Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Hàng nóng.. chiến tranh thế giới I


Như chúng ta biết, trong chiến tranh thế giới I rất nhiều khí tài dùng trong chiến tranh đã được cải tiến nhờ cách mạng kỹ thuật, đơn cử máy bay hay tầu ngầm. Hiện đại hoá trang thiết bị cũng được coi như là một loại vũ khí, nên nhớ xe tăng đã được thí nghiệm và đưa ra trận tuyến vào thời này, không kể nhiều những xe lửa bọc thép, kỹ thuật ngụy trang, chiến đấu, hơi độc và nhiều thứ khác.

Có những sáng chế, nếu ta nhìn lại sẽ không biết người ta nghĩ ra nó để làm gì?


02.jpg
Xe lửa bọc thép cuả quân Áo-Hung tại Galicia 1915. Xe lửa bọc thép đầu tiên được biết là trong cuộc nội chiến Mỹ, được dùng để chuyên chở vũ khí và binh lính đến những vùng chiến sự nguy hiểm
03.jpg
Xử dụng xe lửa hay dùng nó để tấn công cũng rất phức tạp. Trong hình là bên trong một chiếc xe lửa bọc thép chụp tại Ukraine năm 1918. Chất đầy những loại súng hạng nặng.
04.jpg
Tank Mark I
Xe tăng, thoạt tiên quân đội Anh lưu tâm đến sự quan trọng cuả xe bọc thép. Những nghiên cứu và thử nghiệm bắt đầu phát triển mạnh từ tháng 1/1916 và cho ra mẫu tăng đầu tiên tên gọi Big Willie. Đây là mẫu xe bọc thép căn bản cuả quân đội Anh trong WW I. Dây chuyền sản xuất xe tăng này được bắt đầu rất bí mật, do nhiều nhóm nghiên cứu, Big Willie cũng đồng thời được gọi là Mother (Mẹ) hay còn gọi Mark I, ngôn ngữ trong những văn bản chính thức chỉ ghi đơn giản nó là Water Carrier (Xe chở nước) nếu viết tắt (WC) nó lại càng mơ hồ, mật danh cuả chương trình sản xuất này được ghi là TANK. 
24.jpg
Mark I cuả Anh với kỵbinh.
06.jpg
Kiểu Mark A, 1918 cuả Anh là tăng hạng trung, chụp tại Achi-le-Petit phiá trước hình là xác một quân nhân.
33.jpg
Lính Tân Tây Lan đang trong chiến hào với chiếc tăng cuả Anh lật ngược.
19.jpg
Những chiếc tăng bị sa lầy, bỏ lại, 1918
22.jpg
Lính Mỹ trên tăng FT-17 tại Pháp 1918, Tăng cuả hãng Renault-Pháp
Cùng với sự phát triển về xe tăng cuả Anh, quân đội Pháp cũng bắt đầu sản xuất xe bọc thép. Kiểu cuả Pháp có hình dạng hột xoài (diamond shape) hoàn toàn khác với kiểu thiết kế cuả Anh vốn dĩ rất cồng kềnh, do đó đã cho ra kiểu dáng nhỏ hơn nhưng cơ động hơn rất nhiều.

FT-17 được sản xuất bởi Renault được coi như tốt nhất trên chiến trường, một trong những đặc điểm là pháo tháp quay tròn chung quanh, cho đến nay vẫn còn được thịnh hành. 
15.jpg
Tăng Đức A7V, chỉ khoảng dưới 100 chiếc đã được sản xuất.
Quân đội Đức cuối cùng cũng nhận ra sự quan trọng về vũ khí mới, họ xuất xưởng loại A7V nhưng không hoạt động hiệu quả, thêm với toàn bộ ngành kỹ thuật quân sự Đức đang dồn mọi nỗ lực trong việc phát triển chiến đấu cơ, nên thay vì sản xuất cho riêng mình, tận dụng những xe tăng tịch thu được cuả địch quân là cách mà quân đội Đức đã chọn để phát triển đội xe tăng!
45.jpg
Xe tăng tịch thu được cuả Anh, đã sơn phù hiệu Đức
27.jpg
Vừa dùng xăng-điện được sáng chế bởi American Holt (nay là Caterpillar) và General Electric (GE). Mẫu xe tăng này đã không được sản xuất vì trọng lượng quá nặng (25.4 tấn)
05.jpg
Gần hai mươi ngàn chiếc xe môtô hiệu Harley-Davidson và Indian đã được sản xuất dùng trên chiến trường Âu châu bởi những người lính Mỹ. Được mệnh danh là Chiếc máy cuả chiến binh, Soldier engine.
32.jpg
Rất nhanh được phổ biến là kiểu gắn súng máy trên chỗ ngồi phụ cuả xe mộtô (sidecar)
09.jpg
Một đài quan sát được ngụy trang thành gốc cây, trên chiến trường miền Tây thường rất hiếm cao điểm có thể dùng để quan sát, đây là một cách ngụy trang!
16.jpg
Một kiểu ngụy trang dùng cho lính bắn tiả, hình dạng một xác bò hay ngựa
14.jpg
Điện thoại di động bằng dây, hai người lính khiêng cuộn dây điện thoại cho chỉ huy đang nói chuyện.
Giải pháp về điện thoại đi động bắt đầu vào thời điểm rất sớm cuả cuộc chiến, tuy kỳ lạ nhưng để giải quyết vấn đề về những trạm điện thoại cố định với hệ thống dây dẫn cố định trong chiến tranh chiến hào, các người lính chỉ chiến đấu trong chiến hào cố định và không di chuyển nhiều. Khi mặt trận di chuyển tới trước hoặc rút về phiá sau, thường họ bỏ lại những hệ thống dây liên lạc dùng cho đơn vị, sau khi trở lại khu vực nhiều khi họ phát hiện ra hệ thống đã được địch quân xử dụng. Đã có trường hợp, hệ thống điện thoại cuả Anh rung chuông, khi trả lời là một giọng Đức vì hệ thống dây điện thoại cuả hai phiá bị chạm mạch vào nhau, đôi khi là do cố tình phá hoại.
01.jpg
Tại mặt trận phiá Tây, 1917. Hệ thống cung cấp điện bằng bánh mì, dùng cho hệ thống truyền tin đường dài.
10.jpg
Hệ thống Helio liên lạc bằng ánh sáng, các quân nhân Ottoman đang sử dụng, 1917
Hệ thống Helio này hội tụ ánh sáng mặt trời vào một điểm, dùng kiểu ngắt chớp tắt cuả tín hiệu Morse để gởi tin đi. Hoạt động rất tốt trong sa mạc và vẫn được sử dụng cho tới 1960, quân đội Pakistan thậm chí vẫn dùng nó tới 1975! 
12.jpg
Tấm hình chụp các chiến binh Mỹ đang mang mặt nạ chống hơi độc, tấm hình đặc biệt ở chỗ ta có thể thấy phiá sau, một chiếc pháo sáng được bắn lên nhằm báo hiệu cho những khu vực khác là có cuộc tấn công bằng hơi độc xảy ra.
26.jpg
Quân nhân Ailen đang thực tập với mặt nạ, 1916
20.jpg
1918, quân lính ở Mesopotamia (nay là Irac), những ngưòi chống lại lực lượng Ottoman/Thổ nhĩ kỳ cuả đế quốc Anh.
35.jpg
1918, lính Mỹ đang thử với mặt nạ kiểu mới nhất, New Jersey
36.jpg
Lính Đức với súng bắn hơi độc? 
08.jpg
Bộ binh Đức với kiểu mặt nạ mới nhất, có thể vừa đeo vừa nói điện thoại.
13.jpg
Máy đào công sự cuả Đức, có thể đào từ 200-400 mét/giờ. 1918
23.jpg
Áo sưởi bằng điện cho phi công Đức, gồm cả mặt nạ sưởi, giầy sưởi. Các phi công phải xử dụng súng máy trong điều kiện nhiệt độ âm với tốc độ cao và không được che chắn.
30.jpg
Xe bọc thép, các sỹ quan Đức chụp tại Ukraine, 1918
34.jpg
Xe bọc thép cuả Anh, dùng để bắn máy bay bị lính Đức bắn hạ.
39.jpg
Chiến xa với súng đại bác cuả quân đội Ý, chưa đầy 50 chiếc được sản xuất trong suốt cuộc chiến tranh.
40.jpg
Súng phun lửa, thoạt đầu những người lính sử dụng súng phun lửa thường là mục tiêu dễ bị tiêu diệt...

18.jpg
...nhưng sau này, nó chính là nỗi sợ cuả lính lái xe tăng







47.jpg
Một người lính Đức chụp hình kỷ niệm với chiếc tăng cuả Anh bị đốt cháy cùng với những người lính xe tăng.
11.jpg
Xe cứu thương dùng trong chiến hào

Để bảo vệ những người lính cứu thương và những chiến binh bị thương khỏi đạn địch quân, miểng đạn pháo, do cuộc chiến tranh chiến hào càng khốc liệt. Điều khó khăn là các chiến hào có bề ngang hẹp và rất khó xoay trở, mẫu xe cứu thương trên đã được thiết kế.

Ngay khi xử dụng đã cho thấy quá nhiều nhược điểm, tiết diện bánh xe quá nhỏ nên không chạy trong điều kiện bùn sình cuả chiến hào được, vì bề ngang hẹp, nên cầu xe (chiều ngang từ hai bánh xe) quá hẹp, chiếc xe mất thăng bằng khi chạy trên mặt đất, tóm lại chiếc xe cứu thương này hoàn toàn vô dụng, chưa kể đến nó quá nhỏ khi chở trên đó hai người lính cứu thương thì gần như không có chỗ cho thương binh và dụng cụ y tế!

42.jpg
Chiếc Radar, định vị âm thanh

Bắt chước đúng khuôn mẫu từ những phát minh về hệ thống âm thanh cuả Mỹ, dùng thiết kế như hình sừng trâu để khuyếch đại âm thanh, nhỏ gọn dễ di chuyển?! chiếc rađa này dùng để nghe máy bay địch từ xa. Chỉ có điều là, những chi tiết về hướng bay, tầm xa cuả máy bay địch hoàn toàn được ước lượng tùy hứng cuả người chuyên viên!

Have Fun!
Chuyển ngữ 42.
Theo: Xayxapzi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: