Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Kissinger và Hoàng Sa

(Cám ơn Nguyen Thanh Tuan đã thu xếp cho tôi gặp lại GS Thomas Bass)

Hơn 8 năm trước, ngày 10-3-2006, GS Thomas Bass đã thu xếp để tôi phỏng vấn Henry Kissinger. Khi xem tấm ảnh tôi chụp với Kissinger, ông đùa: “Nếu cậu là người Mỹ thì có thể lồng kính bức ảnh này treo trong văn phòng”. Nói thế thôi, như số đông người Mỹ khác, Thomas rất ghét Henry Kissinger.
Không có khoa ngoại giao của trường đại học nào ở vùng Boston lại không bắt học trò đọc sách của Kissinger. Nhưng, lần ấy, khi ông tới Boston dự Hội thảo Việt Nam and the Presidency, sinh viên ý ới gọi nhau biểu tình phản đối. Tôi hỏi: “Tại sao?”. Kissinger cười: “Cho dù ghét tôi thế nào thì họ cũng phải thấy rằng, thế giới đã không thể có những thay đổi như thế này nếu không có những quyết định của chúng tôi”.
Một trong những hành động mà người Việt cộng sản thù ghét Kissinger nhất là cú bắt tay tháng 2-1972 giữa Nixon và Mao. Đây là bước ngoặt lớn nhất trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh. Thay vì có đủ tầm nhìn để nhận thấy sự thay đổi của thế giới sau cú bắt tay đó, để có những thay đổi thích hợp, Hà Nội đã phản ứng như một cậu em quen được nuông chiều, giận lẫy vì bị “ông anh bán đứng”.
Cuối tháng 3-1972, khi Hà Nội dồn sức chiếm bằng được cổ thành Quảng Trị. Nixon quyết định dùng B-52 ném bom ra tới Vinh để chặn đường tiếp tế. Ngày 3-4-1972, Kissinger gọi đại sứ Dobrynin của Liên Xô đến Nhà Trắng, trách cứ Liên Xô “đồng lõa” với cuộc tiến công của Hà Nội. Liên Xô khi đó đang muốn có cuộc gặp “thượng đỉnh” với Nixon, ngầm cho Kissinger biết rằng, họ không muốn rủi ro quyền lợi của mình bằng cách ủng hộ vô điều kiện cho Hà Nội.
Cùng ngày, Kissinger cử Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc, chuyển tới Hoàng Hoa “thông điệp miệng” (oral message) rằng, Mỹ sẽ ra lệnh cho tàu chiến ra khỏi lãnh hải Hoàng Sa 18 dặm thay vì 3 dặm như “vị trí lịch sử” của Mỹ. Như vậy, tới lúc đó Washington mới bắt đầu “công nhận” tuyên bố 1958 của Chu Ân Lai (Ngày 19-1-1974 Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Hạm đội 7 đã án binh bất động).
Ngay sau đó 20 B-52, lần đầu tiên được đưa ra miền Bắc, ném bom xuống khu vực Vinh. Các cuộc tấn công này không ngăn được Hà Nội, ngày 1-5-1972, tiến chiếm thủ phủ Quảng Trị. Nhưng những thỏa thuận ngầm đạt được với Maxcova và Bắc Kinh đã khiến cho Nixon tự tin cho thả thủy lôi phong tỏa miền Bắc.
Kissinger hài lòng khi TASS khẳng định “sẽ giành cho nhân dân Việt Nam sự hỗ trợ cần thiết” thay vì “sự hỗ trợ tăng thêm” như họ lo lắng. Còn Nhân Dân Nhật Báo thì tuy dùng những lời lẽ đao to búa lớn, đã trấn an người Mỹ bằng cách vẫn chỉ coi Trung Quốc là “hậu phương” của Việt Nam. Ngày 15-9-1972, người Mỹ giúp miền Nam lấy lại Quảng Trị.
Sau năm 1979 khi Trung Quốc đánh Việt Nam, có giai thoại: Năm 1973, Kissinger đến Việt Nam, nói với Lê Đức Thọ rằng, mối đe dọa của Việt Nam từ nay không phải là người Mỹ mà là phương Bắc. Khi nghe tôi nhắc lại chuyện này, Kissinger cười: “Tôi đến Hà Nội, Lê Đức Thọ đưa tôi đi thăm bảo tàng lịch sử, ở đó tôi không hề thấy phần trưng bày nào nói đến chiến tranh với Mỹ, trong khi có rất nhiều phần nói về các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc. Với chừng đó kinh nghiệm, anh nghĩ là Hà Nội còn cần một lời khuyên của tôi hay sao!”
Giúp Hien Le thu xếp cho cựu nhà báo Mỹ, Andrew Pearson, ăn trưa với bạn cũ, Tướng Phạm Xuân Ẩn, tại Givral, những ngày sau 30-4-2005
Giúp Hien Le thu xếp cho cựu nhà báo Mỹ, Andrew Pearson, ăn trưa với bạn cũ, Tướng Phạm Xuân Ẩn, tại Givral, những ngày sau 30-4-2005
"Có phải ông (Kissinger) khuyên Lê Đức Thọ (1973), từ nay mối đe dọa Việt Nam chỉ đến từ phương Bắc không?"
“Có phải ông (Kissinger) khuyên Lê Đức Thọ (1973), từ nay mối đe dọa Việt Nam chỉ đến từ phương Bắc không?”
Thomas Bass: "Nếu cậu là người Mỹ thì có thể lồng kính bức ảnh này treo ở văn phòng" - Với Kissinger - chính khách Mỹ bị ghét nhất trong thế kỷ 20 - tại Hội thảo Việt Nam and the Presidency, 10-3-2006.
Thomas Bass: “Nếu cậu là người Mỹ thì có thể lồng kính bức ảnh này treo ở văn phòng” – Với Kissinger – chính khách Mỹ bị ghét nhất trong thế kỷ 20 – tại Hội thảo Việt Nam and the Presidency, 10-3-2006.
Với giáo sư Thomas Bass (University at Albany, State University of New York) tại báo Tuổi Trẻ chiều 27-5-2014.
Với giáo sư Thomas Bass (University at Albany, State University of New York) tại báo Tuổi Trẻ chiều 27-5-2014.
GS Thomas Bass là người Mỹ đầu tiên viết đầy đủ về tướng Phạm Xuân Ẩn, A Spy Who Loved us (The New Yorker). Cuốn Điệp Viên Z 21 của ông về Phạm Xuân Ẩn được coi là có giá trị tư liệu nhất hiện nay (Nhã Nam xuất bản). Khi trả lời phỏng vấn Nguyen Thanh Tuan, GS Thomas Bass nói: "Bà Nguyễn Thị Ngọc Hải (Hai Nguyen Thi Ngoc) là tác giả quan trọng hàng đầu về Phạm xuân Ẩn. Cuốn sách của bà là chỉ dẫn quan trọng cho tất cả chúng tôi, những người theo bước chân bà viết về ông....".
GS Thomas Bass là người Mỹ đầu tiên viết đầy đủ về tướng Phạm Xuân Ẩn, A Spy Who Loved us (The New Yorker). Cuốn Điệp Viên Z 21 của ông về Phạm Xuân Ẩn được coi là có giá trị tư liệu nhất hiện nay (Nhã Nam xuất bản). Khi trả lời phỏng vấn Nguyen Thanh Tuan, GS Thomas Bass nói: “Bà Nguyễn Thị Ngọc Hải (Hai Nguyen Thi Ngoc) là tác giả quan trọng hàng đầu về Phạm xuân Ẩn. Cuốn sách của bà là chỉ dẫn quan trọng cho tất cả chúng tôi, những người theo bước chân bà viết về ông….”.
Cam Phan chăm chú lắng nghe hai người hay viết về "những điều bị che đậy".
Cam Phan chăm chú lắng nghe hai người hay viết về “những điều bị che đậy”.
Huy Đức

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: