Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

NGƯỜI VIẾT NÊN 2 BÀI QUỐC CA


                          
                                  Nhạc sĩ LƯU HỮU PHƯỚC  ( 1921-1989

Bài hát “ Giải phóng miền Nam”

"Giải phóng miền Nam" (1961), sáng tác Huỳnh Minh Siêng (bút hiệu khác của Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng  Mai Văn Bộ), là bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1961-1976) và là quốc ca của Cộng hòa miền Nam Việt Nam(19691976) 

Hoàn cảnh ra đời 

Ngày 20 tháng 12 năm 1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và theo logic - Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cần phải có một bài ca chính thức. Ngày 20 tháng 7 năm1961 Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập do Trần Hữu Trang làm Chủ tịch. Hội đã giao cho ba nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng sáng tác tập thể một bài hát làm bài ca chính thức của Mặt trận. Các ông Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng đã phác thảo xong ca từ của bài hát trong vòng một tuần, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được phân công viết phần nhạc. Thế là giữa miền Nam bão lửa, được sự phân công của cách mạng, bộ ba Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ đã bắt tay xúm lại và chỉ một tuần lễ sau, ca khúc "Giải phóng miền Nam" ra đời.
  Như vậy tác giả của bài hát này là Huỳnh Minh Siêng và Huỳnh Minh Siêng không phải là tên của một người mà là bút danh của 3 người.

Lời bài hát " Giải phóng Miền Nam"
Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước.
Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước.
Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngất trời.
Sông núi bao nhiêu năm cắt rời.
Đây Cửu Long hùng tráng, Đây Trường Sơn vinh quang.
Thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù.
Vai sát vai chung một bóng cờ.
Vùng lên! Nhân dân miền Nam anh hùng!
Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng.
Thề cứu lấy nước nhà! Thề hy sinh đến cùng!
Cầm gươm, ôm súng, xông tới!
Vận nước đã đến rồi. Bình minh chiếu khắp nơi.
Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời.    


Bài hát “Thanh niên hành khúc”
  Thanh niên hành khúc là một ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Sau này, bài hát còn có một phiên bản sửa đổi khác là Tiếng gọi công dân - quốc ca của Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng hòa từ 1948 đến 1975.

Hoàn cảnh ra đời
Nguyên thủy bài này là bài La Marche des Étudiants ra đời cuối năm 1939, do Lưu Hữu Phước sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ  đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) trường trung học Petrus Ký. Bài hát nhanh chóng trở thành bài hát chính thức của học sinh miền Nam thời bấy giờ. Năm 1941Tổng hội Sinh viên Đông Dương đã chọn bài hát này làm bài hát chính thức và Lưu Hữu Phước đã viết lại lời tiếng Việt với tên gọi Thanh niên hành khúc, chia thành 3 phần. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phần 1 của bài hát. Năm 1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, lấy hiệu kỳ là cờ vàng sao đỏ. Bài hát cũng được thay đổi một chút và trở thành bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong với tên gọi Tiếng gọi thanh niên hay Thanh niên hành khúc. Tương truyền, có rất nhiều tổ chức yêu nước khác ở miền Nam cũng lấy bài này sửa lại để làm ca khúc chính thức nên bài hát có rất nhiều dị bản.
Năm 1948, chính phủ của Nguyễn Văn Xuân đã chọn bài Tiếng gọi thanh niên làm quốc ca với tên mới là Tiếng gọi công dân hay Công dân hành khúc. Năm 1956, sau khi Việt Nam Cộng hòa thành lập,Đài Phát thanh Sài Gòn đã sửa chữa một vài đoạn để làm thành bản quốc ca của Việt Nam Cộng hòa.
Lời bài hát
La Marche des Étudiants

Étudiants! Du sol l'appel tenace
Pressant et fort, retentit dans l'espace.
Des côtes d'Annam aux ruines d'Angkor,
À travers les monts, du sud jusqu'au nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie!
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l'avenir meilleur.
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de fermes promesses.
       Điệp khúc:
Te servir, chère Indochine,
Avec cœur et discipline,
C'est notre but, c'est notre loi
Et rien n'ébranle notre foi!

Tiếng Gọi Thanh Niên
Này anh em ơi tiến lên đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng nhau ra đi sá gì thân sống
Cùng nhau ta tuốt gươm, cùng nhau ta đứng lên
Thù kia chưa trả xong thì ta luôn cố bền.
Lầm than bao năm ta đau khổ biết mấy
Vàng đá gấm vóc loài muông thú cướp lấy
Loài nó, chúng lấy máu đào chúng ta
Làm ta gian nan cửa nhà tan rã
Bầu máu nhắc tới nó càng thêm nóng sôi
Ta quyết thề phá tan quân dã man rồi.
Vung gươm lên ta quyết đi tới cùng
Vung gươm lên ta thề đem hết lòng
Tiến lên đồng tiến sá chi đời sống
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng.

Tiếng Gọi Công Dân

Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi hi sinh tiếc gì thân sống
Vì tương lai quốc dân,cùng xông pha khói tên
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền
Dù cho thay phơi trên gươm giáo
Thù nước lấy máu đào đem báo
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy
Người công dân ơi vững bền tâm trí
Hùng tráng quyết chiến đấu,làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước nam cho đến muôn đời
Công dân ơi mau hiến thân dưới cờ Công dân ơi mau làm cho cõi bờ
Welcome to Yeucahat.com
Thoát cơn tàn phá vẽ vang nồi giống
Xứng danh nghìn năm giồng giống lạc hồng

1 nhận xét:

  1. Bài sưu tầm của cụ KỳGai giúp nhiều người biết xuất xứ của 2 bài hát của cùng 1 nhóm tác giả từng được chọn làm Quốc ca của 2 chính quyền đối lập nhau trong cùng 1 nước Việt . Tôi theo Google vào Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tìm tiểu sử 3 ông càng phát hiện ra nhiều thú vị ỏ 3 nhà trí thức nổi tiếng của Nam Bộ này. Riêng ông Huỳnh văn Tiếng lại là thủ trưởng trực tiếp của tôi thời tôi làm việc ở Đài TNVN và sau này là Ban VTTH tiền thân của Truyền hình Việt Nam VTV . Tôi cũng có một số kỷ niệm với ông vì tôi được cùng ông đi công tác ở vùng Khu 4 ( thời chiến tranh phá hoại MB của Không quân Mỹ), và đi nước ngoài " Anh Tư Tiểng" thời ấy thật gần gũi với cánh PV.BT trẻ chúng tôi. Người vợ bây giờ của ông chính là người bạn gái cùng Lớp cùng trường với 1 bạn trai K5 chúng ta. Có lần chị nhắc đến tên bạn này và nói vui với tôi :" Vì bạn của bạn chê tôi nên tôi không được tham gia Hội QL với các ...cụ !" . Chị thực sự là tấm gương hết lòng chăm sóc chồng lúc ông Tiểng lâm bệnh nặng ( Ông hơn chị nhiều tuổi ). Tiếc là ông bà không có con chung ! Tôi đã có 2 bài đăng báo viết về ông . Bài " Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu " ( Nhân Dân Thứ Bẩy) và " Có một tuần trăng mật như thế " ( Đăng TCTHVN) Bài này tôi kể chuyện ông bà ( vừa kết hôn), đã hành quân theo quân ta tiến vào Giải phóng Sài Gòn , tiếp thu đài TH VNCH ( TH Sài Gòn Kênh 9). Ông là Giám đốc THSGGP đầu tiên ( Từ 30/4/1975 ). Chức vụ chính quyền cao nhất của ông là Phó chủ nhiệm UB Phát thanh Truyền hình VN. Ông còn là UVTW Đảng Dân chủ VN Ông sinh năm 1920, quê Củ Chi . Ông nghỉ hưu, có nhà riêng ở phố Nguyễn Trãi SG, thỉnh thoảng tôi đến thăm ông bà và ghi chép được khá nhiều tư liệu quý xung quanh ngành Truyền hình VN. Bài " Có một tuần trăng mật như thế" tôi đã giói thiệu trên Blog Làng ta mấy năm trước. Điều đặc biệt là ông Tiểng tham gia viết ca từ bài GPMN trong lúc đang ở Hà Nội, trong khi ông Mai văn Bộ đang công tác ở Pari và ông LH Phước đang trong bưng biền Nam Bộ ! Xin cảm ơn cụ Công Kỳ
    Trả lời

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: