Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Vì tiền của Trung Quốc, Campuchia có thể bất chấp tất cả?


Campuchia đã đáp ứng gần như tất cả các yêu cầu của Bắc Kinh để đổi lấy các khoản viện trợ kinh tế và quân sự.


Trong một hội nghị về hợp tác giữa Trung-Campuchia được tổ chức vào tháng Sáu năm 2015, bà Bố Kiến Quốc (Bu Jianguo), đại sứ Trung Quốc tại Campuchia đã xác định rằng, Campuchia được xác định nằm trong kế hoạch phát triển "Con đường tơ lụa thế kỷ 21 của Trung Quốc", đồng thời khẳng định Trung Quốc sẵn sàng đem đến các cơ hội hợp tác kinh tế Trung-Campuchia dưới chiến lược mới "một vành đai, một con đường". Đáp lại, ông Sok An Phó Thủ tướng Campuchia khẳng định các cơ hội phát triển kinh tế cho Campuchia khi tham gia vào sáng kiến "một vành đai, một con đường".
Thực tế đã cho thấy, gần đây Trung Quốc đã hiện diện đáng kể trong sự phát triển kinh tế của Campuchia, và Trung Quốc đang đưa Campuchia vào sáng kiến "một vành đại, một con đường" của họ không chỉ với các dự án hiện tại mà nhiều hơn nữa trong các dự án giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, năng lượng...
Trung Quốc đang mở rộng sự tham gia của mình tại Campuchia và điều đó phản ánh những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế của họ. Sau hơn ba thập kỷ tăng trưởng trên hai con số, Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn phát triển "bình thường". Do đó sáng kiến "Vành đai, Con đường" là nhằm kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc cũng như các đối tác của họ trong khu vực Nam và Đông Nam Á, Âu Á và Trung Á, cũng như châu Phi và Mỹ Latin...

Trong một cuộc họp vào tháng 5 năm 2012, trong cuộc gặp giữa Tea Banh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia và người đồng cấp Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, phía Trung Quốc tái khẳng định cam kết hợp tác quân sự với Campuchia bằng việc tăng cường cung cấp khoản viện trợ 17 triệu USD cho các lực lượng vũ trang Campuchia, bao gồm cả việc xây dựng trường huấn luyện và bệnh viện quân y. Đổi lại, Campuchia tái khẳng định việc tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc của Bắc Kinh cũng như sự ủng hộ của Campuchia đối với Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế khác, bao gồm cả các tranh chấp lãnh thổ, như Biển Đông. Mối quan hệ này lại được tái khẳng định hai năm sau khi vào tháng 5 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh có cuộc gặp Phó chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc. Tại cuộc họp này, Trung Quốc giúp Campuchia xây dựng năng lực quân sự với hơn 400 suất học bổng cho các cán bộ quân đội Campuchia để họ tiếp tục học và nghiên cứu tại Trung Quốc, đồng thời cung cấp các xe tải quân sự cùng các máy bay trực thăng Z-9.
Sự hỗ trợ về quân sự của Trung Quốc đối với Campuchia có thêm điểm sáng là sự phát triển của các Học viện Quốc phòng tại Campuchia. Năm 1999, Học viện Thlok Tasek được thành lập với sự hỗ trợ tài chính của Trung Quốc, và kể từ đó Trung Quốc đã tiếp tục cải thiện và mở rộng các cơ sở đào tạo của Viện này. Vào tháng Giêng năm 2013, Trung Quốc-Campuchia mở rộng chương trình đào tại của Viện Thlok Tasek, nhằm đào tạo các cán bộ binh Campuchia bởi các cố vấn quân sự Trung Quốc. Các chương trình giảng dạy của Viện được thiết kế bởi Bộ Quốc phòng Trung Quốc và các cố vấn quân sự của Trung Quốc hướng dẫn các giáo viên Campuchia. Các chương trình đào tạo cũng bao gồm việc đào tạo các học viện quân sự tại Trung Quốc. Thlok Tasek hiện đã đào tạo khoảng một nửa số nhân viên cho quân đội Campuchia.
Trước kia Mỹ là quốc gia đã cung cấp rất nhiều và lớn nhất sự viện trợ quân sự cho Campuchia, và khoản viện trợ quân sự của Mỹ cho Campuchia đã lên tới 18,2 triệu USD trong năm 2012. Thực tế, trong những năm 1990, con trai cả của Thủ tướng Campuchia Hun Sen ông Hun Manet đã được Hoa Kỳ nhận đào tạo tại các học viện quân sự uy tín của Mỹ như West Point. Hợp tác quân sự Mỹ-Campuchia đã bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh cãi chính trị trong năm 2009 khi Campuchia trục xuất người Uighur của Trung Quốc khi họ xin tị nạn tại Campuchia, và Mỹ đã huỷ bỏ việc trao tặng 200 xe quân sự. Trong năm 2013, Mỹ đã chỉ trích cuộc tổng tuyển cử Campuchia và đã dẫn việc tạm ngừng hợp tác quân sự giữa Campuchia và Hoa Kỳ. Chính sự hỗ trợ về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã giúp Campuchia vượt quan thời kỳ suy thoái quan hệ Campuchia - Hoa Kỳ.
Trung Quốc hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia. Trong giai đoạn 1992 đến 2014, Trung Quốc đã cấp cho Campuchia 2,85 tỷ USD các khoản vốn vay ưu đãi và viện trợ phát triển khác, và trong tháng 11 năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết rằng Trung Quốc sẽ cung cấp cho Campuchia sự hỗ trợ phát triển hàng năm trị giá 500-700 triệu USD mỗi năm. Việc phục hồi những con đường cũ và xây dựng những con đường mới là một ví dụ rõ nét nhất trong sự hỗ trợ phát triển của Trung Quốc đối với Campuchia. Đến năm 2011, Trung Quốc đã xây dựng hơn 1.500 km đường và cầu tại Campuchia...
Thương mại song phương giữa Trung Quốc và Campuchia cũng đã tăng lên hàng năm, và đạt 3,75 tỷ USD trong năm 2014. Chính phủ Campuchia hy vọng thương mại sẽ tăng lên đến 4,2 tỷ USD trong năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2017. Trung Quốc cũng đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Campuchia, với số vốn hơn 10 tỷ USD đầu tư. Phần lớn các khoản đầu tư nằm trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, hàng may mặc, và khai thác mỏ. Trong tháng 5 năm 2015, Thủ tướng Hun Sen đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp Trung Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Campuchia, đặc biệt là trong các lĩnh vực đặc thù.
Campuchia đã đáp ứng gần như tất cả các yêu cầu của Bắc Kinh để đổi lấy các khoản viện trợ kinh tế và quân sự. Trong năm 2009, 20 người Duy Ngô Nhĩ từ Trung Quốc đến Campuchia xin được tịn nạn chính trị, tuy nhiên Campuchia đã bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm công ước LHQ và đã trục xuất về Trung Quốc nhóm người này. Chỉ một ngày sau khi 20 mươi người Ngô Nhĩ hồi hương, 1,2 tỷ USD viện trợ từ Trung Quốc đã được cung cấp cho Campuchia, món tiền vượt quá cả những sự trợ giúp trước đó từ Trung Quốc trong suốt 17 năm trước.
Không chỉ vậy, Campuchia còn cung cấp sự hỗ trợ cho Trung Quốc trong các vấn đề khác nữa. Trong các tranh chấp Biển Đông, năm 2012 khi họ đang nắm giữ vị trí là chủ tịch của hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Campuchia đã ủng hộ lời kêu gọi của Trung Quốc đối với các cuộc đàm phán song phương trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, động thái này chống lại đường lối của Philippines và Việt Nam cũng như sự đồng thuận của các quốc gia ASEAN khác trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Campuchia đã tổ chức một cuộc họp với các nhà ngoại giao từ 28 quốc gia và nhắc lại quan điểm của mình rằng ASEAN không nên can thiệp vào tranh chấp Biển Đông. Trong năm 1997 Campuchia đóng cửa Văn phòng Kinh tế và Văn hóa của Đài Bắc tại Phnom Penh, và Trung Quốc đã đáp lại bằng cách viện trợ một số xe quân sự cho Campuchia với trị giá khoảng 2,8 triệu USD. Năm 2003 Hun Sen khẳng định rằng Đài Loan sẽ không được phép mở lại văn phòng đại diện tại Campuchia. Gần đây nhất vào tháng 6 năm 2015, Campuchia đã bắt giữ và chuyển về Trung Quốc một đối tượng được cho là phạm tội tham nhũng của Trung Quốc.
Nguồn: Reds Theo DEFENCEVN / EURASIAREVIEW
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: