Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Bài Giao blog: Mao Lùng hay San Lùng Hay M.L?



Rượu Mao Lùng là kết hợp giữa "San Lùng" với "Mao Đài"

Rượu Shan Lùng được xem là rượu thổ truyền thống của đồng bào người Dao đỏ ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Báo chí cũng đã nói về nó ở đâu đó. Shan Lùng chính là "tam long" (ba con rồng), nhắc đến truyền thuyết có ba con rồng hút rượu thổ của người Dao lên trên trời cho các vị Bồ Tát.

Đơn giản hơn, và hiện thực, thì Shan Lùng là tên của bản Shan Lùng. Từ tên bản thành ra tên của rượu. Chẳng khác gì những cái tên như Rượu làng Vân, Rượu Mẫu Sơn cũng đã nổi danh.




Chúng tôi đã vào Bản Phố để nếm Rượu Bản Phố của người Mông. Đi một vòng quanh bản thì say, quên cả đường về.

Bây giờ, vào bản Shan Lùng, mới biết chuyện lạ: có Hợp tác xã Shan Lùng (trước là HTX Vạn Hoa) sản xuất ra rượu thổ, đúng là rượu Shan Lùng, nhưng lại không được mang tên Shan Lùng ! Không được dán nhãn Shan Lùng đã đành, mà ngay cả việc ghi tên "Shan Lùng" vào can rượu để mang ra chợ bán cũng bị cho làm phạm luật. Điều kì quái là người bản Shan Lùng đang sản xuất ra rượu mang tên bản mình, nhưng không được quảng cáo đó là rượu Shan Lùng !

Tình cờ gặp bà xã của người đàn ông tên Thụ trong bài báo này.

1. Hợp tác xã Shan Lùng của anh Thụ với công nghệ tinh lọc rượu Shan Lùng được nhập về từ Trung Quốc đang nằm đắp chiếu. Công nhân không có việc liên quan đến rượu sản xuất dây truyền nữa, đành về phố phụ giúp việc kinh doanh của cửa hàng văn phòng phẩm. Cửa hàng do bà xã anh Thụ phụ trách.

2. Lúc tôi đến nhà, bà xã anh Thụ cho xem phần còn sót lại của nguyên liệu khâu đóng gói hàng thời còn là Shan Lùng. Nền công nghiệp Việt Nam èo uột đến mức không chế nổi những cái chai đựng rượu bằng thủy tinh trong suốt, đành phải nhờ đến công nghệ của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Anh Thụ đã về cả Thái Bình, cả Hải Phòng, nhưng kĩ thuật trong nước chịu chết, không thổi được ngay cả những cái chai đựng rượu hiện chốt đống ở dây chuyền sản xuất của Hợp tác xã Shan Lùng. Số vỏ chai phải mua mỗi lần hàng vạn chiếc, nay do sản xuất đã đắp chiếu, nên còn nằm chốt đống, tất cả tới hàng tỷ đồng Việt Nam.

Phần nút chai, có hai chiều "on" và "off", nền công nghiệp Việt Nam cũng đang còn bó tay. Lại phải nhờ đến kĩ nghệ của nước láng giềng.

3.Trên giá đựng mặt hàng rượu chuẩn bị cho ngày Tết sắp đến, bà xã anh Thụ chỉ cho tôi nhãn dán trên những vỏ thủy tinh, đó là nhãn MAO LÙNG.

4. Giải thích về chữ MAO LÙNG, chị nói: MAO đó chính là MAO ĐÀI, còn LÙNG thì là SHAN LÙNG.

MAO vừa là tên rượu, vừa chỉ xuất xứ công nghệ nhập về của dây truyền đang nằm đắp chiếu trong Hợp tác xã Shan Lùng.

MAO, ở tầm khái quát hơn, là chỉ Trung Quốc.

Vậy vì, đơn giản và sự thực, MAO LÙNG chính là sự kết hợp của kĩ nghệ Trung Quốc với rượu thổ của đồng bào thiểu số ở Việt Nam.

Âu cũng là một sự kết hợp rõ ngọn nguồn. Không thể không nói đó sự kết hợp thú vị, và cả thông minh nữa.



Các ảnh trong bài này không phải của tôi, mà lấy từ mạng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: