Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Biển Đông: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lại ra sức xuyên tạc, đe dọa


(GDVN) - Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã thốt lên những luận điệu hết sức đặc sắc của kẻ bành trướng lãnh thổ, không thể chấp nhận được.

Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ngụy biện, xuyên tạc
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 27 tháng 6 đưa tin, cùng ngày, Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ tư đã tổ chức ở Bắc Kinh. Khi đó, nói về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã ra sức xuyên tạc để đánh lừa nhân dân Trung Quốc và đánh lừa cộng đồng quốc tế, đồng thời buông lời đe dọa vũ lực đối với các nước ven Biển Đông và cộng đồng quốc tế. 
Sau đây là toàn văn những gì Vương Nghị đã nói tại diễn đàn này: 
“Hiện nay, các cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông có xu thế gia tăng, là ảnh hưởng thậm chí chi phối từ tư tưởng nhất thời. Chính khách một số nước thích thú đối với điều này, có thể có các loại nhu cầu về chính trị.

Thứ nhất, Trung Quốc ngay từ 1.000 năm trước đã là nước lớn hàng hải, là nước phát hiện, sử dụng và quản lý sớm nhất quần đảo Trường Sa, cho nên về luật pháp quốc tế truyền thống, chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa có đầy đủ căn cứ pháp lý và sự thật.

Thứ hai, trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Quân đội Nhật Bản xâm chiếm quần đảo Trường Sa. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chính phủ Trung Quốc căn cứ vào các điều ước và tuyên bố quốc tế như Tuyên bố Cairo, Thông cáo Potsdam, đã thu hồi quần đảo Trường Sa theo pháp luật và công khai.
Trung Quốc và Mỹ khi đó là đồng minh, Quân đội Trung Quốc khi đó ngồi tàu chiến Mỹ thu hồi quần đảo Trường Sa, về điểm này, bạn bè Mỹ cần hiểu rõ.

Thứ ba, ít nhất trong thập niên 60 của thế kỷ trước, cộng đồng quốc tế bao gồm các nước xung quanh Trường Sa đều sử dụng các phương thức khác nhau như công hàm ngoại giao, bản đồ xuất bản công khai, thừa nhận hoặc ngầm thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. 
Nhưng, sau đó, do nguyên nhân trong nước của Trung Quốc và nghe nói phát hiện dầu mỏ ở Biển Đông, một số quốc gia bắt đầu xâm chiếm phi pháp, từng bước xâm chiếm đảo đá ở Biển Đông. Cho nên, trên thực tế Trung Quốc là nạn nhân lớn nhất của vấn đề này.

Thứ tư, mặc dù như thế, Chính phủ Trung Quốc luôn kiên trì thủ đoạn hòa bình để giải quyết vấn đề Trường Sa, luôn chủ trương trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử, căn cứ vào luật pháp quốc tế bao gồm Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC), thông qua đàm phán tham vấn với các nước đương sự trực tiếp để giải quyết tranh chấp, lập trường này trong tương lai sẽ không thay đổi.

Thứ năm, từ sau thập niên 1970, một số nước bắt đầu xây dựng rầm rộ trên đảo đá ngầm xâm chiếm phi pháp của Trung Quốc, dựng lên các loại công trình, bao gồm cơ sở quân sự, trong khi đó Trung Quốc chỉ gần đây mới bắt đầu một số xây dựng cần thiết, chủ yếu là để cải thiện điều kiện công tác và sinh hoạt của nhân viên trên đảo đá ngầm. 
Là nước lớn, Trung Quốc cũng muốn cung cấp sản phẩm công cho cộng đồng quốc tế, thông qua công trình dân dụng phát huy hiệu ích công. Trung Quốc triển khai xây dựng cần thiết trên đảo đá ngầm của mình và một số nước tiến hành xây dựng trên các đảo đá xâm chiếm của Trung Quốc là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. 

Thứ sáu, lập trường của Trung Quốc về quần đảo Trường Sa được kiên trì từ chính phủ các khóa trước, sẽ không thay đổi. Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa hoàn toàn không mở rộng, cũng tuyệt đối sẽ không thu hẹp, nếu không, chúng tôi không thể đối mặt với tiền nhân và tiền bối. 

Đồng thời, loại hiện tượng không ngừng gặm nhấm và xâm phạm chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc không thể tiếp tục, nếu không chúng tôi không thể dặn dò con cháu hậu thế.
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc có niềm tin kiên định, cũng có năng lực đầy đủ. Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi chính đáng ở Trường Sa một cách hợp tình và hợp pháp, sẽ cùng với các nước ASEAN thông qua hợp tác bảo vệ hòa bình, ổn định của Biển Đông, bảo vệ tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông mà các nước được hưởng theo luật pháp quốc tế”.

(trích) 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: