Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Các bạn và tôi đã tiến hóa lâu rồi, không còn là khỉ nữa đâu, nên đừng bắt chước nhau nhé.

Cuộc đời, cuộc sống & tự do

image
Featured Image: Pixabay
Chào, chúng ta bay thẳng vào vấn đề.
Cơ bản vì cuộc sống nó không giống cuộc đời nên 2 cái khái niệm đó thì ai cũng có thể biết.
Nhưng quay ngược lại để hỏi thì: “Bạn muốn đời mình sẽ thế nào?” “Bạn muốn sống ra sao?” Thì với đám bạn cùng tuổi tôi bây giờ thì nó ngơ ngơ trả lời: “Tao không biết, cứ sống thôi!”
Đó, cái đáng nói là đó. Tụi nó và tui được rập khuôn từ bé. Nhỏ phải đi học, lớn phải đi làm, tới tuổi thì cưới, cưới xong thì đẻ, đẻ xong nuôi, nuôi xong chết.
Đó là cái cuộc sống được lập trình đâu đó ở nơi thiên-đường-nào-đó. Ấy thế cho nên tụi nhỏ nó cứ bị lu mờ đi. Tự tử vì điểm kém, tự tử vì quỹ lớp mất 500k,… Có vô vàn cái lý do nhảm c*c để tụi nhỏ tự tử trong cái dòng chảy cuộc đời này. Chẳng biết có đáng không?
Chúng ta, những con người, được sinh ra giống nhau, cấu tạo gần như giống nhau. Nhưng, chúng ta khác nhau rất nhiều, và ngay cả sinh đôi cũng khác xa nhau rất rất nhiều. Chúng ta khác nhau về vẻ ngoài, lẫn về suy nghĩ hành động. Vậy thì tại sao lại sống cùng một kiểu như nhau?
Chính vì sự khác nhau đó, bạn phải tôn trọng sự khác biệt của chính bạn và những người xung quanh bạn. Khi ta tôn trọng được rồi, thì chúng ta hãy cũng nhau phát triển sự khác biệt đó.
Một nguyên liệu, có thể chế biến được nhiều món, miễn sao bạn ăn thấy ngon và bổ. Cùng một cuộc sống, bạn hãy sống theo cách của bạn mà bạn thấy đúng và đừng hối hận.
Tôi xin trích dẫn một status của anh Đặng Sang:
Thông tin bên ngoài đi vào bạn qua 5 ngõ giác quan, vì bạn phán xét chúng, cơ thể bạn bắt buộc phải thu hẹp phạm vi thu nhận để tránh bị quá tải, dẫn tới việc thông tin đi vào bị chậm, và bạn thường chỉ nhận một góc nhỏ của nó.
Giống như trong đêm tối, bạn lo sợ, nhìn cọng dây hoá ra con rắn. Bạn phán xét và để trí óc quyết định ảo ảnh đó, không phải chính thông tin từ tai, mắt, mũi lưỡi hay còn gọi là bản chất thực sự của thông tin đó.
Trẻ em còn bé, chúng còn hồn nhiên, chưa có thói quen phán xét, nên phạm vi thông tin tràn vào chúng rất lớn, dẫn tới việc chúng khó tập trung, dễ xao nhãng, nhưng đây cũng là lý do chúng học rất nhanh so với người lớn.
Nếu bạn bắt đầu tập luyện nhìn nhận vấn đề với tâm rộng mở, không phán xét, bạn sẽ thấy bất ngờ với lượng thông tin ồ ạt tràn vài tâm trí bạn, nhưng không hề mệt nhọc.
Nó là cái thấy huyền diệu.
Nhìn nó không liên quan vậy thôi chứ đó theo tui là cách bạn nên nhìn nhận mọi thứ xung quanh bạn. Đừng để tâm hồn bạn là ao tù nước đọng, hãy cho nó là dòng suối nhỏ, rồi tới dòng sông, rồi tới biển cả. Mở lòng và bao dung, đừng phán xét, đừng vị kỷ. Nó sẽ giúp bạn nhẹ lòng và thoải mái hơn.
Xét cho cùng, cả cái cuộc đời này cũng chỉ là những cuộc chơi, mà ta chơi hằng ngày nên gọi nó là cuộc sống. Cuộc chơi nào cũng có luật, chơi hay, chơi dở nó nằm ở bạn. Quan trọng, hãy fair-play.
Bạn có quyền tự do làm điều bạn muốn, và bạn sẽ nhận đủ trách nhiệm và hệ quả cân xứng cho sự tự do đó.
Hãy cứ nghĩ đơn giản đi, nó cũng là con người, mình cũng là con người. Nó không cần không có nghĩa là mình không cần. Các bạn và tui đã tiến hóa lâu rồi, không còn là khỉ nữa đâu, nên đừng bắt chước nhau nhé.
Tận hưởng đi. Ai cũng có một câu chuyện để viết, và hãy viết theo cách của bạn, không ai tính tiền như anh Viettel đâu nên cứ thoải mái đi.
P.s: Gửi lời cảm ơn đến anh Nah, anh Huy, anh Sang, không nhờ các anh thì em vẫn còn đang đắm chìm và hối hả trong cái khuôn kia để cho tâm mình mãi chật hẹp trong cái suy nghĩ tiểu nông.
Và bài trên do văn vẻ ngày trước lười học nên cũng cố tóm gọn ý. Viết đại ý nhất mình muốn viết, dành cho những người cùng tần số. Hy vọng các bạn hiểu được những điều dài dòng ẩn sau những câu đại khái ấy.

Tóm tắt điều bạn hiểu cho tui biết trong comment được không?
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: