Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

LO XA:


Gã khổng lồ trên con đường vào thế kỷ 21

Thùng thuốc súng Trung Quốc
Thùng thuốc súng Trung Quốc
Yu-Chien Kuan (Quan Ngu Khiêm)
Phan Ba dịch theo lần phát hành thứ nhất của Scherz, một nhà xuất bản thuộc Công ty xuất bản S. Fischer, 2011.
Tác giả là một người Trung Quốc. Dịch quyển sách này không có nghĩa là người dịch hoàn toàn đồng ý và ủng hộ những quan điểm được nêu ra ở trong đó. Người dịch chỉ muốn giới thiệu cho bạn đọc một góc nhìn khác về đất nước láng giềng của chúng ta mà thôi.

Lời nói đầu

Mới đây, có những bạn người Đức của chúng tôi đến Trung Quốc lần đầu tiên. Họ mang ấn tượng sâu sắc. Họ đã không thể tưởng tượng được rằng đất nước là này như thế. Giới truyền thông đã mang lại cho họ một hình ảnh của những vụ xâm phạm quyền con người, thảm họa môi trường và đàn áp tự do ngôn luận. Việc nói chung là họ đã quyết định đi nghỉ mát ở Trung Quốc ít nhiều là do ảnh hưởng của chúng tôi. Chúng tôi đã thuyết phục họ với một thành ngữ xưa của Trung Quốc: trăm nghe không bằng một thấy.
Những người bạn của chúng tôi đã làm quen với những con người đáng yêu, thành phố hiện đại và phong cảnh thơ mộng. Để giữ liên lạc với thế giới, họ đã mang theo máy tính xách tay của họ, và họ đã ngạc nhiên không ít, khi có thể truy cập Internet có tốc độ nhanh tại mỗi một khách sạn kha khá, điều hiện giờ đã trở thành một việc hiển nhiên ở Trung Quốc. Ở Bắc Kinh, thành phố sau khi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã phát triển trở thành một thành phố lớn mang nét tương lai, họ đã gặp những người trẻ tuổi tự tin, thích nói chuyện với họ về đầu cơ tiền tệ và giá cổ phiếu hơn là về những phương án và hệ thống chính trị. Họ đã nhìn thấy những dãy núi có vách đứng cheo leo và những đồng bằng đáng yêu. Họ đã đi bộ qua những cánh đồng đầy hạt lúa vàng và gặp những người nông dân mỉm cười hài lòng khi nhìn đến vụ thu hoạch được mùa sắp tới. Họ đã đến thăm những đồn điền trà vắng vẻ, xanh thẫm ở Hàng Châu, đã sống ở đồng bằng của con sông Dương Tử hùng vĩ trong một thành phố kênh đào lịch sử, thành phố mà đã được phục hồi và hiện đại hóa một cách cẩn trọng và trang nhã. Đỉnh cao kết thúc là chuyến đến thăm Thượng Hải, thành phố mà ngày nay lại xứng đáng với danh tiếng Paris của Phương Đông thủa xưa của nó. Ở đó, họ đã nói chuyện với bác sĩ, thương gia, nghệ sĩ và những người môi giới nhiệt tình giữa Đông và Tây, người Đức cũng như người Trung Quốc. Thời gian trôi qua thật nhanh, và khi lên đường trở về nhà, họ có đầy những ấn tượng khó quên và ước mong tha thiết muốn trở lại càng sớm càng tốt.
Họ chỉ có một ấn tượng bề ngoài hay còn là sai lầm về đất nước và con người? Hoàn toàn không phải thế. Họ đã làm quen với một vài của nhiều mặt tươi đẹp và dễ gây thiện cảm của đất nước và đã đến thăm những nơi mà người ta thích đến lúc đi nghỉ mát, vì chúng khiến cho mỗi một người yêu thích nghệ thuật và văn hóa đều quan tâm đến nó. Tất nhiên là cũng có những mặt có vấn đề và không đẹp, như trong tất cả các nước khác, những mặt mà không nhất định phải nằm trên các tuyến đường du lịch của khách nước ngoài đi nghỉ mát và thường thì người ta chỉ biết đến chúng qua những cuộc trao đổi kéo dài với người dân bản xứ.
Trung Quốc có quy mô của một châu lục, và chỉ vì độ lớn của nó thôi, đất nước này đã có nhiều vẻ, nhiều tương phản và nhiều mâu thuẫn. Ở đó có những phong cảnh đẹp tuyệt vời nhưng cũng có những phong cảnh bị bàn tay của con người phá hủy. Có những người đã từng là nông dân tập thể, những người mà ngày nay tự lập và hưởng sự thịnh vượng của mình, trong khi những người khác đang tuyệt vọng, vì bị những cán bộ tham lam lừa đảo chiếm đoạt đất đai và kế sinh nhai của họ. Có những cựu công nhân nhà máy nào đó, ngày nay là doanh nhân, đang tràn đầy sự tự tin, trong khi đồng nghiệp trước kia của họ trù tính làm thế nào để kiếm sống cho họ và gia đình họ sau khi nhà máy đã đóng cửa. Đối với những người nào đó, chuyến đi nghỉ mát hàng năm ở nước ngoài đã trở thành một việc hiển nhiên, những người khác lại thất bại ngay từ lúc nộp đơn xin hộ chiếu và vì vậy bị ngăn chận không cho ra nước ngoài. Và trong khi con người ở Phương Tây đang lo sợ gã khổng lồ kinh tế Trung Quốc thì nhiều người Trung Quốc đang tìm cách tốt nhất để mang chính họ và tiền của họ ra nước ngoài, vì họ lo ngại về sự ổn định và qua đó là về tương lai của đất nước họ. Ở Trung Quốc không chỉ có một sự thật, cũng không chỉ có hai, nó có sự thật cũng nhiều như những thành công tuyệt vời nhưng cũng cả những vấn đề dường như là không giải quyết được.
Sau hơn ba thập niên của chính sách cải cách và mở cửa, và sau một cuộc bùng nổ kinh tế chưa từng có, nhiều triệu người Trung Quốc ngày nay hưởng một mức sống mà vào đầu những năm 1990 họ không bao giờ cho rằng là có thể được. Đồng thời, nhiều người lại cảm nhận mình như là những kẻ thua cuộc của các cải cách và của những thay đổi sâu rộng. Một cuộc tranh cãi sôi động về tình trạng của đất nước đang làm xao động con người, và nó được tiến hành với một sự cởi mở mới lạ trong Internet, cái được cho là môi trường nặc danh.
Người Trung Quốc nghĩ gì về đất nước của họ? Họ đánh giá hiện tình của họ và tương lai của họ ra sao? Trong gần 200 cuộc phỏng vấn, chúng tôi đã hỏi người dân ở những độ tuổi khác nhau và từ những tầng lớp xã hội và nghề nghiệp rất khác nhau, ở thành thị và nông thôn, ở phương Nam và phương Bắc, ở Đông cũng như Tây.
Trung Quốc là một đất nước với 5000 năm lịch sử mà triết học của nó đã trải qua thời kỳ nở rộ trước đây 2500 năm, và là một đất nước nhìn lại một thời kỳ thống trị độc quyền trung tâm cũng dài tương tư như thế. Thêm vào đó, đây là một quốc gia nhiều sắc tộc với những thiểu số có tín ngưỡng sâu đậm. Sự đa dạng về văn hóa của người dân phản chiếu trong cung cách suy nghĩ khác nhau của họ. Nhiều người sẵn sàng tiếp nhận, linh động và cởi mở cho những cải mới, nhưng những người khác vẫn còn bị cột chặt trong những truyền thống cũ, không có khả năng rời bỏ cái hệ thống quen thuộc và tự giải phóng mình ra khỏi đó. Trước đây một trăm năm, sau cuộc Cách mạng 1911, Tôn Dật Tiên đã cố gắng thành lập một nước Cộng hòa theo gương mẫu Phương Tây. Ông đã thất bại. Năm 1949, Mao Trạch Đông phá vỡ các cấu trúc truyền thống và thay thế chúng bằng các lý thuyết của Marx, để rồi cuối cùng cũng chỉ độc đoán tương tự như những hoàng đế Trung Hoa ngày xưa. Chủ nghĩa Lenin, Chủ nghĩa Stalin và chuyên chính vô sản đã không mang lại tốt lành cho đất nước này. Sau hơn một trăm năm cách mạng và biến đổi, cao trào và thoái trào, ngày càng có nhiều người Trung Quốc dành thời gian để suy nghĩ về xã hội của họ, và nhiều người trong số đó, những người cũng như tôi đã trải qua cuộc cách mạng của năm 1949 và đã hy sinh những điều gì đó, nhận thấy rằng đất nước này đang đau ốm, mặc cho tất cả các thành công về kinh tế và tiến bộ đa dạng. Chúng tôi bộc lộ những lời phê phán của chúng tôi với đau buồn và nước mắt, vì chúng tôi muốn Trung Quốc có thể phát triển trong yên bình, không có những cuộc cách mạng đẫm máu, không có nổi dậy và chiến tranh. Mặt khác, chúng tôi biết rằng đất nước này sẽ đi vào trong một ngõ cụt nguy hiểm nếu như không có thay đổi về chính trị. Ngay từ năm 1979, các lãnh tụ chính trị Đặng Tiểu Bình và Trần Vân thời đó đã nhận ra rằng tham nhũng trong tầng lớp cán bộ chính là mối nguy hiểm cho tương lai của đất nước, và tuy vậy vẫn không thể trừ khử được nó. Còn ngược lại: nó hiện giờ đã đạt đến một quy mô gây bất an, tới mức phần lớn người Trung Quốc cảm nhận nó như là tai hại xã hội lớn nhất, cái xói mòn niềm tin tưởng của họ vào Đảng và nhà nước.
Viết quyển sách này đối với vợ tôi Petra Häring-Kuan và đối với tôi phần nào là một công việc đau đớn. Có lẽ cái tựa mang tính khiêu khích”Thùng thuốc súng Trung Quốc” sẽ giúp cho quyển sách này cũng có được sự chú ý ở Trung Quốc. Chúng tôi mong rằng nó đến được với những người cầm quyền và khiến cho họ nhận lấy sự việc của người dân làm sự việc của mình. Tương truyền rằng nhà triết học thời xưa Quản Trọng (725 – 645 TCN) đã nói rằng: “Xã hội phồn vinh và phát triển khi những người cai trị nghĩ đến nhân dân.”
Trung Quốc là quê hương của tôi. Tôi hãnh diện về đất nước này, và vì tôi rất yêu nó nên tôi đang lo lắng. Nó phải nhớ lại các tiềm năng của nó, phải tìm một con đường riêng hợp nhất một cách hài hòa truyền thống với hiện đại, văn hóa Trung Quốc với tư tưởng Phương Tây. Một chế độ độc đảng không thể là điều lý tưởng đáng hướng đến của tương lai, nhưng một hệ thống đa đảng về ngắn hạn hầu như không thể thành công được. Mặc dù vậy, tôi vẫn tin tưởng rằng người Trung Quốc có thể chữa lành cho đất nước của họ bởi chính sức lực của họ, nếu như họ nghe theo lời khuyên của các triết gia ngày xưa: “Học cái cũ để tạo ra cái mới.” Những sai lầm của quá khứ cần phải được mang ra ánh sáng và cần phải được thảo luận và phê phán trong mọi sự cởi mở, để tìm thấy một con đường mới đi vào tương lai.
Yu-Chien Kuan (Quan Ngu Khiêm)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: