Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Cái này hơi qua đấy đ/c Tễu ợ. Dù sao cụ ấy cũng đã gần trăm tuổi. Nếu đ/c ở tuổi đó có còn minh mẫn được như cụ ấy không? Hay lại tè ra quần? Không rách nổi lasmoon đâu đ/c ợ!


Chết cười về áo mũ đại thọ của "Quốc sư" VŨ KHIÊU
Nam Định, Hà Nội và một số nơi vừa tưng bừng tổ chức lễ Mừng thọ Cụ Vũ Khiêu tròn 100 tuổi. Cụ là Giáo sư, là Anh hùng Lao động thời Đổi Mới (phong đến 2 lần), được vua biết mặt, chúa biết tên. Tuy nhiên, lễ mừng thọ cụ Vũ Khiêu lại đã gây xôn xao dư luận, trước hết là vì cụ chưa đến tuổi 100, và vì sao cụ lại cho tổ chức sinh nhật mừng thọ sớm đến 2 năm như vậy? Cụ biết thời thế chăng?

Rồi người ta vô cùng ngỡ ngàng khi cụ ăn mặc bộ đồ giặc Tàu đời Mãn Thanh (đi với quần Tây) trong buổi lễ mừng thọ trang trọng, hoành tráng, do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định quê cụ tổ chức:

Ta phát hiện ra là cụ đội Mũ Tàu, mặc Áo Tàu, nhưng mặc quần Tây trong bức ảnh dưới đây:


Về sau, qua một người con cháu của cụ, ta biết rằng, cái mũ Mãn Thanh là nằm trong bộ đồ ngủ của cụ. Khi đi dự lễ Mừng thọ, cụ chỉ đội cái mũ thôi, chứ không vận cả bộ đồ ngủ vương giả như thế này:

Nói thật, tuy nó chỉ là cái mũ thôi, nhưng nó nằm trong bộ đồ ngủ, và như thế thì cụ bỉ mặt người ta quá!

Cụ Vũ Khiêu có những bộ đồ hoành tráng, và đã từng làm mẫu theo kiểu vua chúa có thị nữ đứng hầu như thế này:

Cụ Vũ Khiêu phúc lộc đề huề, con cháu đều được cho ăn học đầy đủ, có người là Phó giáo sư, là Tiến sĩ, và hiện tại cụ luôn có 6 thạc sĩ giúp việc. Thế mà chẳng đứa con, đứa cháu, đứa học trò nào nó hiểu ra là không nên mặc bộ đồ như thế đến một lễ trọng như vậy.

Mùa đông năm xưa, có Ông Nguyễn Minh Tường, là Phó Giáo sư Tiến sĩ Sử học (Viện Sử học) đến chơi với tôi ở văn phòng. Ông Tường khoe là anh em kết nghĩa của Cụ Vũ Khiêu vẻ đắc ý lắm. Ông Tường khen Cụ Khiêu là bậc học giả minh mẫn, tinh tường, bốc cụ lên tận mây xanh. Tôi đã nói với ông Tường rằng: Tôi đồng ý với anh rằng cụ Vũ Khiêu là một người hiếm có trên đời, cụ có đủ NGŨ PHÚC: Phú (giàu, có đến mấy cái nhà), Quý(sang, Sinh nhật mà có nguyên thủ đến chúc tụng), Thọ (sống lâu), Khang (Khỏe mạnh), Ninh (yên ổn). Nhưng mà cụ trước sau KHÔNG PHẢI LÀ HỌC GIẢ. Cụ Vũ Khiêu trước sau chỉ là một nhà tuyên huấn, và là nhà tuyên huấn có vẻ có học nhất trong đám tuyên huấn.

Nhớ hồi còn làm ở thư viện, Nxb Khoa học Xã hội gọi ra lĩnh 22 cuốn sách của 18 vị thuộc Viện KHXH VN được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, thì tôi bảo với nhân viên cấp sách là "tôi không lấy cuốn của Vũ Khiêu, vì đó không phải là khọa học, để chật kho". Nhưng mà cái cô ở bên ấy cũng đáo để lắm, ứng khẩu ngay: "Vâng, vâng. Anh không lấy cũng được, nhưng mà xin anh 1 chữ ký vào đây, vì tôi được giao nhiệm vụ phải phát hết, phát đủ cho các thư viện". Tặc lưỡi, đành lấy về nhập kho thư viện.

Còn Vũ Khiêu có đánh Nhân văn Giai phẩm, đánh Xét lại, đánh CCRĐ không, thì chắc là phải đợi các nhà sưu tầm và biên khảo.(Nghe nói cụ có cả loạt bài đánh Nhân văn Giai phẩm kinh hoàng lắm! Ta chờ đọc vậy). 

Nhân dịp sinh nhật mừng thọ cụ Vũ Khiêu, nhớ lại mấy "thành tích" của cụ: 

1- Sửa gia phả, thừa nhận gốc Tàu  
2- Bỏ họ Đặng lấy họ Vũ
3- Đề xuất hoa Mào gà làm Quốc hoa
4- Giáng bút đình Bình Đà
5- Viết văn bia Ngã Ba Đồng Lộc và các bia khác
6- Cổ súy cho việc phá nát Truyện Kiều
7- Mặc đồ Tàu, dùng đồ Tàu quá đáng  

8 - Cụ đếch biết chữ Hán Nôm mà lại dám dịch lăng nhăng cái ấn đền Trần ở Hưng Hà Thái Bình. 

Ngày cuối tuần trời cứ chập chờn mưa gió, xin đăng lại bài Tễu cãi Cụ Vũ Khiêu về việc Cụ đề cử hoa Mào gà là Quốc hoa: 

"Vụ chọn Quốc hoa, cụ Vũ Khiêu - một nhà tuyên huấn lão thành tuổi ngoài chín chục cũng quan tâm rất hăm hở. Không hiểu cụ có duyên có nợ gì với hoa Mào Gà mà cụ lại toan đề cử HOA MÀO GÀ làm Quốc hoa. Mặc dù cụ là bậc già cả trong giới bút mực, cánh phóng viên vẫn căn văn cụ xem tại sao cụ chọn hoa đó làm Quốc hoa. Thì đây, ý cụ thế này:
Hoa mào gà có điều gì đặc biệt mà ông muốn nó trở thành Quốc hoa?
Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân. Hoa tượng trưng cho con gà trống, được yêu quý trên đất nước ta. Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới.

Hình tượng gà trống tiêu biểu cho một khí thế anh hùng. Bất cứ con vật nào xâm chiếm lãnh thổ, nó đều chiến đấu bảo vệ đến cùng. Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn. (Nguồn:Khampha.vn).
Cũng xem thêm ở đây: Quốc hoa: Mào gà hay hoa sen xứng đáng? (KP).  - Xem lại: Việt Nam hãy chọn hoa xấu hổ là quốc hoa (ĐV).

Cháu là Tễu, xin phản biện cụ tý, cụ nhé:

1-  Cụ bảo: "Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân". Cụ nói thế nào chứ, quê cháu và nhiều nơi cháu đi qua, chẳng mấy khi gặp hoa mào gà.

2-  Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Câu này cháu cũng chưa nghe thấy bao giờ!

Cháu chỉ thường nghe câu này: 

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống sống đời tự do
Sáng ra thì gáy o...o...
Suốt ngày đạp mái khỏi lo trả tiền  
Đến chết cũng  sướng như tiên  
Thiên hạ cung kính đặt lên bàn thờ.

3- Cụ bảo: "Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới". Cụ đúng là nhà tuyên huấn đại tài, và được phong đến giáo sư và 2 lần Anh hùng lao động thời đổi mới quả không sai!

Có độc giả mách cháu: Ngạn ngữ thế giới có câu: "Con gà tưởng trời sáng là do tiếng gáy của mình" để chỉ những người dốt mà tự phụ.

4- Cụ bảo: "Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn". Câu này thì cháu phản biện đến cùng.

Vì hồi cháu mới về cơ quan, đang tuổi trai tơ các bác các chú có nói với cháu chuyện này, như thế này cơ: Gà trống rất khôn và cũng rất kiêu. Mỗi khi trông thấy mấy ả gà mái đằng xa. Hắn lười đến nỗi không thèm chạy lại, mà cứ đứng nguyên một chỗ, cúi xuống mổ một hòn sỏi, kêu toáng lên: "Thóc thật! Thóc thật!". Đám gà mái nhẹ dạ, chạy lại, thế là chàng....hành sự luôn, chạy đằng trời.

Nói thật, cháu không quan tâm đến ba cái chuyện vớ vẩn do bọn Văn Thể Du đưa ra đâu! Nhưng cụ mà đề cử Hoa Mào gà làm Quốc hoa là cháu phản đối lắm. Dân ta phải biết sử ta. Cái gì không biết thì ra Gu Gờ. Cháu vô cũng hãi hùng khi "sớt" chữ "mào gà", vì nó ra thế này "Mào Gà". Eo ôi! Khiếp quá cụ ạ! hi hi...iiii

Cụ với hoa mào gà có duyên tiền định thế nào với nhau, thì cháu không biết! Nhưng mà giả sử có thì cũng xin cụ đừng vì thế mà thiên ái hoa mào gà mà làm khổ chúng cháu, sau này nó là Quốc hoa thật, đi đâu cũng gặp phải "mào gà", "mào gà" ....thì khổ lắm, cụ ạ!

Cụ già rồi, chuyện hoa lá, cụ cứ để anh em bọn cháu bàn, cụ nhé! 
Cháu Tễu
-----------
Trích đăng một độc giả viết về cụ Vũ Khiêu nghe mà thấy buồn cho văn hóa nước nhà! 

Tôi chả bất ngờ gì với cụ Vũ Khiêu cả. Là người chịu khó đọc cụ từ những bài văn tế in năm 1945 đến nay, tôi quả quyết rằng cụ không biết lấy vài trăm chữ Hán Nôm, còn văn bia câu đối của cụ thì dọn vườn cả năm không hết. Phải nói là đối với các thể văn này thì trường hợp cụ Vũ Khiêu chỉ có thể đúng với thành ngữ "Điêu bất túc, cẩu vĩ tục" (Nghĩa là: Lông điêu cài mũ không đủ, đành lấy lông đuôi chó chắp vào). Thơ văn cụ là vậy thôi, nhiều người tưởng là đỉnh lắm. Tôi nói về một bài thơ cụ mới làm ở nghĩa trang Trường Sơn mà lắm người nhắc đi nhắc lại:  

Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ
Dạt dào Đông Hải khí anh linh
Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí
Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình.

Bài thơ hỏng vì nhiều lẽ nhưng trước hết cả ba câu trước là hỏng hẳn, chỉ mỗi câu cuối chấp nhận được. Tai sao vậy.

Câu 1. Trong thơ văn, hai chữ "bát ngát" thường mang ý nghĩa tích cực, sảng khoái trước một phong cảnh rộng rãi,trùng trùng nhưng khá bằng phẳng. Đứng trước nghĩa trang Trường Sơn, tâm hồn thi nhân muôn trùng xót xa, lỡ lòng nào dùng 2 chữ ấy: Bất nghĩa, vô tình.

Câu 2: Hai chữ "dạt dào" phụ họa cho "bát ngát", nó cũng dương tính. Đứng trước nghĩa trang mà những dạt dào cùng bát ngát thì nó còn ra cái gì nữa. Vui một cách vô duyên trước chốn thiêng liêng và trước sự hi sinh lớn lao. Té ra là "nhất đứng anh hùng" chả có tí tâm nào với "vạn cốt khô".

Cũng ở câu này, cụ dùng "khí anh linh" phụ họa cho Đông hải là rất sái. Khí từ biển thường là giông bão làm cho lật thuyền đổ nhà, là khí có hại khi nó dạt dào. Hoặc nữa, bốc lên thì người ta gọi đó là "thẫn lâu", báo chuyện tai ương. Ấy vậy mà cụ dùng như không. Tại sao cụ lại viết như vậy? Đây chỉ có thể là vì nội lực mỏng manh, tình cảm đãi bôi, trong đầu lóe ra vài nhúm từ vựng là phang bừa ra cốt cho có hoặc khoe mẽ, thị tài (dởm) mà thôi.

Câu 3: Đến câu này thì ôi thôi. Đọc mà rùng mình. "Ba hồi chiêu mộ" xuất tự cổ thi. Bài này có tên gọi là Chiều Xuân hoặc Chơi đền Trấn Võ. Vì nó có thể đọc cả nghĩa "thanh" và nghĩa "tục", có dị bản này khác nên giới nghiên cứu chưa nhất trí là của Hồ Xuân Hương hay của Bà Huyện Thanh Quan: 

Êm ái chiều xuân tới khán đài
Lâng lâng không bợn chút trần ai
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn giời
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
Nào đâu cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười.

Nếu đọc theo nghĩa thanh nhất thì ta cũng thấy đây là một tâm sự hoài cổ xen lẫn bức xúc vì sự đảo lộn hiên tại lúc đó bởi ngôn từ có tính xách mé trịch thượng. Nếu đọc theo nghĩa tục thì ta mỉm cười vì "xuân" (giao hoan nam nữ), "chuông gầm sóng" (động tác tính giao), nước lộn giời (vừa tính giao trên dưới vừa nói lái thành giợi/rợi l...), rồi "nguồn ân, bể ái", rồi "cực lạc" láy thêm cực lạc".

Trở lại với cụ Khiêu, dùng chữ như vậy thì tối thiểu là bất nhã, đặt trước nghĩa trang là bậy bạ.

Câu 4: Câu này không mắc lỗi gì nhưng bài thơ đến 3/4 đã lởm thì còn nói làm gì nữa.

Cụ Khiêu trong văn tế, câu đối, văn bia... chưa sạch được cái nước cản của người năng văn. Ví dụ như như làm thơ bây giờ tả cảnh rước dâu mà viết "Đón em về chim bướm ngất ngây" thì thành trò cười à. Người ta đưa ra cái lí thuyết xuyên văn bản là coi thơ như một lĩnh vực có truyền thống riêng mà mỗi tác phẩm là một lát cắt trong dòng chảy bất tận.

Chỉ có thể nói, văn tế, câu đối, văn bia... của cụ chỉ xứng là mạt hạng của văn chương.

Mọi người không tin, hãy bật mạng lên, dọn vườn tác phẩm của cụ, ngay cả các câu đối cho chính gia tộc nhà cụ, mười chỉ được một mà thôi. Hãy dọn vườn đi nào! Thần tượng dởm sẽ làm hỏng văn chương.

http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/09/thu-gian-coi-tuan-tung-bung-mung-sinh.h..
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: