Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Không hẳn như vậy, nhưng bài viết khơi khơi khó bình:

Có phải dân Bắc “gấu” hơn dân Nam ?

26/10/2015
Hà Hiển
HH – Mình đã định viết dăm câu ba điều nhân vụ khủng bố của các dư luận viên mà bác Tô Văn Trường gọi rất trúng là những “lưu manh đỏ” nhắm vào anh Nguyễn Lân Thắng. Nhưng có lẽ mình sẽ không viết nữa vì hôm nay sau khi đọc bài “Đất nước đã đổ máu quá nhiều rồi, bây giờ các người còn muốn đổ máu nữa hay sao?” trên Blog Phuocbeo thì mình thấy bài viết này đã thể hiện rất đầy đủ những điều mình muốn viết rồi.
Cám ơn Blogger Phuocbeo mà theo mình biết thì anh cũng là một nhà báo.
Nhưng dù vậy, vẫn có một chỗ trong bài viết của anh mình thấy có gì đó lợn cợn. Đọc đến chỗ đó có cảm giác như mình đang đi trên một con đường trơn tru bỗng dẫm phải một viên sỏi dăm. Đó là cái đoạn tác giả mở ngoặc đơn để ghi chú mấy chữ “một đặc thù rất bắc” khi nói về những “bịch mắm tôm” được dùng như một thứ vũ khí khủng bố để quăng vào nhà những người dân…
Mình đoán, có lẽ “bịch mắm tôm” chỉ là một cách diễn đạt nôm na cho một cái gì đó to tát hơn để tác giả thấy xứng đáng cho nó một cái mở ngoặc đơn rất “nặng ký” như vậy!    :)
Nhưng dù là người bắc chính hiệu, mình không tự ái và trách cứ gì tác giả. Cũng không phải riêng anh, đôi khi mình cũng có một cảm giác như đang đi thì bị vấp như thế khi đọc những bài viết của một số tác giả người miền nam khác mà mình rất quý mến như nhạc sĩ Tuấn Khanh, GS Nguyễn Văn Tuấn… Mình không trách các anh vì thấy dù sao những “lợn cợn” ấy cũng giúp người ta nhận thấy một thực tế đang tồn tại, nếu không phải là phần gốc rễ thì cũng là phần ngọn, phần thân hay thậm chí chỉ là hoa lá cành của nó.
Nhưng cũng vì thế  mà hôm nay mình muốn đăng lại bài viết này dù không liên quan mấy đến chuyện của anh Nguyễn Lân Thắng:



Có phải dân Bắc “gấu” hơn dân Nam ? 
02/04/2011 Hà Hiển
Nhân điểm tin một bài báo trên PLTPHCM  về một vụ người vi phạm đánh lại CSGT,  trên blog của mình,   Anh Ba Sàm đã bình luận như sau:

“… Trong đó (trong nam) dân  sợ công an một phép, còn công an thì … “chuyên chính” hơn ngoài này (ngoài bắc) nhiều. Đi quanh phố HN thấy cảnh thanh niên đèo 3,4 trên xe máy, còn không thèm đội mũ bảo hiểm, liệng qua liệng lại ngắm các chú CSGT như ngó vô cái cột đèn, là thường. Tại sao vậy? 1-Dân Bắc bao năm quen “dân chủ XHCN” rồi, tức là thứ đáng được làm chủ thì không biết, thứ không được-phải tuân thủ pháp luật thì lại coi thường. Dân trong Nam ngay từ hồi sau 75′, BS vô đã thấy họ đi ngoài đường gặp đèn đỏ, không người, không công an mà vẫn đứng lại ngay (trong khi HN những năm 80′ mà vẫn phải 4 chú đứng 4 phía vác gậy ngăn lùa như lùa bò). Họ quen lối văn minh dân chủ giả hiệu của tụi tư bổn giãy chết rồi. 2-Dân trong đó ít nhiều bị cái mặc cảm mà “các thế lực thù địch” nó kêu bằng “bị xâm lược”, họ sợ chánh quyền. Cũng từ đó, các chú công an cũng … “tự tin” hơn, ngó xuống dân như ngắm bầy kiến.  3-Tỉ lệ con ông cháu cha, người (từng) làm nhà nước trong nam ít hơn rất nhiều. Ngoài bắc, Hà Nội, đầy nhóc. Đụng chút là phone kêu người thân, quen can thiệp. Mấy chú CSGT mới ra trường sợ chết khiếp. 4-Cái nầy đặc biệt nha: người dân cho tới người nhà nước trong đó nhậu tài hơn ngoài bắc (xưa ngoải đâu có từ “nhậu”), thành thử các chú công an còn … tài hơn. Vậy là “rượu vào … đòn ra”, “rượu hết khôn”. Tội!”
Về chuyện này thì anh Ba Sàm bàn chuẩn không cần chỉnh rồi. Tôi cũng xin nói thêm là các chú công an bây giờ tinh lắm, thường “chọn mặt… huýt còi” thôi. Xe biển ngoại tỉnh vào Hà Nội mà lơ ngơ là dễ “ăn đòn” lắm. Tất nhiên là các anh cũng có lúc nhìn nhầm nên mới gặp “rủi ro nghề nghiệp”.
Thực ra cái chuyện khác nhau giữa trong nam và ngoài bắc đã thu hẹp rất nhiều so với những năm trước đây. Lý do là vì dân bắc vào nam “công tác” ngày càng nhiều và đã góp phần “truyền lửa” cho dân nam. Bây giờ dân trong nam cũng “gấu” dần lên rồi.
Tui dân bắc kỳ chính hiệu đây. Nếu không phân tích đến nơi đến chốn thì cũng oan cho dân bắc lắm. Ông già bà già nói trước năm 1954, dân bắc cũng hiền khô à. Đố dám chống lại mấy anh “cu-lít” Tây. Ra đường trẻ em trông thấy người lớn là khoanh tay chào cũng giống như trẻ em miền nam trước năm 1975 vậy. Sau này phát huy “quyền làm chủ của nhân dân” nên mới thế. Nam bắc gì cũng chung giòng máu Lạc Hồng cả thôi, về bản chất từ xa xưa chẳng khác nhau nhiều lắm đâu.
Mà cũng xin nói thêm là từ sau năm 1954 đến đầu những năm 60 , dân Hải Phòng sợ nhất là các anh học sinh miền nam tập kết ra bắc học ở mấy trường dành cho con em cán bô cộng sản miền nam.  Mấy anh này ra đường cũng vượt đèn đỏ, nổi tiếng hay gây sự đánh nhau với công an, bắt nạt dân bản địa cũng khiếp lắm. Ông anh tôi mỗi khi nhắc đến chuyện này đều nói đó là “nạn kiêu binh” của những người nghĩ mình là kẻ chiến thắng.   Lúc đó dân Hải Phòng mới được “giải phóng”, hầu hết là dân buôn bán làm ăn toan lo nghèo khó, trong lý lịch thường có câu  “không làm gì cho ta mà cũng chẳng làm gì cho địch” nên cũng sợ vãi linh hồn luôn. Còn bây giờ hình như ngược lại, he he, nghe nói dân Sài Gòn ngại nhất là mấy tay anh chị Hải Phòng “hoạt động nằm vùng” trong nam…
____________

Chiện bên lề, theo Thợ Cạo nghĩ:

Một thực tế mà không ít người ngoảnh mặt mũ ni che tai, ai đụng đến thì giãy nảy như đỉa phải vôi, cho rằng ăn phải cái bả phân biệt 3 miền của thực dân pháp, phá hoại tình đoàn kết dân tộc. GS Tuấn kể chuyện một ông Việt kiều gốc Hoa ở Mỹ, ý nói Bắc cai trị Nam, ông Tuấn cũng nghĩ thế, chẳng qua là trí thức nên ông né tiếng, Không chỉ dân Nam có ấn tượng xấu về người Bắc mà ngay cả người Bắc vào Nam một thời gian cũng vậy. Tất nhiên những ai từng trải tiếp xúc nhiều, không bao giờ vơ đủa cả nắm dù ở miền nào, biết thừa nhận cái tốt cái hay của nhau, làm ăn kết bạn chơi với nhau vô tư. …
So sánh ước đoán cả lượng và chất, người gốc Bắc đang lấn sân Nam toàn diện theo thời gian, xem VTV có 90% người nói giọng Bắc hoặc có gốc Bắc, quan chức người Bắc ở Tây Nguyên 90%, Các trường đại học viện nghiên cứu 90%, sĩ quan quân đội các đơn vị đang đóng quân trong Nam 90%, Công an ít hơn khoẳng 70%, cán bộ từ huyện trở lên ở các tỉnh Miền Tây sau 1975 chỉ chiếm 10% nay có thể đã là 60%, ngay lãnh vực giải trí là thế mạnh của Sài gòn, nay cũng đã khác.
Không có nghiên cứu xã hội hoặc luận án nào về vấn đề trên vì sợ đụng chạm chính trị, nó có nhiều nguyên nhân, gì thì gì đó cũng là thực tế mà người ta cũng muốn né tránh.
(tất nhiên chỉ là góc nhìn võ đoán của một người)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: