
Bộ Chính trị chống lại mối quan hệ với người Chủ tịch – cũng là vì theo truyền thống, diễn viên không được coi trọng trong Trung Quốc –, nhưng cuối cùng cũng đồng ý khi Mao hứa hẹn không cho bà ấy tham gia chính trị.
Giang Thanh sống trong xa xỉ. Trong những năm 1950, bà ấy còn được phép mua quần áo thanh lịch từ Phương Tây, thế nhưng cảm thấy nình thừa thãi, bị chồng bà cô lập ngày càng nhiều hơn, cảm thấy bị làm nhục bởi các áp phe của ông ấy, bị những người lính cận vệ của Mao chế diễu.
Cuộc Cách mạng Văn hóa đã làm thay đổi tất cả. Cuộc đấu tranh của Mao chống lại Đảng đã kết nối vợ của ông ấy lại với một vài người quá khích, những người từ các lý do ý thức hệ cũng như từ các lý do về tuổi tác mà nổi dậy chống lại tổ chức Đảng: những người trẻ muốn vứt bỏ giới cách mạng già.
Giang Thanh trở thành nữ thủ lĩnh của nhóm này, nhóm mà chẳng bao lâu sau đó đã kiểm soát được các giới truyền thông đại chúng và tổ chức Đảng trong Thượng Hải, nói chung là thành phố duy nhất có được một giới vô sản công nghiệp cách mạng.
Bây giờ, Giang Thanh hy vọng rằng sau cái chết của Mao, con đường đi lên hàng đầu đã mở ra cho mình. Trong lịch sử Trung Quốc có một vài ví dụ về những người cai trị là những người phụ nữ đầy quyền lực – tại sao điều đấy lại không thể dưới những người cộng sản?
Mặt khác, có phải là quyền lực của bà ấy chỉ dựa trên việc bà ấy là người vợ của Mao hay không? Với cái chết của ông ấy, liệu bà ấy cũng mất đi tính chính danh của mình hay không? Giang Thanh dao động giữa hy vọng cuồng loạn và sợ hãi vô cùng. Cái chết của Mao sẽ có ảnh hưởng đến số phận của tất cả các cán bộ cao cấp, nhưng không ai đặt cược cao như vợ của ông ấy.
Mao cũng biết điều đó. Trong những tháng này, ông ấy đọc cho người thân cận của ông ấy là Trương Ngọc Phượng nhiều lá thư ngắn, bởi vì ngoài bà ấy ra thì không ai có thể hiểu được những âm từ lắp bắp của ông ấy. Giang Thanh khéo léo sử dụng tình trạng đấy cho mục đích riêng của mình.
Ví dụ như bà ấy quả quyết rằng Mao đã nhờ Trương Ngọc Phượng đưa cho bà thông tin này: “Trong cuộc đấu tranh của mười năm qua, anh đã cố gắng đi đến đỉnh cao của cuộc cách mạng, nhưng anh không thành công. Nhưng em có thể đến được đỉnh cao.”
Hồng Vệ Binh ở thành phố Thẩm Dương than khóc Mao. Ảnh: GEO Epoche
Hồng Vệ Binh ở thành phố Thẩm Dương than khóc Mao. Ảnh: GEO Epoche
THỨ BA, NGÀY 11 THÁNG 5, Trung Nam Hải. Một nữ y tá chạy đến chỗ bác sĩ Lý Chí Tuy, vì viên Chủ tịch lại lên cơn tim. Người bác sĩ riêng của Mao, một vài đồng nghiệp và nữ y tá cố ổn định tình trạng của bệnh nhân và trong lúc hấp tấp đã làm một việc mà họ đã không dám làm trong vòng hai năm vừa qua: họ đẩy Trương Ngọc Phượng, người đứng cản đường họ, sang một bên.
Con người 32 tuổi này, người mà Mao đã biết đến cách đây 14 năm như là nhân viên phục vụ trên chiếc tàu hỏa đặc biệt của ông ấy, là cơn ác mộng của các bác sĩ. Từ năm 1974, trên thực tế là bà ấy nắm độc quyền tiếp xúc với ông Chủ tịch, điều không những khiến cho Hoa Quốc Phong và Giang Thanh hết sức bực tức, mà cả bác sĩ Lý chịu trách nhiệm về sức khỏe của Mao nữa.
Ông hầu như không còn có thể chẩn đoán cho bệnh nhân nổi tiếng của ông ấy được nữa, vì người này từ chối những cuộc điều trị kéo dài. Thường thì sau nhiều ngày thúc dục, người bác sĩ chỉ có thể thuyết phục được Mao và người vợ bé của ông ấy ít nhất là để cho lấy vài mẫu máu.
Y tá bí mật mang nước tiểu của Mao ra, để các bác sĩ có thể cho người phân tích được. Nhưng Trương Ngọc Phượng cứ đơn giản là từ chối nhiều đề nghị chữa bệnh và cưỡng lại các bác sĩ bằng cách chỉ cho truyền dịch glucose.
Vào ngày 11 tháng 5 đó, Mao ốm yếu. Ông ấy bồn chồn cho tới mức những người phục vụ của ông ấy đặt thêm một cái giường to thứ nhì vào trong ngôi nhà tắm và thường xuyên kéo ông ấy đi từ giường này sang giường kia, để làm giảm bớt sự bức rứt của ông ấy. Ông ấy chỉ còn có thể ăn xúp gà hay xúp bò mà một người nữ y tá nhỏ từng giọt vào cho ông. Với thực phẩm qua tĩnh mạch, bác sĩ Lý có thể cải thiện tình trạng đôi chút – sau khi ông ấy phải thuyết phục Trương Ngọc Phượng về tính không nguy hiểm của dịch truyền, bằng cách tự thử cho mình trước mắt của bà ấy.
Cơn đau tim tuy qua được, thế nhưng nó là lần khởi đầu của sự chấm dứt. Quyền lực  kỳ lạ của Trương Ngọc Phượng ở xung quanh Mao bây giờ bị giới hạn, vì sự sa sút về thân thể của viên Chủ tịch đã khiến cho sự tiếp cận trực tiếp của các bác sĩ trở nên cần thiết.
Bộ Chính trị, cho tới nay đều trình ra tất cả các nghị quyết để được ông cho phép, quyết định dưỡng sức cho Mao và chỉ còn quấy rầy ông ấy trong những trường hợp đặc biệt.  Qua đó, viên Đại Chủ tịch dần mất đi sự kiểm soát Đảng của ông ấy.
Ông ấy đánh mất sự kiểm soát cơ thể mình vào ngày 26 tháng 6, khi lại một cơn đau tim hạ gục ông ấy. Trung ương Đảng loan báo, rằng từ bây giờ Mao không tiếp khách nước ngoài nữa. Người ta không đưa ra lý do, nhưng nhiều người hiểu việc đấy như là lần loan báo cái chết sắp đến của ông ấy.
Cứ tám tiếng một, một đội năm bác sĩ và tám nữ y tá bây giờ lo cho sức khỏe của người bạo chúa. Bác sĩ Lý dọn vào một gian phòng cạnh những phòng của Mao và túc trực sẵn sàng. Từ quan điểm y học, ít bác sĩ hơn cũng đã đủ, nhưng từ quan điểm chính trị thì không: ngay khi tình trạng của Mao xấu đi thấy rõ trong năm 1972, Giang Thanh đã gọi bác sĩ Lý là thành viên của một “nhóm điệp viên” muốn tiêu diệt Mao.
Càng có nhiều chuyên gia thì mối nguy hiểm bị hy sinh như là người phải chịu tội sau khi Mao chết lại càng ít đi.
Cộng thêm vào số bác sĩ và y tá là bốn chính khách, những người thay nhau trong ca mười hai tiếng để canh chừng: Hoa Quốc Phong và người phe cánh tả Trương Xuân Kiều cũng như người ủng hộ Hoa là Uông Đông Hưng và ứng cử viên cánh tả Vương Hồng Văn.
Cạnh bên giường người chết của Mao, cuộc tranh giành quyền lực đã bắt đầu.
Khi bác sĩ Lý báo cáo về tình trạng của người Chủ tịch trước Bộ Chính trị, ông ấy chỉ có thể trình bày những dự đoán đen tối: Mao bị nhiễm trùng đường hô hấp, có một trái tim yếu và chức năng thận bị giới hạn.
Vì thế mà Giang Thanh đã quở trách ông ấy: “Rõ ràng là anh không được cải tạo tốt. Trong xã hội tư bản, bác sĩ là chủ và y tá là những người phục vụ. Vì thế mà Chủ tịch luôn khuyên rằng chúng tôi chỉ nên tin một phần ba những gì các bác sĩ nói.”
Thủ tướng Hoa Quốc Phong đọc một bài diễn văn ca ngợi người đã chết. Chỉ vài tháng trước đó, Mao đã gây ngạc nhiên khi xếp đặt người cán bộ hầu như không được biết đến này trở thành người kế nghiệp mình – và qua đó cũng đã gây trở ngại cho các tham vọng của người vợ cực tả của mỉnh. Giang Thanh (phải). Ảnh: GEO Epoche
Thủ tướng Hoa Quốc Phong đọc một bài diễn văn ca ngợi người đã chết. Chỉ vài tháng trước đó, Mao đã gây ngạc nhiên khi xếp đặt người cán bộ hầu như không được biết đến này trở thành người kế nghiệp mình – và qua đó cũng đã gây trở ngại cho các tham vọng của người vợ cực tả của mỉnh. Giang Thanh (phải). Ảnh: GEO Epoche
THỨ TƯ, NGÀY 28 THÁNG 6, tỉnh Hà Bắc. Mặt đất rung chuyển vào ngày đầu tiên của tháng 7 theo lịch Trung Quốc, tháng mà các hồn ma xấu xa hoạt động. Cơn động đất mạnh 8,2 độ trên thang Richter – đó là một trong những trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Vào ban đêm của ngày hôm đó có thêm một trận nữa, chỉ nhẹ hơn không đáng kể.
Nhà cửa và cầu của thành phố công nghiệp Đường Sơn sụp đổ, hỏa hoạn lớn hoành hành. Đại diện chính quyền sau này nói là có 242.000 người chết và 164.000 người bị thương nặng, các nhà quan sát người nước ngoài còn cho rằng có hơn 600.000 người chết.
Cả ở Bắc Kinh mặt đất cũng rung động, tuy vậy, với những hậu quả ít tàn khốc hơn rất nhiều. Cư dân của Trung Nam Hải bị lay dậy từ trong giấc ngủ và một vài ngôi nhà bị hư hại nhẹ, trong đó có ngôi nhà tắm của Mao.
Bác sĩ, y tá và cận vệ chuyển chiếc giường với viên Chủ tịch – người vẫn rất tỉnh táo và ghi nhận rõ rệt những gì đang xảy ra – qua một lối đi sang căn nhà số 202 nằm ở bên cạnh, mới xây xong năm 1974 và được cho là có thể chịu đựng được động đất.
Hoa Quốc Phong cố lợi dụng trận động đất cho các mục đích chính trị. Vào ngày 1 tháng 9, ông ấy – “nhân danh Mao” – công khai khen ngợi các biện pháp cứu trợ, cho là những biện pháp đó có tác động nhiều hơn là các biện pháp sau thảm họa đầu những năm 60 rất nhiều.
Thế nhưng muốn trục lợi về mặt chính trị qua một trận động đất là một việc làm hết sức không khéo léo. Vì ở Trung Quốc, thiên tai được xem như là điềm báo trước cho lần thay đổi người cai trị sắp sửa đến, và lần nhắc đến Mao đã bệnh không cứu chữa được nữa hẳn phải khiến cho người Trung Quốc nào cũng phải khiếp sợ.
THỨ TƯ, 8 THÁNG 9, Trung Nam Hải, ngay trước nửa đêm. Mặc dù đã muộn, nhưng phía sau tấm bình phong che giường của Mao lại trước phần còn lại của căn phòng vẫn đầy người, vì 24 giờ là lúc đổi ca. Mười bác sĩ và sáu y tá thì thầm trao đổi những báo cáo thường nhật, thêm vào đó là bác sĩ Lý, Hoa Quốc Phong, thêm các thành viên Bộ Chính trị khác, cận vệ và Trương Ngọc Phượng.
Người vợ bé lắng nghe những âm thanh từ miệng của Mao, rồi bà ấy gọi viên bác sĩ riêng đến giường: “Chủ tịch muốn nói chuyện với anh!”
Bác sĩ Lý cầm tay Mao, nhưng mặc dù cố gắng ông ấy vẫn không thể hiểu được viên Chủ tịch đang muốn nói gì với mình, và vì thế nên lầm bầm một vài điều không quan trọng để trấn an – Mao vẫn còn chưa biết ông ấy bị bệnh gì và tình trạng của mình ra sao.
Có lộn xộn ngắn khi Giang Thanh chạy vào. Cho tới lúc đó, tất cả những người có mặt đều nói thì thầm, thế nhưng bây giờ bà ấy với giọng nói bồn chồn đã át cả tiếng rì rì của cái máy hô hấp. “Ai đó có thể nói cho tôi biết có việc gì không?” Hoa Quốc Phong, người đã cho gọi bà ấy vì phỏng đoán rằng Mao sẽ chết, trấn an bà ấy mà không giải thích lý do cho lời yêu cầu của mình hay còn nói cả cái từ “chết” gây kinh sợ đấy ra nữa.
Gương mặt vào lúc trước đã từng tròn trĩnh của Mao bây giờ chảy xệ xuống và xám xịt, mắt của ông ấy không còn tinh anh nữa. Thế nhưng trong một khoảng khắc, viên Chủ tịch dường như hài lòng, đôi má hồng lên.
Nhưng rồi thân thể của ông ấy nhũn xuống: mười phút sau nửa đêm, Mao Trạch Đông chết. Đó là ngày thứ năm, 9 tháng 9 năm 1976.
Trong số người đang hiện diện, hầu như không có ai xúc động thật sự. Giang Thanh la mắng các bác sĩ, nhưng bất thình lình trấn tỉnh lại. Các bác sĩ lo sợ sẽ bị bắt giữ như những “kẻ có tội”, đồng thời phải lo sao cho xác chết còn hơi ấm này được bảo tồn. Các nhà giải phẫu và mô học của Viện Y Khoa Bắc Kinh bị gọi dậy vào lúc nửa đêm và bị triệu đến Trung Nam Hải. Đồng thời, Bộ Chính trị họp hội nghị.
Vào khoảng bốn giờ sáng, bác sĩ Lý nhẹ nhỏm vì biết tin, rằng Bộ Chính trị sẽ không lên án các bác sĩ – và kinh hoàng vì biết tin, rằng Bộ Chính trị đã quyết định bảo tồn xác chết không chỉ một tuần mà là mãi mãi. Ý muốn được thiêu của Mao bị phớt lờ đi.
Các bác sĩ đều bất lực. Không một ai trong số họ có kinh nghiệm trong việc bảo tồn lâu dài một xác chết. Một nữ chuyên gia được gửi đến thư viện chuyên môn gần nhất để tìm kiếm các tài liệu thích hợp, những người khác thương lượng với các quan chức cao cấp đang tụ tập trong nhà 202, cho tới khi những người này cuối cùng rồi cũng cho phép hạ máy điều hòa từ 25 xuống 10 độ Celsius.
Điều duy nhất mà bác sĩ Lý biết, là ba người thánh cộng sản được ướp xác “vĩnh cửu” khác đã có nhiều vấn đề: ở Lênin và Stalin – cho tới khi ông ta biết mất dưới thời Khrushchev – trong Liên Bang Xô viết cũng như ở Hồ Chí Minh tại Bắc Việt Nam, tai và mũi ngay sau một thời gian ngắn đã thối rữa và phải được thay thế bằng những mô hình bằng sáp.
Các bác sĩ đọc trong một tờ báo Phương Tây, rằng phải xử lý xác chết với 12 đến 16 lít formaldehyde, tiêm vào một vài giờ sau khi chết. Nhưng bác sĩ Lý muốn cho chắc ăn và cho bơm 22 lít vào trong xác của Mao.
Vào khoảng mười giờ sáng, công việc đấy chấm dứt – với kết quả đáng sợ: mặt, cổ và thân thể của Mao sưng phồng lên một cách kỳ quái, chất formaldehyde trào từng giọt một ra từ lỗ chân lông như mồ hôi.
Thế là các bác sĩ phải cực nhọc dùng khăn và bông để chậm hết chất lỏng ấy trên gương mặt và nhét thân xác đấy vào trong một bộ quần áo của Mao, cái được xẻ ra ở lưng để nó vừa với thân hình đã phồng lên.
Trong lúc đấy, da ở má phải của Mao vỡ ra; nơi hư hỏng đấy được che lại bằng Vaseline và phấn. Vào khoảng 15 giờ, người chết trông có vẻ chấp nhận được, vài giờ sau đấy, ông ấy được đặt vào trong một cái quan tài bằng kính, kín khí và được chở vào trong Đại hội đường Nhân dân.
Từ năm 1930, Mao đã bị giới báo chí quốc tế tuyên bố chết tám lần, thế nhưng tin lần thứ chín, được chính thức tuyên bố vào cái ngày đấy lúc 16 giờ, là đúng.
Người ta tuyên bố quốc tang một tuần. Trong tuần đó, 300.000 người dân được lựa chọn ra để đi ngang qua chiếc quan tài bằng kính với xác chết được xử lý một cách cực nhọc ở trong đó – thế nhưng thiếu sự xúc động như sau cái chết của Chu Ân Lai.
Liên bang Xô viết thù địch với Bắc Kinh loan tin Mao chết trong một bài báo ở trang ba của tờ Izvestia và không gửi lời chia buồn từ chính phủ đến chính phủ, mà chỉ từ ĐCS đến ĐCS – việc bị người Trung Quốc từ chối một các thô lỗ vào ngày 14 tháng 9.
Đỉnh cao của các nghi thức diễn ra vào ngày 18 tháng 9 trên Thiên An Môn. Đài phát thanh và truyền hình truyền trực tiếp, khoảng 500.000 người đã tụ họp lại trên quảng trường. Trời nóng bức. Vào lúc 15 giờ, còi nhà máy và còi tàu thủy kêu vang ba phút, rồi sự yên lặng thống trị ba phút liền.
Sau đó, Hoa Quốc Phong đọc một bài diễn văn dài ca ngợi người chết, trong đó có một vài mũi nhọn gần như không che đậy hướng đến Đặng Tiểu Bình và Giang Thanh.
Thế nhưng người vợ góa của Mao – người gửi chồng mình vòng hoa chia buồn với dòng chữ “Người học trò và bạn chiến đấu của anh” – được chiếu thật lâu trong truyền hình cùng với những người nổi tiếng theo bà ấy.
Cuộc tranh giành quyền lực quanh người kế nghiệp Mao đang tiến đến gần đỉnh cao của nó.
Người vợ góa của Mao và ba đồng minh của bà ấy trong giới chóp bu của ĐCS bị bắt giam trong tháng mười 1976 sau một cuộc tranh giành quyền lực và bị phỉ bang như là "Bè lũ bốn tên", những người mà người ta phải mang đi nướng. Ảnh: GEO Epoche.
Người vợ góa của Mao và ba đồng minh của bà ấy trong giới chóp bu của ĐCS bị bắt giam trong tháng mười 1976 sau một cuộc tranh giành quyền lực và bị phỉ bang như là “Bè lũ bốn tên”, những người mà người ta phải mang đi nướng. Ảnh: GEO Epoche.
Thứ tư, ngày 6 tháng 10, Trung Nam Hải. Giang Thanh và ba người trung thành nhất với bà ấy trong Bộ Chính trị – Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn – được Hoa Quốc Phong triệu tập vào gian sảnh Huairen vào lúc 20 giờ. Người ta nêu lý do là sẽ có một cuộc họp của Bộ Chính trị để bàn về việc xuất bản quyển thứ năm của Mao Toàn tập.
Thực ra đấy là một cái bẫy.
Sau cái chết của Mao, phần lớn thành viên của Bộ Chính trị đã vứt bỏ sự tôn trọng Giang Thanh một cách mù quáng và ít nhiều đều thể hiện sự coi thường bà ấy. Người vợ của viên Chủ tịch cảm nhận được rằng bà ấy nhanh chóng mất đi ảnh hưởng. Lúc trước, các vụ việc tước quyền, bắt bớ và xử tử do bà ấy yêu cầu chỉ được tiến hành vì có những tổ chức do Mao ủy quyền, ví dụ như Hồng Vệ Binh của Cách mạng Văn hóa, đội thực hiện các khẩu hiệu của Giang Thanh một cách tận tâm. Thế nhưng bây giờ Hồng Vệ Binh đã bị đày về vùng nông thôn và cảnh sát thì do Hoa Quốc Phong kiểm soát.
“Quyền lực chính trị đến từ nòng súng!” Tất cả các quan chức cao cấp mà ngoài ra thì thù địch với nhau đều đồng ý với câu nói nổi tiếng đấy của Mao. Câu hỏi chỉ là: từ những nòng súng của ai?
Hay chính xác hơn: ai có thể bắt giam ai trước hết?
Giang Thanh và những người theo bà hy vọng trước hết là ở lực lượng dân quân: một tổ chức bán quân sự có tròn 100 triệu nam nữ – công nhân, nông dân, nhân viên, sinh viên –, những người mà ĐCS có thể động viên vào bất cứ lúc nào. Thế nhưng không thể tổ chức lẫn trang bị vũ khí một cách đàng hoàng cho một đạo quân 100 triệu người trong một thời gian ngắn được.
Hoa Quốc Phong và người sếp an ninh thì ngược lại dựa trên 3,5 triệu người lính của quân đội chính quy. Họ thố lộ kế hoạch của họ cho người nguyên soái già Diệp Kiếm Anh, mắc chứng bệnh Parkinson, nhưng được kính trọng cả ở trong lẫn ngoài quân đội. Người quân nhân già nua, cũng là thành viên của Bộ Chính trị, đồng ý.
Vào tối đó, Hoa Quốc Phong và người nguyên soái già chờ đợi nạn nhân của họ, trong khi Uông Đông Hưng với những người lính được lựa chọn từ quân đoàn 8341 của ông ấy ẩn nấp.
Trương Xuân Kiều vào điện Huairen đầu tiên. Cận vệ và thư ký của ông ấy bị viện cớ tách ra, rồi người ta bắt ông ấy trong gian phòng của Bộ Chính trị. Ông ấy không chống cự.
Vương Hồng Văn đến vài phút sau đó, phản đối, khi nhìn thấy những người lính, tuyệt vọng chống cự không lâu, rồi sự phản kháng của ông ấy cũng bị bẽ gãy, cả về thân thể lẫn tinh thần. Ông ấy để mặc cho dẫn đi.
Nhưng Giang Thanh và Diêu Văn Nguyên không đến. Không ai trong những người âm mưu biết được họ đang làm gì trong khoảng khắc đấy. Họ đã được cảnh báo trước? Họ cũng chuẩn bị lật đổ về phía họ?
Hoa Quốc Phong căng thẳng chờ cho tới 22 giờ, rồi ông ấy gửi lính của đoàn 8341 đến nhà của hai người đó. Những người đàn ông bao quanh nhà, xông vào – và hoàn toàn không gặp sự chống cự.
“Tôi đã tiên đoán trước cái ngày này từ lâu rồi”, Giang Thanh nói, mặc dù bà ấy bị bất ngờ cho tới mức bị bắt từ trên giường.
Vào thời gian đó tại những địa điểm khác trong Bắc Kinh, các đơn vị đặc nhiệm bắt giữ 30 đến 40 cán bộ ĐCS cao cấp khác, trong đó có cháu trai của Mao. Chiến dịch trong đêm đó, mà nạn nhân là toàn bộ chóp bu phe tả cực đoan của Đảng, bí mật cho tới mức ngay đến các thành viên khác của Bộ Chính trị cũng không biết gì về việc đấy.
Những người Mao–ít cực đoan đã thất bại trong cuộc tranh giành quyền lực chống lại Hoa Quốc Phong trung hòa hơn, người lôi kéo được quân đội về phía mình. Tất cả họ đều lĩnh những bản án nặng, người vợ góa của Mao tự tử năm 1991. Ảnh: GEO Epoche
Những người Mao–ít cực đoan đã thất bại trong cuộc tranh giành quyền lực chống lại Hoa Quốc Phong trung hòa hơn, người lôi kéo được quân đội về phía mình. Tất cả họ đều lĩnh những bản án nặng, người vợ góa của Mao tự tử năm 1991. Ảnh: GEO Epoche
Đấy không chỉ là đỉnh cao của một cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng. Lần bắt bớ bí mật, tàn bạo và hiệu quả này quyết định số phận của gần một tỉ người, vâng, có thể là của cả Trái đất.
Nếu Giang Thanh và phái cánh tả cực đoan của bà ấy thắng thế, thì điều đấy có thể sẽ dẫn đến một tái bản của cuộc Cách mạng Văn hóa và qua đó là đến nội chiến – với những hậu quả không thể đoán trước được cho các nước khác, vì cuối cùng thì Trung Quốc cũng là một cường quốc nguyên tử.
Vào sáng hôm sau, các thành viên của Bộ Chính trị bất ngờ bị Hoa Quốc Phong đặt trước những sự việc đã rồi, và họ đủ khôn ngoan để đồng ý mà không chống đối. Vì ai trong số họ cũng đều biết rằng nếu không thì họ có thể sẽ bị bắt. Trong những ngày sau đó, giới công khai từng bước biết được vụ lật đổ – Hoa Quốc Phong củng cố quyền lực của mình càng tốt thì ông ấy càng để cho truyền ra ngoài nhiều hơn.
Đầu tiên, Đảng loan báo ngắn gọn vào ngày 8 tháng 10, rằng Hoa Quốc Phong đã nhận lấy trách nhiệm xuất bản bộ Mao Toàn tập. Điều đọc giống như là một ghi chú, nhiều nhất là chỉ đáng để cho các nhà ngữ văn quan tâm đến, trong thực tế có nghĩa là từ bây giờ Hoa chứ không phải Giang Thanh sẽ giảng giải các tác phẩm của Mao và qua đó có thể sử dụng những từ ngữ của người Chủ tịch được xem như thượng đế vào trong cuộc đấu tranh chính trị.
Vào ngày 9 tháng 10, một tờ báo tường ở Bắc Kinh lần đầu tiên gọi Hoa là “Chủ tịch Quân ủy” và của Trung ương Đảng – mặc dù TƯ còn chưa hề họp lại và thật ra là phải bổ nhiệm ông ấy đã.
Ngày sau đó – một ngày chủ nhật – có tin đồn về những vụ bắt bớ các quan chức cao cấp, những tờ báo lớn cảnh báo một cách mơ hồ về “Chủ nghĩa Xét lại và Ly khai.” Vào ngày 11 tháng 10, đại diện ngoại giao do an ninh Trung Quốc lựa chọn ra bắt đầu được phép đưa cho nhân viên của các đại sứ quán Phương Tây những thông tin không chính thức về vụ lật đổ đấy. Khi có những tờ báo tường ủng hộ Giang Thanh xuất hiện ở Thượng Hải, chúng bị nhanh chóng xé xuống. Cảnh sát và quân đội hiện diện nhiều hơn là bình thường.
Vào ngày 13 tháng 10, tất cả các hình ảnh của Giang Thanh đều biến mất ra khỏi các cửa hiệu của Bắc Kinh, thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã không đưa ra ảnh của bà ấy nữa. Đài phát thanh Bắc Kinh bất ngờ tường thuật về một vụ việc mờ ám từ năm 1935 mà trong đó Mao nhờ vào quân đội để chống lại những kẻ lầm đường trong Đảng.
Vào ngày 15 tháng 10, ở Bắc Kinh và Vũ Hán xuất hiện những tờ báo tường tố cáo Giang Thanh và những người theo bà ấy đã dự định ám sát Hoa Quốc Phong cũng như âm mưu đảo chính. Một chiến dịch kích động chưa từng có bắt đầu, cả trong truyền hình và trong tất cả các tờ báo lớn (khắp nơi đều có tổng biên tập mới).
Từ ngữ “Tứ Nhân Bang” [Bè lũ bốn tên] ám chỉ Giang Thanh và những người đồng minh thân cận nhất của bà ấy trong Bộ Chính trị (được Mao sử dụng lần đầu tiên năm 1975 trong một lá thư mật) xuất hiện trong giới công khai.
Bốn người bị bắt giữ này – và cả sau khi chiến dịch bắt đầu cũng không công khai biết được điều gì về số phận của họ cả – trong lúc đó đang ngồi trong phòng biệt giam ở khu “19 tháng 5”, một công sự khổng lồ dưới Thiên An Môn.
Khu bí mật khổng lồ này có nhiệm vụ tiếp nhận các quan chức chóp bu và giới quân đội cao cấp trong trường hợp xảy ra chiến tranh nguyên tử, thế nhưng bây giờ thì các tù nhân chính trị nổi tiếng nhất của Trung Quốc đang bị bắt giam ở đó – điều mỉa mai là chỉ cách Mao có vài mét. Xác chết ông ấy sau tuần lễ trưng bày công khai đã được bí mật mang vào bệnh viện của công sự, nơi bây giờ nó được xử lý nhiều tháng trời.
Thứ hai, ngày 18 tháng 10, Thượng Hải. Các ngôi nhà phô trương cạnh con đường đi dạo dọc theo sông, các ngân hàng, khách sạn và câu lạc bộ xưa cũ, bây giờ đã xuống cấp. Vữa bong ra từ những mặt tiền Tân Hy Lạp, cửa sổ giả kiểu thành Tudor bị đóng kín bằng ván. Và tuy vậy, thành phố lớn mười một triệu dân này vẫn còn là trung tâm công nghiệp và thương mại của Trung Quốc –– và thành trì của Tứ Nhân Bang: nếu như những người theo họ chống cự lại ở đâu đó và có thể gây ra cuộc nội chiến mà Chu Ân Lai đã lo sợ, thì đấy là ở Thượng Hải.
Bầu không khí căng thẳng. Quân lính từ tất cả các miền của đất nước được chuyển vào trong thành phố. Theo chỉ thị của Bắc Kinh, Đảng đã tổ chức những cuộc biểu tình ủng hộ Hoa và chống lại Tứ Nhân Bang. Hai đến ba triệu người kéo xuyên qua thành phố và hô lớn theo nhịp: “Đả đảo Giang Thanh!”.
Khắp nơi ở trên tường hay trên những chiếc chiếu được dựng lên cho việc này đều treo những tờ báo chữ to mà trên đó Giang Thanh và những người theo bà bị biếm họa nhưng những con rắn bị hầm trong chảo, tên bị viết đảo ngược lại và bị gạch ngang bằng mực đỏ – giống như bằng máu.
Giang Thanh bây giờ là một con điếm và nữ hoàng, Vương Hồng Văn là một kẻ kiêu ngạo tiêu xài phung phí. Có những lời lên án tương tự như thế cho rất nhiều quan chức địa phương. Khi một người đàn ông trẻ xé những bài viết phỉ báng ấy xuống, anh ấy bị đám đông hành hung.
Mặc cho những lần cố gắng kích động và những cuộc biểu tình kéo dài, sự căng thẳng tan biến nhanh chóng. Trẻ em chạy theo sau, các cửa hàng trên đại lộ Nam Kinh bất thình lình có nhiều hàng hóa để bán, lôi kéo người đến xem và khách mua hàng. Các cuộc biểu tình chống Tứ Nhân Bang bắt đầu mang tính lễ hội nhân dân.
Các cán bộ cao cấp nhẹ nhỏm, Thanh Giang nhất định đã thua cuộc rồi.
NHƯNG MÃI BỐN NĂM SAU ĐÓ, trong mùa Đông 1980/81, Tứ Nhân Bang và sáu người theo họ nổi tiếng nhất mới bị mang ra xử. Mười bị cáo bị lên án là đã “truy nã cho tới chết” 34.800 người trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa, “phỉ báng” thêm 729.511 người nữa.
Lời buộc tội này tuy cũng hợp lý, thế nhưng nó không thể làm thay đổi gì về việc, rằng vụ xét xử này đã trở thành một màn kịch mà trong đó đặc biệt là Giang Thanh vẫn không chịu khuất phục tuy đã bị giam giữ nghiêm ngặt nhiều năm liền và chửi rủa những người lên án bà là “phát xít” và “thành viên của Quốc Dân Đảng”.
Người vợ góa của Mao bị tuyên án tử hình, cũng như Trương Xuân Kiều; hai thành viên còn lại của Tứ Nhân Bang nhận án nặng. Sau đấy, người ta chuyển giảm án tử hình thành tù chung thân. Thế nhưng cả bốn người đều được trả tự do trước khi chết. Giang Thanh, đơn độc và cay đắng, tự tử năm 1991.
Chỉ một năm sau cái chết của Mao, Đặng Tiểu Bình đã được phục hồi nhờ vào sự giúp đỡ của viên chỉ huy quân đội nhiều quyền lực của tỉnh Quảng Đông và trở về Bắc Kinh. Ngược lại, thanh thế Hoa Quốc Phong lu mờ – điều ngược đời là cũng bởi vì màn kịch xử án chống “Tứ Nhân Bang”, việc không những làm mất uy tín của Giang Thanh và những người theo bà ấy mà cả Chủ nghĩa Mao nói chung.
Cho tới 1981, Đặng có thể đẩy những người cạnh tranh của ông ấy ra khỏi tất cả các chức vụ quan trọng mà không dẫn đến bắt bớ hay đấu tranh. Hoa mất chức vụ chủ tịch đảng, thủ tướng và chủ tịch quân ủy, nhưng vẫn được phép giữ chỗ đứng của ông ấy trong Trung ương Đảng.
Đại đa số đảng viên đi theo đường lối của Đặng mà không hề càu nhàu, vì họ muốn cắt đứt với cuộc Cách mạng Văn hóa đầy bất hạnh một cách kiên quyết hơn nữa, hơn là có thể với một nhân vật tạm thời như Hoa.
Trong 15 năm sau đấy, Đặng bây giờ trở thành người thống trị Trung Quốc. Trong lúc đó, ông ấy đủ khôn ngoan để không thu tóm tất cả các chức vụ quan trọng về cho mình, mà phân bổ những người trung thành vào đó: Triệu Tử Dương trở thành thủ tướng, Hồ Diệu Bang tổng bí thư Đảng. Tuy vậy, viên quan chức nhỏ người, bị lật đổ hai lần Đặng Tiểu Bình thật ra vẫn trở thành người kế nhiệm Mao.
Và ông ấy có nhiều dự định với Trung Quốc.
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
Giới thiệu tài liệu: Lý Chí Tuy, “Hồi ký bác sĩ riêng của Mao”. Frederick C. Teiwes, Warren Sun, “The End of the Maoist Era”, Sharpe: nghiên cứu khoa học tỉ mỉ về những năm cuối đời của Mao và các cuộc tranh giành quyền lực trong những tháng sau cái chết của ông ấy.

Kế hoạch cho lần trỗi dậy

Anna Loll
Phan Ba dịch
Sau cái chết của Mao, kinh tế của Trung Quốc kiệt quệ, Trung Quốc thuộc trong những nước nghèo nhất thế giới. Do vậy mà giới lãnh đạo Trung Quốc quyết định thay đổi đường lối một cách triệt để: họ mở cửa đất nước cho Chủ nghĩa Tư bản.
Trung Quốc 1978: một đất nước to lớn như Hoa Kỳ, với gần một tỉ người dân, với một chương trình nguyên tử riêng của mình và với những giàn máy công nghiệp cao vút ngay cả trong những vùng đất hẻo lánh. Nhưng cũng là một đất nước mà trong đó tiền lương không tăng; việc xây dựng mở rộng đường sắt được xem là phi sản xuất; người nông dân không được phép bán rau cải của họ trong thành phố hay còn dọn đến đấy ở; ngũ cốc, dầu và xà phòng được chia phần một cách nghiêm ngặt. Và là một đất nước mà trong đó có hơn 100 triệu người bị nạn đói đe dọa.
Một doanh nghiệp ca ngợi sản phẩm của mình trên một tấm áp phích quảng cáo trước tường của Cấm Thành. Chỉ vài năm trước đó, quảng cáo được xem là "xấu xa của tư bản". Ảnh: GEO Epoche.
Một doanh nghiệp ca ngợi sản phẩm của mình trên một tấm áp phích quảng cáo trước tường của Cấm Thành. Chỉ vài năm trước đó, quảng cáo được xem là “xấu xa của tư bản”. Ảnh: GEO Epoche.
Nước Cộng hòa Nhân dân thuộc trong số những nước nghèo nhất thế giới. Trong vòng hai thập niên, chế độ quanh Mao Trạch Đông với những chiến dịch  như “Đại Nhảy Vọt” và “Cách mạng Văn hóa” đã hủy diệt tất cả mọi sự thịnh vượng trong trứng nước. Vào giữa những năm 1950, người dân còn có nhiều ngũ cốc để ăn hơn là bây giờ; thu nhập trung bình một năm của một người Trung Quốc còn chưa tới 200 US dollar – ít hơn là ở Uganda, Malawi hay Afghanistan. Hơn một phần tư người dân sống trong cảnh nghèo nàn cùng cực.
Trung Quốc tàn tạ và kiệt quệ: về kinh tế, chính trị, trí thức. Nếu như giới lãnh đạo nhà nước còn thành lập đại học và trường học sau chiến thắng trong nội chiến, làm giảm con số những người mù chữ, thì bây giờ có một thế hệ mới đang trưởng thành, thế hệ mà trong thời của cuộc Cách mạng Văn hóa đã bị cố tình không cho học tập.
Vì thế mà bây giờ Trung Quốc thiếu lực lượng có khả năng cho hành chính nhà nước, để quản lý một cách có hiệu quả những nhà máy hóa học, nhà máy luyện thép, dự án xây dựng. Thêm vào đó, nền kinh tế kế hoạch không có hiệu quả trong sản xuất: nhân viên nhà nước ra lệnh cho doanh nghiệp phải sản xuất cái gì và bao nhiêu – nhà nước thâu lấy hàng hóa và lợi nhuận. Nếu một nhà máy thua lỗ, Bắc Kinh sẽ bù đắp cho họ.
Hầu như không có gì khuyếnkhích các giám đốc quan tâm đến chi phí. Do không được trả lương theo năng suất nên công nhân viên hay vắng mặt và làm việc ít.
Nhưng rồi trong một hội nghị của giới lãnh đạo Đảng trong tháng 12 năm 1978, một quan chức cao cấp xuất hiện và tuyên bố điều hầu như không thể tin được. Tên của ông ấy: Đặng Tiểu Bình. Thông điệp của ông ấy: Đảng phải rời bỏ điều không tưởng và trong tương lai phải “tìm sự thật trong thực tế”. Trong tăng trưởng kinh tế.
HAI NĂM SAU CÁI CHẾT CỦA MAO, Đặng – một người đồng đội cũ và cũng là người cạnh tranh của Đại Chủ tịch – đã thành công trong việc tước quyền lực người kế tục nhà độc tài, Hoa Quốc Phong, và giật lấy quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước về cho mình. Trong lúc đó, ông ấy đứng ở hậu trường, nhưng bổ nhiệm người thân cận vào các chức vụ cao nhất. (Cho tới 1981, Hoa vẫn còn là Tổng bí thư Đảng – nhưng Đặng và những người đồng minh với ông ấy đã cầm quyền trong đất nước này từ lâu.)
Người lãnh tụ mới của Trung Quốc là một người thực tế. “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng”, ông ấy nói: “miễn là nó bắt được chuột.” Điều quan trọng là mục đích. Và để thực hiện điều đấy, Đặng sẵn sàng mở cửa đất nước của mình: cho nền kinh tế thị trường và cho các nhà đầu tư từ Phương Tây. Cho tới năm 2000, bây giờ ông ấy yêu cầu như thế trong mùa Thu 1979, thu nhập năm của người Trung Quốc cần phải tăng lên gấp năm lần – lên 1000 dollar trên đầu người.
Ngay từ giữa 1960, các nhà lãnh đạo Đảng thuộc phe cải tổ như cố thủ tướng Chu Ân Lai đã phát triển một kế hoạch cho tăng trưởng: “bốn hiện đại hóa”. Cho tới cuối thiên niên kỷ, nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng cũng như khoa học và kỹ thuật cần phải được cải mới – trước hết là với tư bản và bí quyết từ nước ngoài. Ngược lại, Mao theo đuổi cuộc cách mạng liên tục như là điều được ưu tiên cao nhất. Mãi bây giờ, sau cái chết của Mao, Đặng mới có thể thực hiện được viễn tưởng của nhà cải cách.
Và nó là triệt để – ngay cả khi Đặng Tiểu Bình không bãi bỏ hoàn toàn nền kinh tế kế hoạch. Ông ấy khuyến khích các doanh nghiệp xã hội chủ nghĩa làm việc có hiệu quả: ông ấy cho phép nhiều công ty nhất định giữ lại lợi nhuận cho họ bắt đầu từ một con số nào đó. Nếu như họ đã cung cấp cho nhà nước một lượng sản phẩm đã được định trước, họ có thể bán phần còn lại trên thị trường để thu lợi nhuận về cho họ.
Giới lãnh đạo cũng quyết định cho nền nông nghiệp một cuộc cải tổ rộng lớn: họ cho phép các gia đình trong những vùng nghèo được phép sản xuất cho riêng họ trên những cánh đồng thuê lại từ nhà nước .
Tuy vậy, về mặt chính trị, Đặng và những người theo ông ấy vẫn trung thành với di sản của Mao: khi sinh viên và giới khoa học gia yêu cầu một cuộc “hiện đại hóa thứ năm” – dân chủ – trên các tấm áp phích, Đặng cho người bắt giam họ. Dưới quyền của ông ấy, dưới thời của nhà thử nghiệm lớn, nhiều thứ được phép khuấy lên, nhưng quyền lực tuyệt đối của Đảng Cộng sản thì không.
Nhờ cuộc cải cách mà rất nhiều doanh nghiệp tư nhân nhỏ được thành lập. Nông dân chào bán hàng hóa của họ ở chợ, nhà hàng quán trọ được khai trương. Tiệm may quần áo và thẩm mỹ viện mời khách, cửa hàng đầy máy truyền hình cạnh tranh với những cửa hàng quốc doanh.
Trung Quốc thành lập bốn đặc khu kinh tế mà người nước ngoài được phép đầu tư vào đó. Nhưng cả Bắc Kinh cũng bùng nổ: ngày càng có nhiều người từ bỏ đồng phục Maoít như những người đàn ông này. Ảnh: GEO Epoche.
Trung Quốc thành lập bốn đặc khu kinh tế mà người nước ngoài được phép đầu tư vào đó. Nhưng cả Bắc Kinh cũng bùng nổ: ngày càng có nhiều người từ bỏ đồng phục Maoít như những người đàn ông này. Ảnh: GEO Epoche.
NHƯNG CHẲNG BAO LÂU SAU ĐÓ đã có vấn đề: trong năm đầu tiên của cuộc cải cách, Trung Quốc mắc nợ cao chưa từng có – trước hết là vì đầu tư nhiều và nhà nước thu nhập quá ít. Thêm vào đó lại thiếu  điện cho các doanh nghiệp mới. Đường sá, đường sắt và kênh đào không theo kịp sự tăng trường kinh tế.
Nhưng Đặng tiếp tục mở rộng cuộc cải cách: năm 1979, ông ấy cho thành lập bốn “vùng đặc quyền kinh tế” để thu hút tư bản và kiến thức Phương Tây, ví dụ như ở Thâm Quyến gần biên giới với Hongkong. Ở đấy, người nước ngoài được phép đầu tư, xây dựng và chào bán hàng hóa của họ. Doanh nghiệp từ Hongkong thành lập xí nghiệp may mặc, sản xuất đồ chơi và giày dép.
Lương thấp hơn 75% so với trong phần đất là thuộc địa của Anh quốc, giá mướn nhà thường còn rẻ hơn tới 95%. Chẳng bao lâu sau đó, Thâm Quyến có một sân chơi golf, nhà chọc trời vươn cao lên trên những con đường  mới được xây dựng.
Ngay từ năm 1985, thành phố cảng này hầu như không còn khác biệt gì khi so với những vùng ngoại ô của Hongkong nữa. Những gì mà Singapore, Đài Loan và Nam Hàn đã đạt được dường như bây giờ cũng có khả năng ở Trung Quốc: một điều kỳ diệu về kinh tế. Tổng sản lượng quốc gia của Trung Quốc tăng mỗi năm gần 9% kể từ 1978.
Cả Bắc Kinh cũng bùng nổ: thay cho những bộ đồng phục kiểu Maoít, bây giờ đàn ông đề tóc dài mặc áo khoác thời trang. Nông dân rút ra hàng tập tiền giấy để mua máy truyền hình cho gia đình của họ ở quê.
Chủ nghĩa Thực dụng của Đặng mang lại thu nhập cao hơn cho nhiều người Trung Quốc. Thế nhưng với tiêu dùng tăng lên, giá cả cũng tăng cao – hơn 26% trong năm 1988. Sản xuất ngũ cốc giảm lại càng làm cho tình hình thêm tồi tệ. Người nông dân bây giờ thích trồng đường và thuốc lá hơn, vì họ có thể bán chúng lấy lợi nhuận nhiều hơn là với lúa mì.
Mức sống bây giờ lại giảm xuống, đặc biệt là trong thành phố, tỷ lệ thất nghiệp tăng sau khi các nhà máy quốc doanh cho thôi việc. Để hiện đại hóa, Đặng chấp nhận đất nước bị chia cắt ra về mặt xã hội. “Một vài người sẽ giàu lên trước”, ông ấy viết ngắn gọn.
Thế nhưng khác với dưới thời của Mao, bây giờ người Trung Quốc không còn sẵn sàng lặng lẽ chấp nhận những việc như thế nữa. Trong tháng 12 năm 1986, 30.000 sinh viên ở Thượng Hải đã yêu cầu trên các biểu ngữ “Hãy cho chúng tôi dân chủ!”. Cả trong công nghiệp cũng có sự phản đối; công nhân đình công ở nhiều nơi – vì họ bị cho thôi việc hay không được trả lương.
Sự tức giận lại càng được khuếch đại, vì nhiều chính khách địa phương nhận hối lộ từ doanh nghiệp. Con cái của các quan chức lãnh đạo, được gọi là “nhóm hoàng tử”, bây giờ thường nhận được các công việc làm tốt nhất theo một cách thật kỳ lạ.
Tuy vậy, nền kinh tế ngày càng tăng trưởng nhanh hơn. Và lời hứa hẹn của Đặng không những được hiện thực – mà còn vượt quá nữa: trong năm 2000, mỗi một người Trung Quốc trung bình thu nhập được gần 1000 dollar. Và mười năm sau đó nữa, trong đất nước này sẽ có 393 tỉ phú và 1,1 triệu triệu phú, người dân sẽ có thu nhập 4393 dollar trên đầu người.
Nhiều gấp 20 lần của năm 1979.
Anna Loll
Phan Ba dịch

Cơn bão trên Thiên An Môn

Trong tháng 4, vài trăm sinh viên tụ tập lại trên Thiên An Môn để tưởng niệm một quan chức được họ yêu mến. Rồi những tiếng gọi yêu cầu dân chủ đầu tiên bắt đầu vang lên. Giữa tháng 5 đã có hàng triệu người biểu tình. Ảnh: GEO Epoche.
Trong tháng 4, vài trăm sinh viên tụ tập lại trên Thiên An Môn để tưởng niệm một quan chức được họ yêu mến. Rồi những tiếng gọi yêu cầu dân chủ đầu tiên bắt đầu vang lên. Giữa tháng 5 đã có hàng triệu người biểu tình. Ảnh: GEO Epoche.
1989: Thảm sát Thiên An Môn
Trong những năm 1980, Trung Quốc giàu có hơn và tự do hơn trước đó. Nhưng cái giá phải trả rất cao: tham nhũng, lạm phát, bất công. Vì thế mà trong mùa Xuân 1989, một lần tụ tập tự phát của sinh viên trên Quảng trường Thiên An  Môn đã trở thành cuộc biểu tình lớn nhất mọi thời đại. Nhiều tuần liền, những người biểu tình thống trị đường phố của Bắc Kinh – cho tới khi những người thừa kế già nua của Mao gọi quân đội đến.
Cay RadeMacher
Phan Ba dịch
Trong năm 1989 đánh dấu kỷ nguyên mới, trong năm mà nhiều quốc gia đã ra đời từ vùng Baltic cho tới Trung Á, hàng triệu người Trung Quốc cũng yêu cầu tự do. Họ tụ họp lại, được dẫn đầu bởi sinh viên, thành cuộc biểu tình nhiều quyền lực nhất của mọi thời đại, chiếm Quảng trường Thiên An Môn. Cho tới khi cuộc phản đối của họ chấm dứt trong một đêm của sự khủng bố.
Trong những giờ khắc của đêm 3 rạng sáng ngày 4 tháng 6 năm 1989, giới lãnh đạo quanh Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho quân đội thực hiện một chiến dịch mà dưới cái tên “Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn” đã trở thành một dấu biểu hiện cho chính họ.
Nhưng dù sự kiện này có ảnh hưởng sâu rộng đến như thế, người ta biết rất ít về nó. Những người biểu tình muốn chính xác là những điều gì, đã làm những việc gì? Ai dẫn đầu hàng trăm ngàn người đó? Tại sao giới lãnh đạo nhà nước lại bỏ mặc thủ đô cho những người đó trong nhiều tuần liền? Nhưng rồi tại sao họ lại dùng vũ lực?
Và những gì đã thật sự xảy ra trong cái đêm tháng 6 đó?
KHÁC VỚI ĐÔNG ÂU, không có một cuộc khủng hoảng kinh tế thúc đẩy sự bất bình, còn ngược lại là đằng khác: từ những cuộc cải cách của thập niên 1980, tổng sản lượng quốc gia tăng gần 9% hàng năm.
Trong thời gian đó, lợi nhuận làm ra là khổng lồ – nhưng không được phân chia một cách công bằng. Ai có việc làm trong nền kinh tế mới thì kiếm được nhiều tiền. Ngược lại, nông dân, công dân trong các nhà máy quốc doanh và nhân viên nhà nước bị tụt lại phía sau. Hậu quả: giữa các thu nhập là một hố sâu ngày càng lớn ra, càng bị tăng cường bởi một tỷ lệ lạm phát – của năm 1988 – trên 20%
Cuối những năm 1980, có ba triệu người chạy trốn nông thôn về sống trên đường phố của các thành phố Trung Quốc, những người từ các vùng hẻo lánh đã kéo về các thành phố lớn với hy vọng có được việc làm. Một niềm hy vọng hảo huyền: có khoảng năm triệu người thất nghiệp trong Trung Quốc, thêm 20 triệu người nữa là công nhân trong các nhà máy quốc doanh với lương tối thiểu rất thấp, những người hầu như không phải làm gì.
Sinh viên là những người thua cuộc trong Trung Quốc hiện đại: sau khi tốt nghiệp, nhà nước vẫn phân chia cho họ những công việc không có thu nhập cao như trong thời của Mao. Vì thế mà những người biểu tình tích cực nhất đến từ 40 trường đại học của Bắc Kinh. Ảnh: GEO Epoche.
Sinh viên là những người thua cuộc trong Trung Quốc hiện đại: sau khi tốt nghiệp, nhà nước vẫn phân chia cho họ những công việc không có thu nhập cao như trong thời của Mao. Vì thế mà những người biểu tình tích cực nhất đến từ 40 trường đại học của Bắc Kinh. Ảnh: GEO Epoche.
Trong ĐCS, nạn tham nhũng là bệnh: quan chức nhập hàng hóa xa xỉ, hướng các đầu tư nhà  nước vào những nhà máy nhất định, giao chức vụ cho người thân quyến. Năm 1988 – theo một báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao – có 55 710 vụ tội phạm kinh tế được xét xử, trung bình mỗi ngày bắt đầu 152 vụ.
Đảng chia rẽ sâu sắc trong câu hỏi phải tiếp tục như thế nào. Người đàn ông nhiều quyền lực của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, 84 tuổi, đã rút lui ra khỏi hầu hết các chức vụ, nhưng vẫn còn là Chủ tịch Quân ủy Trung ương – và qua đó kiểm soát quân đội và cảnh sát nhân dân vũ trang, một đơn vị bán quân sự để chống nổi loạn trong nước.
Đặng là bố già không tranh cãi của Đảng. Thế nhưng ở dưới ông, cỗ máy của các quan chức đã chia ra thành hai phái kình địch với nhau, được đại diện bởi hai người che chở cho họ:
  • Thủ tướng Lý Bằng, 60 tuổi, kỹ sư điện, là một trong các quan chức cao cấp trẻ tuổi nhất: nhà chính trị gia năng động, lạnh lùng, không khoan nhượng này có thời gian được đào tạo trong nước Liên bang Xô viết của Stalin và kể từ đấy là người hâm mộ việc nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt nền kinh tế.
  • Bí thư Đảng Triệu Tử Dương, 69 tuổi, luôn ăn mặc lịch sự, muốn đẩy lùi Đảng ra khỏi nền kinh tế; trong tương lai, các nhà quản lý nên lãnh đạo các nhà máy chứ không phải cán bộ Đảng.
Trong nửa sau của thập niên 1980, các phe phái này đấu tranh với nhau vì đường hướng cho lần trỗi dậy. Đặng thường quyết định bốc đồng, cổ vũ cả hai phe.
Tạm thời không có cải cách nữa? Với lời yêu cầu đấy, Lý Bằng có trước hết là quan chức cao cấp đứng về phía mình – các thống soái, bộ trưởng ngày xưa.
Hay các cải cách cần phải được tiến xa hơn nữa. Triệu Tử Dương đại diện cho đường hướng này, và ông ấy dựa vào các đồng minh ở ngoài ĐCS, như sinh viên. Nhưng đấy là những đồng minh nguy hiểm cho một quan chức Đảng.
2,7 triệu sinh viên của khoảng 1000 trường đại học là một đạo quân của những người chán nản. Vì sau khi học xong, nhà nước phân bổ cho mỗi một người tốt nghiệp một việc làm; rồi thầy giáo thu nhập được vào khoảng 1/3 của công nhân có tay nghề, giáo sư nhận được nhiều tiền như người soát vé. Tài xế taxi ngược lại có thể thu nhập gấp ba lần.
Không phải là điều đáng ngạc nhiên, khi trong giới trí thức có sự bất bình lớn với giới lãnh đạo Trung Quốc. Trong tháng 3 năm 1989, giới quan chức chóp bu biết được qua một lần thăm dò ý kiến, rằng đặc biệt là những người tốt nghiệp đại học ủng hộ cuộc cải cách. Kết luận của Đảng: “Đó là một bằng chứng cho sự mơ hồ về tư tưởng hệ ở các cấp bậc có học cao hơn.”
Sự “mơ hồ về tư tưởng hệ” này sẽ dần dần phát triển trở thành một sự thách thức quyền lực.
Việc đấy đã xảy ra như thế nào thì không thể tái diễn lại chính xác được, mặc dù có nhiều tường thuật của các nhân chứng và tài liệu. Có những lời tường thuật mâu thuẫn với nhau. Bản sao nhiều văn kiện nhạy cảm – biên bản những cuộc họp trong giới lãnh đạo Đảng hay tường thuật của những viên chỉ huy quân đội gửi cho cấp trên của họ – được một người cung cấp thông tin nặc danh mang lén sang Hoa Kỳ nhiều năm sau đó. Các văn kiện này có độ tin cậy cho tới đâu thì thường không thể kiểm chứng được.
Mặc dù vậy, chắc chắn một điều là các sự kiện bi thảm đó đã bắt đầu một cách bất ngờ: với cái chết vì bệnh tim của một quan chức cao cấp.
Những người biểu tình thành lập các liên hiệp sinh viên: những tổ chức mang tầm quan trọng, độc lập với Đảng trong lịch sử Trung Quốc. Các lãnh tụ của họ – như sinh viên Vương Đan trong hình – yêu cầu, ngoài những điều khác, các chính trị gia lãnh đạo hãy từ chức. Ảnh: GEO Epoche.
Những người biểu tình thành lập các liên hiệp sinh viên: những tổ chức mang tầm quan trọng, độc lập với Đảng trong lịch sử Trung Quốc. Các lãnh tụ của họ – như sinh viên Vương Đan trong hình – yêu cầu, ngoài những điều khác, các chính trị gia lãnh đạo hãy từ chức. Ảnh: GEO Epoche.
THỨ BẢY, 15 THÁNG 4. Hồ Điệu Bang qua đời ở tuổi 73 vì một cơn đau tim. Năm 1982, người được Đặng Tiểu Bình che chở được bầu lên làm Tổng Bí thư ĐCS, thế nhưng năm 1987 ông ấy mất chức vụ này – đối với những người bảo thủ trong ĐCS, các kế hoạch tự do hóa nền kinh tế của Hồ nguy hiểm tới mức ngay đến Đặng cũng không thể giữ được ông ấy.
Ít ra thì Hồ cũng giữ được một chức vụ trong Bộ Chính trị, ủy ban cao nhất của Đảng và từ đấy trở thành thần tượng của tất cả những người Trung Quốc hy vọng vào một sự thay đổi về chính trị và kinh tế.
Tất cả các quan chức cao cấp đều biết rõ, rằng họ phải tổ chức chôn cất long trọng chính trị gia Hồ nổi bật, nhưng cũng biết rằng tang lễ này có thể là dịp biểu tình của những người có thiện cảm với cải cách.
Lý Bằng cảnh báo: “Chúng ta phải giám sát các trường đại học. Sinh viên bao giờ cũng dễ bị  kích động nhất.”
Thứ hai, 17 tháng 4, vào buổi sáng. Khoảng 600 sinh viên và giảng viên của trường Đại học Chính trị và Luật tụ tập lại trên Quảng trường Thiên An Môn, đặt cờ và vòng hoa tưởng niệm Hồ Diệu Bang. Dần dần, nhiều nhóm thanh niên đổ đến thêm, cho tới 16 giờ là khoảng 10.000 sinh viên, cũng cả từ các đại học khác, thêm vào đó là người hiếu kỳ. Cảnh sát cố giải tán đám đông, hoài công. Một dấu hiệu báo động.
Vì Quảng trường Thiên An Môn, một quảng trường hình chữ nhật lớn 40 ha trong trung tâm của thành phố mười một triệu dân, là quảng trường lớn nhất thế giới, trái tim của Trung Quốc. Ở mặt Bắc, ẩn ở phía sau “Thiên An Môn”, là “Cấm Thành”, nơi các hoàng đế đã cai trị nhiều thế kỷ liền. Ở các cạnh dài có các đài tưởng niệm của quyền lực Cộng sản: bên phía Tây là “Đại hội đường Nhân dân”, nơi Quốc Hội họp, ở phía Đông là bảo tàng đồ sộ của Cách mạng Trung Quốc.
Ở giữa, một cột đá nhắc nhở đến những người “tử vì đạo” của ĐCS; người chết nổi tiếng nhất của họ nằm bất động cách đấy vài mét như xác chết sáp của sự vĩnh cửu: Mao Trạch Đông nằm trong một gian sảnh tưởng niệm.
Bắt đầu từ giữa tháng 5, hàng ngàn người bắt đầu tuyệt thực. Họ được sinh viên Y khoa chăm sóc trong lều trên Thiên An Môn. Ảnh: GEO Epoche.
Bắt đầu từ giữa tháng 5, hàng ngàn người bắt đầu tuyệt thực. Họ được sinh viên Y khoa chăm sóc trong lều trên Thiên An Môn. Ảnh: GEO Epoche.
Chính tại đài tưởng niệm này, cờ tang bay phất phới, vòng hoa chồng chất lên nhau. “Trái tim của ông ấy mắc bệnh, vì Trung Quốc mắc bệnh”, sinh viên đã làm thơ về Hồ Diệu Bang trước đó trên báo tường. Cuộc biểu tình này vô danh, tự phát. Không ai biết là ai đã viết tờ báo tường đầu tiên, những bài thơ đầu tiên – hay ai là người đầu tiên đã kêu gọi hãy đến Quảng trường Thiên An Môn. Mặc dù vậy, cơn bão phản đối làm rung chuyển Trung Quốc đã bắt đầu qua đó.
18 tháng 4, 8 giờ. Khoảng 200 sinh viên biểu tình ngồi chận lối vào Đại hội đường Nhân dân. Họ muốn nói chuyện với thành viên chủ tịch đoàn Quốc Hội về các yêu cầu mà rõ ràng là đã xuất hiện trong vài giờ trước đó tại những cuộc gặp gỡ tự phát ở các trường đại học. Ngoài những việc khác, họ yêu cầu nhiều tiền hơn cho đào tạo (và qua đó là những điều kiện học tập tốt hơn), tự do xuất bản cũng như công bố thu nhập của cán bộ Đảng. Những người biểu tình hát quốc ca. Người sếp lễ tân của Quốc Hội nói chuyện với họ một chút, ngoài ra thì ít có gì xảy ra. Thời tiết mùa hè, bầu không khí trên Thiên An Môn yên bình.
19 tháng 4, 23 giờ. Gần 300 sinh viên của Đại  học Bắc Kinh tụ tập lại trong khuôn viên của trường để thành lập “Liên hiệp Sinh viên Thống nhất”, tổ chức đối lập quan trọng đầu tiên từ nhiều thập niên.
Bảy người trẻ tuổi được bầu làm lãnh đạo, trong đó có Vương Đan, một sinh viên khoa Sử hai mươi tuổi.
20 tháng 4, buổi sáng. Một cộng tác viên khuyên Triệu Tử Dương hãy hủy bỏ chuyến đi sang Bắc Triều Tiên theo kế hoạch. Câu trả lời của Triệu: “Dời chuyến đi thăm chính thức sẽ khiến cho những người nước ngoài nào đó phỏng đoán rằng tình hình chính trị của chúng ta là bất ổn.” Ông ấy đi.
THỨ SÁU, 21 THÁNG 4. Ở trường Đại học Sư phạm, Ngô Nhĩ Khai Hy 21 tuổi công bố một thông cáo mà trong đó anh ấy yêu cầu, ngoài những điều khác, hãy tẩy chay không lên giảng đường.
Thứ bảy, 22 tháng 4, 3 giờ. Ngày lễ tang cho Hồ. Trước lúc bình minh, hơn 80000 sinh viên của 20 trường đại học bắt đầu diễu hành. Những “đội canh gác” riêng bao xung quanh các nhóm người diễu hành, bảo đảm trật tự. Họ đến Thiên An Môn mà không bị quấy rầy.
4 giờ 30. Chiếc xe buýt cảnh sát chạy đến, người sĩ quan bước xuống bị sinh viên bao quanh – vì ông ấy bảo đảm rằng hành động của họ được nhà nước nhân nhượng.
10 giờ 00. Bắt đầu nghi lễ trong Đại hội đường Nhân dân. Đặng Tiểu Bình và 4000 cán bộ cao cấp tiến hành nghi thức cúi chào ba lần trước Hồ Diệu Bang nằm trong quan tài.
Sau lễ, Triệu Tử Dương gặp Đặng Tiểu Bình. Tuy là ông muốn “kiên quyết ngăn chận” không cho sinh viên biểu tình, thế nhưng để làm điều đó thì “các biện pháp hợp pháp là đã đủ. Chủ yếu là phải thuyết phục và đối thoại trên nhiều bình diện”. Người bố già chỉ trả lời: “Tốt.”
Tức là Triệu Tử Dương vẫn còn nhận được sự ủng hộ của con người già nua đó. Trong thời gian của chuyến đi thăm Bắc Triều Tiên, việc bắt đầu vào sáng hôm sau đó, Thủ tướng Lý, nhân vật số hai trong hệ thống cấp bậc, sẽ tiếp nhận quyền điều khiển Đảng.
ĐCS chia rẽ. Ngày 19 tháng 5, sếp Đảng Triệu Tử Dương nói chuyện với các sinh viên mà ông ấy cho rằng một phần các yêu cầu của họ là có lý do. Nhưng nhiều quan chức lo sợ một cuộc Cách mạng Văn hóa lần thứ nhì (bên phải cạnh Triệu là Ôn Gia Bảo). Ảnh: GEO Epoche.
ĐCS chia rẽ. Ngày 19 tháng 5, sếp Đảng Triệu Tử Dương nói chuyện với các sinh viên mà ông ấy cho rằng một phần các yêu cầu của họ là có lý do. Nhưng nhiều quan chức lo sợ một cuộc Cách mạng Văn hóa lần thứ nhì (bên phải cạnh Triệu là Ôn Gia Bảo). Ảnh: GEO Epoche.
24 tháng 4. Tụ tập của khoảng 10000 sinh viên từ hầu hết các trường đại học Bắc Kinh. Vương Đan và những người diễn thuyết khác kêu gọi tẩy chay thính đường, dân chủ, tự do báo chí, điều tra các cảnh sát viên dùng bạo lực. Rồi một “Ủy ban Hành động của các trường đại học Bắc Kinh” được thành lập – một tổ chức xuất hiện mạnh mẽ hơn và tự tin hơn thấy rõ. Thuộc trong ủy ban lãnh đạo, ngoài những người khác, là Ngô Nhĩ Khai Hy và Vương Đan.
Lần đầu tiên kể từ 1949, sự độc chiếm quyền lực của Đảng bị thách thức một cách nghiêm trọng. Nếu như cho phép, người sếp tuyên giáo của ĐCS lớn tiếng, “thì rồi chúng ta sẽ có hàng nghìn  Lech Walesa” – và qua đó nhắc đến người công nhân Ba Lan đã thành lập công đoàn tự do “Solidarnosc” đầu tiên của đất nước đấy và đã làm lung lay hệ thống xã hội chủ nghĩa ở đó.
25 tháng 4, 9 giờ. Lý Bằng đến gặp Đặng Tiểu Bình để thúc giục ông ấy hành động cứng rắn hơn: “Mũi lao bây giờ hướng trực tiếp đến anh.”
Đặng trả lời: “Chúng ta phải hành động một cách rõ ràng trong lúc dập tắt cuộc bạo loạn này.”
Người bố già dùng từ “bạo loạn”. Một khái niệm nhắc nhở đến một chấn thương: đến cuộc Cách mạng Văn hóa, cái mà kể từ lúc đó bị nhiều cán bộ phỉ báng là “bạo loạn”, vì Đặng và nhiều quan chức cao cấp khác chỉ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc vào thời đấy.
Kể từ lúc đấy, họ lo sợ rằng có một điều gì giống như thế sẽ lại xảy ra cho họ. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đấy cũng chính là những đám học sinh sinh viên cuồng tín đe dọa họ đấy mà? Và bây giờ cũng lại sinh viên, lại khẩu hiệu, lại diễu hành.
Lý Bằng nhận ra rằng câu nói của Đặng cũng giống như một thứ vũ khí. “Chúng ta có cần phải cho viết một bài xã luận trong “Nhân dân Nhật Báo” để công bố lời nói của đồng chí Tiểu Bình hay không?”, ông ấy đưa đề nghị ra cho các quan chức. Không ai phản đối. Viên phó tuyên truyền bắt đầu tiến hành.
18 giờ 30. Đài phát thanh nhà nước đã phát đi bài xã luận dựa trên câu nói của Đặng, bài báo mà sẽ được phát hành vào ngày hôm sau. Sinh viên căm phẫn: phẫn nộ, có cảm giác như đã bị phản bội. Vì họ nhìn mình như là công dân, người yêu nước, nhiều người còn tự nhìn mình như là người cộng sản. Nhưng “bạo loạn” đã đóng dấu họ trở thành những người phạm tội.
Bất thình lình – và cả Đặng lẫn Lý Bằng đều không nhận ra điều đấy – không còn có khoảng trống cho thỏa hiệp nữa: Đảng bây giờ còn có thể chấp nhận những yêu cầu của sinh viên nữa hay không khi mà đã đóng dấu “kẻ bạo loạn” lên người họ?
Và ngược lại: Có phải là bây giờ sinh viên phải tiếp tục biểu tình cho tới khi tất cả các yêu cầu được chấp thuận hay không? Vì nếu họ rút lui trước đó thì họ phải lo ngại là bị an ninh quốc gia đàn áp như là những “kẻ bạo loạn”.
Hàng ngàn người ngủ qua đêm trên Thiên An Môn. Càng ngày các lãnh tụ sinh viên càng gặp khó khăn hơn trong tổ chức cung cấp cho họ – và thống nhất các mục đích kế tiếp của phong trào. Ảnh: GEO Epoche
Hàng ngàn người ngủ qua đêm trên Thiên An Môn. Càng ngày các lãnh tụ sinh viên càng gặp khó khăn hơn trong tổ chức cung cấp cho họ – và thống nhất các mục đích kế tiếp của phong trào. Ảnh: GEO Epoche
27 THÁNG 4, 16 GIỜ. Bây giờ là 150.000 người trên Quảng trường Thiên An Môn rồi, những người trước đó đã kéo đi nhiều giờ liền qua Bắc Kinh.
Họ vẫy cờ đỏ và những tấm vải được may lại từ ra trải giường, gọi to “Dân chủ muôn năm!” Hàng trăm ngàn người dân đứng ở vỉa hè cổ vũ. Khách bộ hành gọi những người cảnh sát, những người liên tục dựng rào cản đường – mà luôn bị đi vòng qua –: “Đừng đánh họ!”
Chính từ ngữ “bạo loạn” đã thúc đẩy cuộc biểu tình của sinh viên trở thành cuộc phản đối của số đông: chưa từng bao giờ có nhiều người trong số họ đi trên đường phố như thế (hiện 40 trường đại học và học nghề đã tê liệt do bị tẩy chay), họ chưa từng bao giờ được nhiều người dân cổ vũ như thế. Và chưa từng bao giờ họ lại hạ nhục cảnh sát đến như thế với cuộc diễu hành trên đường phố như thế.
Thứ hai, ngày 1 tháng 5, buổi chiều. Ban thường vụ Bộ Chính trị họp: ủy ban mà năm cán bộ cao cấp nhất thường xuyên bàn luận với nhau, trong đó có Lý Bằng và Triệu Tử Dương, nhưng không có Đặng, người về mặt chính thức đã từ bỏ mọi chức vụ. Qua đó, nhóm này – thuộc vào trong đó còn có Kiều Thạch, Diêu Y Lâm và Hồ Khởi Lập – khiến cho người nhớ đến chính phủ của một hoàng đế, nơi các bộ trưởng hội họp lại với nhau trong khi nhà vua thì cảm thấy không cần thiết phải có mặt. Triệu Tử Dương, trở về từ Bắc Triều Tiên ngày hôm trước, phê phán bài xã luận của tờ “Nhân dân Nhật báo”. “Những vấn đề mới” phải được giải quyết “nhờ vào dân chủ và pháp luật”.
Lý Bằng trả lời: “Ổn định phải là điểm đầu tiên của chương trình nghị sự.”
Sự chia rẽ bộc lộ ngày càng rõ rệt hơn trong nhóm cao cấp nhất của Đảng: giữa những người theo Triệu, muốn thương lượng với sinh viên, và những người quanh Lý, yêu cầu phải bẻ gãy sự chống cự. Nhưng không có quyết định được đưa ra.
4 tháng 5. Nửa triệu người trên quảng trường Thiên An Môn. Sinh viên, công nhân, người dân tưởng nhớ lại lần biểu tình huyền thoại của sinh viên ngày 4 tháng 5 năm 1919.
Triệu, người nói chuyện trên hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á, bảo đảm rằng cuộc biểu tình phản đối “không mâu thuẫn với tính ổn định” của Trung Quốc.
Vào ngày 20 tháng 5, Lý Bằng tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Quân lính tiến vào thành phố, nhưng dè dặt. Bây giờ thì biểu tình bị cấm. Nhưng ngay cả khi đối diện với những người mặc quân phục thì cũng chẳng có ai tuân theo điều đấy cả. Ảnh: GEO Epoche.
Vào ngày 20 tháng 5, Lý Bằng tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Quân lính tiến vào thành phố, nhưng dè dặt. Bây giờ thì biểu tình bị cấm. Nhưng ngay cả khi đối diện với những người mặc quân phục thì cũng chẳng có ai tuân theo điều đấy cả. Ảnh: GEO Epoche.
Thứ bảy, 13 tháng 5, 13 giờ. Sinh viên gặp nhau trong khuôn viên của trường Đại học Sư phạm, bị kích động bởi một tờ truyền đơn: “Trong tuổi trẻ rực rỡ của chúng ta, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ nét đẹp của cuộc đời chúng ta, dù chúng ta có không muốn đến đâu đi chăng nữa.” Đấy là về một chiến lược mới: tuyệt thực.
Một sự phản kháng như thế chưa từng có trong Trung Quốc. Thời điểm hầu như không còn có thể thuận tiện hơn nữa. Sếp Xô viết Gorbachev sẽ đến thăm Bắc Kinh, sẽ đưa cánh tay mặt ra cho Đặng để trở thành “cái bắt tay lịch sử” và qua đó đánh dấu chấm dứt các căng thẳng giữa hai thế lực. Đối với ĐCS, đấy là một thắng lợi hết sức to lớn cho thể diện.
Bây giờ, các sinh viên lại có kế hoạch tuyệt thực đúng vào chuyến viếng thăm chính thức này, trong một lều trại trên Thiên An Môn. Không ai, họ tin vậy, sẽ dám dùng bạo lực với họ, khi cả thế giới đang nhìn đến. Cuộc phản đối của họ, họ hy vọng thế, sẽ mang các quan chức vào trong một tình thế lúng túng và sẽ bắt buộc họ có những nhượng bộ nhanh chóng.
15 giờ 25. Khoảng 200 sinh viên đến Thiên An Môn từ đại lộ Trường An, con đường lớn của Bắc Kinh. Trong số họ có những người biểu tình tuyệt thực, đeo những cái băng trên trán như “Tự do muôn năm”. Tạo thành một vòng tròn ở phía Bắc của đài kỷ niệm những người anh hùng và dựng lều lên.
Phần lớn đều 19, 20 tuổi. Sinh viên Y khoa chăm sóc họ, có người mang nước uống pha đường, thuốc lá đến. Những người khác mang hộp giấy đi quanh người dân hiếu kỳ để xin tiền ủng hộ. (Vài ngày sau đó, Hội người tàn tật Trung Quốc sẽ cho 100.000 nhân dân tệ, mặc dù người đứng đầu là con trai của Đặng Tiểu Bình.).
16 giờ 25. Thời gian này đã có hơn 1000 người biểu tình tuyệt thực. Trời nóng bức và đầy khói xe. Xe cứu thương hú còi mang những người kiệt sức vào bệnh viện. Hàng ngàn người đi bằng xe đạp, khắp nơi đều có những cuộc thảo luận với người đi đường.
Quyền lực nhà nước dường như tê liệt. Khi sinh viên mời kem vài người lính đang đứng gác ở lối vào Đại hội đường Nhân dân ở phía Đông, các sĩ quan ngượng ngùng ra lệnh: “Không được ăn!”
18 giờ 00. Ba lãnh tụ sinh viên tổ chức họp báo trên những bậc thang trước Viện Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc. Họ công bố việc biểu tình tuyệt thực. Họ “vẫn còn sống trong thời kỳ nô lệ”, Ngô Nhĩ Khai Hy giải thích với một nhà báo.
Đến một lúc nào đó vào ngày này, Triệu Tử Dương gặp Đặng Tiểu Bình để trao đổi, lần đầu tiên sau lễ tang cho Hồ Diệu Bang. Triệu đưa ra một chiến thuật dè dặt.
Đặng trả lời: “Trên Thiên An Môn phải có trật tự khi Gorbachev đến.” Một tối hậu thư: Nếu chuyến viếng thămg chính thức trở thành thảm họa thì ông ấy sẽ để cho Triệu phải trả giá.
Chủ Nhật, 14 tháng 5. Bành Chân, cựu thị trưởng tự do hơn của Bắc Kinh – người bị bãi nhiệm trong thời của cuộc Cách  mạng Văn hóa – gọi điện cho Đặng, việc hiếm khi xảy ra: “Tôi thấy là chúng ta phải làm điều gì đó để lật ngược lại tình thế.” Thế nhưng chỉ có quan chức cấp dưới nói chuyện với những người biểu tình tuyệt thực – không có quyền đưa ra nhượng bộ để qua đó mà khiến cho tình hình bớt căng thẳng hơn.
Thứ hai, 15 tháng 5, 12 giờ 00. Gorbachev đáp xuống sân bay Bắc Kinh. Ở đó, ông ấy duyệt qua một đội danh dự, cái thật ra theo nghi thức là sẽ được tiến hành bốn giờ sau đó – trên Thiên An Môn.
Người cầm quyền Xô viết ngạc nhiên. Đoàn xe của ông ấy không chạy trên đại lộ Trường An, mặc dù nó đã được trang hoàng bằng cờ. Qua những con đường nhỏ, đoàn xe đến nhà khách của chính phủ Trung Quốc, nơi mà người sếp Xô viết phải bước vào qua một cửa phụ.
18 giờ 15. Gorbachev và Chủ tịch nước Trung Quốc Dương Thượng Côn gặp nhau trong Đại hội đường Nhân dân.  Ở bên ngoài trên quảng trường, các sinh viên hô to. “Dân chủ hay là chết!” Gorbachev nói với Dương: “Tôi đến Bắc Kinh, và anh có một cuộc cách mạng!”
Bẽ mặt! Đặng Tiểu Bình đã tổ chức cuộc hội nghị thượng đỉnh này từ một cảm giác của thế mạnh. Và bây giờ thì ông ấy còn chẳng làm chủ được thủ đô của mình nữa.
20 tháng 5: quân lính nhận lệnh không được sử dụng bạo lực. Họ cần tranh thủ lòng tin của người dân bằng cách đó. Nhưng người dân thường chận quân đội lại và ngăn cản không cho họ tiến vào trung tâm thành phố. Ảnh: GEO Epoche.
20 tháng 5: quân lính nhận lệnh không được sử dụng bạo lực. Họ cần tranh thủ lòng tin của người dân bằng cách đó. Nhưng người dân thường chận quân đội lại và ngăn cản không cho họ tiến vào trung tâm thành phố. Ảnh: GEO Epoche.
16 THÁNG 5, 1 GIỜ 00.Thông tin chính thức qua loa trên Thiên An Môn: chính phủ đang đối thoại với sinh viên. Họ cần phải rời quảng trường. Không ai phản ứng.
Hiện giờ, ngay đến đài truyền hình nhà nước cũng tường thuật về thành phố lều của những người đang biểu tình tuyệt thực. Cả nước đều biết đến những người biểu tình – và nhiều người cũng biết các yêu cầu của họ. Cho tới buổi chiều, 300.000 người dân đổ vể quảng trường và bao bọc lấy những người đang hoạt động ở đó.
Đối với những người lãnh tụ sinh viên, tình hình trở nên khó khăn. Họ đã tính trước rằng cuộc biểu tình của họ sẽ bắt buộc chính phủ phải nhượng bộ cho tới thời điểm chuyến viếng thăm của Gorbachev. Bây giờ thì hoạt động đấy, theo kế hoạch là hai ngày, phải được kéo dài vô hạn định. Tuy là liên tục có người mới tình nguyện, nhưng đồng thời cũng đã có 600 người kiệt sức nằm trong bệnh viện.
Trong lúc đó, ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm của Gorbachev cũng diễn ra trong sự ứng biến tạm thời thật lúng túng. Ông vào Đại hội đường Nhân dân qua một cửa phụ. Ở đấy, cuối cùng rồi ông cũng có cuộc trao đổi riêng với Đặng Tiểu Bình. Gorbachev, rõ ràng là cảm thấy bất ổn, lo ngại rằng chẳng bao lâu nữa cũng có thể sẽ có những điều tương tự như thế đe dọa mình ở Moscow, và tuyên bố tình đoàn kết của ông ấy.
Đấy đối với họ Đặng bị bẽ mặt thì đấy chỉ là một sự an ủi bé nhỏ, rằng người đối diện với mình không đắc thắng. Sau cuộc gặp gỡ, người bố già sẽ biến mất khỏi giới công khai trong vòng ba tuần mang tính quyết định sau đó. Không xuất hiện, không diễn thuyết, không có hình ảnh trên truyền hình.
Sếp Đảng Triệu Tử Dương lúc đấy đọc một bài diễn văn trước nhiều khách quốc gia, cũng được truyền hình phát đi. Trong đó, ngoài những điều khác, ông ấy tuyên bố rằng Đặng vẫn là lãnh tụ cao nhất của Trung Quốc.
Thế nhưng câu nói đó, cái hẳn đã được nghĩ như là một lời tuyên bố tôn vinh, phải có tác động như là một sự khiêu khích đối với nhiều cán bộ. Lời tuyên bố đấy đối với họ giống như một sự giữ thái độ cách biệt của Triệu đối với người bố già: Đặng bị nêu ra như là người chịu trách nhiệm chính của chính phủ và qua đó là người tiếp nhận mọi sự phản kháng.
Đấy có lẽ là sai lầm chiến thuật lớn nhất của Triệu trong cuộc tranh giành quyền lực. Ngay trong tối hôm đó, ông ấy họp với Lý Bằng và các quan chức cao cấp khác. Lý tức điên, những người biểu tình “tấn công và lăng nhục” Đặng Tiểu Bình. “Mục đích của họ là lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Triệu đáp trả: “Phần lớn các sinh viên đang biểu tình đều yêu nước và thật sự lo lắng cho đất nước của chúng ta. Chúng ta phải thu lại bài xã luận của ngày 26 tháng 4.”
Lý Bằng trả lời: “Đó là những lời phát biểu nguyên thủy của đồng chí Đặng Tiểu Bình. Không thay đổi chúng được đâu.”
Không người nào trong hai đối thủ có thể thuyết phục được tất cả ba người đồng chí khác trong Ủy ban Thường vụ của Bộ Chính trị. Nhóm lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCS tê liệt – và quyết định hỏi ý kiến Đặng.
Để chận quân đội lại, tài xế xe buýt để xe của họ nằm ngang qua trên các đại lộ của Bắc Kinh và xì lốp xe. Ảnh: GEO Epoche
Để chận quân đội lại, tài xế xe buýt để xe của họ nằm ngang qua trên các đại lộ của Bắc Kinh và xì lốp xe. Ảnh: GEO Epoche
THỨ TƯ, 17 THÁNG 5. Vào ngày này đã diễn ra cuộc biểu tình lớn nhất không do nhà nước tổ chức trong lịch sử Trung Quốc – và đồng thời cũng là cuộc tranh giành quyền lực quyết định trong Đảng.
Khoảng một triệu người đổ về Thiên An Môn, đi bộ, bằng xe đạp hay trên xe tải. Sinh viên, công nhân, trí thức, nhân viên nhà nước, nhà báo của tờ “Nhân dân Nhật báo” và của đài truyền hình nhà nước, cả cảnh sát trẻ tuổi nữa. Nhiều người giơ cao biểu ngữ. “Đặng, anh già rồi”, có thể đọc được như thế ở trên đó hay :”Giá cả tăng, lương teo lại.”
Người bán hàng rời cửa tiệm, công nhân rời nhà máy, sản xuất đình trệ khắp mọi nơi. Dưới bầu trời rực rỡ, bầu không khí giống như lễ hội, người làm xiếc trong đám đông, trẻ con cùng với trống, nhạc phát ra từ những cái loa do sinh viên lắp đặt: bản Giao hưởng số 9 của Beethoven. Cứ như người dân đã chiếm lĩnh đường phố Bắc Kinh.
Đã từ lâu, không chỉ có người dân bản xứ chen chúc nhau trên quảng trường: nhân viên soát vé hỏa xa để cho sinh viên đi tàu không mất tiền về thủ đô trên nhiều chuyến tàu hỏa đường dài, để họ biểu tình ở đó.
Ngay từ sáng, Ủy ban Thường vụ của Bộ Chính trị đã nhận chỉ thị của Đặng tại nhà của ông ấy trong Trung Nam Hải, chỉ cách đám đông vài trăm mét.
Ông bố già tuyên bố: “Đồng chí Tử Dương, bài diễn văn của đồng chí trong ngày 4 tháng 5 là một bước ngoặc. Từ lúc đấy, phong trào sinh viên ngày càng tồi tệ hơn. Sau khi suy nghĩ thật lâu, tôi đã đi đến quyết định, rằng chúng ta cần phải gọi Quân đội Giải phóng Nhân dân  vào Bắc Kinh và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Mục đích là phải dứt khoát dẹp tan cuộc bạo loạn này.”
Triệu trả lời: “Đồng chí Tiểu Bình, tôi khó lòng mà thực hiện kế hoạch này được.”
Đặng: “Thiểu số phải phục tùng đa số!”
Triệu: “Tôi xin chịu kỷ luật Đảng.”
Vào khoảng 20 giờ, Ủy ban Thường vụ lại họp, bây giờ thì không có Đặng. Đến lúc biểu quyết về đề nghị của ông ấy: hai quan chức cao cấp ủng hộ (Lý Bằng và Diêu Y Lâm), hai chống (Triệu Tử Dương và Hồ Khởi Lập), người thứ năm, Kiều Thạch, bỏ phiếu trắng. Tê liệt.
Triệu đề nghị từ chức.
“Làm sao mà anh lại có thể rút lui đúng vào lúc chúng ta cần sự đoàn kết nhiều nhất chứ?”, người cao tuổi Đảng nhất cũng có mặt trong lúc đó, Dương Thượng Côn, la mắng ông ấy. Tức là cũng không có từ chức. Nói chung là không có quyết định.
ĐCS bây giờ bị đe dọa mất đầu.
Ở bên ngoài, lễ hội nhân dân vẫn tiếp tục – cho tới khi cơn mưa rào cuốn trôi đi sự nóng nực. Nhiều người đi về nhà. Ngày mà có thể mang lại cho Trung Quốc một cuộc cách mạng mới đã chấm dứt trong cơn mưa và sự yên tịnh.
18 THÁNG 5, 8 GIỜ 30. Ủy ban Thường vụ lại họp, lần này thì không có Triệu Tử Dương đã cáo ốm, nhưng được mở rộng với Đặng Tiểu Bình và nhiều người cao tuổi trong Đảng, cũng như thành viên của Quân Ủy.
Lý Bằng: “Tôi dứt khoát theo kế hoạch khôn ngoan là tuyên bố tình trạng khẩn cấp.” Rồi tiếp theo sau đó là những lời chỉ trích gay gắt người sếp Đảng, người mà ông không còn gọi là “đồng chí Tử Dương” nữa mà bằng một cách hình thức bao gồm cả họ “đồng chí Triệu Tử Dương.”
Nhóm này quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở nhiều khu phố Bắc Kinh. Qua đó ĐCS, lại có khả năng ứng phó. Lý Bằng với thái độ cứng rắn của ông ấy đã thắng cuộc, nhưng nếu như không có uy quyền của Đặng Tiểu Bình thì quyết định đấy đã không được đưa ra.
Chiến dịch cần phải bắt đầu vào ngày 21 tháng 5, lúc 0 giờ 00. Ngoài những lực lượng khác có quân đoàn 38 đóng gần Bắc Kinh tham gia.
Từ Quảng trường Thiên An Môn và các trường đại học, sinh viên chạy ngang qua thành phố, yêu cầu người dân hãy đình công và ủng hộ – và thông báo cho họ biết về những đơn vị quân đội đang tiến vào Thiên An Môn. Ảnh: GEO Epoche
Từ Quảng trường Thiên An Môn và các trường đại học, sinh viên chạy ngang qua thành phố, yêu cầu người dân hãy đình công và ủng hộ – và thông báo cho họ biết về những đơn vị quân đội đang tiến vào Thiên An Môn. Ảnh: GEO Epoche
11 giờ 00: trong Đại hội đường Nhân dân, Lý Bằng gặp Vương Đan, Ngô Nhĩ Khai Hy và các lãnh tụ sinh viên khác. Tất cả đều ngồi trên những cái ghế đệm màu đỏ có tấm trải trang trí màu trắng. Ngô Nhĩ Khai Hy mặc pyjama và có một cái ống dẫn vào mũi vì anh ấy đang biểu tình tuyệt thực.
“Đối với chúng tôi, các em cũng như máu thịt của chúng tôi”, Lý Bằng hứa hẹn. Vì thế mà ông sẽ thảo luận với họ để nhanh chóng chấm dứt cuộc biểu tình tuyệt thực, nhưng không thảo luận về các yêu sách chính trị của họ.
Ngô Nhĩ Khai Hy tự tin đáp trả: vì các sinh viên đã mời Lý Bằng đến dự buổi họp này nên họ quyết định các đề tài để trao đổi. Nhưng rồi anh ấy cũng bàn đến những lời nhận xét của người thủ tướng và giải thích quyền lực có hạn của những người lãnh đạo: đã từ lâu, không phải đa số có quyền quyết định ở những người biểu tình, và trên Thiên An Môn, khi chỉ một người biểu tình tuyệt thực quyết định cứ tiếp tục, thì những người khác cũng sẽ ở lại vì tình đoàn kết.
Thế nhưng Lý Bằng vẫn cứng rắn: “Thống trị ở Bắc Kinh chỉ là một sự lộn xộn đang lan truyền đi khắp nước”, ông ấy nói.
Quân nhân, thường không trang bị vũ khí, cố gắng thêm nhập vào tới quảng trường mà không gây sự chú ý. Họ bị chận lại, bị đánh đập, nhiều người bị đánh mất hành lý và giày, rồi họ bỏ đi. Một thắng lợi của những người biểu tình. Ảnh: GEO Epoche.
Quân nhân, thường không trang bị vũ khí, cố gắng thêm nhập vào tới quảng trường mà không gây sự chú ý. Họ bị chận lại, bị đánh đập, nhiều người bị đánh mất hành lý và giày, rồi họ bỏ đi. Một thắng lợi của những người biểu tình. Ảnh: GEO Epoche.
Không ai biết Lý Bằng nghĩ gì trong khoảng khắc đó. Ở ngoài kia lại có một triệu người biểu tình. Và ở trong này, ngồi đối diện với ông là một chàng trai 21 tuổi trong bộ quần áo pyjama và tuyên bố rằng không còn ai có thể kiểm soát được đám đông này được nữa.
Chậm nhất là bây giờ thì người thủ tướng sẽ nhận ra rằng chỉ với sự hiện diện không thôi thì quân đội không thể tái lập trật tự được. Vì họ cần phải đe dọa ai, ra lệnh cho ai, khi ở phe bên kia không có một tổ chức? Nếu quân đội đến thì bạo lực sẽ đến.
Có lẽ chính là lần rùng mình trong nội tâm đấy, cái đã đẩy con người lạnh lùng Lý Bằng đi đến một sự nhượng bộ khác thường. Ngô Nhĩ Khai Hy yêu cầu Lý và Triệu Tử Dương hãy xuất hiện trong lều tại những người biểu tình vào sáng ngày mai – và người thủ tướng, người ngoài ra thì không thể gần gũi được, nhận lời.
Buổi tối. Viên chỉ huy của quân đoàn 38 báo cáo, ông không thể hoàn thành mệnh lệnh phải thực thi tình trạng khẩn cấp. Một quan chức cao cấp bực tức: “Không tuân theo một mệnh lệnh quân sự là đồng nghĩa với tòa án quân đội!”
Ngay sau đó, viên sĩ quan bị thay thế và bị đưa vào trong một bệnh viện. Quân đoàn 38 hành quân không có ông ấy.
Thứ sáu, 19 tháng 4, 4 giờ 00. Lý Bằng và Triệu Tử Dương đến thăm sinh viên trên Thiên An Môn, trong một chiếc xe bus.
Lý Bằng chỉ ở lại trong một khoảng thời gian ngắn, nói ít. Triệu, kiệt sức và mệt mỏi, cố ở lâu hơn và gọi to: “Chúng tôi đã đến quá muộn. Tôi rất lấy làm tiếc.” Ông ấy xin hãy chấm dứt cuộc biểu tình tuyệt thực. Đối với ông ấy, đây là cơ hội cuối cùng. Nếu bây giờ mà các sinh viên chịu nhượng bộ thì ông ấy còn có thể can thiệp vào trong cuộc tranh giành quyền lực.
Các sinh viên tuy vỗ tay sau bài diễn văn của ông ấy – nhưng không ai bỏ cuộc. Cuối cùng, Triệu rời Quảng trường Thiên An Môn. Đó là lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông ấy.
Đặng theo dõi tấn bi kịch qua truyền hình. Lần xuất hiện đầy xúc cảm của Triệu khiến cho ông ấy bực tức, ông ấy gào lên với một người thân cận: “Hết sức là vô kỷ luật!”
Thiên An Môn, 30 tháng 5: sinh viên khai mạc "Nữ thần Dân chủ", một bức tượng cao mưới mét. Đối với nhiều người hiện giờ đã kiệt sức thì đấy là một biểu tượng mới của hy vọng – thế nhưng đối với giới lãnh đạo nhà nước thì đấy là một sự khiêu khích ngay giữa Bắc Kinh. Ảnh: GEO Epoche.
Thiên An Môn, 30 tháng 5: sinh viên khai mạc “Nữ thần Dân chủ”, một bức tượng cao mưới mét. Đối với nhiều người hiện giờ đã kiệt sức thì đấy là một biểu tượng mới của hy vọng – thế nhưng đối với giới lãnh đạo nhà nước thì đấy là một sự khiêu khích ngay giữa Bắc Kinh. Ảnh: GEO Epoche.
Buổi sáng. Các nhà khoa học trong Viện Cải cách Kinh tế là những người theo Triệu. Khi họ biết được, rằng người sếp Đảng cáo ốm – và hẳn cũng nghe được, rằng có một chiến dịch của quân đội đang đe dọa –, một vài người trong số họ thảo một “Tuyên bố sáu điểm”, được dán trên tường nhà. Trong đó, họ cảnh báo trước tình trạng khẩn cấp, mà không sử dụng chính khái niệm đấy.
17 giờ 00. Chậm nhất là bây giờ thì các tường thuật về kế hoạch cho tình trạng khẩn cấp đã ra đến Thiên An Môn. Những người biểu tình sôi động, không nhất trí.
18 giờ 00. Các lãnh đạo sinh viên họp lại. Hơn 3000 người biểu tình tuyệt thực đang nằm trong lều, một vài người đã suy yếu cho tới mức tính mạng bị đe dọa. Đa số những người lãnh đạo ủng hộ chấm dứt biểu tình. Nhưng một nhóm nhỏ cứ muốn tiếp tục, trong đó có Ngô Nhĩ Khai Hy.
Trong thời gian này đã có bốn tổ chức lớn của sinh viên. Tất cả những người biểu tình đã kiệt sức, con số những người giữ trật tự giảm xuống. Thời gian cho sự kình địch. “Ngô Nhĩ Khai Hy thường hay bốc đồng”, một lãnh tụ tiết lộ với một nhà báo Mỹ.
22 giờ 00. Quan chức cao cấp và sĩ quan được giới chóp bu của Đảng thông báo, rằng tình trạng khẩn cấp sẽ được tuyên bố ngay vào ngày 20 tháng 5, lúc 10 giờ, vì tin tức về việc này đã rò rỉ ra ngoài.
Vào ngày đấy, sinh viên biểu tình trong 116 thành phố Trung Quốc.
Một viên chỉ huy của các lực lượng quân đội được gửi đến Bắc Kinh khước từ mệnh lệnh tấn công những người biểu tình. Nhưng phần lớn sĩ quan và binh lính vẫn trung thành, mặc dù người dân giận dữ chửi mắng họ là "quân giết người". Ảnh: GEO Epoche.
Một viên chỉ huy của các lực lượng quân đội được gửi đến Bắc Kinh khước từ mệnh lệnh tấn công những người biểu tình. Nhưng phần lớn sĩ quan và binh lính vẫn trung thành, mặc dù người dân giận dữ chửi mắng họ là “quân giết người”. Ảnh: GEO Epoche.
THỨ BẢY, 20 THÁNG 5, 9 GIỜ 40. Chính phủ thông báo qua loa trên Thiên An Môn, rằng tình trạng khẩn cấp sẽ được tuyên bố trong 20 phút tới đây. Sinh viên giận dữ chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng hơi cay.
10 giờ 00. Lệnh về tình trạng khẩn cấp mang chữ ký của Lý Bằng. Bây giờ, bị cấm trong tám quận ngoài những việc khác là biểu tình, đình công của sinh viên, phát truyền đơn và đọc diễn văn công khai, thêm vào đó là cấm tấn công các cơ quan của Đảng, quân đội, cảnh sát, đài truyền thanh.
Quân lính của 22 sư đoàn với xe tăng và đại bác đang trên đường tiến vào thủ đô – tổng cộng hẳn là 180.000 người. Quân lính nhận mệnh lệnh chỉ được tự vệ với những phương tiện không gây chết người khi bị tấn công bằng gạch đá hay bom xăng, trước hết là với gậy gộc. Mục đích: tranh thủ lòng tin của người dân.
Các sinh viên trong doanh trại chỉ huy cuộc biểu tình tuyệt thực phân phát một tờ truyền đơn mà trong đó họ yêu cầu “chống lại cuộc tiến quân của quân đội”. Hơn 270 chiếc xe buýt được đẩy ra ngã tư để làm chướng ngại vật, tài xế thường xì hơi lốp xe.
Ngay từ khi còn cách xa Quảng trường Thiên An Môn, sinh viên và người dân đã chận các đoàn xe của quân đội lại bằng cách này. Ở tại một nơi, một chiếc xe của cảnh sát đã bị những người chửi mắng như thế bao quanh chật cứng cho tới mức các nhân viên nhà nước đã đành phải cam chịu ngồi xuống đường và không làm gì nữa cả.
Ở những nơi khác, người dân thường cắt lốp xe vận tải. Người biểu tình leo lên mui xe, dùng keo và giấy dán kín kính trước. Nhiều người hô to những câu khẩu hiệu, một người đàn bà cảnh báo: “Đừng gây thương tích cho các sinh viên!” Nước mắt chảy ở một vài người lính.
Chiều tối. Hơn 500.000 người biểu tình xuất hiện trên Thiên An Môn. Quảng trường Thiên An Môn vẫn còn thuộc về sinh viên. Trong hơi nước, mặt trăng tròn chiếu sáng trên Đại hội đường Nhân dân.
Lý Bằng không có cơ hội. Hoặc là Đặng và những người khác cũng không đồng ý với Lý, nhưng đấy thuần túy chỉ là phỏng đoán. Hoặc là họ đã nhận ra rằng bổ nhiệm ông ấy là một sự khiêu khích quá lớn. Nhóm đấy còn chưa thống nhất được người kế nhiệm vào tối hôm đó, thế nhưng đã có dấu hiệu rằng Giang Trạch Dân là người được ưa chuộng, bí thư của Thượng Hải – một người có đường lối cứng rắn như Lý Bằng. (Vài ngày sau đó, lần bầu quả thật là đã quyết định chọn Giang.)
Thứ hai, 22 tháng 5, 3 giờ 00. Hai giờ liền, nhiều thông báo mâu thuẫn với nhau được phát đi ầm ỉ qua loa phóng thanh trên khu lều trại. Đầu tiên, có ai đó thông báo rằng những người biểu tình hãy nên đi về nhà. Rồi một giọng nói khác: không, vừa rồi đấy hoàn toàn không phải là sinh viên! Hãy đến họp! Rồi: cho tới chừng nào mà những người biểu tình giữ trật tự, thì quân đội hứa là sẽ không đến quảng trường. Thế rồi: chúng ta đi về, chúng ta đã chiến thắng!
Rõ ràng là các cuộc đấu tranh giành phương hướng đã trở nên gay gắt hơn giữa những người muốn nhượng bộ và những người không thỏa hiệp. Hay những người đến quá muộn. Vào ngày đấy, có khoảng 50.000 sinh viên tụ tập trên quảng trường, phần lớn họ là từ xa đến.
Người dân liên tục chận các đoàn xe lại. Có người khóc, có người thì van xin những người lính phần nhiều trẻ tuổi. Nhưng chính họ cũng cảm thấy căng thẳng và bị đe dọa bởi đám đông. Ảnh: GEO Epoche.
Người dân liên tục chận các đoàn xe lại. Có người khóc, có người thì van xin những người lính phần nhiều trẻ tuổi. Nhưng chính họ cũng cảm thấy căng thẳng và bị đe dọa bởi đám đông. Ảnh: GEO Epoche.
Thứ ba, 23 tháng 5. Một sỹ quan báo cáo với giới lãnh đạo nhà nước, hơn 2500 người lính đã chiếm đóng “mười vị trí quan trọng được giao phó”, trong đó có cảng hàng không, nhà ga chính, sở điện tín. Thành viên quân đội một phần xâm nhập vào thành phố bằng thường phục, có người đi bộ, những người khác đi xe đạp, lại những người khác được dấu trong xe đông lạnh: những phân đội tiền phong có nhiệm vụ âm thầm kiểm soát các vị trí quan trọng.
Thứ năm, 25 tháng 5. Dân biểu Quốc Hội thu thập chữ ký trong số các nghị sĩ để hội họp khẩn cấp nhằm bãi nhiệm cương vị thủ tướng của Lý Bằng. 57 nghị sĩ ký tên. Mật vụ báo cáo lại cho Lý. Quan chức “điều tra” những người ký tên, nhưng bằng cách nào thì không được đề cập đến.
Chủ Nhật, 28 tháng 5. Thư ký và cũng là người thân cận của Triệu Tử Dương bị bắt theo chỉ thị của Lý Bằng vì đã “làm lộ bí mật quốc gia”, sau này bị kết án bảy năm tù giam. Bản thân Triệu bây giờ bị quản thúc tại gia.
THỨ HAI, 29 THÁNG 5. Nhiều sinh viên đã kiệt sức. Trong những thành phố khác, các cuộc biểu tình cũng đã giảm xuống.
Giống như là phong trào đã đạt đến một điểm chết: nhiều sinh viên hoặc là tin rằng ít nhiều họ đã đạt được mục tiêu của họ qua các tuyên ngôn. Hoặc là họ không biết họ phải làm gì.
22 giờ 30. Sinh viên của Học viện Nghệ thuật Trung ương đẩy “Nữ thần Dân chủ” ra Thiên An Môn: một bức tượng cao mười mét bằng thạch cao được tạo tác theo bức tượng Nữ thần Tự do ở New York. Nó sẽ được khai mạc vào ngày hôm sau bên cạnh đài kỷ niệm của những người anh hùng. Bầu không khí cho tới nay đa phần là buồn thảm trong giới sinh viên tươi sáng lên.
Nửa đêm. Chỉ còn khoảng 300 sinh viên còn lại trên quảng trường và thảo luận về những bước đi kế tiếp của họ. Quyết định: chúng ta ở lại cho đến 20 tháng 6, kỳ họp kế tiếp của Quốc Hội trong Đại hội đường Nhân dân.
Thứ sáu, ngày 2 tháng 6, buổi sáng. Các đảng viên cao niên họp lại với Lý Bằng. Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi đề nghị để cho các lực lượng của tình trạng khẩn cấp bắt đầu thực hiện kế hoạch giải tỏa quảng trường vào tối nay và kết thúc trong vòng hai ngày.”
Buổi tối. Ca sĩ nhạc Pop sinh ở Đài Loan Hầu Đức Kiện trình diễn trước hàng chục ngàn thính giả một buổi ca nhạc đoàn kết trên Thiên An Môn.
Trong đêm rạng sáng ngày 4 tháng 6 lực lượng an ninh cuối cùng cũng bao vây Quảng trường Thiên An Môn. Trên những con đường cãnh đó, họ bắn vào đám đông. Đạn bắn trúng người biểu tình cũng như người hiếu kỳ và cả trẻ con nữa. Ảnh: GEO Epoche.
Trong đêm rạng sáng ngày 4 tháng 6 lực lượng an ninh cuối cùng cũng bao vây Quảng trường Thiên An Môn. Trên những con đường cãnh đó, họ bắn vào đám đông. Đạn bắn trúng người biểu tình cũng như người hiếu kỳ và cả trẻ con nữa. Ảnh: GEO Epoche.
22 giờ 55. Ở Cạnh cầu Mộc Tê Địa, nối dài của Đại lộ Trường An, khoảng năm kilômét về phía Tây của Thiên An Môn, một chiếc xe Jeep của lực lượng Cảnh sát Vũ trang chạy với vận tốc cao đã cán lên nhiều người đi bộ trên vỉa hè. Cảnh sát phong tỏa nơi xảy ra tai nạn, chở một người bị thương và ba người sắp chết vào một bệnh viện và dẫn tài xế đi. Hoàn cảnh của chuyến đi chết người đó không được làm rõ – người ta nói rằng cảnh sát đã cho một nhóm phóng viên truyền hình mượn chiếc xe Jeep đấy.
Chỉ sau một thời gian ngắn, 500 đến 600 người biểu tình giận dữ đã tụ họp lại ở nơi đó. Những người đó nghi ngờ, vì chiếc xe Jeep, vẫn còn ở nơi xảy ra tai nạn, không mang bảng số. Một người gọi to: “Lính mặc thường phục lẻn vào đấy!”
Đám đông xông qua rào cản của cảnh sát, khám xét chiếc xe và lôi quân phục, bản đồ thành phố, điện thoại di động ra. Tin đồn nhanh chóng lan đi qua thành phố: quân đội vào!
THỨ BẢY, 3 THÁNG 6, 0 GIỜ 00. Một mệnh lệnh được ban ra cho quân đội, vẫn còn đang  đóng ở các vùng ngoại ô, chuẩn bị tiến vào các vị trí trung tâm.
Nhiệm vụ giải tỏa Thiên An Môn được giao trước hết là cho sư đoàn 112 và 113 cũng như sư đoàn xe tăng số 6 của quân đoàn 38, tổng cộng 10.800 người lính cũng như 45 chiếc xe tăng.
Vào khoảng 1 giờ 00, các sinh viên nhận được tin đồn, rằng quân đội đang tiến vào. Qua loa phóng thanh, họ loan báo thông tin đấy trên quảng trường và tại nhiều trường đại học. Nhiều nhóm người nhanh chóng tụ tập lại tại các ngã tư.
Ngay trong đêm đó, một vài xe buýt quân đội bị bao kín. Những người biểu tình vây quanh họ, cho tới khi họ dừng lại; một vài người nhổ nước bọt vào xe, những người khác đâm thủng lốp xe. Có lúc người đi đường lôi vũ khí ra khỏi xe; quân nhân, những người bị tách ra khỏi đơn vị của họ, bị đánh đập.
5 giờ 00. Loa phát thanh loan tin trên Thiên An Môn: “Chúng ta đã chiến thắng!” Ngay sau đó, nón sắt được chuyền tay nhau, những cái mà người ta đã giật được từ những người lính.
Vào khoảng 15 giờ. Quan chức cao cấp họp với Lý Bằng. Một người thân tín của Đặng chuyển giao thông điệp của ông ấy: “Hãy giải quyết vấn đề cho tới ngày mai trước khi trời sáng.” Nhưng ông ấy nhấn mạnh: “Không được đổ máu trên Thiên An Môn! Không ai được phép chết trên quảng trường.”
17 giờ 00. Các lãnh đạo sinh viên cho phân phát “vũ khí tự vệ” trên quảng trường: rìu, gậy gộc, dây xích, tre được chặt nhọn đầu. Hơn 1000 người biểu tình tràn vào một công trường xây dựng ở gần đó và tự trang bị cho mình bằng gạch ngói và sắt thép.
18 giờ 00. Một đám đông người tụ tập dọc theo đại lộ Trường An, cả nhiều người hiếu kỳ, thường cùng với trẻ em – vì đã lan truyền đi rằng quân đội tiến vào.
Người biểu tình làm hỏng bình xăng của những chiếc xe tải đang tiến vào rồi đốt cháy chúng. Chăn đang cháy được quẳng lên xe tăng. Nhưng hiếm khi các đoàn xe bị ngăn chận lại bằng những cách đấy. Ảnh: GEO Epoche
Người biểu tình làm hỏng bình xăng của những chiếc xe tải đang tiến vào rồi đốt cháy chúng. Chăn đang cháy được quẳng lên xe tăng. Nhưng hiếm khi các đoàn xe bị ngăn chận lại bằng những cách đấy. Ảnh: GEO Epoche
18 giờ 30. Chính quyền thành phố Bắc Kinh tuyên bố trong một “Thông cáo đặc biệt” qua truyền hình, phát thanh và loa phóng thanh: “Đừng ra đường phố và đến Thiên An Môn. Tất cả các công nhân phải ở lại nơi làm việc và tất cả các công dân phải ở trong nhà để bảo vệ cho tính mạng của mình.”
19 giờ 30. Tàu điện ngầm vẫn còn chạy và trong đám đông đó, không có ai chú ý đến những người đàn ông trẻ, luôn đi hai hay ba người với nhau, mặc áo trắng và quần xanh lá cây và với những cái ba lô giống hệ nhau, bước xuống trạm Tiền Môn và đi về hướng quảng trường: đó là những người lính mặc thường phục, rõ ràng là đang thâm nhập vào các tòa nhà ở quanh đó và tăng cường cho những đội canh gác ở đấy.
21 giờ 00. Nhiều sinh viên và người dân đã trở về nhà sau những lời cảnh báo của hành chính thành phố, hay họ kéo đến các khu phố ở ngoài, để chặn quân lính lại ở đấy. Đại lộ Trường An vắng vẻ, chỉ còn khoảng 1000 người biểu tình đứng ở đó. Nhưng vẫn còn vài chục ngàn người chiếm Thiên An Môn.
22 giờ 30: gần cầu Mộc Tê Địa, nơi vụ gây chết người xảy ra vào đêm hôm trước, khoảng 10000 người chận một đoàn xe tải quân đội lại. Những chiếc xe tải dừng lại cách đám đông 20 hay 30 mét. “Phát xít! Quân giết người!” tiếng hô vang đến những người lính. Rồi có gạch đá và chai lọ bay đến.
Một vài người lính, bị trúng gạch đá, không còn kìm chế được nữa – và bất thình lình bắn vào đám đông.
Sau những phát súng đầu tiên, đồ vật từ những căn nhà ở quanh đó được ném qua cửa sổ xuống nhóm quân nhân. Tiếp đó, những người lính bắn vào các cửa sổ và gọi to một câu nói xuất hiện trong thời của cuộc Cách mạng Văn hóa: “Nếu không ai tấn công tôi, tôi không tấn công ai; nhưng khi người ta tấn công tôi, tôi phải tấn công họ.”
Hoảng sợ, tiếng la hét, bỏ chạy, tiếng súng nổ. “Có ít nhất là một trăm người dân và sinh viên đã ngã xuống đất và nằm đấy trong những vũng máu”, một chỉ điểm của an ninh báo cáo sau đấy. Ba người dân sống trong các căn hộ bị trúng đạn chết.
Vào khoảng 23 giờ, các chiếc xe tải tiếp tục chạy đi, để lại những người chết và sắp chết, nhiều người bị làm biến dạng một cách đáng sợ. Ở phía sau họ, người dân giận dữ đẩy những chiếc xe buýt đang cháy lên cầu Mộc Tê Địa làm vật chướng ngại, để ngăn chận các lực lượng tăng cường tiếp theo. Xác chết không toàn thây được mang vào bệnh viện trên các cánh cửa đã được tháo ra hay trên những chiếc cáng tạm bợ khác.
CHỦ NHẬT, 4 THÁNG 6, 1 GIỜ 00. Được trang bị với súng liên thanh AK–47, quân lính đồng thời xông vào quảng trường từ mọi hướng. Họ ở trên các bậc thang của Viện bảo tàng Cách mạng Trung Quốc ở phía Đông, trước Thiên An Môn ở phía Bắc, trước Đại sảnh đường Nhân dân ở phía Tây và đang tiến đến gần đến Nhà kỷ niệm Mao ở phía Nam. Ở phía sau là xe tải và xe tăng.
Thông tin qua loa của quân đội: “quân lính sẽ cương quyết với cuộc nổi dậy phản cách mạng”. Sau đấy, trong vòng một giờ, hàng chục ngàn người đã rời bỏ quảng trường mà không hề chống cự lại. Không ai ngăn cản họ: đấy chính là mục tiêu của quân đội, bắt buộc càng nhiều người nhanh chóng rời Thiên Nam Môn càng tốt.
Vào sáng sớm ngày 4 tháng 6 đã có thể thấy rõ là hàng ngàn người ở Bắc Kinh đã bị thương. Họ được chở bằng xe đạp đến các bệnh viện vì xe cứu thương không thể chạy qua được nhiều con đường. Ảnh: GEO Epoche.
Vào sáng sớm ngày 4 tháng 6 đã có thể thấy rõ là hàng ngàn người ở Bắc Kinh đã bị thương. Họ được chở bằng xe đạp đến các bệnh viện vì xe cứu thương không thể chạy qua được nhiều con đường. Ảnh: GEO Epoche.
Vào khoảng 2 giờ. Khoảng một chục người biểu tình cầm can xăng chạy về phía Bắc để đốt những chiếc xe tải đang đỗ lại ở đó. Quân lính bắt giữ họ, rõ ràng là không cần phải đánh nhau nhiều.
Vào khoảng 3 giờ. Ca sĩ nhạc Pop Hầu Đức Kiện trở thành một nhân vật chính trong những phút sau đó. Qua loa phát thanh, Hầu và một vài sinh viên khác yêu cầu những người biểu tình giải tán. Tất cả “các đồ vật có thể sử dụng như vũ khí” cần phải được bỏ lại tại đài tưởng niệm các anh hùng.
3 giờ 30. Hầu Đức Kiện và một vài người lao trên một chiếc xe đến chỗ những người lính trước Viện bảo tàng Lịch sử Trung Quốc. “Đừng bắn!”, họ gọi to – và xin một sĩ quan được phép dẫn các sinh viên còn lại đi ra: vì vẫn còn khoảng 3000 người nam nữ trẻ tuổi ở lại tại đài kỷ niệm các anh hùng.
4 giờ. Bất thình lình tối sầm. Đèn trên Thiên An Môn bị tắt. Nhóm của Hầu Đức Kiện, vẫn còn đứng trước Viện bảo tàng, bắt đầu hoảng hốt. Rồi một sĩ quan mang lại lời hứa: có thể giải tỏa trong hòa bình!
Các sinh viên ở đài tưởng niệm các anh hùng cũng sợ hãi trong khoảng khắc, rồi họ dùng chăn, gậy và lều đốt lên một đám lửa ở mặt Tây của đài tưởng niệm và hát bài “Quốc tế ca”.
Từ phía Bắc và phía Nam, quân lính tiến đến đài tưởng niệm với súng đã lên đạn. Những người biểu tình không nhìn thấy gì nhiều trong bóng tối. Lộn xộn, rồi biểu quyết bằng tiếng gọi: nhóm người đồng tình “Rút đi!” rõ ràng là tạo tiếng ồn nhiều hơn những người muốn ở lại.
4 giờ 30. Đèn đường lại sáng lên: bây giờ, các sinh viên nhìn thấy mình bị quân lính bao vây chặt, xe tăng ở phía sau. Các con quái vật bằng thép đấy nghiền nát những cái lều mà họ đã kiên trì ở trong đó lâu đến thế. “Nữ thần dân chủ” đổ ầm xuống, giàn loa phóng thanh của những người biểu tình bị nghiền nát.
Nhóm nhỏ ở đài tưởng niệm chỉ còn cách vòng tròn của những người cầm súng từ 20 đến 30 mét.
5 giờ. Phần lớn các sinh viên vừa hát, vừa mắng chửi những người lính, thỉnh thoảng nhổ nước bọt vào người họ, vừa đi xuyên qua những chiếc xe tăng đến góc Đông Nam của quảng trường và rồi đi khỏi, bị những người mặc quân phục cầm gậy theo sát.
5 giờ 20. Trời sáng. Khoảng 200 người biểu tình cuối cùng ở đài tưởng niệm bây giờ lui bước trước một hàng xe tăng và quân lính khác, cho tới khi họ bị đẩy ra khỏi quảng trường.
5 giờ 40. Quân lính tụ họp trước Nhà tưởng niệm Mao, bắn chỉ thiên và hét to: “Nếu không ai tấn công tôi, tôi không tấn công ai.”
Thiên An Môn được giải tỏa.
Xe tăng thống trị thành phố mười ngày liền, như ở đây trên Thiên An Môn. Rồi quân đội rút đi. Nhưng cơn sốc về cuộc biểu tình vẫn còn đặt dấu ấn lên giới tinh hoa của Trung Quốc cho tới ngày nay, giới mà cũng vì thế nên không cho phép có tự do về chính trị. Ảnh: GEO Epoche.
Xe tăng thống trị thành phố mười ngày liền, như ở đây trên Thiên An Môn. Rồi quân đội rút đi. Nhưng cơn sốc về cuộc biểu tình vẫn còn đặt dấu ấn lên giới tinh hoa của Trung Quốc cho tới ngày nay, giới mà cũng vì thế nên không cho phép có tự do về chính trị. Ảnh: GEO Epoche.
CHỈ VÀI TIẾNG SAU ĐÓ, tin đồn lan đi qua thành phố và cuối cùng là đi khắp thế giới: về những chiếc xe tăng đã nghiền nát những người đang ngủ, về những người lính đã đốt xác chết bằng súng phun lửa.
Thật sự thì chỉ có một vài ngàn người lính đã đẩy một nhóm nhỏ sinh viên kiệt lực, bị bất ngờ, ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn – mà không giết người ở đó.
Mặc dù nhà báo Phương Tây tường thuật từ Bắc Kinh đã nhiều tuần, trong những giờ khắc quyết định thì lại không có ai trong số họ có mặt trên quảng trường. Chính người dân của thành phố cũng được thông tin tương đối không được tốt, vì nhiều người biểu tình còn lại ở đó vào lúc cuối là xuất phát từ các tỉnh.
Thiếu vắng nhân chứng là một trong hai lý do cho việc hình thành huyền thoại đen tối về “Cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn”. Lý do còn lại là bạo lực, cái chắc chắn là đã hiện diện: trước hết là trên chiếc cầu Mộc Tê Địa, nơi một vụ thảm sát đã thật sự xảy ra.
Và trong những giờ sau đó. Vì bây giờ trên nhiều đường phố quan trọng có quân lính đi tuần căng thẳng, xuyên phá rào cản, canh giữ các địa điểm – và không ai ra lệnh cho họ tránh dùng bạo lực.
Như trên đưởng Liubukou, những người lính của Quân đội Nhân dân đã lái xe tăng xông vào người biểu tình vào lúc khoảng 6 giờ và bắn vào đám đông: mười một người chết. Trên đường Nanheyan, vào lúc ban đầu, người dân chế diễu quân lính. Khi những người này giơ súng lên nhắm thì họ bỏ chạy: loạt đạn giết chết bốn người đang thoái lui.
Ở khu phố Jinsong, xe tăng đi theo hướng vào nội thành; trên mỗi chiếc xe có ba người lính ngồi, nhìn ra những hướng khác nhau. Ngay khi có ai đó gọi to là họ bắn; một người chết.
Ở vài nơi, người dân quyết liệt chống lại: tại rào cản ở cầu Một Tê Địa, những người biểu tình đã đốt cháy ít nhất là hai chiếc xe tăng và nhiều chiếc xe tải.
Ở nơi khác, xác chết của một người lính bị treo trên một chiếc xe buýt đã bị cháy, cạnh đó có mảnh giấy: “Người lính này phải chịu trách nhiệm cho việc giết bốn mạng người.”
Trong ánh sáng ban mai, khói bay lững lờ trên thành phố, khoảng 500 chiếc xe tải đã cháy rụi của quân đội nằm trên đường phố. Giữa những đống đổ nát đen kịt đấy: rác, gạch đá, xe đạp bị nghiến nát – dấu vết của những trận đánh dữ dội và hoảng sợ chạy trốn.
Người bị thương và người chết được chở trên những chiếc xe ba bánh đi xuyên qua sự hỗn loạn đó. Căng thẳng, tiếng la hét, thường là sự buồn nản sâu thẳm. Trong khi có những sinh viên nào đó vẫn còn xây rào cản thì những người khác đã trốn vào trong vòng bí mật. Không ai biết thật sự đã xảy ra điều gì.
Buổi tối. Xung đột tại một vài rào cản, trước hết là tại những con đường chính, ở những nơi cần phải chận xe quân đội lại.
Trong 181 thành phố, ngoài những nơi khác là trong tất cả các tỉnh lỵ và thành phố lớn như Thượng Hải, sự phản kháng của sinh viên và công nhân leo thang trong ngày này và những ngày sau đó.
Người chết trên những chiếc xe đạp bị nghiến bẹp, cách Thiên An Môn không xa, rõ ràng là bị xe quân đội cán lên. Ảnh: GEO Epoche
Người chết trên những chiếc xe đạp bị nghiến bẹp, cách Thiên An Môn không xa, rõ ràng là bị xe quân đội cán lên. Ảnh: GEO Epoche
Thứ hai, 5 tháng 6. Một sự yên lặng đầy sự đe dọa đè nặng lên đại lộ Trường An. Thiên An Môn bị phong tỏa. Trong nhiều khu phố ở ngoài trung tâm đã có những hàng dài người đứng trước các cửa hiệu vì người dân lo sợ đi mua dự trữ.
Liên tục có đơn vị quân đội chạy qua đại lộ Trường An. Những chiếc xe tăng T–69 nặng tới mức chúng làm lõm nhựa đường.
Một lần, khoảng một phút xe chạy trước lối vào Quảng trường Thiên An Môn, có một người đàn ông trẻ tuổi mặc áo trắng và quần sẫm màu bước xuống đại lộ Trường An, tay cầm những túi mua sắm.
Anh ấy đứng trước một đoàn hơn chục chiếc xe tăng và chận chúng lại. Anh ấy tình cờ được quay phim từ trong một căn nhà. Chiếc xe xích sắt đầu tiên của đoàn xe quay sang phải – anh ấy cũng thế; chiếc xe tăng quay sang trái, người đàn ông không sợ chết cũng thế.
Rồi anh ấy còn leo lên chiếc xe tăng, nói với những người lính ở bên trong. Sau khoảng một phút, anh ấy lại leo xuống, vẫn còn cầm những cái túi nhựa trong tay. Người bộ hành lôi anh ấy đi vào nơi an toàn của sự vô danh.
Cho tới hôm nay vẫn không biết danh tính của người đàn ông này: có thể đấy là một sinh viên 19 tuổi có tên là Vương Duy Lâm, có thể là một người con của một công nhân, có thể là một người đến từ nông thôn – anh ấy không bao giờ xuất hiện nữa.
Bức ảnh đấy trở thành thần tượng của cuộc nổi dậy: một người dân chống lại lực lượng hùng hậu của quân đội, chỉ được trang bị bằng lòng dũng cảm của mình.
Nhưng cả phần được quay phim tiếp theo sau đó, rất ít được biết tới của mẩu chuyện này cũng tượng trưng cho cái ngày đó: những chiếc xe tăng, bị con người vô danh đó chận lại trong vài khoảng khắc, sau đó tiếp tục lăn đi về hướng Thiên An Môn mà không bị cản trở.
Thứ ba, 6 tháng 6. Vẫn còn có tiếng súng lác đác trong thành phố. Tin đồn về những cái được cho là các trận đánh nhau giữa quân đoàn 27 và quân đoàn 38. Hy vọng hoang dại, rằng “quân đoàn tốt”, tức là quân đoàn 38 đóng gần Bắc Kinh, sẽ chống lại “quân đoàn xấu”, quân đoàn 27 tiến vào với lính chủ yếu từ Mông Cổ. Thật sự thì hoàn toàn không hề có điều đó xảy ra.
Các cuộc biểu tình bị đập tan. Cuộc đấu tranh vì quyền lực đã ngã ngũ – phần thắng nghiên về phía của Đảng, của những người đàn ông già quanh Đặng Tiểu Bình.
Biểu tượng của cuộc nổi dậy. Ảnh: GEO Epoche
Biểu tượng của cuộc nổi dậy. Ảnh: GEO Epoche
Nhưng với cái giá nào?
Đã có hơn 2000 người chết, các nhà quan sát từ Phương Tây ước đoán sau những ngày đó, những người biểu tình còn nói tới 7000 người. Thật sự thì tổng kết cũng đã là đáng sợ rồi, nhưng không đáng sợ như người ta tưởng.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh sau này sẽ tường thuật trong nội bộ về 23 người lính chết cũng như 5000 người bị thương, về 218 thường dân chết, trong đó có 36 sinh viên, cũng như 2000 người dân bị thương. Nạn nhân lớn tuổi nhất là một nữ công nhân đã về hưu, nạn nhân nhỏ tuổi nhất là một đứa bé chín tuổi.
Có thể là các con số này quá thấp. Nhưng có nhiều khả năng là phải đếm người chết trong số trăm nhiều hơn là trong số ngàn.
Đặng và những người lãnh đạo Đảng khác họp lại lần đầu tiên vào ngày này sau chiến dịch của quân đội. “Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác”, người bố già bào chữa trước các đống chí chóp bu.
Lý Bằng nói rằng tất cả các lãnh tụ sinh viên đều trốn vào vòng bí mật: Vương Đan đã “lẩn trốn”, “tên du côn Ngô Nhĩ Khai Hy đã thụt đuôi lại”. Thật sự thì Ngô Nhĩ Khai Hy sẽ ra được nước ngoài, nơi anh ấy vẫn còn sống cho tới ngày hôm nay.
Đặng yêu cầu trừng trị “một đám người tham vọng”, tức là những người lãnh đạo. “Nhưng chúng ta nên tha thứ cho các sinh viên và những người đã ký tên vào tờ thỉnh cầu.” Phần lớn sinh viên vì thế mà cũng không phải chịu sự trừng phạt nào.
Nhưng các lãnh tụ của họ, nếu như không thể bỏ trốn, đều phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Đặng: như Vương Đan chẳng bao lâu sau đó đã bị bắt và đã ngồi tù một phần lớn của thập niên tiếp theo sau đó, cho tới khi anh ấy cuối cùng bị trục xuất qua Mỹ.
Thứ tư, 14 tháng 6. Xe tăng rời Thiên An Môn, quân lính dọn rào kẽm gai trên các con đường dẫn tới đó. Cấm Thành lại được mở cửa, những nhóm du khách đầu tiên đã đến.
NHỮNG TUẦN LỄ gây chấn động Trung Quốc đã bắt đầu như một phong trào đấu tranh cho những điều kiện học tập tốt hơn, cho những cải cách chính trị ôn hòa, chống tham nhũng và kinh tế đặc quyền. Nhiều người dân ở Bắc Kinh và trong các thành phố quan trọng khác đã ủng hộ các sinh viên. Ở Trung Quốc, cơn bão phản đối này bao gồm gần 100 triệu người.
Vào ngày hôm sau đó, xe tải và xe tăng cháy rụi vẫn còn nằm trên đại lộ Trường An. Ảnh: GEO Epoche
Vào ngày hôm sau đó, xe tải và xe tăng cháy rụi vẫn còn nằm trên đại lộ Trường An. Ảnh: GEO Epoche
Nhưng tuy vậy, các hoạt động đều không có kế hoạch từ trước, không có tổ chức vào lúc ban đầu, không có lãnh tụ có sức thu hút nổi bật. Vì vậy, tuy phong trào này đã lôi kéo một con số khổng lồ của người dân bước ra đường phố – như từ đó, nói một cách hình tượng, thì lại chẳng đi đâu tiếp nữa.
Các sinh viên đã lay động một giới lãnh đạo Đảng cứng nhắc già nua, chia rẽ trong nội bộ, bị chấn thương bởi cuộc Cách mạng Văn hóa, dẫn đầu bởi con người già nua Đặng Tiểu Bình. Ông bố già này và những người thuộc phe cứng rắn quanh thủ tướng Lý Bằng cuối cùng đã dùng bạo lực ép buộc phong trào chấm dứt, cái đã qua đỉnh cao của nó.
Tháng 6 năm 1989 đã mang lại hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị thương. Tiếp theo sau đó có ít nhất là 27 vụ xử tử – những người đối lập còn nói đến 500 – cũng như hơn 4000 vụ bắt giam. Sếp Đảng Triệu Tử Dương mất chức, nhiều quan chức bị trừng phạt.
Hiện giờ, đêm của Thiên An Môn đã bị xua đuổi đi. Các thế hệ sinh viên tiếp theo sau đó quay lưng lại đi với chính trị, tìm thành tựu của mình trong cuộc sống kinh tế đang lao nhanh đi nhiều hơn.
Thân nhân của những người đã chết trong năm 1989 cho tới ngày hôm nay là những người nhúng chàm bị đứng ở rìa của xã hội; bị giám sát bởi an ninh quốc gia. Hồi tưởng hẳn sống động nhất về tháng 6 năm 1989, mỉa mai cay đắng của lịch sử, lại đang cháy bập bùng trong giới lãnh đạo Đảng – nơi mỗi một quan chức đều phản ứng một cách hoảng sợ trước dấu hiệu nhỏ nhất của sự chống đối về mặt chính trị.
Đặng Tiểu Bình cho tới khi qua đời năm 1997 không bao giờ hối hận vì đã dùng bạo lực.  Ngay khi Lý Bằng nói với ông ấy về những trừng phạt (thật sự là đã kéo dài hoàn toàn không lâu) mà các nước Phương Tây đã đe dọa sau vụ thảm sát, người bố già đã khinh thường trả lời: “Cơn bão nhỏ đấy sẽ không thổi bay được chúng ta đâu.”
Với đêm của Thiên An Môn – chứ không phải với cái chết của ông ấy vào năm 1976 – kỷ nguyên của Mao Trạch Đông cũng chấm dứt. Viên “Đại Chủ tịch” trong nửa đầu của cuộc đời mình đã đấu tranh như là một nhà cách mạng cho một viễn tưởng – và đã thực hiện nó trong nửa sau như là một chính trị gia: viễn tưởng của một Trung Quốc hùng mạnh, thống nhất và cộng sản.
Nước Trung Quốc hiện đại này cả một thời gian dài đã đứng trên ba cột trụ:
  • Của tư tưởng hệ, cái là “tư tưởng Mao Trạch Đông” có ý nghĩa như một hình thức đặc biệt của Chủ nghĩa Cộng sản. Tư tưởng hệ này biện hộ cho tất cả các hành động của chính sách đối nội, đối ngoại, văn hóa, luật pháp và kinh tế. Nó hợp thức hóa các cải cách và những biện pháp bắt buộc mà đã làm biến đổi một cách mạnh mẽ cuộc sống của hàng trăm triệu người;
  • Của ĐCS như là đảng quốc gia. Nó là giới tinh hoa và tổ chức độc quyền của Trung Quốc, đảng chính trị có đảng viên nhiều nhất của thế giới, một lò đào tạo cán bộ và tổ chức thống trị mà quan chức của nó cầm quyền vào cho tới trong những phòng thí nghiệm của giới khoa học gia và lãnh đạo cả những làng mạc hẻo lánh. Đảng này được tổ chức chặt chẽ và được kính trọng như là người chiến thắng những cuộc chiến tranh tàn phá trên đất Trung Quốc trong nửa đầu của thế kỷ 20.
  • Của quân đội như là sự bảo đảm quân sự cho ý thức hệ và cho Đảng của nó. Lực lượng có sức mạnh đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chiến thắng các warlord, nước Nhật, theo sự thông hiểu của mình còn thắng cả Hoa Kỳ ở Triều Tiên nữa. Một quân đội mà trong nước cũng phô diễn một sức mạnh tàn bạo cũng như hiệu quả, như khi họ chấm dứt những thái quá của cuộc Cách mạng Văn hóa.
Một người biểu tình bị thương phô trương chiếc nón đã giật được. Cũng có cả 23 người lính chết trong cái đêm của bạo lực đấy. Ảnh: GEO Epoche
Một người biểu tình bị thương phô trương chiếc nón đã giật được. Cũng có cả 23 người lính chết trong cái đêm của bạo lực đấy. Ảnh: GEO Epoche
Khi Mao chết năm 1976, ba cột trụ đấy vẫn còn đứng vững – mặc dù Đảng đã bị suy yếu qua các lần thanh trừng của cuộc Cách mạng Văn hóa.
Tuy vậy, trong những năm sau đó, Đặng Tiểu Bình – mặc cho tất cả những lời ca ngợi – đã rời bỏ hầu như hoàn toàn tư tưởng hệ của Mao Trạch Đông. Ông thay ý tưởng một cuộc cách mạng liên tục của ông ấy bằng một thử nghiệm của Chủ nghĩa Tư bản được cởi trói trong một quốc gia được xem là xã hội chủ nghĩa. Qua đó, lời hứa hẹn làm giàu của Đặng chính là điều trái ngược lại với lý tưởng của Mao.
Nhưng cơn thịnh nộ của các sinh viên năm 1989 cũng cho thấy rằng cả cột trụ thứ hai cũng đã sụp đổ: ĐCS.
Tuy Đảng vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng tham nhũng tràn lan đã cướp đi danh tiếng của nó. Tại những cuộc biểu tình trên Thiên An Môn, nó đã bị chế diễu, độc quyền của nó bị đe dọa – và cuối cùng tự nó đã chứng tỏ nó không có khả năng để đối đầu với sự thách thức của hàng triệu người: nó tê liệt cho tới tận chóp bu.
Chỉ cột trụ thứ ba của nhà nước Mao là vẫn còn đứng vững, nó đã một mình quyết định số phận của những người biểu tình: quân đội vẫn tiếp tục hoạt động theo ý muốn của những người tạo ra nó, nó đập tan cuộc nổi dậy chống lại chế độ – và nó lập nên trật tự của trại lính, nơi có sự yên tịnh nhưng không có tự do.
TỪ NGÀY 4 THÁNG 6 NĂM 1989, Trung Quốc của Mao mặc dù vậy không còn tồn tại nữa: chỉ còn vài người tin vào tư tưởng hệ của ông ấy, trong con mắt của nhiều người Trung Quốc, đảng của ông ấy thiếu chính danh, nó đã bị giam giữ trong những hệ thống cấp bậc chằng chịt và tham nhũng không thể nào tiệt trừ được nữa.
Từ một đất nước cộng sản khổng lồ đã trở thành một kết hợp dường như nghịch lý của nhà nước quân đội và nhà nước kinh tế cởi mở. Chính quyền đã ký kết một cái giống như hợp đồng trao đổi với người dân của họ: chúng tôi đưa cho các anh tăng trưởng kinh tế và phồn vinh, bù vào đấy các anh từ bỏ gây ảnh hưởng đến chính trị.
Điều đấy không bắt buộc phải là xấu.
Về vật chất, chắc chắn là số đông người Trung Quốc chưa từng bao giờ có được tốt như ngày hôm nay. Cả sự tự do của họ khi so với một thần dân thắt bím của triều Thanh hay với một người nông dân cộng sản năm 1950 thì thật là tuyệt vời. Thêm vào đó, trong vòng một thế kỷ, Trung Quốc đã vươn lên từ một cấu trúc tựa như thuộc địa, bị làm nhục, trở thành một cường quốc tự tin.
Nhưng cũng rõ ràng là nền kinh tế quá nóng với những bất công xã hội sâu sắc của nó cũng như sự tự do chính trị cho tới ngày nay vẫn bị khước từ có thể sẽ khiến cho Trung Quốc trở nên bất ổn định chỉ qua một đêm: như vương quốc nhà Thanh vào khoảng năm 1910.
Vì hợp đồng trao đổi của Đặng Tiểu Bình chỉ có hiệu lực cho tới chừng nào mà nền kinh tế vẫn tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như sự thịnh vượng – hay niềm hy vọng có nó – giảm xuống, thì sự trung thành của thần dân đối với nhà nước cai trị sẽ tan chảy ra.
Rồi rất nhanh chóng sẽ có rất nhiều người Trung Quốc lắng nghe những người bất đồng chính kiến như nhà văn Lưu Hiểu Ba đang bị giam giữ, người nhận Giải Nobel Hòa bình năm 2010.
Và vì vậy mà từ 1989, chính những người thừa kế Mao đã lo sợ cái ngày đấy, ngày mà có một nhà cách mạng có sức lôi cuốn sẽ khởi dậy – có lẽ lại ở đâu đấy trong một cái làng nào đấy ở đâu đấy trong Trung Quốc.
Bắt đầu một cuộc Trường Chinh mới.
Cay RadeMacher
Phan Ba dịch
Giới thiệu tài liệu: Andrew J. Nathan, Perry Link, “The Tiananmen Papers”: bộ sưu tập đồ sộ các tài liệu Trung Quốc được một người nặc danh mang lén ra khỏi Bắc Kinh, có nhiều thông tin và hấp dẫn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: