Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Tiếp theo sử liệu

Một vạn năm 
 Trung Nguyên, đối với Hán Tần Thủy Hoàng cho tiêu diệt văn hóa đế quốc chủng tộc của nhà nho đi, đối với Địch ở phương Bắc, Tần dùng Vạn Lý Trường Thành để ngăn cản, đối với Bách Việt ở phương Nam thì cho người đem quân sang đánh rồi đồng hóa.

            Xem đây, ta thấy Thục Phán không phải là việc riêng định thôn tính (hay đổi tên cũng thế) nước Văn Lang để lập ra nước Âu Lạc mà thật ra là vì việc chống giữ cho no I Bách Việt, theo mưu kế của Cao Lỗ. Thục Phán xây Loa Thành, vòng trôn ốc dài 100 trượng có gắn 9 vòng là tỏ cái đạo sống tiến hóa của dân tộc từ nhỏ ra to, từ hẹp ra rộng và Bách Trượng dài là để kỷ niệm 100 giống Việt, còn cái nỏ móng rùa của ông cha ta chỉ là cái liên nỏ bắn 100 phát một của ta chế ra, người Hán học được và truyền đến đời Tam Quốc thì mất. Nỏ ấy là biểu tượng của Linh Cổ Thần Tắc, quân sĩ tinh nhuệ bách chiến bách thắng, mà sách lược Cao Lỗ là người đặt ra. Ta để ý điều này của Thục An Dương Vương dựng Âu Lạc được ít lâu thì Nhâm Ngao sang đánh. Trước Đà và Ngao, Đồ Thư và Liễu Lộc đã đem 50 vạn vừa quân vừa dân sang đánh và hóa dân miền Ngũ Lĩnh. Đồ Thư và Liễu Lộc bị dân Lục Lương (6 giống cứng cổ) đánh cho thua và bị giết, như vậy thì Thục Phán xây Loa Thành không phải là để tranh ngôi với vua Hùng, mà
ông ta là đại biểu trong Lục Lương vậy.

            Thời kỳ Hồng Hóa này việc chống đánh của Lục Lương là một việc quan trọng. Đáng ghi nhất là việc mở đầu cho thời kỳ này, theo ý nghĩa của tập thông luận này vậy. Hành động của Thục Phán vừa là đối ngoại cách mạng vừa là quốc gia cách mạng. Nhưng rồi Thục Phán đã thất bại có lẽ là vì đi quá trớn và vì giết Cao Lỗ đi, mà không đủ sức vận dụng sách lược của Cao Lỗ, Âu Lạc bị Triệu Đà là tướng Tàu cướp mất, dân Bách Việt từ đấy lại bị tan rã.

2.3.1. Hỗn Hợp thời đại

            Quân cách mạng, lực lượng có thể gọi là chính thức bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng thôn tính cả 6 nước rồi cho Đồ Thư sang đánh Ngũ Lĩnh. Từ lúc An Dương Vương mất Âu Lạc, từ đấy trở đi dân Bách Việt lại phải một phen băng hoại và lưu tán, nên công việc của dân tộc lại phải cố để mưu một tương lai thoát khỏi sự áp bách của dị chủng và khôi phục lại những nền gốcxưa. Thời đại này là thời đại hỗn hợp bắt đầ u từ lúc Triệu Đà lập ra nước Nam Việt cho đến khi vua Đinh dựng lại nền độc lập hoàn toàn.

Thời hỗn hợp này chia ra làm hai thời kỳ:
Nam Việt thời - Tiểu Việt thời:

            A. Nam Việt Thời: Triệu Đà là quan nhà Tần theo Nhâm Ngao sang thôn tính Bách Việt, sau khi Đồ Thư, Liễu Lộc chết trận, Phiên Ngung (bây giờ là Quảng Châu) lại ly Sở cho Đà làm chức lệnh ở Long Xuyên. Ít lâu sau, Ngao chết, Đà lên thay rồi sau khi Tần mất nước, Đà chiếm được Âu Lạc mới xưng là vua, đặt tên là Nam Việt (2072) trước Thiên Chúa (?).

            Vì sao Triệu Đà lại lấy tên nước là như vậy? Mà chữ Việt ấy có đúng không? Theo sách Chúc Phương của nhà Chu nói về dân bộ thì từ Dương Tử Giang trở xuống có Cửu Mân, Bát Lạc, Tam Ân là Bách Việt, chữ Việt (   ) này mới đúng là tên của ta, còn chữ Việt (   ) của Triệu Đà là có ý khinh mạn và nhất là có chữ Nam (   ) ở trên, mới càng tỏ vẻ một tên đặt có chính trị ở trong. Việc Triệu Đà là nòi Hán sang ta dựa vào lúc lư c lượng suy vong của ta mà lập được nền thống trị nhưng ở về phía Bắc đang còn có Ngô Việt, Mân Việt, v.v... nên Đà mới gọi là Nam Việt và sở dĩ Đà lập được Nam Việt cũng là nhờ tình thế loạn ly của giống Hán sau đời Tần và các giống Việt ở phía Bắc chống đỡ cho cách biệt hẳn với Hán, mà Phiên Ngung lại là nơi hẻo lánh xa xôi. Việc làm của Triệu Đà từ khi diệt được Âu Lạc mà lập ra Nam Việt lại có hai mục đích khác nhau.

            Lúc còn nhà Tần thì Đà là một đại biểu cho chủ nghĩa xâm lược của Tần, chỉ biết theo chính sách của Tần mà làm tròn bổn phận. Đến khi Tần bị diệt thì Đà vừa là tình thế, vừa nhân cơ hội loạn ly mới tự xưng làm vua chiếm cứ một phương, nhưng dù cố ý hay vô tình, công việc làm của Triệu Đà cũng chỉ dồn vào mục đích chung của giống Hán là tiêu diệt các dân tộc xung quanh Hán. Lúc đầu, Đà theo kế hoạch của Tần là đem quân sang đánh và đem dân sang hóa ta theo họ, nhưng việc đánh đã gặp nhiều sự khó khăn gian nan do sức chống đánh và mưu mẹo du kích của dân Lục Lương, còn việc đồng hóa cũng không đem đến kết quả là bao nhiêu. Ta cứ xem hiện nay còn một số người Mán nói tiếng Quan Hỏa ở các miền rừng xứ Bắc Việt thì đó là di tích sự đồng hóa ấy. Đến khi lập thành Nam Việt thì Triệu Đà tuy xưng Đế xưng Vương nhưng cũng phải thỏa hiệp với dân Việt và cũng vào hàng ngũ chống xâm lăng của Hán sau này. Tuy mục đích của Triệu Đà chỉ là mưu một nền thống trị cho mình và cho con cháu mình, nhưng không thể đi trái ngược ý định và nguyện vọng ở xung quanh của mình đang cai trị, nên chính sách Triệu Đà lúc ấy chỉ là kiểm soát, không đồng hóa nổi nên dân Việt vẫn đư ợc tự mưu sự sinh hoạt theo lề thói của mình.

Sách lược của Triệu Đà lúc bấy giờ ta thấy chú trọng về quốc nội trong đó có 7 nhân tố như sau:

            1. Liên lạc các giống Việt ở các nơi như Ngô, Sở, Mân để thành lập đồng minh.
            2. Lợi dụng các giai cấp quý tộc ở Mân, Ngô, v.v... để kéo cánh về mình.
            3. Kinh tế: Từ Dương Tử Giang trở xuống thực hành chế độ bình sản kinh tế, lợi dụng để kiến thiết quân đội địa phương.
            4. Chú trọng đến Trường Sa (Hồ Nam) là nơi mũi dùi rất lợi hại cho sự xâm lược của Hán từ Bắc xuống Nam.
            5. Đối nội: Lợi dụng lúc bộ lạc cũ để cho tự trị mưu việc ổn định bên trong.
            6. Ngoại giao: Lợi dụng tình thế còn non nớt của Hán vừa cứng vừa mềm để giữ vững địa vị của mình ở phương Nam.
            7. Thừa hưởng được tình thế lúc ấy, các nước theo văn hóa Hồng Bàng như Đại Chiếm Nam Dương cũng bị suy yếu nên chỉ lo việc chống Bắc.

            Bởi nhờ 7 nhân tố trên nên chiến lược của Triệu Đà từ lúc còn Hán Cao Tổ cho đến khi Cao Tổ chết, Lã Hậu lộng quyền tuyệt giao với Nam Việt và khi Hán Huệ Đế lên, Triệu Đà lúc bấy giờ thấy có cơ hội thì yên chí mới xưng thần phụng cống, lúc bị đe d ọa thì cùng với các nước đồng minh phía Bắc cùng làm thế ỷ dốc, đem quân đánh thẳng vào Hồ Nam (Trường Sa) đánh cho Hán sợ rồi lại rút quân về phòng thủ, nhưng sau đó Hán sợ, Hán điều đình, Đà lại xưng thần như trước. Xem đấy ta thấy sách lược của Triệu Đà chỉ là mưu riêng cho con cháu mình về sau, và nhân đấy đã vô tình giúp cho các mưu xâm lược của Hán về sau này vì Triệu Đà mắc mấy nhược điểm sau đây:

            1. Kiến quốc không triệt để vì Đà là giống Hán, dân là giống Việt nên giữa kẻ cầm quyền và dân không ai thực lòng với ai.
            2. Quốc phòng không triệt để, không chiếm được trọng địa Trường Sa là mũi dùi của sự xâm lược Hán xuống phương Nam.
            3. Vì đồng minh là Ngô, Sở, Mân sau khi Triệu Đà chết không liên lạc với Nam Việt mà lại còn thù oán đánh nhau nữa.

            Bởi 3 nhược điểm trên nên sau khi Triệu Đà chết chỉ được vài ba đời Nam Việt lại bị Hán thôn tính một cách nhẹ nhàng và khôn khéo, như ta đã thấy việc tướng Việt là Lữ Gia giết Cù Thị là mẹ Ai Vương và Thiếu Quý là sứ giả nhà Hán. Việc làm của Lữ Gia chỉ là một phản ảnh của một sức lực rời rạc của dân tộc Việt, nên kết quả chẳng ăn thua gì, và mưu xâm lược của Hán đã đạt được một cách nhẹ nhàng sau khi xóa nhòa được tên Nam Việt chỉ là cái danh hiệu biến hình.

            B. Tiểu Việt Thời

            Trước Nam Việt của Triệu Đà, Tàu gọi nước ta là Tượng Quân, khi Hán xóa nhòa được Tượng Quân Nam Việt thì đổi nước ta là Giao Chỉ Quận, cắt quan sang cai trị. Lúc đầu thủ phủ của Giao Chỉ là Quy Lân (Thuận Thành Bắc Ninh) sau dời về Thương Ngô (Quảng Tây) đến cuối cùng lại dời về Phiên Ngung (kinh đô cũ của Việt). Xem sự lùi thủ phủ ấy ta thấy một nguyên nhân gì ở trong chính sách Hán hay Tần chỉ là quan sang kiểm soát, đó là lối đế quốc thực quan chứ không phải thực dân, bờ cõi của quận Giao Chỉ là gồm tất cả Quảng Đông, Quảng Tây và Nam Việt, sau vụ thất bại của Lữ Gia không phải cứ im lặng mà chịu sự đè nén của nòi Hán, mặc dù chính sách của Hán coi Giao Chỉ là nơi cống hiến các sản vật như quế, ngọc trai, chim Trĩ, v.v... còn các bộ la c được tự trị theo lối lạc chế xưa. Bởi vậy về sau này dưới sự đè nén của thái thú Tàu là Tô Định, ông Thi Sách và Hai Bà Trưng mới có cuộc âm mưu chống lại. Khi còn tổ chức lực lượng cách mạng vì sự bị tiết lộ, ông Thi Sách bị giết, vợ ông là bà Trưng Trắc và em là Trưng Nhị mới thay ông nắm lấy lực lượng để vừa trả thù vừa mưu cuộc giải phóng cho dân tộc trong một thời gian rất ngắn, Hai Bà đã thu phục vào tay 65 thành trì, nhưng chống giữ được 3 năm thì lại bị tướng nhà Hán là Mã Viện đem quân sang đánh. Trước sự xâm lăng quá mạnh, Hai Bà bị thua và tự tử chết, đất nước trở lại sự đè nén của nhà Hán. Xét sự thất bại của Hai Bà Trưng lúc ấy là vì dân tộc Việt từ thời Nam Việt của Triệu Đà đã bị tan nát rồi, khi Hán diệt Nam Việt lập ra Giao Chỉ quận, tuy chỉ cho quan sang kiểm soát và cai trị, nhưng có nhiều bọn quan thứ sử như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp cũng đã dùng những thủ đoạn đồng hóa, làm giảm bớt cái tinh thần dân tộc đi nhiều, tuy vậy vẫn có sự kết lập lực lượng mạnh mẽ chống lại xâm lăng của Mã Viện, việc thất bại của Hai Bà đã mở đường cho cho nhiều giai đoạn hay về sau trên lịch sử Việt.
            Từ cuộc thất bại của Hai Bà cho đến lúc vua Đinh dựng nền độc lập, non 1000 năm dân tộc ta không mấy lúc không có những vận động giải phóng. Bà Triệu đời Tam Quốc, Lý Nam Đế, Lý Phật Tử, Mai Thúc Loan, v.v... đổ đồng cứ non 100 năm lại có một cuộc cách mạng.

            Tựu trung có một việc ta đáng chú ý nhất là trong thời kỳ này, ông Khu Liêm dòng dõi Hồng Bàng đem một số dân thuần túy Việt vào phía Nam đất Nhật Nam (Quảng Bình) lập ra nước Lâm Ấp, vừa gây dựng lực lượng dân tộc cũ, vừa ngăn sức tràn ra p hía Nam của giống Hán. Dân Chiêm Thành này về sau này bị dân tộc ta ở phía Bắc vào tiêu diệt đi, kể ra là một sự đau thương, nhưng cũng là việc tất nhiên của lịch sử. Non 1000 năm dưới sự đè nén của giống Hán, dân Chiêm Thành chẳng những đã ngăn không cho tràn vào phía Nam mà nhiều khi còn mưu khôi phục lại phía Bắc, về đời Đường đã giúp vua Mai Hắc Đế chống lại Tàu, gây ra một nước Văn Lang (Nghệ An). Những hành động của Khu Liêm về sau có thể nói là cuộc cách mạng thuần túy Việt hết sức tìm cách tiến lên để khôi phục lại căn bản xưa, đó có thể nói là một sự sửa soạn cho cuộc quật khởi Hồng Việt về sau này. Một điều ta còn nên để ý về thời này là văn hóa phía Bắc cũng muốn mang văn hóa Khổng Nho xuống nhồi cho ta, bên Ấn Độ đạo Phật (cả Bà La Môn Giáo) cũng đã tràn lan qua các miền Chiêm Thành, lúc ấy miền này cũng đã hấp thụ văn hóa Ấn Độ nhiều rồi, mới chuyển qua Giao Chỉ rồi lên Bắc. Ta có thể nói văn hóa Ấn Độ truyền sang Tàu do 2 mũi dùi, một mũi qua Tân Cương Tây Tạng vào phía Tây nước Tàu, còn một mũi từ Chiêm Thành qua Bắc Việt sang, nhưng trước khi đạo Phật truyền vào Tàu thì đạo tu tiên của Bách Việt đã giúp cho văn hóa Tàu nhiều. Đời Tần Thủy Hoàng rất sùng đạo Tiên, đời Hán Vũ Đế cũng rất sùng tín. Thần Tiên là đạo gốc của ta thời Tiểu Việt này, trung tâm hoạt động của dân tộc ta là dồn cả vào trong Bách Việt trước khi Nam Việt chưa bị Hán diệt thì hoa địa của ta từ Phong Châu rồi lên Phiên Ngung trọng địa Ngũ Hồ Ngũ Lĩnh rồi đến Quế Châu (Quảng Tây) từ khi thuộc Hán, hoa địa và trọng địa thành vô dụng, lúc này dân tộc ta dồn vào nơi trung tâm hoạt động là tiền sông Nhị Hà. Sau đời Vũ Đế thứ sử Sĩ Nhiếp sau một cuộc thuyên dời thủ phủ sang Thượng Ngô Phiên Ngung lại lấy Quý Sâm (Thuận Thành) làm thủ phủ, đến đời Đường thì đã bị đổi tên Giao Chỉ quận (Giao Châu) sang An Nam đô hộ phủ mà thủ đô của ta lại là Loa Thành (Hà Nội) nên trung tâm hoạt động của dân tộc ta thời Tiểu Việt đã dồn cả về vùng Loa Thành, lúc đó Tàu hay ta cũng lấy đây làm đầu não mà đánh lại với họ và cùng lấy đây làm mục đích.

2.3.2. Hồng Việt thời đại

            Thời đại này là bắt đầu từ vua Đinh Tiên Hoàng dùng sức Vạn Thắng (thắng hết cả mọi thứ về lực lượng cũng như văn hóa) để xây dựng nền độc lập cho dân tộc Việt. Ta có thể nói cái sức Vạn Thắng của vua Đinh là bắt đầu phôi thai từ đời hai bà Trưng trở đi, mà thời quá độ là thời Ngũ Quỷ ở Tàu, các ông Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ sang Dương Diên Nghệ rồi Ngô Quyền chuyển biến nó lên đến đời sau của vua Đinh, cái sức ấy mới vô cùng mãnh liệt. Ngọn cờ Bông Lau là biểu hiện của dân chúng toàn thể, là tinh thần của cái sức Vạn Thắng tên Hoa Lư (bông hoa lau) được lấy đặt cho kinh đô nước Đại Cồ Việt cũng là để kỷ niệm cái tinh thần toàn dân cùng nổi dậy theo cởi mở gông xích cho Việt.

            Nhưng công cuộc cách mạng Vạn Thắng còn đủ cho ta thấy những đặc điểm về đời tái sinh cải tạo ấy.

            a. Về văn hóa: Đạo Phật chiếm độc tôn, trên chữ Nho dùng chữ Nôm.
            b. Về quân sự: Sau việc tiêu diệt sứ quân, quân lính hầu hết là dân quân đều tập trung vào quyền chỉ huy của tối cao nguyên soái, thập đại tướng quân Lê Hoàn nên việc quốc phòng rất chuyên (chuẩn bị).
            c. Về chế độ xã hội: Nước hoàn toàn độc lập, tuy nhà vua có lập lối Phong Điền, nhưng theo lối Lạc Chế quân điền vẫn thực hiện.
            Tóm lại: Kiến thiết rất chuẩn bị, nhất là kinh đô lại đóng ở Hoa Lư có đủ thiên hiểm để đối nội và đối ngoại.
            Sau đời Đinh nhà tiền Lê (Lê Hoàn) lên thay có theo chế độ trước, nhưng Lê Hoàn tuy là quân nhân, lại là giới Nho học, nên có hơi thiên về Nho, vả lúc ấy, đối ngoại vừa Tàu vừa Chiêm Thành đều phải dùng vũ lực nên không cải tạo được bao nhiêu. Đến đời sau là Ngọa Triều, chính thể lại thối nát, không tiến được bước nào, cũng như việc kiến thiết cũng thế, nhưng cùng là một thời kỳ quá độ để chuẩn bị cho nhà Lý về sau. Lê Ngọa Triều chết, Lý Công Uẩn là Thập Đạo Tướng Quân lên làm vua, từ đây việc kiến thiết bắt đầu nảy nở, kinh đô từ Hoa Lư dời ra Thăng Long, rộng rãi hơn, vua nhà Lý đã xây đắp được nhiều việc đáng ghi.
            Từ khi chế độ phong kiến bị đổ, chế độ quân điền lại áp dụng cho toàn dân, văn hóa tuy sùng Phật nhưng lại chú trọng về Nho có sức ứng dụng vào việc kiến thiết nhiều hơn, quân đội chú trọng về dân binh, lấy nông dân làm binh chia ra từng khu huấn luyện để dân có thể làm lính, chính trị lấy triều đình hợp với quốc dân, vua thường đến từng làng ăn họp và hỏi ý kiến dân. Về đối ngoại, nhà Lý thừa dịp nhà Tống có cuộc chi a rẽ tân cựu đảng, sai Lý Thường Kiệt mang quân sang uy hiếp hai châu Khâm Liêm để làm tan sách lược của Tàu định lăm le mưu xâm chiếm. Công cuộc này đã gây một thời kỳ quá độ cho nhà Trần về sau chống Mông Cổ.
            Hết Lý, Trần lên. Cuối Lý sự xa hoa của triều đình không vừa lòng dân và vì vua đã tỏ ra chuyên chế độc đoán. Nhà Trần lên thấy ý dân đã cao, có quan niệm mạnh mẽ về quốc gia mới nhân đấy lấy vua làm quốc gia, chế độ phong kiến trang điền bỏ hẳn, chính nhà vua ở Tức Mạc cũng không có gì, mở rộng trường dạy văn và võ, cấm ngặt uống rượu và đánh bạc, Nho và Phật đồng thời thịnh hành và khuyến khích, vua già thoái vị làm cố vấn (Thái Thượng Hoàng) và đi tu (tránh nạn vua ít tuổi và non nớt). Quốc sử bắt đầu chép lấy gốc từ Triệu Đà dựng ra Nam Việt, dùng chữ Nho để phổ thông văn hóa, nhờ có sự cải tạo văn hóa ấy mới chống được Mông Cổ, một sức mạnh qua thế giới lúc bấy giờ.

            Trần suy, Hồ Quý Ly cướp ngôi, lúc ấy ý thức kiến thiết Trần đã cằn và trái thời không hợp với quốc dân. Quý Ly có tài nhưng không thành nên việc xã hội không làm nổi trừ đạo Phật, cải lương Nho, mở bờ cõi thiên đô về Thanh Hóa, rút cục gây nội l oạn, nhà Minh thừa cơ hội tràn sang, vì vậy mà mất nước. Xét sự mất nước này, tuy bấy giờ Hán mới đem binh sang đánh chiếm, nhưng thực ra từ đời Trần Nhân Tôn trở đi, nước nhà đã quá thiên về Nho học, kinh tế phần nhiều dùng toàn đồ Tàu. Nghệ thuật như văn chương ca xướng cũng đã bị Tàu hóa thì sự mất nước chẳng phải đời Hồ mà từ trước lúc ấy.
            20 năm Minh chiếm cứ, dân bị bắt buộc theo Tàu, phải mặc áo Minh, sách vở phải bị tịch thu đem về Tàu đốt đi, bắt dân phải tìm ngọc trai, săn voi trên rừng để cống hiến mọi thứ thật là đau khổ.

            Nhưng có sự đè nén thì sự quật cường càng cao, vì vậy mà có cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của vua Lê Thái Tổ bật lên, hơn 10 năm chống đánh bằng toàn lực hăng hái, khiến quân Minh phải bỏ đất Việt kéo quân về nước. Cuộc cách mạng Lam Sơn đã thành công bằng đủ mưu mẹo khôn khéo của vua Lê. Trong 10 năm nhà Minh đã hà hiếp bóc lột, dân ta bị hao mòn cả vật chất lẫn tinh thần. Cách mạng xuất phát được không phải là dễ, nhưng vua Lê đã khéo léo lợi dụng ngoại giao với Chàm và Lào làm hậu địa, lại khéo léo biết dùng các cách đánh chiến thuật nên quân Minh dù mạnh cũng không chống lại được, vì họ chỉ có quân đội sang đông, thành trì bền vững, nhưng vua Lê có toàn thể dân chúng ủng hộ.

            Vua Lê lên làm vua lúc ấy như trong cái nhà sụp đổ, nên việc chỉ là sửa soạn, đối nội còn vướng dòng dõi nhà Trần cùng trăm người ủng hộ, nên đối ngoại cũng là một việc gian nan về ngoại giao, về phía quốc dân thì tinh thần đã lên cao, sự cải tạo những chế độ cũ là cần thiết, nhưng mà vua Lê Thái Tổ không đủ sức làm thỏa mãn lòng dân, vì vậy mới có việc loạn của Nghê dân và việc giết công thần. Đến đời Lê Thánh Tôn, sự kiến thiết mới quy định và thực hiện, các làng được tự trị (theo Lạc Chế), ruộng đất cùng chia đều (công điền) nhưng cũng cho những người có tiền tậu để làm tư sản, chính trị vừa phân quyền (làng) vừa trung ương tập quyền (triều đình), pháp luật làm mới lại và rất rộng rãi kỹ lưỡng, giáo dục mở rộng (24 điều giáo hóa ra khắp dân chúng). Quân lệnh cũng quy định lại và gia tăng thêm, củng cố quốc phòng, đất đai khai khẩn thêm, đê điều đắp lại kiên cố, các nghề nhất là nghề thuốc nam được khuyến khích.

            Một việc đáng ghi nhất là việc làm lại quốc sử lấy gốc từ đời Hồng Bàng, có lẽ đo là do các kết quả kê cứu từ đời nhà Trần đã tìm ra được những gốc gác xưa mà vì thế quân Minh mới cho thu hết các sách vở của ta đem về làm lăng chăng? Sau đời Lê Thánh Tôn ít lâu, các vua kế nghiệp không đủ sức thực hiện các chế độ trước, các chế độ ấy đã gây ra một sự thể mới trong dân chúng, rồi Mạc Đăng Dung cướp ngôi, Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm phù Lê diệt Mạc, nước nhà chia làm hai phe tranh giành. Khi Mạc tan, Nguyễn–Trịnh lại đánh nhau gây ra cái thế một vua hai chúa nội loạn luôn luôn kế tiếp, sự thống khổ ấy đã luôn luôn hun đúc trong lòng người dân Việt một ý thức dân tộc thống nhất. Vì vậy mà nhà Tây Sơn, mấy anh em nông dân xuất hiện ra, người trội nhất là vua Quang Trung đã thừa cơ hội, trước sau đánh bại cả hai phe chúa, rồi thống nhất cả nước. Nhờ có sự thống nhất và lòng dân ủng hộ mãnh liệt (vì họ đã thỏa mãn) nên vua Quang Trung mới đủ sức phá cái mưu xâm lăng của Mãn Thanh, đánh cho quân của Tôn Sĩ Nghị thua liểng xiểng không còn một mảnh giáp mà rút về Tàu, nhưng rồi nhà Tây Sơn cũng thất bại. Sự thất bại này do hai nguyên nhân:

            a. Tuy Tây Sơn khi đã thống nhất lại muốn xây dựng quốc gia theo lối quý tộc của các vua chúa trước, trái với ý thức dân tộc thời bấy giờ.
            b. Làn sóng Âu Châu đã tràn sang mạnh mẽ, người đón được làn sóng ấy và chiều theo nó là phe cừu địch của Tây Sơn, tức là Nguyễn Ánh, dòng dõi chúa Nguyễn có nhiều âm đức với dân phía Nam nước Việt từ Quảng Bình đến Cà Mau.

2.4. Dân Hóa Kỳ

            Theo thời kỳ này có thể bắt đầu từ khi Gia Long nhờ quân Pháp (do cố đạo Bá Đa Lộc) làm môi giới để dứt nhà Tây Sơn mà thống nhất cả nước. Như trên đã nói, sở dĩ vua Gia Long xây dựng được cơ nghiệp tuy có nhờ ở sự võ trang của người Pháp và Tây Ban Nha nhưng ở trong lại có bọn quý tộc và sức dân chúng lúc ấy phân tán sự phản đối của Tây Sơn và phần nào bọn quý tộc chịu ảnh hưởng của văn hóa Tàu giữ đỡ nên vua Gia Long lên ngôi rồi thì từ pháp luật cho đến việc học đều chịu ảnh hưởng Tàu rất nhiều, tuy đến đời Minh Mạng cũng có ý muốn gây một văn hóa riêng của nước nhà như việc bắt phụ nữ Bắc Việt mặc quần không được mặc váy, như câu ca dao:

* - Tháng tám có chiếu vua ra,
* - Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
* - Không đi thì chợ không đông
* - Đi thời phải lột quần chồng sao đang.

            Những ảnh hưởng của Tây Sơn rất mạnh, thêm vào đó ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo dồn dập đến cũng không kém phần mãnh liệt, vì vậy kiến thiết thời ấy có ba phái:

            1. Thiên về Hán học (bọn quan liêu quý tộc).
            2. Thiên về chữ Nôm (bọn học giả đi sát dân chúng hay bị ảnh hưởng).
            3. Thiên về Tây học (theo đạo Thiên Chúa).

            Văn hóa bị ba trào lưu giao động nên việc kiến thiết rất là tròng trành không vững đến đời Thiệu Trị trở đi, thế lực phía Tây (theo đạo) lại mạnh mẽ và thế lực phía theo Hán (triều đình quan liêu) cũng mạnh trở thành xung đột (giết đạo) dân chúng là vật ở giữa bị lợi dụng đã tranh giành, gây ra nạn mất nước từ cuối đời Tự Đức.
            Trước cái nạn mất nước ấy phái duy tân cải cách nổi dậy, có cố đạo ủng hộ (Nguyễn Trường Tộ) nhưng phái thủ cựu (bảo thủ) văn hóa Tàu phản đối nên phái trên thất bại rồi Pháp dùng vũ lực can thiệp chiếm nước, sĩ phu (quan lại và học trò) đứn g lên chống lại tức là Đảng Cần Vương, nhưng việc thất bại, nhà vua xin hàng, sĩ phu bèn lập ra Văn Thân để chống. Khi Văn Thân thất bại, phái Duy Tân đổi mới lại quật dậy và đại biểu là Phan Sào Nam.

            Việc nổi dậy của phái Duy Tân ta có thể chia ra làm 3 thời kỳ:

            1. Từ 1900 đến 1918.
            2. Từ 1919 đến 1939.
            3. Từ 1940 đến 1950 và tiếp đến 1951-2000.

            Về thời kỳ thứ I vừa vận động văn hóa dung hòa cả Á lẫn Âu ở trong nước để thức tỉnh dân chúng cùng giác ngộ mưu việc cải tạo xã hội và chống xâm lăng, vừa tìm ngoại viện ở các nước mạnh ở Á Đông để giúp sức cho mà khôi phục lại đất nước. Phong trào cắt tóc ở Nam, Đông Kinh Nghĩa Thục ở Bắc, v.v... là vận động văn hóa. Việc Đông Du (Nhật), Bắc du (Tàu) là cầu viện, v.v... còn trong nước thì nào là việc Đề Thám chiếm cứ Yên Thế, việc Đội Cẩn lấy Thái Nguyên, vua Duy Tân chống Pháp đều là những việc gây ra do sự phản tỉnh của dân chúng theo cái ý thức “cứu quốc tồn chủng” của cụ Phan Bội Châu đề ra trước.
            Đến thời kỳ thứ II là sau thời kỳ Thế Chiến Thứ Nhất 1914-1918, lúc ấy bộ mặt thực dân của đế quốc đã rõ rệt. Sự ỷ lại vào người ngoài bất cứ v ề văn hóa hay về vũ lực đều không có ý nghĩa gì, nên từ đấy trong việc cách mạng luôn luôn kháng ngoại (địch), dân tộc đi sang một giai đoạn khác. Vì vậy mà có sự thành lập các đảng phái chính trị xu hướng khác nhau, bọn thân Pháp thì níu lấy chủ nghĩa Pháp Việt đề huề là lý thuyết của một tên Việt gian viết ra rồi đổ ẩu cho cụ Phan Bội Châu là tác giả mà cụ thì không thèm cải chính, phái thân Tàu thì lấy Tam Dân chủ nghĩa của Tôn Văn làm lập trường, phái thân Nga thì chủ trương thuyết Cộng Sản, phái trung lập thì bất cứ chủ nghĩa nào, miễn là đuổi Pháp ra khỏi nước là được và bất kể là Đảng nào họ cũng tán thành và họ chiếm đa số, nhưng (tiền của) phần nhiều dùng trong văn chương lỗi thời.

            Phái thân Pháp cũng có hai phái, một phe chân chính như cụ Phan Chu Trinh, một phe gian tà mưu lợi riêng như Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, còn một phe thứ ba thì nửa thật nửa là lợi dụng tức là phe Tam Điểm France Marcommerue Margennene. Phái thân Tàu như Quốc Dân Đảng, phái thân Nga trước là Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, sau là Cộng Sản Đảng. Phái trung lập như Tân Việt Đảng do Lê Văn Huân lập ra từ 1925 ở Nghệ Tĩnh, v.v...

            Sau khi mấy đảng phái này bị đàn áp tan rã, thời cuộc thế giới mỗi ngày một khẩn trương, cuộc chiến tranh của toàn quốc tất phải phát xuất, các đảng phái lại ngấm ngầm nhỏm dậy từ năm 1936 trở đi. Các đảng phái có ba xu hướng, xu hướng Nhật vì Nhật gần hơn và có thể lợi dụng để đánh đuổi kẻ thù chung là Pháp, một số nữa có liên lạc với Cộng Sản và Đồng Minh, quân quốc gia có khuynh hướng Đồng Minh. Nga Tàu gây thành một thế ganh đua chia rẽ thù nhau, tuy vậy trong sự ganh đua chia rẽ ấy gây thành một cuộc liên minh thống nhất các đảng cùng chung một xu hướng Cộng Sản thân Nga, Quốc Gia thân Tàu và một phái quốc gia thân Nhật. Ba phái trên, phái thân Nhật thì hiện nay Nhật thất bại đã mất lập trường. Còn hai phái Cộng Sản Quốc Gia đương công khai phát động, nhưng ta phải xem chủ trương hai phái ấy có hợp với nguyện vọng của dân chúng và đúng với lịch sử quá khứ và hiện tại không? Lịch sử ta trên một vạn năm nay là một cái dây đấu tranh truyền kiếp, không phải mới gần đây mấy chục năm bị Pháp thuộc, các cuộc cách mạng ấy đều lấy dân tộc làm tất yếu, và muốn đạt được thành công, văn hóa lại là một điều tất yếu hơn nữa, nếu chỉ vận động cho dân tộc g iải phóng mà không có văn hóa chắc chắn thích hợp làm xu hướng cho dân tộc (nghĩa là phải có một nền triết học mới, nghĩa là chủ nghĩa mới, v.v...) thì dù có thành công cũng chỉ là tạm bợ mà thôi. Văn hóa của dân tộc căn cứ vào lịch sử, cái quá vãng của l ịch sử có lâu dài thì cái tương lai của dân tộc sau cuộc vận động mới được vững bền, như lời nhà nữ văn sĩ Starel về thế kỷ 19 viết rằng:  “trong bất cứ một phong trào thời đại nào, người ta phải ngoảnh lại cái quá khứ sâu xa bao nhiêu thì cái công lực phát triển ra tương lai của cái phong trào ấy cũng được dài bấy nhiêu ”. Bởi vậy chủ trương của chúng ta là ngoảnh lại cái quá khứ một vạn năm của lịch sử để đặt định một tương lai xa rộng vô cùng cho dân tộc.
            Nên thời kỳ quyết định của dân tộc Việt là bắt đầu từ đây, nghĩa là từ năm 1939 đến 1950 cho đến 2000.
            Chúng ta phải dựa vào vết đi của lịch sử mà đặt định một đường lối cho tương lai, nhưng không xa lìa lịch sử của nhân loại và dân tộc, trái thế chẳng những là vong bản mà sẽ còn bị tiêu diệt trực tiếp hay gián tiếp.

3. PHÊ PHÁN VÀ KẾT LUẬN

            Như đoạn trên đã nói, lịch sử Việt là một cuộc đấu tranh liên tiếp từ xưa tới nay có non một vạn năm.

            Căn cứ không phải là một sự hàm hồ vu khoát mà là nhận định xác đáng hiển nhiên, mặc dầu về đời Đông Châu, Khổng Tử đã hủy bớt điển tích xưa mà soạn lại điển tích mới thông dụng của nòi Hán, nhưng trong các sách ngoại ký, tạp ký của Tàu vẫn cho ta nhận thấy những cái dấu vết ngàn xưa của dân tộc Việt. Hơn một vạn năm trước, giai đất triều lưu sông Hoàng Hà lên đến núi Thái Sơn là cuộc tranh giành rất kịch liệt giữa các dân tộc mà trong đó có dân tộc Việt đã nắm một thắng thế khá lâu. Lại theo các khảo sách và khảo cổ Âu Tây, Nhật và cả Trung Hoa cũng đều công nhận như vậy, nhất là từ ngày tìm được cái mai rùa (Giáp Tuất) trên có ghi chép trong sử sách Tàu từ đời Hạ Vũ trở về trước đã thành lập nghi vấn, xem đấy đủ thấy cái văn minh quá khứ của dân Việt. “Số tự Nam Viêm hữu diện tứ chi quốc”, Viêm đây là Viêm Đế, vua nòi giống Việt thời Môn Hóa, rồi còn bao nhiêu cái ghi chép trong sử Tàu, như Việt Thường hiến chim Trĩ, vua Hùng hiến vua Nghiêu con Thần Quy (Rùa Thần) rồi do đó người Tàu chế ra Quy Lịch (lịch Rùa). Hoàng Đế đánh Viêm Đế để lấy nam châm mà Xi Vưu cũng là giống Miêu tức là Việt về thời ấy, sử ta nhận vua Đế Minh họ Thần Nông là tổ phương Nam đều là những việc có căn cứ. Người Lào, Xiêm, Miến Điện nhận giống Thái (Tây, Nùng, Dao) là do gốc ở Thái Sơn tràn xuống. Sách Chúc Phương Thi cũng cùng công nhận từ Dương Tử Giang xuống Nam, các dân tộc không phải là Hán, các dân ấy là Cửu Mân (9 giống dân Việt), Bát Lạc (8 giống Lạc), Lạc Việt Tam Ân (3 giống Ân) và Bách Việt (nhiều giống Việt không đủ tên gọi).
            Lại xét về địa giới của Tàu về thời ngang với đời Hồng Bàng ta, phía Bắc chưa qua An Sơn, Tây chưa qua Lưu Xá, Đông chưa qua Đông Hải, phía Nam chưa qua Hoàng Sơn (Hà Nam) còn địa thế của giống Việt thì bao hàm tất cả Ba Thục xuống Miến Điện (ăn thông ra Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân lộn về triền sông Dương Tử). Những dấu vết ấy hiện nay còn thấy ở trong đặc tính của dân tộc tại các nơi ấy mà đoạn trên đã nói.

            Dân Việt sở dĩ phải lưu tán rời rạc ra, rồi lập ra nhiều nước Sở, Ngô, Việt, Văn Lang, Đông Âu, Nam Việt, Chiêm Thành, Nam Chiếu, Nam Dương Phù Nam, Lào, qua Thủy Nam Hóa Xa, v.v.. là sự xâm lăng từ xưa của giống Hán, từ Thiên Sơn xuống chiếm mất nơi bọc ổ (berceau) văn minh là Thái Sơn. Mất Thái Sơn, dân tộc ta mất cảy cứ lẫn vận dụng về văn hóa, sinh hoạt nên cứ phải lùi mãi về phương Nam. Mãi đến đời Hồng Bàng lấy được Phong Châu làm hoa địa, lập ra Văn Lang, một mặt khôi phục lại văn hóa từ xưa để gây dựng một văn hóa mới, liên lạc các giống Việt bị tan rã để g ây dựng lại thời Đại Việt đã qua, vì giống Hán từ khi cướp được núi Thái Sơn chiếm được Hà Đồ Lạc Thư là nền gốc của văn hóa, bỏ chữ Môn chế ra chữ Hán tự cướp được, v.v ...chế rèn ra sắt, đã phát triển mạnh lên, mà muốn luôn xâm lăng, mà về phía Việt thì vì để mất những lợi khí căn bản văn hóa, cơ năng vận dụng và lợi thế y cứ, nên khó ma  ngăn cản được sự lưu tán của nòi giống, đến đời Tần Thủy Hoàng là nước Khương thống nhất được nước Tàu (từ Trường Giang lên phía Bắc giáp với giống Địch) cho quân Nam hạ (xuống Nam). Dân tộc Việt bấy lâu được liên lạc phút chốc lại rời rạc, nhưng dù sao đối với sức xâm lăng cũng phải lùi bước một cách êm đềm, cái tinh thần mãnh liệt chống Hán từ một vạn năm trước luôn luôn phát hiện, nên từ việc Phù Đổng giết giặc Ân cho đến Lục Lượng chống lại Tàu, đủ biểu lộ cho chúng ta tinh thần bất diệt, bất khuất ấy từ xưa.

            Sau cuộc thất bại của lực lượng nước Âu Lạc của An Dương Vương bị tan đổ, kéo dài mãi cho tới ngày nay, dân Việt ở mọi nơi từ Trường Giang, Ba Thục đến miền Nam Hải vẫn giữ được nguyên vẹn cái tinh thần cao quý ấy, lịch sử đã chứng tỏ rõ và ở đây vì phạm vi chật hẹp không thể kể ra rành rọt hết.
            Từ trước dân tộc Việt (ở nước ta và ở các nơi) nào cũng sẵn sàng tranh đấu, đủ can đảm tranh đấu nhưng không bật hẳn trội lên được, xét nguồn gốc chỉ vì đã thất bại trên văn hóa từ xưa, sự thất bại này bắt đầu từ khi mất Thái Sơn, mất Hà Đồ Lạc Thư cho nên đến đời Hồng Bàng dù có hết sức gom góp cũng chẳng sao chỏi lên được. Đến khi Hồng Bàng đổ, Tàu xâm lăng, Hán đô hộ, ảnh hưởng văn hóa luôn luôn dồn dập đến, các dân tộc Việt ở Tây Nam lại bị các sức văn hóa của Ấn Độ tràn lan xuống, nên cái lực lư ợng để lập cước (chân đứng) và phát triển cùn đi rất nhiều, dù chưa đến nỗi bị xóa nhòa hẳn.

            Hơn 100 năm nay, sau khi bị ảnh hưởng văn hóa của Hán và Ấn, dân tộc ta lại bị ảnh hưởng văn hóa của Âu Tây, nhưng cái hay cặn bã thời nhập cảng tới, đã có một số người thấy lạ vồ vập lấy khiến biết bao tai họa. Lịch sử Việt trên m
đã c ho ta biết nhiều kinh nghiệm để chúng ta đặt định bước đường đi của dân tộc từ giai đoạn này trở đi, giai đoạn hiện nay đã cho chúng ta thấy rõ thế nào là con đường sống, thế nào là sống, vì các mặt nạ của mọi thứ giả dối mỗi khi xảo quyệt tất yếu đã cởi mở ra sau trận Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai này.

            Người lãnh đạo cho dân tộc không thể lợi dụng một cách mơ hồ như thế mà gọi là thành công. Muốn thành công phải có một chủ trương triệt để từ hình thức đến nội dung theo xu hướng của dân tộc mà điều kiện văn hóa là điều kiện tất yếu.

            Chúng ta chỉ có thể sống lâu dài bằng cái quá khứ lâu dài của lịch sử của giống nòi, chúng ta không nên mưu mô, tranh cướp của ai, nhưng chúng ta tránh đừng để ai tranh cướp hay tiêu diệt ta, muốn của người, dựa vào người khác giúp chỉ là tự mình hóa ra người, nô lệ cho người, rồi đi đến chỗ chết hẳn.

            Chúng ta là nòi Việt, chúng ta phải mưu cứu vãn lấy ta, nòi giống ta chẳng những chỉ ở trên dải đất chữ S theo bờ bể Đông Hải mà còn ở nhiều nơi.

            Chúng ta bị yếu vì giống nòi ta đã bị rời rạc, nếu chúng ta lại tái kiến được thời đoàn viên xưa kia, chúng ta mạnh mẽ, vô cùng mạnh mẽ để sinh tồn, để giữ gìn nòi giống, chứ không phải để xâm lăng kẻ khác.

Không có nhận xét nào: