Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

CHUYEN MUC DU TU LE:


Nói Chuyện Với Nhà Văn Nguyễn thị Thụy Vũ (Kỳ 1)

Lời nói đầu: Nhờ nhà thơ Thành Tôn, chúng tôi có lại bài nói chuyện dưới đây với nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ. Cuộc phỏng vấn được thực hiện theo yêu cầu của Tạp chí Văn, hồi đầu Tháng Bảy năm 1973. Kính mời quý độc giả theo dõi, để thấy một phần nào, sinh hoạt của một trong những nhà văn nữ của văn học miền Nam, trước thời điểm Tháng Tư, 1975.
Trân trọng.

DTL


Du Tử Lê (DTL): 
Xin chị cho biết sơ qua tiểu sử.

Nguyễn Thị Thụy Vũ (TV): Tên thật: Nguyễn Băng Lĩnh sinh 1939, quê ở Vĩnh Long. Vào nghề gõ đầu trẻ từ năm 1957. Chê nghề giảng tập viên lương ít nên bỏ lên Sài Gòn năm 1961, học Anh văn và đi dạy các cô bán snack bar. Vào nghề viết văn năm 1963, do sự dìu dắt của ông Võ Phiến. Cho xuất bản tác phẩm đầu tay “Mèo Ðêm” năm 1966. Cùng sáng lập nhà xuất bản Kim Anh với bà Nguyễn Thị Nhiên năm 1967. Viết feuillton cho nhật báo Tiếng Nói Dân Tộc, lập nhà xuất bản Hồng Ðức và Kẻ Sĩ với Tô Thùy Yên. Chính thức sống bằng nghề viết feuillton cho các nhật báo bắt đầu năm 1969 mãi đến bây giờ.




Du Tử Lê (DTL): Xin chị cho biết sơ qua tiểu sử.

Nguyễn Thị Thụy Vũ (TV): Tên thật: Nguyễn Băng Lĩnh sinh 1939, quê ở Vĩnh Long. Vào nghề gõ đầu trẻ từ năm 1957. Chê nghề giảng tập viên lương ít nên bỏ lên Sài Gòn năm 1961, học Anh văn và đi dạy các cô bán snack bar. Vào nghề viết văn năm 1963, do sự dìu dắt của ông Võ Phiến. Cho xuất bản tác phẩm đầu tay “Mèo Ðêm” năm 1966. Cùng sáng lập nhà xuất bản Kim Anh với bà Nguyễn Thị Nhiên năm 1967. Viết feuillton cho nhật báo Tiếng Nói Dân Tộc, lập nhà xuất bản Hồng Ðức và Kẻ Sĩ với Tô Thùy Yên. Chính thức sống bằng nghề viết feuillton cho các nhật báo bắt đầu năm 1969 mãi đến bây giờ.

DTL: Viết văn, rồi trở thành nhà văn nổi tiếng, có phải là mơ ước từ thuở thiếu thời của chị không?
 TV: Hồi thiếu thời chẳng bao giờ dám mơ ước trở thành một nhà văn nổi tiếng vì sợ được nổi tiếng trong văn đàn thì lận đận về đường chồng con như bà Ðoàn Thị Ðiểm và Hồ Xuân Hương hoặc ở góa sớm như bà Ngọc Hân Công Chúa.
 DTL: Chị đến với thế giới viết lách như thế nào, bao giờ? Chẳng hạn như chị gửi bài lai cảo, hay nhờ người giới thiệu? Tác phẩm có được đăng ngay hay bị vứt bỏ nhiều lần?
 TV: Viết truyện đầu tay đưa cho ông Võ Phiến xem. Ông chê viết được nhưng mà ngắn quá. Về thêm thắt nhưn nhụy thêm vài trang. Ông Võ Phiến gật đầu: “được, được” rồi đưa cho ông Lê Ngộ Châu. Chỉ chờ đợi nửa tháng là bài được đăng. Lại tòa soạn lãnh tiền nhuận bút, được hai ông Võ Phiến và Lê Ngộ Châu đôn đốc viết tiếp nữa. Truyện ngắn thứ nhì bị chê nên đem qua Tiểu Thuyết Tuần San đăng. Truyện này được nhà thơ Nguyễn Ðức Sơn viết thư khuyến khích. Viết truyện thứ ba được Bách Khoa cho đăng với vài lời khích lệ.
 DTL: Chị còn nhớ tên tác phẩm đầu tiên của chị được đăng trên mặt báo?
 TV: Tác phẩm đầu tiên tựa là “Một Buổi Chiều” được đăng trên tập sang Bách Khoa, số thứ mấy quên mất rồi.
 DTL: Chị bắt đầu được lãnh tiền nhuận bút từ bao giờ với bài gì? Và chị đã dùng số tiền đầu tiên bằng ngòi bút vào công việc gì?
 TV: Bài “Một Buổi Chiều” được trả nhuận bút là 500 đồng. Muốn đến lãnh nhuận bút ngay nhưng phải đợi một tuần sau mới dám đến tòa soạn. Ðược tiền rồi rủ em út bè bạn đi ăn phở và đi coi đại nhạc hội. Lại ước phải chi được lãnh 1000 đồng thì mua được cái áo nylon.
 DTL: Sự viết văn ở nơi chị có được thúc đẩy bởi một đam mê hay một ẩn ức nào không?
 TV: Vì cô đơn nên buồn, muốn dùng ngòi bút làm phương tiện than vãn với cuộc đời. Viết văn nói lên nỗi cô đơn được tức là bớt buồn đi một phần nào. Ðó có phải là muốn giải tỏa ẩn ức hay không?
 DTL: Chị có nghĩ đa số, nhà văn đều khởi đầu nghiệp viết lách của mình do nơi những ẩn ức thầm kín ở trong mình? Nhân danh độc giả Văn cũng như những người đọc chị, nếu có, xin chị nói về ẩn ức đó ở nơi chị.
 TV: Riêng tôi, nếu không có ẩn ức thì làm sao có động cơ thúc đẩy để cầm bút được. Ẩn ức thúc đẩy tôi viết là muốn tìm một đối tượng tình yêu. Vẽ được một nhân vật tình yêu trong tác phẩm, tức là phải dựa vào chân dung hoặc cá tính của một người nào đó ở ngoài cuộc đời mà mình thầm yêu.
 DTL: Luôn luôn gần như là đa số, trong những tác phẩm được viết ra, người đọc nhận thấy một điều, nhân vật của chị hầu như sống để chờ đợi những cuộc truy hoan. Ðâu là sự thực tính cách đặc biệt này trong văn chương của chị? Có thể coi là tình cờ được chăng? Nếu ngược lại thì tại sao? Chị có dụng ý gì? Chị muốn nói những gì qua khía cạnh rất “người” này?
 TV: Ða số nhân vật của tôi đều là những nhân vật cô đơn. Rất có thể họ chờ đợi một cuộc truy hoan mà tôi không thấy đó là điều chướng tai gai mắt. Một người cô đơn có thể sa ngã trước bất cứ một -cuộc hấp lực nào của cuộc truy hoan lắm chứ. Nếu cho họ dùng lý trí chống lại cái hấp lực đó là một việc làm gượng ép vậy. Cái dụng ý của tôi hả? Ðó là không tạo một nhân vật nào là tiên thánh hay bồ tát cả. Vì cô đơn mà sa ngã, vẫn là một chuyện đáng thương, tuy không đáng khuyến khích chút nào.
 DTL: Sau một thời gian đào sâu vấn đề dục tính, chị tìm thấy gì ở đề tài này?
 TV: Dùng dục tính làm phương tiện diễn tả tâm trạng khao khát nhục thể là một việc làm có tính cách nghệ thuật. Viết về vấn đề dục tính để kích thích sự ham muốn nhục dục cho độc giả thì thà làm kẹo hoặc chocolate để cho khách làng chơi hâm sôi cảm hứng lúc ăn nằm còn đỡ mang tội với Trời Phật hơn.
 DTL: Chị có nghĩ rằng một ngày nào đó, chị sẽ chuyển hướng đề tài của chị sang hẳn một khía cạnh khác, và chị có tin chị sẽ tiếp tục thành công ở lãnh vực mới đó?
 TV: Hiện nay, tôi đang viết loại truyện tình thơ mộng cho lứa tuổi thích ô mai. Tôi vẫn biết đó là những tác phẩm không có chiều sâu lắm, nhưng có thể làm cho tuổi trẻ quên mất đi một phần nào hậu quả bi đát do chiến tranh gây ra. Chẳng hiểu tôi có được thành công hay không? Văn của tôi vốn trắng trợn, chứ không tươi mướt để diễn tả một cuộc tình thơ mộng, nhưng tôi phải nghiên cứu lại về vấn đề này.
 DTL: Chị viết văn như thế nào? Ðánh máy hay viết tay. Viết đêm hay ngày... Nghĩa là những thói quen của chị trong lúc viết? Chị có cần tới những thứ trợ giúp tinh thần như cà phê, thuốc là, rượu.
 TV: Thường thì tôi viết tay rồi cho đánh máy lại vì có mặc cảm rằng chữ mình viết xấu. Nhưng viết feuilleton thì tôi viết bằng tay phần nhiều. Lúc viết, dạo trước tôi uống trà mỗi khi đọc lại từng trang một. Sau này, tôi thường uống sữa trộn đá. Tuyệt đối là không dùng cà phê vì sợ mất ngủ


 DTLNgười ta thường cho rằng không ít thì nhiều, tình cảm của nhà văn thế nào cũng nghiêng, nặng với một nhân vật nào đó, trong số những nhân vật họ xây dựng. Chị có bị vậy không?

TV: Hình như tôi thường nghiêng nặng về những nhân vật cynique hơn là những nhân vật sống hợp lý với cuộc đời... Có lẽ tôi sống giữa lũ bạn bè cynique nhiều quá chăng?

DTLChị có dựng cốt truyện với cái sườn trước khi viết không? Tên truyện được chị đặt vào lúc nào?

TV: Viết truyện dài theo thể thức feuilleton, tôi chỉ phác họa cái dàn bài ở trong đầu óc mà thôi. Viết những truyện ngắn cho các tập san đứng đắn, tôi thường viết dàn bài đàng hoàng trên giấy.

DTLÐời sống thực tế, với những kinh nghiệm nếm trải đã đóng góp như thế nào trong tác phẩm của chị?
TV: Ðời sống thực tế với những kinh nghiệm nếm trải đã làm cho độc giả quên đi một phần nào bút pháp rặt một giọng miền Nam đầy gai góc của tôi.

DTLTính trung bình, có chừng bao nhiêu phần trăm sự thực trong văn chương của chị?

TV: Tính trung bình, hầu như tôi viết văn dựa trên 70% sự thực. Vì tôi bịa không khó, nên tìm những nhân vật mà tôi đã quen thêm ở ngoài đời để đem vào văn chương. Có khi tôi dùng hai người ở ngoài đời cộng lại rồi chia cho hai để vẽ một nhân vật trong tác phẩm.

DTLLàm cách nào người ta có thể viết cùng lúc nhiều feuilleton khác nhau cho nhiều nhật báo mà không bị lẫn lộn, nhằm lẫn nhân vật cốt truyện. Chị có bị lầm lộn lần nào chưa? Chị kể được chăng? Nếu có.
TV: Vì viết nhiều feuilleton mà không có đặt đàn bà trên mặt giấy nên tôi dễ bị lẫn lộn, nhầm lẫn nhân vật và cốt truyện. Bởi lẫn lộn nhầm lẫn như vậy nhiều quá nên tôi cũng quên mất rồi.

DTLNếu không kể feuilleton, thì thời gian trung bình là bao lâu, cần thiết để chị hoàn tất một truyện ngắn hay một truyện dài?
TV: Nếu không viết feuillecton, có thể là mỗi năm tôi hoàn tất một tác phẩm là cùng. Viết sách càng tốn nhiều thì giờ thì mới có những tác phẩm đào sâu đến những vấn đề chi ly hơn trong cuộc sống.

DTLHiện tại chị kiếm được bao nhiêu tiền một tháng bằng vào ngòi bút của mình.
TV: Xin miễn trả lời.

DTLSự có gia đình, có con cái ảnh hưởng gì tới công việc viết văn của chị?

TV: Không có ảnh hưởng.

DTLChị có còn đủ thì giờ để dành cho con cái vài gia đình như một người đàn bà Việt Nam bình thường? Nếu không, chỉ thấy gì về sự việc đó?
TV: Tôi vẫn chia con người tôi ra làm hai mẫu: Một bà mẹ và một nhà văn. Khi quăng cây bút xuống, là tôi làm bếp hoặc đốc thúc người nhà chăm sóc nhà cửa hoặc chơi giỡn với các con. Hình như trong vòng 6 năm nay tôi chỉ coi có ba phim hát bóng, dự chỉ vỏn vẹn 2 cuộc tiếp tân là cùng.

DTLChị lập gia đình với một người cùng theo đuổi một công việc, viết lách. Chị có những kinh nghiệm gì về sự kết hợp này?
TV: Xin miễn trả lời câu nầy, vì tôi là người mẹ độc thân.

DTLChị có đọc những nhà văn nữ đồng thời? Nếu có, tác giả nào được chỉ ưa thích hơn cả? Tại sao?
TV: Ðã đọc những tác phẩm đầu của 5 nhà văn nữ cùng thời. Thích nhất là truyện “Thở Dài” của Túy Hồng diễn tả tâm trạng những nhân vật giống như tâm trạng của mình. Do đó, lúc đầu viết văn bị sa vào cái ảnh hưởng của văn Túy Hồng. Sau đó dùng nhiều cố gắng để xa lánh tầm ảnh hưởng đó.

DTLNhà văn nam nào được chị đọc nhiều nhất và ưa thích hơn hết. Tại sao?
TV: Võ Phiến làm cho tôi thán phục ở quyển “Phù Thế” và tôi thích truyện “Một Ngày Ðể Tùy Nghi” trong tác phẩm nầy. Ở Võ Phiến tôi tìm được những khám phá bất ngờ của đời sống.

DTL: Nếu cho chị đi lại từ đầu, chị có chọn nghề viết văn? Tại sao?

TV: Xin miễn trả lời.

DTLChị có để ý tới hiện tượng tràn ngập sách dịch trên thị trường chữ nghĩa? Mãi lực sách của chị có bị ảnh hưởng không?
TV: Nếu dịch những tác giả lớn của Âu Mỹ để in ra sách là một hiện tượng đáng mừng. Ðừng dịch loại tiểu thuyết tình của Y Ðạt, Quỳnh Dao, Quách Lương Huệ mà in thành sách quá nhiều vì các tác giả nầy không đáng để một nhà văn đứng đắn nào ở Việt Nam học hỏi cả. Quỳnh Dao là một khí cụ để cho nhiều dịch giả bất lương giết hại sinh hoạt văn nghệ Việt Nam rất nhiều.

DTLCả Lệ Hằng nữa? Chị có những ý nghĩ gì về cô này?
TV: Tôi chưa được đọc tác phẩm nào của Lệ Hằng vì nàng chưa bao giờ viết trên các tạp chí như Bách Khoa, Sáng Tạo, Hiện Ðại, Thế Kỷ Hai Mươi, Văn Nghệ, Vấn Ðề và Văn. Tôi chỉ quen đọc những tập san nầy mà thôi, nếu nhà văn nào viết báo khác thì tôi không hân hạnh đọc văn phẩm của họ.

DTLChỉ có đồng ý (gạt trường hợp cá biệt ra) với một nhà văn uy tín, từng nói rằng: “Ðàn bà không nên viết văn. Làm bất cứ một việc gì khác cũng đều tốt, trừ viết văn”?
TV: Không đồng ý với bất cứ nhà văn nào cho là đàn bà không nên viết văn. Nếu người ta dùng chữ đẹp trai gán cho đàn ông thì cũng có thể đem nhãn hiệu nhà văn dán lên cho phụ nữ vậy.

DTLChị có lời khuyên nào dành cho những cô muốn bước chân vào con đường chị đang đi?
TV: Các cô viết văn nữ sau tôi phải viết những vấn đề sâu rộng hơn tôi. Một nhà văn nữ mà tôi đặt nhiều kỳ vọng đó là chị Trần Thị NgH.

DTLChị có để ý tới thời trang? Thú giải trí của chị là gì?

TV: Mê mặc những áo dài tay raglan cũng như mê làm những món ăn ngon cho mình và cho sắp nhỏ.

DTLMột câu hỏi chót, chị có muốn nói gì thêm ngoài những điều ghi trên, với độc giả của chị?

TV: Không


DTLThay mặt độc giả Văn trân trọng cám ơn chị.
Du Tử Lê


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: