Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

ÂM BẢN ( Phần cuối )


***     
“ Một trăm ngày trước. Tại thế. X cảm thụ cuộc sống không như bây giờ. Lúc đó anh gần như phát điên lên.
Dương bản hàng ngày làm anh ngán đến tận cổ. Chao ôi mục tiêu ban đầu thời trai trẻ với cái kết cục hiện tại không thể chấp nhận được.
 Không biết tự lúc nào X bị lôi kéo vào nạn đỏ đen. Ngôi nhà gỗ năm gian chính anh làm thợ cả phải gán vào tay người khác. Ngôi nhà tạm mới được mấy tháng, tự nhiên tự lành nửa ngày bốc cháy đùng đùng. Người ta nghi ngờ là có kẻ phá hoại? Nào mình có ăn ở ác với ai đâu? Hay sự hiện diện của mình ở đất này làm gai mắt một kẻ nào đó?
X đã định về HH, vùng quê ven biển, nơi cha sinh mẹ đẻ ra mình. Lại sợ thiên hạ cho mình là thằng hèn, thấy lúc vợ con khốn khó tìm nước tháo lui. Tuy rằng chả có sự nào ràng buộc, X cũng không thể tùy tiện ra đi. Tuy chẳng đăng ký đăng kèo, cưới xin gì thì nàng cũng đã có hai đứa con với mình. Điều đó còn sâu sắc quan trọng hơn nhiều mọi thủ tục lễ nghi. Rồi những ngày nàng chăm sóc, lo lắng cho mình không dễ gì quên đi hay bạc bẽo cho được..
Sau hội nghị Thành Đô, biên thùy im tiếng súng. Đáng lý ra quân, X về với người vợ cũ. Những tin tức anh nắm được về ả, đã khiến X không muốn trở về. Nghe đâu suốt thời gian chiến sự, ả cặp kè với một gã thủy thủ tàu viễn dương..
 Thập kỷ tám mươi là thập kỉ khốn nạn với nhiều gia đình. Nhưng là khó khăn chung chứ đâu chỉ là nỗi khổ của riêng ả? Từng nghe có gia đình không còn hạt ăn sống người bèn rang mớ ngô tẩm thuốc trừ sâu để “sống chết có nhau, vẹn nghĩa, trọn tình”.

Vậy là X chọn cách ở lại bên bờ sông này sống với người đàn bà quá lứa nhỡ thì là nàng bây giờ.
Con người có thể tránh được con đường không muốn đi, ngôi nhà không muốn ở, nhưng không thể tránh được số phận dành cho mình..
Ở lại cuối cùng không phải là lựa chọn hay.
Có sống gần, ở lâu mới biết lòng người.
Tổ ấm mới nào đã hay?
Nghề thợ mộc cắm cổ đục đẽo suốt ngày không lại được. Cái xóm “con cò” nằm bên bờ suối y thể “xứ u tì quốc”. Buồn và hoang vắng không sao chịu nổi. Không có trò gì giải khuây ngoài trò cờ bạc. Ban đầu X rất dị ứng, nhưng rồi phải theo “phong trào” nếu không muốn bị cô lập.

Một trăm ngày trước.. Một buổi chiều có tốp người lạ mặt ập đến nhà. Nàng đang ghi số đề cho mấy người xã trên. Họ rút thẻ và lập biên bản tại chỗ. Hôm ấy vết thương cũ của X tái phát. ( Đó là vết thương có thêm khi lần thứ hai X quay trở lên “chốt”). Khi tỉnh lại thằng con thứ hai bảo: “ Họ đưa mẹ về công an huyện rồi bố ạ!”. Hôm sau X xuống CA huyện tìm người quen. Không biết họ đi vắng thật hay tránh mặt? Không gặp ai.
Nửa tháng sau thì phiên tòa mở.. Cũng là lúc vợ cũ ở quê và đứa con gái lên đón anh về. Vàng vọt, xanh xao, đi không nổi.. thôi thì cáo chết ba năm quay đầu về núi.
Phần kết của dương bản ấy đến bây giờ X vẫn chưa hiểu nó diễn tiến như thế nào?
Nàng và hai đứa con làm thế nào để qua cầu thoát nạn? Theo như kết luận của tòa với ba năm tù giam, nàng lúc này không thể có mặt ở nhà để lo cưới vợ cho con! Cách nào nhỉ? Lo lót hay được ân xá?  Đúng là cuộc đời nhìn qua âm bản thì không sao có thể biết được. Mọi cái cứ tỏ tỏ, mờ mờ!”
Mới nghĩ được bấy nhiêu điều, vong X đã choáng váng. Đã là vong ít có thói quen nghĩ ngợi, chỉ trông vào sự tinh anh. Nghĩ nữa linh khí sẽ tan hòa vào đám sương đêm lạnh lẽo.
X quyết định không chờ thêm nữa, nhao xuống.
Rạp đám cưới tự nhiên tắt điện. Tiếng la hét hoảng loạn khi có làn gió lạnh ào tới.
Ba bề tối thui. Có giọng khàn khàn như giọng đàn ông:
- Biết rồi, ở đâu cứ ở nguyên đấy!
Một bóng khệnh nệnh bước ra giữa sân quay ra phía ngọn cây gạo chỗ vong vừa đậu. Người đó rì rầm khấn vái hồi lâu. Điện sáng trở lại. Nhưng từ đấy loa đài hỏng không sao chữa được nữa.

Ngày hôm sau cũng vậy.
Có người nói vu vơ:
- Nhà đang có tang, dẫu làm đám cưới cũng không nên bật nhạc, như vậy mới phải phép!

X đã trở lại ngọn cây, nhưng đang là ban ngày nên anh không nghe rõ điều này. Trước mặt, sau lưng anh đang là một âm bản mênh mang. Nếu cựa mạnh, anh sẽ tan như hơi nước đang dập rờn trên đám cỏ bờ sông kia.
Chỉ có tiếng pháo nổ lúc này may ra mới cảm thấy được. Tiếng nổ luôn là nỗi ám ảnh của cả mấy kiếp người, nó luôn áp đảo tiếng của con người, tiếng của chim muông, tiếng sáo, tiếng đàn, mọi loại âm nhạc hay bất kì thứ tiếng nào khác!

===========


Bàng hoàng với clip tuyển vợ trần truồng của trai Hàn

Cư dân mạng đang bàng hoàng về một video ghi lại cảnh hàng chục cô gái đang e thẹn "trình diễn" cho những người... tuyển vợ "xem mặt".

Đoạn video được quay một cách kỹ lưỡng, cho thấy ...Xem thêm





Không có nhận xét nào: